Có vấn đề này ở đây chưa thấy ai hiểu đúng, còn hồ sơ thì càng không biết nốt.
Nói tải trọng trục 17T hay 22,5T là đại lượng cho dễ hình dung "nhẹ - nặng".
Bản chất khi tính toán kết cấu (cầu, nền, hầm), ví dụ là kết cấu cầu đi (chiếm 60%) là một đoàn hoạt tải di chuyển trên dầm cầu.
Đoàn hoạt tải này sẽ gồm nhiều đại diện: tàu khách, tàu hàng. Mỗi loại tàu khách, tàu hàng lại có sơ đồ bố trí trục khác nhau, tải trọng trục khác nhau, tốc độ khác nhau.
Đường sắt khác đường bộ là dao động gây nguy hiểm nhất. Bài toán là tìm cách giới hạn gia tốc rung động mặt cầu dưới ngưỡng.
Sau khi thử tất cả các đoàn hoạt tải trên thì sẽ chọn được kết cấu thoả mãn. Kết cấu này theo TCVN (TCVN 13594) sẽ đồng thời đáp ứng được:
- Tàu tốc độ 350km/h và tải trục 17T.
- Tàu hàng 22,5T (25T) /trục với tốc độ 120km/h.
Tức là thoả mãn cả 2 tiêu chí: tốc độ và vận hành khách + hàng. Lúc này vấn đề bán kính cong, siêu cao, độ dốc dọc chỉ cần đáp ứng là xong.
Tuy nhiên hồ sơ này đi copy của NB một chút, thành ra mới có đoàn tàu lỡ cỡ là 320km/h và tải trục 16T. Nếu mà để tính toán thì cũng không gặp vấn đề gì, vì vẫn nằm trong đường bao của TCVN 13594, nhưng nếu để lựa chọn đầu máy toa xe thì sẽ bị giới hạn, chỉ còn mỗi NB (đây là chỗ lươn lẹo của tư vấn).
Tiếp theo, hồ sơ này có bán kính không đủ (lươn tiếp là cho tàu hàng 160km/h để giảm chênh lệch tốc độ), lươn lẹo tiếp lấy tàu khách 160km/h để lấy các giá trị siêu cao. Còn vụ độ dốc 15-20 (o/oo) thì lờ tịt đi, tuyệt nhiên không nhắc đến (tàu hàng sẽ không chạy nổi 120km/h).
Đối với hồ sơ lươn lẹo như thế này chẳng khác gì dối trên lừa dưới, thiếu tôn trọng nhân dân.
Em nhận xét trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật, khoa học về đường sắt thực tiễn trên thế giới. Nếu không chỉnh sửa mà cố trình hồ sơ này là coi thường nhân dân đấy.