[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

8181

Xe tải
Biển số
OF-16442
Ngày cấp bằng
18/5/08
Số km
369
Động cơ
513,446 Mã lực
Mỗi ngày đi về 500k tiền vé cụ nghĩ mỗi tháng làm ra bao nhiêu? Hà Nội chỉ cần qua cầu Nhật Tân đã rộng rồi nhưng với 10t đổ xăng tháng ít người dám ở.
Đã có tiền chênh lệch khi e bán nhà ở HN rồi mua nhà ở ngoài HN, thoải mái đi tàu. Mà cứ cho là bằng vé máy đi, em cũng mất chục củ/tháng là cùng. Đi oto trong HN này tháng e cũng mất chục củ rồi.

Nên e là e vẫn thik có đsct.
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,389
Động cơ
186,645 Mã lực
Đã có tiền chênh lệch khi e bán nhà ở HN rồi mua nhà ở ngoài HN, thoải mái đi tàu. Mà cứ cho là bằng vé máy đi, em cũng mất chục củ/tháng là cùng. Đi oto trong HN này tháng e cũng mất chục củ rồi.

Nên e là e vẫn thik có đsct.
Cụ ở Phủ Lý các con cháu cụ IQ cao, tôi đi nước ngoài thấy phụ nữ đi chợ trẻ con đi học bằng tàu cao tốc rất tiện...
 

kduc

Xe lăn
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
10,463
Động cơ
1,605,594 Mã lực
Bỏ mấy chục tỉ đô ra xây một cái đường chỉ để chở người không chở hàng là vớ vẩn hết sức, bất kể tốc độ nào.

Thằng nào chủ trương như thế, đáng bắn bỏ.
VNN có bài phân tích đây cụ ơi:
https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/ao-tuong-xay-duong-sat-cao-toc-bac-nam-549178.html
"
Số phận đường sắt Bắc – Nam nói riêng, cùng với số phận đất nước nói chung, cũng chạy vòng quanh theo tư vấn nếu người quyết định không có tầm nhìn.

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Chọn sai là có tội với dân, với nước
Việt Nam chưa nên làm đường sắt tốc độ cao
Giai đoạn hiện nay đã nên làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam?
LTS: Tuần Việt Nam mở Diễn đàn "Vì Việt Nam hùng cường" với mong muốn thu nhận từ quý độc giả những ý kiến, bài viết về các giải pháp phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng phát triển, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai Việt Nam.

Sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra con số 26 tỷ USD cho đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200km/h dựa trên tính toán của các chuyên gia Đức và Hà Lan đã dấy lên tranh luận về con số cách biệt 32 tỷ USD so với 58,7 tỷ USD cho tốc độ 350 km/h của Bộ Giao thông Vận tải.

Biện hộ cho con số 58,7 tỷ USD, ông Tổng giám đốc Công ty tư vấn TEDI Phạm Hữu Sơn nêu ra mấy điểm dưới đây:

1. Chi phí xây lắp đường sắt tốc độ 200 km/h giảm so với đường sắt tốc độ 350 km/h là 10%; chi phí thiết bị giảm 26%; các hệ thống thông tin tín hiệu, thiết bị phụ trợ có mức đầu tư cơ bản như nhau. Nên không thể có việc tổng mức đầu tư giảm hơn một nửa nếu xây dựng đường sắt Bắc Nam tốc độ 200 km/h thay vì 350 km/h.

2. Đường sắt tốc độ cao cần đảm nhiệm vận tải hành khách khối lượng lớn mà ngành hàng không và đường bộ không thể đáp ứng. Đường sắt tốc độ cao phù hợp cho các quãng đường từ 300 đến 800 km; nếu tàu Bắc Nam chạy tốc độ 200 km/h thì sẽ không thể cạnh tranh được với hàng không và các phương tiện khác.

3. Công nghệ chạy tàu tốc độ cao được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất là "động lực phân tán" tương tự tàu Shinkansen của Nhật Bản, là xu thế được nhiều nước áp dụng. Nếu chọn tàu tốc độ 200 km/h sẽ đi ngược lại xu thế thế giới và nhiều thiết bị cho loại tàu này đã không còn sản xuất.

TEDI là công ty tư vấn về đường sắt Bắc - Nam của Bộ Giao thông Vận tải. Mọi chiến lược phát triển đường sắt Bắc - Nam của Bộ Giao thông Vận tải đều dựa vào TEDI. Ý kiến của TEDI ở một chừng mực nhất định thể hiện ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải. Vì thế, không thể không phản biện quan điểm của TEDI. Qua phát biểu của ông Tổng giám đốc TEDI cho thấy Bộ Giao thông Vận tải có những cách nhìn chưa đúng sau đây.


Đường sắt cao tốc Bắc-Nam vận tài hàng hóa như thế nào, giá cả ra sao?
I. Vận tải hàng hóa là yêu cầu tiên quyết

Vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách là hai chức năng quan trọng của giao thông đường sắt. Ở nhiều tuyến đường, vận tải hàng hóa còn được ưu tiên hơn vận tải hành khách.

Với đường sắt sắt Bắc – Nam của Việt Nam, mang tính cột sống duy nhất kéo dài suốt đất nước qua hầu hết các tỉnh thành quan trọng, thì ưu tiên vận chuyển hàng hóa không thể kém ưu tiên vận tải hành khách. Bởi vậy, bất cứ đề xuất nào ở tốc độ, 200km, 350 km, 500 km… thì cũng bắt buộc phải chuyên chở được hàng hóa. Đây là điều kiện tiên quyết.

Bởi vậy, tuyến đường có vận tốc 350km/h hiện nay của Bộ GTVT đề xuất không chuyên chở được hàng hóa, thì bị loại hoàn toàn ra khỏi mọi xem xét. Đơn giản như trong toán học - là vi phạm tiên đề.

II. Những đánh giá không đúng của TEDI

Thứ nhất, do tính cột sống nối hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, thì giao thông giữa các tỉnh thành mới là quan trọng số 1, chứ không chỉ là giao thông giữa 2 địa điểm Hà Nội và TP.HCM. Lượng hành khách và hàng hóa lưu thông giữa các tỉnh lớn hơn nhiều lần so với tuyến trực tiếp hà Nội – TP.HCM.

Chẳng hạn, với tốc độ 200km/h, tuyến Hà Nội – Vinh chỉ mất 1h 30 phút, Thanh Hóa – Vinh mất 45 phút, Vinh – Đồng Hới mất 1 h. Tương tự TP HCM – Phan Thiết mất 1 h. Phan Thiết – Nha trang mất 1h… Nghĩa là thời gian đi lại giữa các tỉnh ngắn và vô cùng thuận lợi.

Bởi thế lấy Hà Nội – TP HCM để so sánh với thời gian máy bay rồi khẳng định không cạnh tranh được với máy bay là một lầm lẫn ấu trĩ.

Thứ hai, các chủng loại giao thông là song hành cùng nhau, bổ sung cho nhau, chứ không phải loại trừ nhau. Lấy mục đích xây đường sắt 350km/h để cạnh tranh với máy bay, bóp chết vận tải hàng không là không thực tế , trái với biện chứng và tự trở thành mù quáng.

Thứ ba, vận tải hàng hóa mới là ưu điểm vô đối của tốc độ 200km/h mà TEDI có tình bỏ qua là một sai lầm nghiêm trọng.

Thứ tư, nói rằng thiết bị tàu hỏa đường sắt 200km/h đã ngừng sản xuất là hồ đồ. Hãy tìm hiểu lại đường sắt thế giới. Nói dùng tốc độ 200km/h là “đi ngược với xu thế thế giới” là sai. Các hệ thống đường sắt là cùng song hành. Đường sắt cao tốc 350 - 500km/h chỉ chiếm một tỷ phần rất nhỏ. Chưa nước nào chỉ có mỗi đường sắt tốc độ cao trên 350 km/h, mà bỏ đi toàn bộ hệ thống đường sắt tốc độ dưới 350km/h, bỏ đi hệ thống đường sắt chở hàng.


Thứ năm, không có hành khách. Với tàu tốc độ 350km/h lưu lượng hành khách rất ít, do giá thành vé cao, dẫn đến còn lâu mới thu hồi vốn.

Thứ sáu, thời gian xây dựng kéo dài. Chắc chắn tuyến đường tốc độ 350km/h do giá thành đắt, không thể dễ dàng huy động nguồn vốn, nên sẽ kéo dài đến 20 -30 năm và còn lâu hơn nữa.

Thứ bảy, kéo theo gánh nặng nợ nần. Tổng vốn đầu tư 58,7 tỷ USD là quá sức đối với nền kinh tế Việt Nam. Tập trung nguồn lực lớn như vậy, việt Nam sẽ lún sâu vào gánh nợ, không còn nguồn lực dành cho các đầu tư khác. Chưa nói đến hiệu quả kém, chậm khai thác, và lâu hoàn vốn.

Thứ tám, ảo tưởng. Bệnh ảo tưởng đã lan nhiễm vào mọi ngóc ngách của nước ta. Nghèo đói nhưng lại đi vay để sắm cái đắt tiền nhất mà người giàu hơn nhiều lần cũng không dám sắm. Đã lạc hậu, nhưng lại mơ tưởng đi tiên phong trước cả các nước tiên phong, cho nên mới đề ra những câu khẩu hiệu phi thực tế loại: “ Đi tắt đón đầu”,…

Hệ thống tàu tốc độ 200km/h cả Âu - Mỹ sở hữu đã hơn nửa thế kỷ rồi mà Việt Nam còn mơ vẫn chưa được. Huống chi, còn có những người ảo tưởng hơn ngồi ở bộ GTVT mơ luôn lên trời xanh - lại mơ ngay làm đường sắt 350km/h, không chỉ bán cả gia tài, mà còn thế chấp cả tài nguyên, đi vay tiền mà mua mà xây cho bằng được, dẫu chỉ một đoạn, dẫu kéo dài cả mấy chục năm. Đó là tai họa lớn cho đất nước.

III. Tổng mức xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200km/h không quá 20 tỷ USD.

Mức đầu tư 26 tỷ USD cho đường sắt Hà Nội – Sài Gòn tốc độ 200km/h của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là vẫn còn cao. Hãy cho các công ty tư nhân Việt Nam tính toán đầu tư thì con số sẽ về dưới 20 tỷ USD.

IV.Thời gian xây dựng 10 năm

Với bất cứ công trình kinh tế nào thì thời gian xây dựng càng nhanh càng tốt, càng sớm đưa vào khai thác càng có lợi. Với tổng số vốn đầu tư không đến 20 tỷ USD, với một ban điều hành giỏi, thời gian xây dựng tuyến đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200km/h sẽ không vượt quá 10 năm.

Để cho các công ty tư nhân Việt Nam xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200 km/h thì chắc chắn giá thành dưới 20 tỷ USD và thời gian xây dựng dưới 10 năm.

Kết luận

1. Xây đựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200 km/h là phương án duy nhất đúng cho Việt Nam.

2. Ưu tiên công nghệ châu Âu là nơi có hệ thống đường sắt tốc độ 200km/h phát triển rộng rãi nhiều năm và giàu kinh nghiệm.

3. Đặt mục tiêu xây dựng trong 10 năm.

4. Giới hạn cận trên cho tổng chi phí đầu tư là 20 tỷ đô la.

5. Mở thầu quốc tế dành cho các công ty Âu – Mỹ - Nhật về thiết kế, tư vấn, giám sát.

6. Chỉ có các công ty Việt Nam tham gia xây dựng đường sắt Bắc – Nam dưới sự thiết kế, tư vấn và giám sát quốc tế.

Đừng nghĩ rằng các công ty tư nhân Việt Nam chưa có kinh nghiệm nên không thể xây dựng đường sắt Bắc – Nam. Họ biết cách thuê chuyên gia nước ngoài để thiết kế, mua thiết bị và điều hành xây dựng, cùng chuyển giao công nghệ ở mức giá hợp lý. Mức giá của các công ty tư nhân khi phải tự bỏ tiền túi sẽ thấp hơn mức giá của nhà nước từ 2, 3, 4 lần, mà chất lượng lại đảm bảo theo dự kiến. Khác với nhà nước là chủ đầu tư, giá thành đắt gấp 2,3,4 lần nhưng chất lượng vẫn không xác định.

Vấn đề xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ nào, cách thức như thế nào, giá thành ước lượng bao nhiêu, trong khoảng thời gian nào, đã rất rõ ràng. Người quyết định có tầm nhìn sáng suốt sẽ cao hơn mọi lời của tư vấn. Còn đối với tầm nhìn phụ thuộc vào tư vấn thì câu hỏi mãi chạy vòng quanh. Và số phận đường sắt Bắc – Nam nói riêng, cùng với số phận đất nước nói chung, cũng chạy vòng quanh theo tư vấn.

Tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc Chu"
 

duongbinh07

Xe điện
Biển số
OF-538876
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
2,915
Động cơ
194,999 Mã lực
Tuổi
43
Vui là 1 chuyện, ý nghĩa kinh tế là chuyện khác, với suất đầu tư như vậy, lượng người như vậy thì giá vé sẽ là bao nhiêu? 1.5tr/ lượt? Cụ xem vé tàu thường (đã khấu hao xong hạ tầng) giờ vào CL hay QB đã 700-800k, tàu kia è cổ gánh khấu hao thì đương nhiên giá vé sẽ phải gấp 2.
Cụ có thể xem cuộc cạnh tranh của các hãng tàu cao tốc và siêu cao tốc ra đảo Lý Sơn như 1 ví dụ nhỏ, ...
ở đây cụ đang so y như so thuyền vỏ gỗ với tàu cao tốc và siêu cao tốc ...
https://laodong.vn/kinh-te/khong-dua-noi-voi-tau-sieu-toc-hang-loat-tau-cao-toc-nam-bo-737806.ldo

Vấn đề của tàu thường như cụ gọi hiện nay là "công nghệ quá lạc hậu", thời gian di chuyển quá lâu, nên thua thiệt khi so với xe khách, máy bay dẫn tới hết khách > doanh thu thấp, chưa kể hiệu quả quản lý.
Do đó họ chọn 1 cách là đặt giá vé cao, và càng đi vào vòng xoáy đi xuống.

Công nghệ mới ko nhất thiết phải hiểu là 1 cái gì đó cao xa,
mà có thể hiểu đơn giản là "cách làm 1 điều gì đó với chi phí rẻ hơn, hiệu quả hơn " để tạo ra doanh thu lớn hơn,... phân bổ chi phí đơn vị sẽ rẻ hơn.

dĩ nhiên đầu tư đường sắt hay đường bộ cũng đều tốn kém, nhưng nhà nước luôn gánh 1 phần,

1. lượng khách tàu thường hiện nay đang phục vụ, chỉ chiếm 1 lượng khách rất nhỏ có nhu cầu đi lại và ngày càng giảm đi.
dễ hiểu: tàu đi chậm như ô tô : Hà Nội - Đồng Hới : tầm 11 tiếng, giá cao hơn vé xe ô tô ( giá rẻ nhất so sánh 220/350 ). Nên khách chọn đi xe khách nếu ok đi chậm, và máy bay nếu muốn đi nhanh.
Doanh thu tàu thường rất thấp, lỗ nặng, dù giá vé cao ...
Tàu đi Lào Cai trước đây là lựa chọn ngon hơn, nhưng giờ chuyển hết sang đi xe khách.
--
Tuy nhiên chủ yếu là vì chạy ko hiệu quả và vì lượng khách quá ít.

2. Việc áp dụng công nghệ mới hơn vào phải đạt mục đích, giành được khách từ xe khách, và máy bay, để tạo ra doanh thu, ...
yếu tố then chốt ở đây là tốc độ và đặc tính của phương thức vận chuyển:
- xe khách tương tự tàu - nếu tàu nhanh hơn ( vẫn ví dụ HN-Đồng Hới-SG) : chạy chỉ 3-4 tiếng ( so với 9-11 tiếng của xe khách ) thì sẽ giành được khách dù giá vé cao hơn xe khách

,máy bay không ghé nhiều ga, ko kết hợp tuyến ngắn tuyến dài như tàu xe ... nên để mở tuyến HN-Đồng Hới và duy trì khó hơn tàu và xe rất nhiều nếu như khách chịu chi không chọn tới Đồng Hới và ko có khách về, kể cả khi kinh tế địa phương phát triển, bằng giá vé nhau, chưa chắc khách đã đi máy bay mà vẫn đi tàu nếu thời gian di chuyển chỉ tầm 3-3h30.
Đây là cự ly có ưu thế của đường sắt. Hiện nay giá vé máy bay tới các điểm như Đồng Hới, Tuy Hòa, ... dù cự ly gần hơn nhưng giá vé lại cao hơn tới các điểm xa như SG và cách ngày mới có 1 chuyến. Giá vé máy bay đang cao gấp nhiều lần.
Tàu cạnh tranh chủ yếu với xe khách. Tốc độ tầm 150km-160km/h là cạnh tranh ổn. Giá vé có thể cao hơn xe khách và còn xa mới đạt tới mức giá vé máy bay.
---
Do đó hoàn toàn có thể hiểu được, vì sao tàu loại mới sẽ vẫn có thị trường, kể cả khi giá vé cao hơn xe khách .... chỉ cần đảm bảo ưu thế về tốc độ và tần suất chạy tàu.

Và tàu 200km/h sẽ hầu như cạnh tranh được toàn bộ các chặng tới Huế - dù giá vé xấp xỉ máy bay; và xa hơn nữa tới các tỉnh còn kém pt kinh tế như Phú Yên.

Các chặng HN-SG / HN - ĐN thì mức độ cạnh tranh quyết liệt hơn, do tần suất khai thác máy bay lớn, giá vé bay ko quá cao ... tàu 200km/h phải chấp nhận sale để duy trì doanh thu, do tốc độ chạy tàu tốt, khách sẽ có sự phân vân khi lựa chọn máy bay - tàu hỏa mới, chứ ko thẳng thừng từ chối như với tàu chậm trước đây.

====
Đó là chở khách. còn chở hàng thì em khẳng định với cụ, đường sắt luôn có ưu thế trước xe tải chủ yếu cạnh tranh vận tải đường biển thôi.

tầm năm 2000, em dùng tàu chở hàng từ Sơn Đông về VN, tới Đồng Đăng, xem cái tàu 60 tấn khổ 1.4m của TQ rất là chắc chắn và tốc độ chạy tốt, cước rẻ ko kém chạy đường biển mà có thể kéo về tận nơi ( nếu cùng gauge ) ... em thấy tại sao mình ko nhân rộng lên. để đến nỗi phải chuyển tải từ toa 60 đó sang 2 toa 30 của nhà để chở về ga ở tỉnh.
Rồi còn chết nhục với mấy ông điều độ chạy tàu ở Đồng Đăng,
 
Chỉnh sửa cuối:

smartdragon

Xe buýt
Biển số
OF-438563
Ngày cấp bằng
20/7/16
Số km
672
Động cơ
218,188 Mã lực
Tuổi
52
(Copy) Ngày xưa, Thụy Điển liên tục xâm lược Nga, vì hai nước nằm sát nhau. Sa Hoàng Pyotr Đệ Nhất kéo quân xuống bờ biển đối diện Thụy Điển, phi ngựa lên một ngọn đồi tại một vùng đất hoang, cắm cây giáo xuống đất, nói: Đây sẽ là thủ đô mới của Nga, và đó chính là thành phố mang tên ông hiện nay: Sankt Peterburg. Ai đọc Nabokov sẽ luôn thấy thành phố này.

Sau đó là một cuộc chiến đẫm máu, dĩ nhiên Thụy Điển thua, và chấm dứt vĩnh viễn tham vọng đế quốc, chấp nhận cư ngụ trong một mảnh đất lạnh lẽo bé tí vô vọng. Còn nước Nga hiện nay có diện tích chiếm 1/8 trái đất.

Lập thủ đô mới xong, Pyotr Đệ Nhất cho nối liền Moskva, thủ đô cũ, với Piter, thủ đô mới, bằng đường bộ. Khi bọn kỹ sư đưa bản đồ lên, ổng cầm cây thước, kẻ một nhát nối liền 2 địa điểm, không nói nhiều. Bọn kỹ sư cầm bản đồ ra mà làm, không cãi.

Nhưng do khi vạch đường thẳng ấy, ngón tay ông kê vào thước nên nó cong đi một tí, bọn kỹ sư cũng không dám hỏi, làm đúng như thế luôn, nên ai chạy xe theo tuyến đường này sẽ thấy nó có một chỗ hơi cong đi, mà dân Nga gọi là ngón tay Pyotr.

Nói lại chuyện này để thấy VN mình tào lao thế nào trong cái chuyện xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam. Có hai cái ngu trong việc này, hai cái ngu rất điển hình cho tộc Việt:

1. Đẽo cày giữa đường. Việc lớn thế này là lãnh đạo quyết, dân biết cái gì mà quyết. Nhất là bọn báo chí, đầu chúng nó là đầu bười, nhìn gì chúng nó chẳng thấy là cái loz.

2. Tư duy gian lận kiểu Vua Hùng. Như đã biết, ông tổ nghề đấu thầu gian lận ở VN là Hùng Vương thứ 18, khi cài bài thầu cho Sơn Tinh thắng Thủy Tinh. Một thằng ở núi, một thằng ở biển, mà đi cài bài thầu là voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao thì khác gì cho thằng ở núi thắng thầu luôn. Và hậu quả kéo dài đến tận bây giờ, Thủy Tinh năm nào chẳng gây lũ lụt vì mối hận cũ do bị lừa. Ngày nay, tuyến Đường sắt chưa đâu vào đâu mà đã cài bài thầu công nghệ Nhật thì thử hỏi có ngu không? Trong khi TQ đang là nước có hệ thống đường sắt cao tốc tốt nhất, rẻ nhất và lớn nhất thế giới.

Cái cản trở sự phát triển của VN chính là văn hoá Việt chứ không phải cái gì khác. Một lũ uke, gian lận, tư duy kiểu gái.
 

06092018

Xe buýt
Biển số
OF-588686
Ngày cấp bằng
6/9/18
Số km
910
Động cơ
142,920 Mã lực
Nếu thế Bộ VH, TT và DL nhảy vào phá giá: 12 tỷ Đô...:))
https://m.vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/duong-sat-cao-toc-bo-kh-dt-hien-ke-chi-mat-26-ty-giam-30-ty-usd-548551.html

Đường sắt cao tốc, Bộ Giao thông đắt đỏ 58 tỷ USD, Bộ Kế hoạch tiết kiệm 32 tỷ USD

Em ủng hộ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm chủ đầu tư dự án này, nếu làm đúng được như này thì em tin.
Nhỡ mai mốt Bộ Công thương nhảy vào làm có 18 tỷ USD thì sao !? :))
Còn bộ Xây dựng nữa cụ nhé. Down xuống 15 tỷ thì ối ông ngã ngửa.
Rồi mai thành lập bộ NÔNG DÂN ( Nhân dân lãnh đạo :D ), down xuống còn 10 tỷ các cụ nhể?
 

duongbinh07

Xe điện
Biển số
OF-538876
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
2,915
Động cơ
194,999 Mã lực
Tuổi
43
Làm tàu 200kmh tự chủ, thiếu công nghệ chỗ nào đấu thầu quốc tế chỗ đó,
Làm cái này có nhiều lựa chọn hơn cái 350 kia,

Tiêu thụ sắt thép, xi măng cũng tương đối đấy.

Tự chủ được. bắt bọn Tây làm thuê chứ ai để chúng nó quyết định hộ tiến độ.
 
Chỉnh sửa cuối:

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,824
Động cơ
237,118 Mã lực
Tuổi
37
Khí hậu nhiệt đới gió mùa sẽ mưa lũ khắc nghiệt, lở đất, sói mòn nền đường, không như bọn ôn đới khô hơn hẳn, không kể có bão 1 năm hơn chục trận
Mà tôi đi ĐS bắc nam rồi, đường chỉ ngon từ HN-Nam định tàu chạy tầm 80km/h, còn qua đoạn Nghệ an - Hà tĩnh xóc nhất, chạy chậm vãi.
Đoạn TH Vinh mới chạy phê cụ ạ. Nhanh hơn cả đi ô tô khách. Toàn đóng 80km/h. Chậm là đoạn Ninh Buồn đến Bỉm Sơn vì lên dốc Tam Điệp. Đoạn Hà Tĩnh đến ĐN cũng toàn đồi núi, đèo.
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
686
Động cơ
184,430 Mã lực
Tuổi
45
Vấn đề là làm cái đường sắt 200 km/h (có chở hàng) nó có tiết kiệm nhiều hơn so với 350 km/h (chỉ chở khách ) không? Kiêm chở hàng thì tải trọng trục trên tuyến đường sẽ khác, kết cấu các ga chở hàng sẽ khác, việc phân luồng tàu hàng (chạy chậm) và tàu khách (chạy nhanh) sẽ khác. Như thông số bọn JICA đưa ra thì tuyến này cũng phải hết tầm 40 tỉ USD, chứ không phải rẻ.
Thêm vào đó, cũng phải làm bài toán tổng thể xem luồng hàng Bắc Nam của mình có nhu cầu thật sự như thế nào? thông thường thì luồng hàng chạy từ Bắc vào Nam và ngược lại sẽ không nhiều bằng luồng hàng từ các địa phương ra các cảng lớn như Cái Mép, Lạch Huyện. Làm đường 200 km/h chở hàng, lại có cả cái đường sắt khổ hẹp cũ nữa, thì có hợp lý không? Trong khi, về lâu dài, chắc chắn hàng đi đường sông và đường biển phát triển mạnh về giá rẻ, hàng chuyển Bắc Nam sẽ dần chỉ là một số mặt hàng đặc biệt như trái cây, hải sản đông lạnh, hàng có giá trị cao...
Em thấy trước mắt, nên ưu tiên làm các tuyến đường sắt Cái Mép - Biên Hòa - TP HCM, Lạch Huyện - Hà Nội - Lào Cai... để đáp ứng nhu cầu phát triển các vùng đô thị và công nghiệp ở đây trước. Không rẻ đâu, như tuyến TP HCM - Cần Thơ bây giờ có gần 150 km mà đã 3,6 tỷ USD (nó là tuyến tối đa 200 km/h, chở cả hàng như các cụ muốn). Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam nên làm, nhưng để sau, khi chuỗi đô thị dọc miền Trung phát triển mạnh.
 

Phuluclo

Xe tăng
Biển số
OF-399795
Ngày cấp bằng
6/1/16
Số km
1,009
Động cơ
241,633 Mã lực
Tuổi
49
Cho tư nhưn vào làm BOT đường sắt. Tiêu chuẩn kỹ thụt ban hành chung, giá vé tính theo km ối thằng làm.
 

8181

Xe tải
Biển số
OF-16442
Ngày cấp bằng
18/5/08
Số km
369
Động cơ
513,446 Mã lực
Cụ ở Phủ Lý các con cháu cụ IQ cao, tôi đi nước ngoài thấy phụ nữ đi chợ trẻ con đi học bằng tàu cao tốc rất tiện...
Chắc cụ hẳn đang sung sướng lắm, móc máy đá đểu đc câu cảm thấy sang hẳn cái thằng người.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,203
Động cơ
458,681 Mã lực
Em thuổng trên mạng có cụ còm: "Tôi nghĩ sau này chả có đường sắt nào, thay vào đó là hệ thống cáp treo của doanh nghiệp mà ai cũng biết là ai đấy"
 

phihungwww

Xe tăng
Biển số
OF-40435
Ngày cấp bằng
12/7/09
Số km
1,635
Động cơ
481,934 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu thế Bộ VH, TT và DL nhảy vào phá giá: 12 tỷ Đô...:))
Mai kia bác Vượng bác ý nhảy vào bác ý cho không để đổi đất lấy hạ tầng. Rồi bác Quyết còi bác ý cạnh tranh bác ý lại cũng xây không bác ý cho khai thác đường tàu qua các lì sọt của bác ý mới dc dừng...
 

athk

Xe tăng
Biển số
OF-314375
Ngày cấp bằng
3/4/14
Số km
1,483
Động cơ
309,622 Mã lực
Em ủng hộ mợ Minh Tiến bộ Y Tế vào đấu thầu còn 10 tỏi <:-P
 

NNS

Xe trâu
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
33,023
Động cơ
520,367 Mã lực
tàu đường sắt khổ đôi 1.43 là cần, nhưng éo cần cái tàu viên đạn Shinkansen sang choảnh chỉ chở người éo chở hàng
 

nhanh33

Xe buýt
Biển số
OF-118757
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
603
Động cơ
391,479 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Đoạn TH Vinh mới chạy phê cụ ạ. Nhanh hơn cả đi ô tô khách. Toàn đóng 80km/h. Chậm là đoạn Ninh Buồn đến Bỉm Sơn vì lên dốc Tam Điệp. Đoạn Hà Tĩnh đến ĐN cũng toàn đồi núi, đèo.
Tàu bắc nam có chạy qua Ninh bình đâu nhỉ ???
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,389
Động cơ
186,645 Mã lực
Cũng đều là bê tông đều là nhân công, nhưng bê tông và nhân công xây hố xí khác với bê tông xây nhà cao tầng. Cụ có vẻ không hiểu về xây dung lắm, một gói làm dầm ộp đoạn qua cầu giấy cònlàm day văng , nó đã đắt hơn nhều so với dầm I rồi. chư kể địa địa chat nó khác nhau nữa.
Dầm thì do địa hình thôi, đoạn Cầu Trắng cũng làm như vậy đấy
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top