[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

NQHU

Xe điện
Biển số
OF-389972
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
3,912
Động cơ
270,664 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
với thực trạng dự án ở Việt Nam:
- dự toán 50 tỷ, thời gian thực hiện 40, 50 năm đảm bảo sẽ thành 100, 200 tỷ, thời gian 100 năm mới xong! Như vậy sẽ dẫn đến có thể dự án bị bỏ hoang là khá cao! Toàn vốn vay, thời gian quá dài thằng nào cho vay nó nắm miej luôn cả nền tài chính Việt Nam hàng trăm năm.
chọn phương án 10 năm 20, 30 tỷ đội vốn đội thời gian lên là vừa tầm!

- Nhu cầu vận chuyển đường sắt lớn nhất là hàng hóa chạy dọc Bắc - Nam (hiện nay chủ yếu chạy xe cont phí quá đắt, đường biển quá lâu) và con người ở cự ly ngắn! Vận chuyển người dài dài tý như Hà Nội - Đà Nẵng đi máy bay cho nhanh, tàu cao tốc với số vốn đầu tư như thế, chi phí vận hành đắt đỏ nữa; vé cũng chẳng rẻ máy bay, không nhanh hơn! vậy đầu tư nó để làm gì??? Để các quan "ăn" cho nhiều ah!
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,044
Động cơ
320,111 Mã lực
Tuổi
58
Dạ, có phải là đầm phẳng đổ bê tông rồi đặt hai cây sắt cách nhau mét dưỡi, thăng thẳng tí rồi đóng đinh bôm bốp chặt vào đường, thì thành đs 200km/giờ phải không ạ.

Em hóng được là một tay kỹ sư khảng khái: lấy giọt to cho tao.
Bọn lính gào: anh ơi, cái level (thước cân nước) căn mặt phẳng giờ thấy hai giọt nước, giờ
căn sao?

Hehe, có chết ếu ngay đâu mà ngoắng lên...híc.
 

vnvodoi

Xe điện
Biển số
OF-569000
Ngày cấp bằng
14/5/18
Số km
2,328
Động cơ
690,766 Mã lực
Tuổi
36
Các bố GT được anh Nhật anh ấy dạy làm bánh vẽ thành thần rồi nên giờ cãi cố à?

Mà thằng cha Đông bị kỉ luật thì biết thân phận im đi, lên báo cãi vụ này lại bị đập cho tiếp thì hết đỡ.
 

cun01

Xe container
Biển số
OF-89724
Ngày cấp bằng
25/3/11
Số km
7,870
Động cơ
476,459 Mã lực
Nơi ở
Mặt hướng ra sông, chổng mông vào nội thành.
tàu đường sắt khổ đôi 1.43 là cần, nhưng éo cần cái tàu viên đạn Shinkansen sang choảnh chỉ chở người éo chở hàng
Em cũng nghĩ giống cụ.
Đương sắt chỉ chạy tàu khách là hàng xa xỉ. Càng vận hành càng lỗ.
Em cực lực phản đối cái của nợ này.
Làm nó là rước nợ >:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,645
Động cơ
1,027,990 Mã lực
Cụ ở Phủ Lý các con cháu cụ IQ cao, tôi đi nước ngoài thấy phụ nữ đi chợ trẻ con đi học bằng tàu cao tốc rất tiện...
chắc bạn nghị Cảnh IQ nó tưởng tàu Shinkansen như cái tàu điện leng keng Mơ Bờ hồ=))
mịe, nhìn cảnh đường sắt trên cao vật vã hơn 1 giáp đến nay mà lo cái dự án đs cao tốc xuyên Việt éo chịu đc
 

cun01

Xe container
Biển số
OF-89724
Ngày cấp bằng
25/3/11
Số km
7,870
Động cơ
476,459 Mã lực
Nơi ở
Mặt hướng ra sông, chổng mông vào nội thành.
Cho tư nhưn vào làm BOT đường sắt. Tiêu chuẩn kỹ thụt ban hành chung, giá vé tính theo km ối thằng làm.
Shinkansen thần thánh của Nhật bản do lỗ vốn nên phải cắt khúc bán cho tư nhân thu BOT.
Đọc đâu đó em thấy người ta có viết vậy ợ :P
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,645
Động cơ
1,027,990 Mã lực
Em cũng nghĩ giống cụ.
Đương sắt chỉ chạy tàu khách là hàng xa xỉ. Càng vận hành càng lỗ.
Em cực lực phản đối cái của nợ này.
Làm nó là rước nợ >:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)
mình chửi cũng nên phân biệt kẻo nó lập lờ đánh lận con đen giữa việc đầu tư 1 đường sắt khổ đôi 1.435 thay cho cái đs khổ 1m từ thời Napoleon đệ nhất xình xịch chạy đến nay với việc đầu tư 1 cái tàu viên đạn điện khí hóa như Nhật nó gọi là Shinkansen éo gì sang chảnh chở nhõn cái thằng người.
 

cun01

Xe container
Biển số
OF-89724
Ngày cấp bằng
25/3/11
Số km
7,870
Động cơ
476,459 Mã lực
Nơi ở
Mặt hướng ra sông, chổng mông vào nội thành.
mình chửi cũng nên phân biệt kẻo nó lập lờ đánh lận con đen giữa việc đầu tư 1 đường sắt khổ đôi 1.435 thay cho cái đs khổ 1m từ thời Napoleon đệ nhất xình xịch chạy đến nay với việc đầu tư 1 cái tàu viên đạn điện khí hóa như Nhật nó gọi là Shinkansen éo gì sang chảnh chở nhõn cái thằng người.
Em đồ chúng nó đang cố nhồi cái tàu khách hình viên đạn thay cho đường sắt đôi khổ 1,435m chạy tốc độ cao cho cả tàu khách và tàu hàng.
1 trò ma giáo bẩn thỉu >:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,645
Động cơ
1,027,990 Mã lực
Em đồ chúng nó đang cố nhồi cái tàu khách hình viên đạn thay cho đường sắt đôi khổ 1,435m chạy tốc độ cao cho cả tàu khách và tàu hàng.
1 trò ma giáo bẩn thỉu >:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)
ma giáo đâu, nó là những lobby 9 chị, lệ thuộc bang dao ngoại thớt chứ ma giáo nhằm nhò gì
 

Halinh07

Xe điện
Biển số
OF-421212
Ngày cấp bằng
8/5/16
Số km
2,080
Động cơ
248,446 Mã lực
Em thì nghĩ với cơ chế này thì éo có BQL nào làm được dự án này. Cái Metro trong SG gọi 1 anh Việt Kiều Pháp về làm mà lại cho 2 anh phó ngáng thì làm thế méo nào được. Các anh trong nước éo có trình độ quản lý dự án. Giao cho các anh kỹ sư người Việt ở nước ngoài thì lại éo tin tưởng hoàn toàn. Toàn cho mấy anh bên sở giao thông không đủ trình độ ngồi chân phó BQL thì làm thế nào được.
 

MJustClone

Đi bộ
Biển số
OF-670554
Ngày cấp bằng
11/6/19
Số km
9
Động cơ
105,990 Mã lực
Tuổi
31
Em nghĩ bàn cho vui thôi. Chứ 50 năm sau cũng chưa động thổ đâu các bác nhỉ
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
5,131
Động cơ
531,255 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Shinkansen làm gì, lỗ chổng vó...Làm ĐS khổ 1435mm chạy tàu 150-180km/h, HN-HCM 10 tiếng là quá ổn rồi.
 

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
14,211
Động cơ
540,914 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
vĩ mô nó nhìn như thế này:
1. nếu việc đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa tới các địa phương có tiềm năng dọc tuyến ven biển miền Trung trở nên dễ dàng và rẻ hơn thì kinh tế xã hội sẽ phát triển,
và con số vài trăm nghìn dân ở 1 thành phố nhỏ sẽ tăng lên trên 1 triệu, ... vậy là thắng

cụ thể: hiện nay khách du lịch nước ngoài tới HN, họ chỉ có 1 số lựa chọn dễ dàng cho 1 số tour ngắn là : Hạ Long, Sapa hoặc Ninh Bình... và các địa danh trên đã trở nên phổ biến, kinh tế xã hội, đầu tư pt tốt,

ngay người VN cũng cảm thấy tới Cửa Lò hoặc xa hơn là tới Quảng Bình là tương đối mất công ... ko phù hợp cho 1 chuyến đi cuối tuần rẻ tiền, có lẽ Quảng Bình sẽ chỉ là 1 chặng dừng chân ngắn trên đường đi xuyên Việt ...
cơ hội để phát triển của các địa phương trên về du lịch là thấp ...

Nếu có 1 phương tiện đi lại rẻ và nhanh ( chở khách và chở hàng ) như tàu khách 150km/h thì tới Cửa Lò chỉ mất khoảng 2h, Quảng Bình khoảng 3.5h. Đà Nẵng khoảng 6-7h ... thì .. cá nhân em vui lắm.
150km/h là cái tàu rởm nhất của tung của, xây cách đây rất lâu, đã lạc hậu. Đã làm lại thì làm hẳn 250-300km/h cho nó đàng hoàng.
 

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
14,211
Động cơ
540,914 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
VNN có bài phân tích đây cụ ơi:
https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/ao-tuong-xay-duong-sat-cao-toc-bac-nam-549178.html
"
Số phận đường sắt Bắc – Nam nói riêng, cùng với số phận đất nước nói chung, cũng chạy vòng quanh theo tư vấn nếu người quyết định không có tầm nhìn.

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Chọn sai là có tội với dân, với nước
Việt Nam chưa nên làm đường sắt tốc độ cao
Giai đoạn hiện nay đã nên làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam?
LTS: Tuần Việt Nam mở Diễn đàn "Vì Việt Nam hùng cường" với mong muốn thu nhận từ quý độc giả những ý kiến, bài viết về các giải pháp phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng phát triển, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai Việt Nam.

Sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra con số 26 tỷ USD cho đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200km/h dựa trên tính toán của các chuyên gia Đức và Hà Lan đã dấy lên tranh luận về con số cách biệt 32 tỷ USD so với 58,7 tỷ USD cho tốc độ 350 km/h của Bộ Giao thông Vận tải.

Biện hộ cho con số 58,7 tỷ USD, ông Tổng giám đốc Công ty tư vấn TEDI Phạm Hữu Sơn nêu ra mấy điểm dưới đây:

1. Chi phí xây lắp đường sắt tốc độ 200 km/h giảm so với đường sắt tốc độ 350 km/h là 10%; chi phí thiết bị giảm 26%; các hệ thống thông tin tín hiệu, thiết bị phụ trợ có mức đầu tư cơ bản như nhau. Nên không thể có việc tổng mức đầu tư giảm hơn một nửa nếu xây dựng đường sắt Bắc Nam tốc độ 200 km/h thay vì 350 km/h.

2. Đường sắt tốc độ cao cần đảm nhiệm vận tải hành khách khối lượng lớn mà ngành hàng không và đường bộ không thể đáp ứng. Đường sắt tốc độ cao phù hợp cho các quãng đường từ 300 đến 800 km; nếu tàu Bắc Nam chạy tốc độ 200 km/h thì sẽ không thể cạnh tranh được với hàng không và các phương tiện khác.

3. Công nghệ chạy tàu tốc độ cao được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất là "động lực phân tán" tương tự tàu Shinkansen của Nhật Bản, là xu thế được nhiều nước áp dụng. Nếu chọn tàu tốc độ 200 km/h sẽ đi ngược lại xu thế thế giới và nhiều thiết bị cho loại tàu này đã không còn sản xuất.

TEDI là công ty tư vấn về đường sắt Bắc - Nam của Bộ Giao thông Vận tải. Mọi chiến lược phát triển đường sắt Bắc - Nam của Bộ Giao thông Vận tải đều dựa vào TEDI. Ý kiến của TEDI ở một chừng mực nhất định thể hiện ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải. Vì thế, không thể không phản biện quan điểm của TEDI. Qua phát biểu của ông Tổng giám đốc TEDI cho thấy Bộ Giao thông Vận tải có những cách nhìn chưa đúng sau đây.


Đường sắt cao tốc Bắc-Nam vận tài hàng hóa như thế nào, giá cả ra sao?
I. Vận tải hàng hóa là yêu cầu tiên quyết

Vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách là hai chức năng quan trọng của giao thông đường sắt. Ở nhiều tuyến đường, vận tải hàng hóa còn được ưu tiên hơn vận tải hành khách.

Với đường sắt sắt Bắc – Nam của Việt Nam, mang tính cột sống duy nhất kéo dài suốt đất nước qua hầu hết các tỉnh thành quan trọng, thì ưu tiên vận chuyển hàng hóa không thể kém ưu tiên vận tải hành khách. Bởi vậy, bất cứ đề xuất nào ở tốc độ, 200km, 350 km, 500 km… thì cũng bắt buộc phải chuyên chở được hàng hóa. Đây là điều kiện tiên quyết.

Bởi vậy, tuyến đường có vận tốc 350km/h hiện nay của Bộ GTVT đề xuất không chuyên chở được hàng hóa, thì bị loại hoàn toàn ra khỏi mọi xem xét. Đơn giản như trong toán học - là vi phạm tiên đề.

II. Những đánh giá không đúng của TEDI

Thứ nhất, do tính cột sống nối hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, thì giao thông giữa các tỉnh thành mới là quan trọng số 1, chứ không chỉ là giao thông giữa 2 địa điểm Hà Nội và TP.HCM. Lượng hành khách và hàng hóa lưu thông giữa các tỉnh lớn hơn nhiều lần so với tuyến trực tiếp hà Nội – TP.HCM.

Chẳng hạn, với tốc độ 200km/h, tuyến Hà Nội – Vinh chỉ mất 1h 30 phút, Thanh Hóa – Vinh mất 45 phút, Vinh – Đồng Hới mất 1 h. Tương tự TP HCM – Phan Thiết mất 1 h. Phan Thiết – Nha trang mất 1h… Nghĩa là thời gian đi lại giữa các tỉnh ngắn và vô cùng thuận lợi.

Bởi thế lấy Hà Nội – TP HCM để so sánh với thời gian máy bay rồi khẳng định không cạnh tranh được với máy bay là một lầm lẫn ấu trĩ.

Thứ hai, các chủng loại giao thông là song hành cùng nhau, bổ sung cho nhau, chứ không phải loại trừ nhau. Lấy mục đích xây đường sắt 350km/h để cạnh tranh với máy bay, bóp chết vận tải hàng không là không thực tế , trái với biện chứng và tự trở thành mù quáng.

Thứ ba, vận tải hàng hóa mới là ưu điểm vô đối của tốc độ 200km/h mà TEDI có tình bỏ qua là một sai lầm nghiêm trọng.

Thứ tư, nói rằng thiết bị tàu hỏa đường sắt 200km/h đã ngừng sản xuất là hồ đồ. Hãy tìm hiểu lại đường sắt thế giới. Nói dùng tốc độ 200km/h là “đi ngược với xu thế thế giới” là sai. Các hệ thống đường sắt là cùng song hành. Đường sắt cao tốc 350 - 500km/h chỉ chiếm một tỷ phần rất nhỏ. Chưa nước nào chỉ có mỗi đường sắt tốc độ cao trên 350 km/h, mà bỏ đi toàn bộ hệ thống đường sắt tốc độ dưới 350km/h, bỏ đi hệ thống đường sắt chở hàng.


Thứ năm, không có hành khách. Với tàu tốc độ 350km/h lưu lượng hành khách rất ít, do giá thành vé cao, dẫn đến còn lâu mới thu hồi vốn.

Thứ sáu, thời gian xây dựng kéo dài. Chắc chắn tuyến đường tốc độ 350km/h do giá thành đắt, không thể dễ dàng huy động nguồn vốn, nên sẽ kéo dài đến 20 -30 năm và còn lâu hơn nữa.

Thứ bảy, kéo theo gánh nặng nợ nần. Tổng vốn đầu tư 58,7 tỷ USD là quá sức đối với nền kinh tế Việt Nam. Tập trung nguồn lực lớn như vậy, việt Nam sẽ lún sâu vào gánh nợ, không còn nguồn lực dành cho các đầu tư khác. Chưa nói đến hiệu quả kém, chậm khai thác, và lâu hoàn vốn.

Thứ tám, ảo tưởng. Bệnh ảo tưởng đã lan nhiễm vào mọi ngóc ngách của nước ta. Nghèo đói nhưng lại đi vay để sắm cái đắt tiền nhất mà người giàu hơn nhiều lần cũng không dám sắm. Đã lạc hậu, nhưng lại mơ tưởng đi tiên phong trước cả các nước tiên phong, cho nên mới đề ra những câu khẩu hiệu phi thực tế loại: “ Đi tắt đón đầu”,…

Hệ thống tàu tốc độ 200km/h cả Âu - Mỹ sở hữu đã hơn nửa thế kỷ rồi mà Việt Nam còn mơ vẫn chưa được. Huống chi, còn có những người ảo tưởng hơn ngồi ở bộ GTVT mơ luôn lên trời xanh - lại mơ ngay làm đường sắt 350km/h, không chỉ bán cả gia tài, mà còn thế chấp cả tài nguyên, đi vay tiền mà mua mà xây cho bằng được, dẫu chỉ một đoạn, dẫu kéo dài cả mấy chục năm. Đó là tai họa lớn cho đất nước.

III. Tổng mức xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200km/h không quá 20 tỷ USD.

Mức đầu tư 26 tỷ USD cho đường sắt Hà Nội – Sài Gòn tốc độ 200km/h của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là vẫn còn cao. Hãy cho các công ty tư nhân Việt Nam tính toán đầu tư thì con số sẽ về dưới 20 tỷ USD.

IV.Thời gian xây dựng 10 năm

Với bất cứ công trình kinh tế nào thì thời gian xây dựng càng nhanh càng tốt, càng sớm đưa vào khai thác càng có lợi. Với tổng số vốn đầu tư không đến 20 tỷ USD, với một ban điều hành giỏi, thời gian xây dựng tuyến đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200km/h sẽ không vượt quá 10 năm.

Để cho các công ty tư nhân Việt Nam xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200 km/h thì chắc chắn giá thành dưới 20 tỷ USD và thời gian xây dựng dưới 10 năm.

Kết luận

1. Xây đựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200 km/h là phương án duy nhất đúng cho Việt Nam.

2. Ưu tiên công nghệ châu Âu là nơi có hệ thống đường sắt tốc độ 200km/h phát triển rộng rãi nhiều năm và giàu kinh nghiệm.

3. Đặt mục tiêu xây dựng trong 10 năm.

4. Giới hạn cận trên cho tổng chi phí đầu tư là 20 tỷ đô la.

5. Mở thầu quốc tế dành cho các công ty Âu – Mỹ - Nhật về thiết kế, tư vấn, giám sát.

6. Chỉ có các công ty Việt Nam tham gia xây dựng đường sắt Bắc – Nam dưới sự thiết kế, tư vấn và giám sát quốc tế.

Đừng nghĩ rằng các công ty tư nhân Việt Nam chưa có kinh nghiệm nên không thể xây dựng đường sắt Bắc – Nam. Họ biết cách thuê chuyên gia nước ngoài để thiết kế, mua thiết bị và điều hành xây dựng, cùng chuyển giao công nghệ ở mức giá hợp lý. Mức giá của các công ty tư nhân khi phải tự bỏ tiền túi sẽ thấp hơn mức giá của nhà nước từ 2, 3, 4 lần, mà chất lượng lại đảm bảo theo dự kiến. Khác với nhà nước là chủ đầu tư, giá thành đắt gấp 2,3,4 lần nhưng chất lượng vẫn không xác định.

Vấn đề xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ nào, cách thức như thế nào, giá thành ước lượng bao nhiêu, trong khoảng thời gian nào, đã rất rõ ràng. Người quyết định có tầm nhìn sáng suốt sẽ cao hơn mọi lời của tư vấn. Còn đối với tầm nhìn phụ thuộc vào tư vấn thì câu hỏi mãi chạy vòng quanh. Và số phận đường sắt Bắc – Nam nói riêng, cùng với số phận đất nước nói chung, cũng chạy vòng quanh theo tư vấn.

Tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc Chu"
Đúng là chỉ nên làm tiến sĩ toán mà thôi. Không nên nói về kinh tế vì như thế sẽ sai lệch. Phần kết luật với 6 điểm nhưng lại thiếu cái quan trọng nhất: có hiệu quả không?
Làm cái gì cũng vậy, có hiệu quả thì mới làm, vậy muốn biết có hiệu quả không đơn giản chỉ cần giao cho tư nhân làm là xong. Nhà nước cấp đất và thu thuế. Cty nào thấy ổn cứ đầu tư, nếu tư nhân họ thấy có hiệu quả thì họ bỏ vốn ra làm, còn họ thấy quá xương, chỉ có nước lỗ thì ai làm rồi cũng sẽ lỗ mà thôi.
 

Charmsalot

Xe điện
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
2,125
Động cơ
241,315 Mã lực
Vấn đề là làm cái đường sắt 200 km/h (có chở hàng) nó có tiết kiệm nhiều hơn so với 350 km/h (chỉ chở khách ) không? Kiêm chở hàng thì tải trọng trục trên tuyến đường sẽ khác, kết cấu các ga chở hàng sẽ khác, việc phân luồng tàu hàng (chạy chậm) và tàu khách (chạy nhanh) sẽ khác. Như thông số bọn JICA đưa ra thì tuyến này cũng phải hết tầm 40 tỉ USD, chứ không phải rẻ.
Thêm vào đó, cũng phải làm bài toán tổng thể xem luồng hàng Bắc Nam của mình có nhu cầu thật sự như thế nào? thông thường thì luồng hàng chạy từ Bắc vào Nam và ngược lại sẽ không nhiều bằng luồng hàng từ các địa phương ra các cảng lớn như Cái Mép, Lạch Huyện. Làm đường 200 km/h chở hàng, lại có cả cái đường sắt khổ hẹp cũ nữa, thì có hợp lý không? Trong khi, về lâu dài, chắc chắn hàng đi đường sông và đường biển phát triển mạnh về giá rẻ, hàng chuyển Bắc Nam sẽ dần chỉ là một số mặt hàng đặc biệt như trái cây, hải sản đông lạnh, hàng có giá trị cao...
Em thấy trước mắt, nên ưu tiên làm các tuyến đường sắt Cái Mép - Biên Hòa - TP HCM, Lạch Huyện - Hà Nội - Lào Cai... để đáp ứng nhu cầu phát triển các vùng đô thị và công nghiệp ở đây trước. Không rẻ đâu, như tuyến TP HCM - Cần Thơ bây giờ có gần 150 km mà đã 3,6 tỷ USD (nó là tuyến tối đa 200 km/h, chở cả hàng như các cụ muốn). Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam nên làm, nhưng để sau, khi chuỗi đô thị dọc miền Trung phát triển mạnh.
Kể cả là có phải đầu tư 40 tỷ thì cũng là điều nên làm bởi lợi ích rõ ràng của đường sắt 200km/h lại chở được hàng.
Trong khi làm đường sắt 350km/h không chở được hàng thì rất là vô nghĩa, không có lợi ích gì.
 

RAVA

Xe ba gác
Biển số
OF-24857
Ngày cấp bằng
27/11/08
Số km
21,148
Động cơ
695,182 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó quanh Bờ Hồ
Em thì nghĩ với cơ chế này thì éo có BQL nào làm được dự án này. Cái Metro trong SG gọi 1 anh Việt Kiều Pháp về làm mà lại cho 2 anh phó ngáng thì làm thế méo nào được. Các anh trong nước éo có trình độ quản lý dự án. Giao cho các anh kỹ sư người Việt ở nước ngoài thì lại éo tin tưởng hoàn toàn. Toàn cho mấy anh bên sở giao thông không đủ trình độ ngồi chân phó BQL thì làm thế nào được.
-Giám đốc sở kiểu như Tất Thành Cang thì biết cái miẹ gì đâu, ngành dọc trên nó thì toàn cái loại như #, thả cá trê...thì còn thối nữa!
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Đúng là chỉ nên làm tiến sĩ toán mà thôi. Không nên nói về kinh tế vì như thế sẽ sai lệch. Phần kết luật với 6 điểm nhưng lại thiếu cái quan trọng nhất: có hiệu quả không?
Làm cái gì cũng vậy, có hiệu quả thì mới làm, vậy muốn biết có hiệu quả không đơn giản chỉ cần giao cho tư nhân làm là xong. Nhà nước cấp đất và thu thuế. Cty nào thấy ổn cứ đầu tư, nếu tư nhân họ thấy có hiệu quả thì họ bỏ vốn ra làm, còn họ thấy quá xương, chỉ có nước lỗ thì ai làm rồi cũng sẽ lỗ mà thôi.
Đúng rồi.
Mở thầu cho tư nhân làm tàu viên đạn 350km/h xem có ai làm không.
Làm được thì cho làm.
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Ngày nay, tuyến Đường sắt chưa đâu vào đâu mà đã cài bài thầu công nghệ Nhật thì thử hỏi có ngu không? Trong khi TQ đang là nước có hệ thống đường sắt cao tốc tốt nhất, rẻ nhất và lớn nhất thế giới.

Cái cản trở sự phát triển của VN chính là văn hoá Việt chứ không phải cái gì khác. Một lũ uke, gian lận, tư duy kiểu gái.
Công nghệ Nhật với tàu đang lỗ chổng vó, siêu cường Mỹ nó không thèm ngó đến.
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,874
Động cơ
544,724 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
https://tuoitre.vn/bo-kh-dt-tinh-toan-xay-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-chi-khoang-28-ti-usd-20190708222325807.htm
TTO - Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH-ĐT) tính toán tổng vốn đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chỉ khoảng 26 tỉ USD, giảm hơn 32 tỉ USD so với đề xuất của Bộ Giao thông vận tải (GTVT

Không chơi nghìn tỷ nữa giờ chỉ là tỷ thôi em mừng quá mầy cụ ạ
Ủng hộ phương án của anh Kế!
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top