Cụ này bắt đầu mất bình tĩnh và giở giọng "thằng này thằng kia". Em cứ để nhẹ một câu quote ở đây để các cụ so sánh. Nếu cần thì em sẽ link tác giả câu nói này sau để xem "thằng" nói câu này và "thằng" em đang quote ai là nguồn đáng tin hơn về vấn đề nợ công.Kho bạc nhà nước (đại diện cho CP phát hành trái phiếu) hàng năm đều có kế hoạch và số lượng trái phiếu chính phủ đáo hạn hàng năm đều được lên kế hoạch trước nên qua cái mồm bọn tào tao, tiêu cực thì vẽ ra thành vay nợ mới trả nợ cũ. Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, đang nở ra nên nhu cầu đầu tư nhiều, nên luôn phải duy trì thâm hụt ngân sách và bù đấp thâm hụt bằng trái phiếu cp hay đi vay, lại qua mồm mấy thằng nhìn đâu cũng thấy tiêu cực nó thành thâm hụt ngân sách cao (quy ra số tuyệt đối) mặc dù so với GDP chỉ 3-4%. Cần nhớ rằng ngưỡng cho phép của QH là tận 6%GDP nhé. Còn ngưỡng an toàn của thế giới thì cao hơn nhiều tuỳ thuộc vào tốc độ tăng trưởng GdP hay vay nợ nội tệ hay ngoại tệ. Mấy nước giàu giàu nhờ lợi thế đồng tiền nên chỉ vay nội tệ, có nghĩa là méo bao giờ có rủi ro vỡ nợ cả. Đến hạn chỉ việc in tiền ra trả gốc lãi. Còn nước nào vay nhieu ngoại tệ thig mới rủi ro tỉ giá vì đến hạn ko biet xoay đâu ra ngoại tệ còn trả. Nên mới nói cái dự án này nói là quy mô 60-70 tỷ usd là to nhưng phải soi chính xác là trong đó Việt Nam vay bao nhiêu % ngoại tệ, bao nhiêu % là tiền đồng thì mới chính xác được rủi ro. Nếu tỉ lệ vay ngoại tệ thấp thi chả rủi ro lềnh gì với nhà nước, thằng cho vay mới sợ.
Quay lại câu hỏi vay nợ mới trả nợ cũ: câu này là câu nói ngu xuẩn nhất với những người ko hiểu về vay nợ. Những tổ chức đi vay có lịch sử tín dụng tốt, quản lý tài chính tốt lúc nào cũng được chào mời vay mới khi khoản cũ đáo hạn. Nếu dòng tiền tốt thì khoản vay mới còn mặc cả được lãi suất thấp hơn khoản cũ và thằng cho vay vẫn hào hứng cho vay. Chả ai chửi cái việc này thằng đi vay ko tốt cả. Còn khi đáo hạn khoản cũ vay khoản mới với lãi suất cao hơn hẳn khoản cũ thì mới nói thằng đi vay khó khăn. Nên trong trường hợp này lãi suất khoản vay cũ và khoản vay mới mới là nhân tố đánh giá. 7-8 năm vừa qua lãi suất TPCP việt nam đi xuống 1 cách bền vững, năm ngoái có lúc cỏn thấp hơn cả lãi suất tpcp Mỹ. Có nghĩa lả nền tài chính công quá tốt. Nhưng Việt Nam vẫn phải đi vay theo kế hoạch. Tại sao ư, KBNN mà ko phát hành thêm trái phiếu thì cả tt trái phiếu khóc bằng tiếng mán. Các bank, các cty bảo hiểm đều buộc phải nắm giữ trái phiếu để giữ thanh khoản mà giờ ko có hàng để bổ dung vào danh mục khi quy mô đầu tư tăng lên thì thiếu nước lên đốt nhà ông Phoc (bộ trưởng taid chính). Éo cung hàng thì sửa luật đê chứ chúng tôi éo thở được. Thế nên KBNN vẫn phải phát hành mặc dù cũng éo dùng tới nơi. Ko dùng tới nơi nên lại đem đi gửi ở các NHTM lấy lãi khiến thanh khoản hệ thống dư thừa. Các bank thừa tiền quá nên cũng giảm ls huy động nên lúc này dân cũng kêu trời. Laiz suất thấp quá lãi chả bõ. Đấy là nguyên nhân cái vòng luẩn quẩn khiến laiz suất huy động vaid năm qua nó thấp đấy. Mà cũng có ông còn lo lắng là rủi ro tải chính công nợ cong của Việt Nam!.
Một số cụ chỉ nghe thấy nói về rủi ro là bắt đầu xù lông lên gân cổ với giọng điệu kiểu "chống thế lực thù địch" làm em thấy khá buồn cười. Không biết là họ đã đủ tuổi trưởng thành chưa.Điều đáng lưu ý là, dù thu ngân sách hàng năm vẫn liên tục tăng cao, nhưng vẫn không bù nổi chi. Thu ngân sách vẫn thấp hơn số chi ngân sách.
Cho nên, để có tiền trả nợ, Chính phủ phải vay nợ mới để trả nợ cũ.