Cụ nói rõ hơn: vấn đề của giáo dục là gì?
Cải cách GD của mình là theo truyền thống ngàn năm triều đình tổ chức đào tạo và thi cử theo hình tháp. Với mục đích là đào tạo, phân loại và tuyển chọn được nhân tài theo nhiều cấp để phục vụ các mục tiêu khác nhau về sử dụng lao động trong XH cũng như nhân tài phục vụ chính quyền. Cái này sau khi hoà bình ta tiếp nhận quan điểm và hệ thống GD của Liên Xô mà ko làm thay đổi cách làm truyền thống. Hiện tại TQ, Hàn, Nhật trẻ con vẫn học hành và thi cử rất vất vả để có thể leo lên top hình tháp của XH mà ko cần phân biệt xuất thân, giàu nghèo... miễn là học giỏi, thi đạt các kỳ thi quốc gia sẽ leo dần lên tầng lớp tài năng nhất của đất nước.
Còn 15 năm qua, Việt Nam cải cách GD lại học theo quan điểm của Âu Mỹ. Lấy học sinh làm trung tâm, phát triển đồng đều, ko phân loại được học sinh, cào bằng chất lượng và gần như phổ cập ĐH. Quan trọng là cái tiến trình này đang diễn ra rất mạnh, tước bỏ quyền tổ chức và giám sát thi cử của chính quyền(đã bỏ kỳ thi ĐH) với ngôn từ “XH hoá”, thực chất là cho tư nhân vô làm giáo dục. Dẫn tới cào bằng chất lượng nhân sự đầu ra. hệ thống bằng cấp ko còn phụ thuộc nhiều vào trình độ học sinh(vì có còn đâu những kỳ thi khó khăn do trung ương tổ chức để sàng lọc trình độ), mà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình. GD khá giả sẽ kiếm được trường tốt cho con, và ngược lại trẻ con nông thông nghèo sẽ khó theo học được các trường danh giá hơn. Vin hay TH là ví dụ điển hình.
Một cải cách lớn nữa là chúng ta đang bỏ dần đi các môn tự nhiên, thay bằng các môn XH và tiếng Anh. Muốn sản xuất công nghiệp thì bỏ các môn khoa học là chết rồi, chúng ta chuyển dần qua học TA để hướng tới nền kinh tế dịch vụ: du lịch, bán lẻ... Ngay năm nay khi covid bùng phát, các nước phụ thuộc lớn vào dịch vụ nó điêu đứng khủng khiếp. Việt Nam vẫn có nền kinh tế sản xuất nên ít bị ảnh hưởng hơn.
Hậu quả cải cách GD lâu dài là gì? Là đất nước có chất lượng đào tạo chung sẽ giảm, do quan điểm cào bằng và hạ chuẩn để phổ cập, chất lượng trình độ người lao động sẽ giảm. Tiếp theo là trong toàn XH rất khó có thể phân loại sàng lọc ra được những người tài vượt trội vì ko phân loại bằng thi cử mà bằng học phí. Câu chuyện về các cậu bé học giỏi miền trung 1 mình thoát ly để thay đổi cuộc đời bằng học vấn sẽ ít dần đi.
Đừng so sánh với giấc mơ Mỹ về 1 thằng dân nhập cư với sự chăm chỉ và liều lĩnh có thể làm giàu trên đất Mỹ. Câu chuyện đó Việt Nam có hàng ngàn năm nay bằng các tấm gương thanh niên nghèo ở nông thôn, thông qua các cuộc thi của triều đình mà có thể ra làm quan, cống hiến tài năng phục vụ đất nước. Đấy chính là bản chất của lịch sử Đông Á. Còn bọn muốn cải cách Gd theo kiểu Âu Mỹ thì lấy những ví dụ thiểu số về hủ nho để triệt hạ truyền thống GD của chúng ta thì nhiều lắm, nhưng vẫn chỉ nằm trong bối cảnh chung cải cách GD của chúng ta gần đây thôi