[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,671
Động cơ
562,699 Mã lực
Chứng tỏ không có lời hoặc không cạnh tranh được với các phương tiện vận tải khác. Đã vậy thì ta biết luôn nó không hiệu quả, không hiệu quả thì còn tính toán họp bàn làm gì nữa, tốn cơm tốn gạo quá, haizaaaa
Như ý cụ thì cái đường bộ cao tốc cũng ko nên làm đúng ko? tất cả mạng lưới đường bộ nối các tỉnh, vùng sâu vùng xa cũng ko nên làm đúng ko? vì làm gì có lời đâu
Ra quyết định đầu tư người ta tính cả hiệu quả kinh tế chứ đâu mỗi hiệu quả tài chính
 

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
10,931
Động cơ
540,872 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Như ý cụ thì cái đường bộ cao tốc cũng ko nên làm đúng ko? tất cả mạng lưới đường bộ nối các tỉnh, vùng sâu vùng xa cũng ko nên làm đúng ko? vì làm gì có lời đâu
Ra quyết định đầu tư người ta tính cả hiệu quả kinh tế chứ đâu mỗi hiệu quả tài chính
Cái chúng ta cần thì tôi đã nói rồi, 1 tuyến đường bộ cao tốc 30 làn.
 

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
2,685
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
VN ta hiện đóng được toa xe nhưng gầm bệ phải nhập. Làm được tà vẹt nhưng ray phải nhập. Mua đầu máy về đục cái logo đi thay của VN vào. Chưa kể đến hệ thống điều khiển , thông tin tín hiệu abcd...

Đòi giao cho tư nhân làm quá tấu hài.
Cái đầu và hệ thống gầm bệ thì nhập là đương nhiên vì cố làm là quá đắt và không thực tế, hệ thống điều khiển cũng vậy. Cái khác làm được tất - chỉ cần vậy, giá thành đã giảm được 50%(?)
Ray hử? Cao siêu quá không đúc nổi? Với vài ngàn km thì tự chủ là đương nhiên và có lãi.
Hệ thống thông tin, tín hiệu cao siêu quá không lập trình nổi?
 
Chỉnh sửa cuối:

kokuka

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-745038
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
204
Động cơ
60,032 Mã lực
Tuổi
37
Cái đầu và hệ thống gầm bệ thì nhập là đương nhiên vì cố làm là quá đắt và không thực tế, hệ thống điều khiển cũng vậy. Cái khác làm được tất - chỉ cần vậy, giá thành đã giảm được 50%(?)
Ray hử? Cao siêu quá không đúc nổi?
Gầm bệ mà dễ á? Hệ thống giảm sóc, phanh và bánh sắt thì VN nhìn đã khóc rồi ở đó mà làm.
Còn ray trông nó thế thôi, đúc thử đi. Nó gánh đoàn tàu hàng trăm tấn đấy. Nó chịu ma sát, mưa gió ăn mòn các kiểu đấy.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,945
Động cơ
317,814 Mã lực
Tầu Đức khách khá đông mà còn vật vã, mấy năm nay bắt đầu lãi nhờ mảng logistic. Chở hàng đi khắp nơi rất kinh. Riêng nhà máy VW ở Wolfsburg có hẳn một nhà ga.

JR (Nhật) thì có 40% doanh thu đến từ các hoạt động không phải vận tải hành khách.

VN... dream on.
Cụ có thể chỉ là 1 trường hợp cá biệt, còn e tính nếu ko có hành lý ký gửi thì bình quân 1 chuyến bay SG = 2 tiếng đi trước + 2- 2,5 tiếng bay (thời gian bay + chờ cất cánh) + 1 tiếng về tới nhà (nếu ko có hành lý) = 5-5,5 tiếng. Còn nếu có hành lý ký gửi và những người ko thạo đi MB thì ít nhất phải 6 tiếng
Cụ chi li thế thì chỉ các cụ ở 2 đầu HN,SG thôi chứ bọn em tỉnh lẻ. Để đi được cái đsct kia em cũng mất 2,5 h để đi QN-HN, sau đó 10 h HN-SG ( em giả dụ đến đúng giờ lên tàu ngay, không phải chờ, tàu chạy bq 200km/h tính cả thời gian nghỉ giữa các ga) ,= tổng 12 h, giá vé =;) vé mb. Thế thì em vốt 1 phiếu chống. Trong khi mb em mất 45p tới sân bay, chờ lên, xuống mb 1,5 h bay 1h45p = 4 g. Thời gian = 1/3, chi phí dọc đường = 0, Giá vé bằng hoặc rẻ hơn đsct.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Như ý cụ thì cái đường bộ cao tốc cũng ko nên làm đúng ko? tất cả mạng lưới đường bộ nối các tỉnh, vùng sâu vùng xa cũng ko nên làm đúng ko? vì làm gì có lời đâu
Ra quyết định đầu tư người ta tính cả hiệu quả kinh tế chứ đâu mỗi hiệu quả tài chính
Cụ đang bị nhầm lẫn chút xíu:
Đường bộ cao tốc là hạ tầng bắt buộc phải có nếu địa phương muốn phát triển nhanh. Vì nó là hạ tầng đa năng mà không loại nào có thể hiệu quả hơn.
Còn đường sắt cao tốc chỉ chở mỗi người đi du lịch. Không có Đsct thì đã có đường hàng không, đường bộ và đường sắt thấp tốc thay thế. Tức là đsct ở mức độ ....có cũng tốt, không có cũng không sao.
Nhưng dự án này Nhật gạ gẫm mười mấy năm nay, nó không dễ dàng từ bỏ đâu.
Giá vé đsct ở bên Đài nghe đâu bằng khoảng 75% giá vé máy bay. Em cũng nghe nói chính phủ Đài trợ giá đâu 40-50% giá vé. Tức là nếu đsct mà không có trợ giá nhà nước thì đắt cỡ gấp rưỡi vé máy bay. Như VN, lượng khách đi ít, suất đầu tư lại cao chắc chắn giá vé cao phải cỡ gấp 2 vé máy bay trở lên. Vậy thì được bao nhiêu người bỏ tiền ra đi đsct để ngắm cảnh? Vòng luẩn quẩn, ít người đi thì thua lỗ, thua lỗ lại tăng giá vé, lại càng ít người đii....
 

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
2,685
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
Gầm bệ mà dễ á? Hệ thống giảm sóc, phanh và bánh sắt thì VN nhìn đã khó rồi ở đó mà làm.
Còn ray trông nó thế thôi, đúc thử đi. Nó gánh đoàn tàu hàng trăm tấn đấy. Nó chịu mưa gió ăn mòn các kiểu đấy.
Thiên hạ làm cả trăm năm trước, giờ không thể làm? Cái cơ bản là đầu tư công nghệ gầm bệ, đầu kéo quá tốn kém mà số lượng ít thì nên nhập. Nền đường, cầu cống, hầm chui, ray, tà vẹt ... thì tự làm vô tư vì khối lượng đủ lớn.
“Nó gánh đoàn tàu hàng trăm tấn đấy. Nó chịu mưa gió ăn mòn các kiểu đấy” - ghê quá!=))
 
Chỉnh sửa cuối:

SesameStreet

Xe điện
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
4,529
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Đến cái đường 1 tư nhân nó làm BOT còn chửi người ta như tội đồ, đường bộ cao tốc 5 tỷ USD nay đang làm có tư nhân nào làm ko cụ?
Hạ tầng quy mô lớn mà đòi tư nhân làm? tỉnh lại đi cụ, 58 tỷ đô đến cả Mẽo cũng chả có thằng tư nhân nào làm được cụ nhé
Thế nhà nước làm đsct để làm gì vậy cụ? Lợi ích kinh tế? Đường sắt cao tốc lỗ ở khắp thế giới.
 

Hanoi1919

Xe tăng
Biển số
OF-322467
Ngày cấp bằng
5/6/14
Số km
1,466
Động cơ
801,931 Mã lực
Cái Việt nam cần bây giờ là mạng lưới đường sắt khổ rộng, tốc độ ko cao(150-200km/h) nhưng vừa chở người vừa vận chuyển đc hàng hoá. Ai có nhu cầu đi nhanh hơn mời đi máy bay. Đường sắt bình thường như hệ thống đường quốc lộ. Tàu siêu tốc như đường cao tốc. Chỉ khi xây dựng xong hệ thống đường quốc lộ căn bản rồi mới tính đến việc xây đường cao tốc.
- Shinkansen có ưu điểm về tốc độ di chuyển cho hành khách nhưng vấn đề đó Hàng Không có thể giải quyết đc.
- Shinkasen chỉ dừng tại các ga chính(Thành phố, Thị xã lớn). Nó như một món ăn đặc biệt thêm vào mâm tiệc, thiếu nó thì mâm tiệc có vẻ kém sang nhưng bỏ hết các món khác mà chỉ có mỗi món đó thì lại không phải là một bữa ăn nữa. Nếu ko có hệ thống đường sắt thường thì cũng khó khăn cho hành khách không phải là người thuộc các thành phố đó. Hành khách đi tàu siêu tốc của Nhật cũng phải bắt đầu hành trình của mình từ các ga nhỏ, lẻ(tàu thường) đến các Ga trung tâm mới lên tàu Siêu tốc đc. Ví dụ từ Osaka đi hướng Tokyo thì ga kế tiếp là Kyoto có khoảng cách 50km.
- Shinkansen không thể vận chuyển đc hàng hoá là hạn chế không thể khắc phục đc trong khi nhu cầu vận chuyển hàng hoá Bắc Nam cũng rất quan trọng và cần thiết.
=> Đskr có chi phí đầu tư ít hơn nhiều, giá vé rẻ hơn, thuận tiện hơn, phục vụ đc nhiều đối tượng hơn(đỗ nhiều ga) năng xuất hoạt động cũng tối ưu khi điều tiết tỷ lệ vận chuyển hành khách và hàng hoá. Tàu siêu tốc nếu không đủ khách thỉ chỉ điều tiết giảm chuyến và để đường ray không, sẽ vô cùng lãng phí. Đskr thì hoàn toàn có thể thay thế bằng các đoàn tàu hàng nếu nhu cầu vận chuyển hành khách không cao.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
VN làm được mấy cái cầu cạn và khoan được đường hầm với sản xuất tà vẹt (cho đường sắt thông thường). Còn xơi mới làm được ray.
Ray làm không khó, khó là market có đủ lớn để làm không thôi. Nếu Việt Nam quyết tâm làm, với budget ba chục tỷ đô cho dự án thì em tin cả chục ông ngành thép lao vào như hổ đói ngay.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Cho e hỏi cụ đã đi tàu cao tốc chưa, trả lời xong e xin hầu cụ tiếp

Chờ hàng bằng đường bộ, đường biển, và nâng cấp mở rộng khổ tuyến đường sắt hiện hữu phục vụ chở hàng cụ ạ. Còn cái nào cần chở nhanh khổ ko quá lớn thì dùng máy bay, ĐSCT. Còn ko nên chạy chung tàu hàng và người cụ ạ
Cụ nói làm đường sắt cao tốc để chở hàng em mới ý kiến. Làm cái đường sắt hết 56 tỷ đô mà không chở được hàng thì làm làm con mịe gì. Vẫn phải dùng đường bộ, đường biển chở hàng thì khác méo gì vứt ~60 tỷ đô qua sông.
 

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
2,685
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
Ray làm không khó, khó là market có đủ lớn để làm không thôi. Nếu Việt Nam quyết tâm làm, với budget ba chục tỷ đô cho dự án thì em tin cả chục ông ngành thép lao vào như hổ đói ngay.
Với vài chục ngàn km ray, tiền tươi thì đừng hỏi là bố cháu có làm được không:))
 

raisomoon

Xe tăng
Biển số
OF-28345
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
1,365
Động cơ
458,119 Mã lực
Cụ nói rõ hơn: vấn đề của giáo dục là gì?
Cải cách GD của mình là theo truyền thống ngàn năm triều đình tổ chức đào tạo và thi cử theo hình tháp. Với mục đích là đào tạo, phân loại và tuyển chọn được nhân tài theo nhiều cấp để phục vụ các mục tiêu khác nhau về sử dụng lao động trong XH cũng như nhân tài phục vụ chính quyền. Cái này sau khi hoà bình ta tiếp nhận quan điểm và hệ thống GD của Liên Xô mà ko làm thay đổi cách làm truyền thống. Hiện tại TQ, Hàn, Nhật trẻ con vẫn học hành và thi cử rất vất vả để có thể leo lên top hình tháp của XH mà ko cần phân biệt xuất thân, giàu nghèo... miễn là học giỏi, thi đạt các kỳ thi quốc gia sẽ leo dần lên tầng lớp tài năng nhất của đất nước.

Còn 15 năm qua, Việt Nam cải cách GD lại học theo quan điểm của Âu Mỹ. Lấy học sinh làm trung tâm, phát triển đồng đều, ko phân loại được học sinh, cào bằng chất lượng và gần như phổ cập ĐH. Quan trọng là cái tiến trình này đang diễn ra rất mạnh, tước bỏ quyền tổ chức và giám sát thi cử của chính quyền(đã bỏ kỳ thi ĐH) với ngôn từ “XH hoá”, thực chất là cho tư nhân vô làm giáo dục. Dẫn tới cào bằng chất lượng nhân sự đầu ra. hệ thống bằng cấp ko còn phụ thuộc nhiều vào trình độ học sinh(vì có còn đâu những kỳ thi khó khăn do trung ương tổ chức để sàng lọc trình độ), mà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình. GD khá giả sẽ kiếm được trường tốt cho con, và ngược lại trẻ con nông thông nghèo sẽ khó theo học được các trường danh giá hơn. Vin hay TH là ví dụ điển hình.

Một cải cách lớn nữa là chúng ta đang bỏ dần đi các môn tự nhiên, thay bằng các môn XH và tiếng Anh. Muốn sản xuất công nghiệp thì bỏ các môn khoa học là chết rồi, chúng ta chuyển dần qua học TA để hướng tới nền kinh tế dịch vụ: du lịch, bán lẻ... Ngay năm nay khi covid bùng phát, các nước phụ thuộc lớn vào dịch vụ nó điêu đứng khủng khiếp. Việt Nam vẫn có nền kinh tế sản xuất nên ít bị ảnh hưởng hơn.

Hậu quả cải cách GD lâu dài là gì? Là đất nước có chất lượng đào tạo chung sẽ giảm, do quan điểm cào bằng và hạ chuẩn để phổ cập, chất lượng trình độ người lao động sẽ giảm. Tiếp theo là trong toàn XH rất khó có thể phân loại sàng lọc ra được những người tài vượt trội vì ko phân loại bằng thi cử mà bằng học phí. Câu chuyện về các cậu bé học giỏi miền trung 1 mình thoát ly để thay đổi cuộc đời bằng học vấn sẽ ít dần đi.

Đừng so sánh với giấc mơ Mỹ về 1 thằng dân nhập cư với sự chăm chỉ và liều lĩnh có thể làm giàu trên đất Mỹ. Câu chuyện đó Việt Nam có hàng ngàn năm nay bằng các tấm gương thanh niên nghèo ở nông thôn, thông qua các cuộc thi của triều đình mà có thể ra làm quan, cống hiến tài năng phục vụ đất nước. Đấy chính là bản chất của lịch sử Đông Á. Còn bọn muốn cải cách Gd theo kiểu Âu Mỹ thì lấy những ví dụ thiểu số về hủ nho để triệt hạ truyền thống GD của chúng ta thì nhiều lắm, nhưng vẫn chỉ nằm trong bối cảnh chung cải cách GD của chúng ta gần đây thôi
 
  • Vodka
Reactions: A98

kokuka

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-745038
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
204
Động cơ
60,032 Mã lực
Tuổi
37
Ray làm không khó, khó là market có đủ lớn để làm không thôi. Nếu Việt Nam quyết tâm làm, với budget ba chục tỷ đô cho dự án thì em tin cả chục ông ngành thép lao vào như hổ đói ngay.
Vãi cả làm không khó. Cái công nghệ cơ bản nhất của ĐS là luyện kim còn chẳng có vì chỉ loanh quanh mấy mác thép xây dựng thì đòi làm cái gì hử?

Mua RR không khó, ngủ với hoa hậu không khó...nếu chiều mai mình trúng Vietlot.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Càng gần đến ngày anh thủ Nhật sang thăm là i như rằng vấn đề đsct lại được đưa ra để "hoàn thiện nghiên cứu".
Nam nào cũng chỉ hô: tốt, nên đầu tư, nên chọn công nghệ Nhật và không lo nguồn vốn đầu tư.
Có khi tích lũy hàng chục năm được 1 bát cơm rồi vài chục người có quyền đem tặng cmn bọn Nhật cũng nên.
À, các cụ chú ý cho 1 điều: 15 năm nay thì đơn vị lập dự án tư vấn Đường sắt cao tốc Bắc Nam là TEDI. TEDI là 1 cty cổ phần tư nhân. Chủ tịch Tedi hiện nay là 1 người Nhật. Coi như là cty của Nhật đi. Cty của Nhật đi tư vấn cho chính phủ VN thì mọi người hiểu tại sao lại chọn công nghệ Nhật với giá đắt không tưởng.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Vãi cả làm không khó. Cái công nghệ cơ bản nhất của ĐS là luyện kim còn chẳng có vì chỉ loanh quanh mấy mác thép xây dựng thì đòi làm cái gì hử?

Mua RR không khó, ngủ với hoa hậu không khó...nếu chiều mai mình trúng Vietlot.
Em chẳng tin đất nước với ngành thép đứng 14 thế giới muốn cán đường ray cũng chả được. Cụ đánh giá thấp cái ngành thép này quá.
 

kokuka

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-745038
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
204
Động cơ
60,032 Mã lực
Tuổi
37
Em chẳng tin đất nước với ngành thép đứng 14 thế giới muốn cán đường ray cũng chả được. Cụ đánh giá thấp cái ngành thép này quá.
Tin hay không tin thì thực tế có làm được đâu. Ngành thép 14 thế giới nhưng toàn thép thường trong xây dựng. Làm được các loại thép tốt đặc chủng thì cơ khí đã phát triển. Ngành đóng tàu cũng phải nhập thép tấm về chứ mấy ông tôn hoa sen có làm được đâu
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,671
Động cơ
562,699 Mã lực
Cụ chi li thế thì chỉ các cụ ở 2 đầu HN,SG thôi chứ bọn em tỉnh lẻ. Để đi được cái đsct kia em cũng mất 2,5 h để đi QN-HN, sau đó 10 h HN-SG ( em giả dụ đến đúng giờ lên tàu ngay, không phải chờ, tàu chạy bq 200km/h tính cả thời gian nghỉ giữa các ga) ,= tổng 12 h, giá vé =;) vé mb. Thế thì em vốt 1 phiếu chống. Trong khi mb em mất 45p tới sân bay, chờ lên, xuống mb 1,5 h bay 1h45p = 4 g. Thời gian = 1/3, chi phí dọc đường = 0, Giá vé bằng hoặc rẻ hơn đsct.
Tốc độ bình quân kể từ ngày vận hành Shinkansen bên Nhật là 320 km/h cụ nhé, 200km/h cụ nói là đường sắt của Châu Âu (tầm 175km/h), thế nên thời gian e tính ở đầu thớt là khá chính xác theo dữ liệu hiện có, chứ ko phải 10 tiếng như cụ nói. Còn dù cụ ở xa đầu HN hơn và đi 2 tiếng lên thì nó cũng ko có ý nghĩa gì, vì đã đến HN rồi thì xuất phát điểm mọi người là như nhau (trừ 1 yếu tố là ĐSCT thì cụ phải vào trung tâm và có thể tắc đường, trong khi lên Nội Bài thì ko).
Thời gian nghỉ giữa các ga thì e đã trích ở trên rồi - bên Nhật là 40''-2'-4' max/ga, rất nhanh và ko phải tỉnh nào cũng dừng cụ nhé, chỉ dừng ở các đô thị lớn thôi.
Thời gian bay của cụ tính là cực kỳ sít sao, ko có hành lý ký gửi, trên thực tế chỉ có 1 số ít đi được như cụ, chưa kể mb thường xuyên delay (tàu thì ko bao giờ có), còn thực tế nếu mọi việc suôn sẻ bình quân phải là 6 tiếng. Bên Nhật là nếu cùng 1 khoảng cách, nếu đi shinkansen lâu hơn 1 tiếng so với MB người ta vẫn chọn đi tàu cụ ạ
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top