Em chỉ cần 200km/h khổ dường 1m45 thôi
Thực tế là Nhật nó phát triển các tuyến tàu cao tốc sau khi nó phát triển đc hệ thống đường sắt chằng chịt khắp các thành phố lớn. Trước đây thay vì đi tàu cao tốc bọn Nhật nó cũng đi tàu thường 1-2 ngày để di chuyển quãng xa. Hiện nay ở hokkaido vẫn còn sót lại vài chuyến tàu chậm mà chạy xa như vậy.Nhà cháu thấy cậu nói sai sai hay là nói ngược.
Cần phải phát triển đường trục trước sau đó mới phát triển nhánh nối. Vì đường trục cần rất nhiều vốn, thời gian xây dựng rất dài, làm được đến đâu sử dụng luôn được. Nếu ngược lại làm nhánh nối mà không có đường trục thì cái nhánh nối đó chở cái gì?
Em nhớ là ngay đến cả Tàu ý chí chính trị từ tổng bí thư áp xuống từ những năm 80 mà đến tận 2009 mới có tàu cao tốc 300km/h đầu tiên thì phải. Nay đất nước mới thoát nghèo tí các cụ ấy đã vội no cơm ấm cật dậm dật khắp nơi rồiThôi.
Cụ Duy Ý chí.
Em Duy Vật.
Ta không thể có tiếng nói chung.
Bb cụ nha
Muốn sánh vai với ai đó, nhất định phải làm Cao tốc bác ạ.Như một số cmt của em trong thớt này đã nói, em phản đối dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam, tại sao?
1, với khoản ngân sách nhà nước ở dạng giật gấu vá vai như hiện nay thì lại chông chờ vào ODA của Nhật, Tầu là tự cho đầu vào thòng lọng để họ siết.
2, với thu nhập của người dân- dù rằng trong tương lai- vẫn không thể có được lượng hành khách như trong báo cáo sẵn sàng bỏ khoản tiền lớn hơn gấp đôi vé hàng không để đi tầu cao tốc.
3, địa hình đất nước ta trải dài, tổ quốc ta luôn luôn có những kẻ dình dập cướp đất- không lẽ khi chiến tranh xảy ra ta lại dùng tầu cao tốc để vận chuyển khí tài quân sự.
4, trình độ khoa học kỹ thuật của ta chưa đủ mạnh để làm chủ các kỹ thuật về vận chuyển, bảo trì...đường sắt cao tốc, ngoài số tiền đầu tư ban đầu cực lớn, sau đó ta lại è cổ ra mua, thuê họ các kỹ thuật cần và đủ- tiền cá quá tiền cơm...
5, đường sắt cao tốc trên thế giới chỉ có 4 quốc gia họ tự chủ về công nghệ nên họ mới sở hữu nó- những quốc gia ấy họ thừa tiền, thừa công nghệ và họ muốn bán những sản phẩm này cho các nước đang phát triển- tại sao Nga, Mỹ...họ không mặn mà với nó...
Khi mới sử dụng chắc chắn là nhà nước phải bù lỗ để giá vé hợp lý với hành khách. Doanh nghiệp nào cũng phải bù lồ thời gian đầu.Thực tế là Nhật nó phát triển các tuyến tàu cao tốc sau khi nó phát triển đc hệ thống đường sắt chằng chịt khắp các thành phố lớn. Trước đây thay vì đi tàu cao tốc bọn Nhật nó cũng đi tàu thường 1-2 ngày để di chuyển quãng xa. Hiện nay ở hokkaido vẫn còn sót lại vài chuyến tàu chậm mà chạy xa như vậy.
Nếu hệ thống giao thông công cộng như hiện nay thì tàu cao tốc lấy gì để cạnh tranh với máy bay hả cụ??? Chấp nhận trả giá cao gấp rưỡi, gấp đôi đi máy bay để sau xuống những ga ko đông dân cư như kiểu Thanh Hoá - Tây Nguyên... rồi lại trả thêm tiền taxi đi về nơi mình cần đến?
Thực tế vận hành tàu cao tốc đắt hơn máy bay nhiều lần cụ ạ, tàu cao tốc chở đc đông người hơn mà ở Nhật nó đắt gấp rưỡi đi máy bay đấy cụ. Thế nên để nó thành phương tiện di chuyển cạnh tranh đc với mây bay thì nó cần hệ thống giao thông công cộng đủ mạnh để người dùng thấy tiện lợi và chuyển sang dùng.
Lợi ích xã hội, tôi thấy nó khá lờ tờ mờ.Khi mới sử dụng chắc chắn là nhà nước phải bù lỗ để giá vé hợp lý với hành khách. Doanh nghiệp nào cũng phải bù lồ thời gian đầu.
Đổi lại sẽ thu được nhiều lợi ích cho KT, xã hội, giao thông...
Cứ cãi nhau suông thế này có lẽ nên thôi đi làm việc khác đi cụ ạ. Khi nào có phân tích về các phương án khai thác vận hành và tài chính cụ thể hơn để so sánh thì mới nói được. Bù lỗ là bao nhiêu, bù 10 tỷ usd 1 năm để giá vé = 1/2 vé mb => dân đi đông hay bù 1 tỉ $ là có giá vé 1/2 vé mb?Khi mới sử dụng chắc chắn là nhà nước phải bù lỗ để giá vé hợp lý với hành khách. Doanh nghiệp nào cũng phải bù lồ thời gian đầu.
Đổi lại sẽ thu được nhiều lợi ích cho KT, xã hội, giao thông...
Bây giờ thì đúng vậy, nhưng tầm nhìn 30, 50, 100 năm thì không ổn.Lợi ích xã hội, tôi thấy nó khá lờ tờ mờ.
Trong khi đó, với 1 Đường sắt không cao tốc lắm, nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu về Vận tải hàng hóa (và sau đó là Hành khách), thì " lợi ích cho KT, xã hội, giao thông" đâu có ít, phỏng ạ?!
Thế thì cái sự Cao tốc nó còn lờ tờ mờ hơn nữa bác ạ.Bây giờ thì đúng vậy, nhưng tầm nhìn 30, 50, 100 năm thì không ổn.
Giao thông thông thì mọi việc sẽ thông. HCMThế thì cái sự Cao tốc nó còn lờ tờ mờ hơn nữa bác ạ.
Giao thông là Giao thông hàng hóa bác ạ, nó cần phải chiếm tỷ trọng cao hơn.Giao thông thông thì mọi việc sẽ thông. HCM
Giao thông cần phải là đk cần để phát triển ktxh. Khi giao thông phát triển thì mọi mặt đời sống KT, xh phát triển theo.
Không phải vô lý khi các nước dẫn đầu đang đầu tư vào đs 600, 1000 Km/h.
Cụ cân topic mà cụ éo nói ra đc lợi ích cụ thể là gì thì nên học hỏi lắng nghe thêm đi cụ, kiến thức k tế, k thuật = 0 bàn chuyện chục tỉ biden nhẹ như koGiao thông thông thì mọi việc sẽ thông. HCM
Giao thông cần phải là đk cần để phát triển ktxh. Khi giao thông phát triển thì mọi mặt đời sống KT, xh phát triển theo.
Không phải vô lý khi các nước dẫn đầu đang đầu tư vào đs 600, 1000 Km/h.
Trong thớt đã có cụ pót bai noi ve lợi ích cụ thể rồi đó, chỉ là các cụ chưa đọc hết các còm thôi.]
Cụ cân topic mà cụ éo nói ra đc lợi ích cụ thể là gì thì nên học hỏi lắng nghe thêm đi cụ, kiến thức k tế, k thuật = 0 bàn chuyện chục tỉ biden nhẹ như ko
Rảnh rỗi e thử phân tích xem VN có nên phát triển ĐSCT như Shinkansen của Nhật, TGV của Pháp hay TQ ko?
E thì mới nghĩ được những ưu nhược điểm sau:
- Địa hình: Không như phần lớn các nước khác có địa hình rộng (vuông, tròn,...), VN có địa hình hẹp trải dài từ Bắc tới Nam, vì vậy thay vì phải làm nhiều trục ĐSCT kết nối các cực khác nhau của quốc gia (Bắc - Nam, Đông - Tây,...) + hệ thống ring road để kết nối các tuyến, Việt Nam chỉ cần 1 trục Bắc - Nam là đã bao phủ toàn bộ mạng lưới ĐSCT cho cả nước. Như vậy, để bao phủ mạng lưới ĐSCT cho cả nước, mạng lưới cần đầu tư của VN sẽ ít hơn rất nhiều so với các nước, đồng thời sự cô đặc của thị trường (hành khách) cũng sẽ lớn hơn rất nhiều.
- Thời gian di chuyển: Khoảng cách HN-Tp. HCM là khoảng 1.700 km, với giả định ĐSCT tốc độ 300km/h + thời gian dừng đỗ (ví dụ: Hà Nội - Thanh Hóa - Nghệ an - Đà Nẵng - Nha Trang - Phan Thiết - Tp. HCM - mỗi ga dừng 5 phút, tổng khoảng 40 phút dừng đỗ) sẽ mất khoảng 7 tiếng, cộng thêm 30-40p thời gian đến ga (trong nội thành) là khoảng 7,5 - 8 tiếng (tất cả các ga chính của đường sắt đều nằm trong trung tâm thành phố và có kết nối với các hệ thống GTCC khác).
Đi máy bay từ HN-HCM tổng thời gian sẽ như sau: 2 tiếng lên check in + 2,5 tiếng bay + 2 tiếng check out về tới nhà = 6,5 tiếng, tất cả các sân bay đều xa trung tâm Tp.
Đối với các chặng ngắn hơn thì thời gian cũng ko thay đổi nhiều do thời gian check in - out ko thay đổi.
Như vậy, xét về thời gian và độ tiện lợi thì ĐSCT gần bằng MB chặng dài và vượt trội MB ở các chặng trung bình. Bên cạnh đó, đi ĐSCT thì nỗi sợ về độ cao, thủ tục check in, ký gửi hành lý, tăng bo qua các loại phương tiện sẽ ít rườm rà hơn nhiều so với đi MB. Trên thực tế khi sống ở Nhật e thấy nếu cùng 1 khoảng thời gian di chuyển, hoặc thời gian di chuyển của ĐSCT có dài hơn chút so với MB thì người dân thường ưu tiên chọn Shinkansen hơn là MB vì sự an toàn, thuận tiện và khả năng kết nối các PTCC khác tại Ga.
- Chi phí đầu tư: Chi phí đầu tư ĐSCT là rất lớn (tầm 58 tỷ USD theo nghiên cứu của Nhật), nói chung là rất lớn... cái này thì e ko phân tích được. Nhưng shinkansen của Nhật, hay ĐSCT của TQ nối các Tp lớn của TQ nhìn chung là hiệu quả. Còn VN với số tiền đó nếu chỉ tính hiệu quả tài chính chắc hơi khó, còn hiệu quả kinh tế thì đương nhiên là rất nhiều lợi ích kinh tế.
Nếu phân kỳ đầu tư thì khi quy mô kinh tế tăng lên thì khả năng VN vẫn có thể thu xếp được nguồn vốn đầu tư ĐSCT Bắc - Nam, đồng thời khi làm ĐSCT BN thì tỷ trọng đầu tư của đường bộ, hàng không khi đó sẽ giảm đi.
- Các tác động khác: Giảm ô nhiễm môi trường khi lượng xe lưu thông trên quốc lộ Nam - Bắc, máy bay; giảm tai nạn, xóa khoảng cách địa lý giữa các vùng miền và cái bất lợi của 1 nước có địa hình kéo dài như VN, di chuyển lao động sẽ linh hoạt hơn rất nhiều (như bên Nhật, nhờ hệ thống đường sắt phát triển rất nhiều người chọn ở Tp khác nhưng lại đi làm ở Tokyo và Kyoto...)
....
E mới tạm nghĩ được như thế, mời các cụ vào phân tích..
CẬP NHẬT:
Tại sao e nói nên làm ĐSCT như Shinkansen, TGV, hay bên TQ,.. vì để cạnh tranh được với đường bộ và HK thì phải đảm bảo sự vượt trội của ĐSCT, như thiết kế thì tầm 300km/h dự kiến sẽ 6 tiếng cho HN-SG. Còn nếu dưới 200km/h (thực chất sẽ chạy tầm 150-170km/h) thì ít nhất phải mất 10 tiếng, tốc độ này gọi là cao nhưng nếu hoàn thành mạng lưới đường bộ cao tốc thì cũng sẽ ko hơn chạy đường bộ là mấy, trong khi đường bộ sẽ linh hoạt hơn; còn càng ko cạnh tranh được HK với chặng đường HN-SG, trong khi đây là chặng đông khách nhất.
Do vậy e nghĩ làm tốc độ dưới 200km/h để tiết kiệm nhưng đó là giải pháp nửa vời, làm xong mà ko cạnh tranh được ô tô, máy bay thì lúc đó khách lèo tèo, phương án tài chính càng bị phá vỡ, tưởng rẻ nhưng ko hề rẻ và hiệu quả.
Còn vận chuyển hàng hóa thì nên tập trung vào phát triển vận tải đa phương thức, kết nối tốt giữa ĐS và ô tô, cảng biển. Cần vận chuyển nhanh có thể dùng máy bay, trung bình thì ô tô, tiết kiệm hơn nữa và khối lượng lớn có thể tận dụng hệ thống đường biển dọc đất nước của VN. Những nước phải dựa nhiều vào vận chuyển đường sắt là do địa hình nội địa họ rộng lớn, chứ các vùng bờ biển như VN thì hình như họ vẫn ưa thích đường biển hơn. Một nước có bờ biển dài phủ kín cả nước như VN thì vận chuyển đường biển sẽ có rất nhiều lợi thế.
Cụ nói về tài chính chứ có nói là ngồi bao nhiêu cái tàu đâu?
TGV vẫn lỗ, nhiều tuyến đường sắt trên TG vẫn lỗ (nhưng Sinkansen lãi nhé), nhưng chúng ta cũng biết rằng Nhà nước đầu tư hạ tầng ko chỉ để thu lãi, như mạng lưới đường bộ VN gọi là cổ lỗ sỹ, chi phí đầu tư thấp nhưng chắc chắn chả bao giờ mong có lãi được. Tuy nhiên vẫn phải làm
Là gì vậy, lợi ích trc mắt offer nhìn còn ra ko nhẽ nhà nc với tư nhân mù cả?Trong thớt đã có cụ pót bai noi ve lợi ích cụ thể rồi đó, chỉ là các cụ chưa đọc hết các còm thôi.
Mà tới giờ này, bên Tàu có mấy ai dám đứng ra khẳng định chạy tàu cao tốc sinh lời ???Em nhớ là ngay đến cả Tàu ý chí chính trị từ tổng bí thư áp xuống từ những năm 80 mà đến tận 2009 mới có tàu cao tốc 300km/h đầu tiên thì phải. Nay đất nước mới thoát nghèo tí các cụ ấy đã vội no cơm ấm cật dậm dật khắp nơi rồi
Ý cụ là các offer chuẩn bị nộp thêm tiền cho tăng thuế phí các kiểu để làm DSCT rồi lại tiếp tục nộp để bù lỗ cho nó và nếu ai có ý định đi ĐSCT thì chuẩn bị tiếp tiền mua vé đắt hơn đi máy bay nữa nhỉ.Khi mới sử dụng chắc chắn là nhà nước phải bù lỗ để giá vé hợp lý với hành khách. Doanh nghiệp nào cũng phải bù lồ thời gian đầu.
Đổi lại sẽ thu được nhiều lợi ích cho KT, xã hội, giao thông...
Nhật chạy tàu cao tốc bao lâu rồi ???Khi mới sử dụng chắc chắn là nhà nước phải bù lỗ để giá vé hợp lý với hành khách. Doanh nghiệp nào cũng phải bù lồ thời gian đầu.
Đổi lại sẽ thu được nhiều lợi ích cho KT, xã hội, giao thông...
Cụ đọc kỹ các còm sẽ biết. Đừng áp đặt suy nghĩ của cụ cho các óp phơ khác và nhân dân nhé.Là gì vậy, lợi ích trc mắt offer nhìn còn ra ko nhẽ nhà nc với tư nhân mù cả?