[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,872
Động cơ
460,700 Mã lực
Lại đưa thêm phương án gây nhiễu, ông xây dựng chỉ biết xây mấy cái chung cư thì biết cái khỉ gì mà nêu ý kiến.
 

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,668
Động cơ
285,667 Mã lực
Em thấy một số cụ trong này liên tưởng đến ĐS của TQ, nhưng thật ra lại có thông tin không chính xác. Em xin phục vụ hội nghị, cung cấp thông tin như sau.

TQ có 2 bộ tiêu chuẩn thiết kế đường sắt quốc gia:
1 là bộ tiêu chuẩn đường sắt thông thường. Tàu khách 160km/h kết hợp tàu hàng 90km/h. Loại này cho tải trọng trục 25 tấn chạy được nhé.

1 bộ tiêu chuẩn đường sắt tốc độ cao, quy định rõ chỉ chở khách. Loại này thiết kế cho từ 250km/h đến 350km/h. Tất nhiên tốc độ khác nhau thì các thông số như bán kính, độ dốc,... cũng khác nhau.
TQ cũng có bảng so sánh chi phí đầu tư, vận hành, bảo trì,... của 2 loại 250 và 350 này luôn. Tuyến nào đông đúc thì mới chọn 350, không thì lỗ.
Ví dụ như Thái sau khi cân nhắc đủ đường rồi mới chọn 250 đó.

Cụ nào tò mò thì em sẽ post vài phần tiêu chuẩn lên, nhưng diễn đàn này có vẻ không thích chữ tượng hình. Em post link tiếng Trung hay tiếng Nhật lên cũng đều bị chê hết :))

trong mấy bài báo gần đây và trên này các cụ chọn phương án hàng/khách nhiều thì có thể cụ đưa được cái bảng so sánh của 2 dải tốc độ hỗn hợp hàng/khách 120/160km/h và 120/250km/h cho tải trọng trục 22 tấn và 25 tấn , 28 tấn để chúng ta cùng so sánh nó dễ .

Tiện thể cụ cho luôn cái so sánh chỉ chở người và hàng nhẹ của 2 dải tốc độ 250/350km/h .

So sánh chi phí vận hành ( lượng điện tiêu thụ , nhân công ..v..v..v..) , bảo trì bảo dưỡng , ..v..v..v..
Cảm ơn cụ ! .
 

ATZ

Xe tải
Biển số
OF-59089
Ngày cấp bằng
14/3/10
Số km
474
Động cơ
434,352 Mã lực
Nơi ở
TP HCM
Em ngứa tay lại bàn tiếp về phương án 350 chở khách :D

Như đã nói ở mấy trang trước, theo kinh nghiệm đsct ở châu Âu thì chi phí bảo trì hàng năm của hệ thống (hạ tầng và tàu) không lớn, dựa vào đó em ước tính cho tuyến Bắc - Nam khoảng 400 triệu USD ~ 10 nghìn tỉ mỗi năm, đây là chi phí cố định phải chi ra dù đi nhiều hay ít.

Chi phí vận hành trên mỗi khách bao gồm:
+ tiêu thụ điện: 80 kwh mỗi lượt Bắc - Nam, tạm tính giá 2500 đồng thành tiền 200k
+ nhân công (lái tàu, điều độ, bán vé, ...): 200k
Tổng cộng 400k nếu full khách.
Nhân thêm hệ số để bù cho ghế trống, tạm tính xông xênh là 750k chi phí vận hành mỗi khách.

Chưa phân bổ khấu hao (kế toán), thì lãi lỗ hàng năm sẽ như sau:
Lãi ròng = (Giá vé - 750k) * Số khách - 10k tỉ

Ta có biểu đồ trực quan lãi ròng theo giá vé và số khách như sau
View attachment 8224614

Ta thấy là:
+ Với giá vé 1 triệu / lượt thì điểm hòa vốn là 40 triệu lượt khách, khả thi với giá vé rất rẻ như vậy.
+ Giá vé 1tr5 thì điểm hòa vốn khoảng 15 triệu khách
+ Giá vé 2tr thì có thể bắt đầu tính đến hoàn vốn đầu tư. Ví dụ với 50 triệu khách, lãi 50k tỉ ~ 2 tỉ USD, sẽ hoàn vốn đầu tư (giả định mức đầu tư 70 tỉ) sau 35 năm.
 

ATZ

Xe tải
Biển số
OF-59089
Ngày cấp bằng
14/3/10
Số km
474
Động cơ
434,352 Mã lực
Nơi ở
TP HCM
Em ngứa tay lại bàn tiếp về phương án 350 chở khách :D

Như đã nói ở mấy trang trước, theo kinh nghiệm đsct ở châu Âu thì chi phí bảo trì hàng năm của hệ thống (hạ tầng và tàu) không lớn, dựa vào đó em ước tính cho tuyến Bắc - Nam khoảng 400 triệu USD ~ 10 nghìn tỉ mỗi năm, đây là chi phí cố định phải chi ra dù đi nhiều hay ít.

Chi phí vận hành trên mỗi khách bao gồm:
+ tiêu thụ điện: 80 kwh mỗi lượt Bắc - Nam, tạm tính giá 2500 đồng thành tiền 200k
+ nhân công (lái tàu, điều độ, bán vé, ...): 200k
Tổng cộng 400k nếu full khách.
Nhân thêm hệ số để bù cho ghế trống, tạm tính xông xênh là 750k chi phí vận hành mỗi khách.

Chưa phân bổ khấu hao (kế toán), thì lãi lỗ hàng năm sẽ như sau:
Lãi ròng = (Giá vé - 750k) * Số khách - 10k tỉ

Ta có biểu đồ trực quan lãi ròng theo giá vé và số khách như sau
View attachment 8224614

Ta thấy là:
+ Với giá vé 1 triệu / lượt thì điểm hòa vốn là 40 triệu lượt khách, khả thi với giá vé rất rẻ như vậy.
+ Giá vé 1tr5 thì điểm hòa vốn khoảng 15 triệu khách
+ Giá vé 2tr thì có thể bắt đầu tính đến hoàn vốn đầu tư. Ví dụ với 50 triệu khách, lãi 50k tỉ ~ 2 tỉ USD, sẽ hoàn vốn đầu tư (giả định mức đầu tư 70 tỉ) sau 35 năm.

Giá vé mình khẳng định luôn, để huề vốn không thể dưới 150 USD/pax.

Gần mình nhất đường sắt cao tốc Cao Hùng - Đài Bắc dài 350km vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD năm giá vé tầm 40 USD.
Bắc Kinh - Thượng Hải 1.300km là đường sắt cao tốc dài nhất thế giới, vốn đầu tư 33 tỷ USD. giá vé hơn 80 USD.

2 ông ở trên, TW đều tự làm được nhiều công đoạn, TQ thì làm hầu hết, thời gian thi công nhanh, chi phí đầu tư thấp, tổng đầu tư chưa bằng 1/2 của VN.

Hệ của VN gần giống TW hơn, dài 1.545 km là ĐSCT dài nhất thế giới.
Vì vậy giá vé ở VN đừng mơ 1,5 -2,0tr.

Theo kiểu quản lý của các anh bên ĐSVN hiện tại, chiếm tỷ trọng vận chuyển chắc ở tầm thấp nhất thế giới, ĐS chỉ có đông vào dịp lễ Tết thì cũng khó để ĐS cạnh tranh với đường bộ, đường không với chi phí đầu tư và giá vé như vậy.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,593
Động cơ
222,828 Mã lực

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,268
Động cơ
376,518 Mã lực
Tuổi
44
Đọc cái tuyên bố chung ko nói gì tới ĐSCT nhỉ. Chủ yếu giải quyết tồn đọng.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,593
Động cơ
222,828 Mã lực
Em thắc mắc hỏi là có ai ở Bộ GTVT hay Bộ XD là chuyên gia ĐSTĐC không nhỉ. ..
Trong Ban tư vấn hiện có giáo sư Trần Chủng và giáo sư Lã Ngọc Khuê nên không phải lo.. Chỉ có điều là không biết trình p.án 3 hay p.á 4!

Mà cả tư vấn thẩm tra cũng dự kiến phải làm thêm 350 km/h 2 đầu vào 2045 thì bây giờ cứ làm 2 đầu trước xem sao nào!
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,671
Động cơ
851,396 Mã lực
VN tham gia tích cực cái COP này phết, những cam kết COP cũng là một động lực lớn thúc đẩy VN phải làm đường sắt mới qua ba khía cạnh:
+ đường sắt thay thế các phương tiện đường bộ, hàng không chạy xăng dầu
+ điện khí hóa giảm thải do đốt nhiên liệu
+ phát triển điện gió, điện mặt trời sẽ là nguồn điện để chạy tàu.

Tất nhiên cái này không nói lên chọn phương án nào :D

 

ThanhLong69

Xe điện
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
2,141
Động cơ
770,369 Mã lực
Trong Ban tư vấn hiện có giáo sư Trần Chủng và giáo sư Lã Ngọc Khuê nên không phải lo.. Chỉ có điều là không biết trình p.án 3 hay p.á 4!

Mà cả tư vấn thẩm tra cũng dự kiến phải làm thêm 350 km/h 2 đầu vào 2045 thì bây giờ cứ làm 2 đầu trước xem sao nào!
Thực ra VN mới chỉ có ĐS dưới 100km/h thì không có ai có thể coi là chuyên gia về ĐSCT cả đâu. Hai cụ trên cũng vậy thôi cụ Trần Chủng là chuyên về xây dựng từng làm chỉ huy công trường xây dựng nhà máy điện Phả Lại sau đó về viện KH XD rồi làm quan chức bộ XD; Cụ Khuê là tiến sĩ về toa xe dạy trường ĐHGT rồi về làm quan chức bộ GT.
Ngoài việc không có chuyên gia thì còn không có cả cán bộ kỹ thuật ,công nhân và nhân viên nữa, tất nhiên cả hạ tầng kỹ thuật công nghệ cũng không nói tóm lại nó là con số 0 tròn trĩnh.
Với nền tảng đó thì thông thường các nước người ta sẽ nghĩ đến bước đi tiếp là ĐS 1435 tốc độ cao, làm được cho tốt cũng đã là ngon rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
6,740
Động cơ
483,697 Mã lực
Nơi ở
..
Mấy trang trước em đã nhận định tư vấn của Bộ GTVT không biết gì về đường sắt. Giờ hỏi kinh nghiệm năng lực chắc chỉ có mỗi tuyến ĐS Bắc Nam này.
Cái PA3 nó yêu cầu hạ tầng khác hẳn, thậm chí đòi hỏi chi phí bảo trì rất lớn. Và điều độ tàu 350km/h và tàu 160km/h sẽ bất lợi hơn nhiều loại 250km/h và 120km/h. Vì ga khách phải cách khoảng 50km trở lên mới hiệu quả, lúc đó xếp tàu hàng thì chỉ có chạy đêm mới không cản tàu khách. Mà chạy đêm tàu hàng thì lại chiếm dụng không gian bảo trì bảo dưỡng tuyến, nó lại đòi hỏi rất nhiều nhân công và chia nhiều đoạn,...

Tóm lại đây là PA ở trên thế giới này không ai làm. Chắc tư vấn Bộ GTVT toàn người ngoài hành tinh, kiểu abcz vậy.
Theo cụ thì hiện nay ở việt nam có đơn vị người việt hay tổ chức, đoàn thể chính trị trong hệ thống công chức viên chức…. Ai có khả năng thiết kế đường sắt cao tốc ( loại ông Bộ GTVT hay TEDI ra ).
Kiểu như … trường đại học gtvt đã từng lập dự án thiết kế đường sắt cao tốc cho lào.. cam.. thái gì đó. Tóm lại một ai đấy có kinh nghiệm, đã thực chiến có sản phẩm có kết quả.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,268
Động cơ
376,518 Mã lực
Tuổi
44
Thực ra VN mới chỉ có ĐS dưới 100km/h thì không có ai có thể coi là chuyên gia về ĐSCT cả đâu. Hai cụ trên cũng vậy thôi cụ Trần Chủng là chuyên về xây dựng từng làm chỉ huy công trường xây dựng nhà máy điện Phả Lại sau đó về viện KH XD rồi làm quan chức bộ XD; Cụ Khuê là tiến sĩ về toa xe dạy trường ĐHGT rồi về làm quan chức bộ GT.
Ngoài việc không có chuyên gia thì còn không có cả cán bộ kỹ thuật ,công nhân và nhân viên nữa, tất nhiên cả hạ tầng kỹ thuật công nghệ cũng không nói tóm lại nó là con số 0 tròn trĩnh.
Với nền tảng đó thì thông thường các nước người ta sẽ nghĩ đến bước đi đến là ĐS 1435 tốc độ cao, làm được cho tốt cũng đã là ngon rồi.
cụ chuẩn. Ko có 1km ĐSCT nào thì làm sao có chuyên gia trong ngành. Trừ những Việt kiều từng làm trong các dự án ĐSCT ở nước ngoài thì còn có thể gọi là chuyên gia. Nên đám còn lại toàn bốc thuốc. Khéo còn ko bằng các cụ trên này nếu ko tiếp cận các công nghệ mới nhất. Ngành đường sắt cao tốc phát triển như vũ bão chỉ những năm gần đây nên mấy ông học đường sắt chắc toàn kiến thức cũ từ xưa, sao dùng được. Đó là cái khó của VN. Giờ thì may ra các DN tư nhân thực thụ (tránh loại trá hình như TEDI) lập nên các cty đường sắt rồi tuyển nhân sự có kinh nghiệm làm việc trong các dự án đường sắt cao tốc ở các nước đến làm việc thì còn có thể. Kiểu như a Vượng lập Vinfast tuyển ngay 1 loạt các chuyên gia trong ngành ở VN lẫn tụi expat đến làm việc ấy. Chứ mấy ông học đường sắt hoặc dạy ngành đường sắt ở các đại học giao thông ở VN cũng kiến thức vớ vẩn thôi. Gọi là chuyên gia quả là khiên cưỡng. Nên dự án mấy chục tỉ usd mà dựa vào mồm mấy ông này thì khác gì giao trứng cho ác.
 

tu.duy

Xe máy
Biển số
OF-713628
Ngày cấp bằng
20/1/20
Số km
55
Động cơ
83,973 Mã lực
không biết trình phương án nào nhưng hi vọng có 1 line tải hàng. cán cân kinh tế vn vẫn nhập siêu nhiều từ tq, gia công rồi xuất qua mỹ.
dc chở khách giá rẻ nữa thì ngon quá, e sẽ đóng góp vé sg-nt. so với lái oto trên cao tốc thì ngồi đọc sách, ngắm cảnh hay nghịch đt trên tàu vẫn thoải mái hơn.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,593
Động cơ
222,828 Mã lực
…. Ai có khả năng thiết kế đường sắt cao tốc ( loại ông Bộ GTVT hay TEDI ra ).
Kiểu như … trường đại học gtvt đã từng lập dự án thiết kế đường sắt cao tốc cho lào.. cam.. thái gì đó. Tóm lại một ai đấy có kinh nghiệm, đã thực chiến có sản phẩm có kết quả.
Giờ đang quyết xem sẽ làm cái gì thôi. Có thể sau khi học chuyển giao công nghệ thì còn sửa nữa.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
9,573
Động cơ
317,795 Mã lực
Em ngứa tay lại bàn tiếp về phương án 350 chở khách :D

Như đã nói ở mấy trang trước, theo kinh nghiệm đsct ở châu Âu thì chi phí bảo trì hàng năm của hệ thống (hạ tầng và tàu) không lớn, dựa vào đó em ước tính cho tuyến Bắc - Nam khoảng 400 triệu USD ~ 10 nghìn tỉ mỗi năm, đây là chi phí cố định phải chi ra dù đi nhiều hay ít.

Chi phí vận hành trên mỗi khách bao gồm:
+ tiêu thụ điện: 80 kwh mỗi lượt Bắc - Nam, tạm tính giá 2500 đồng thành tiền 200k
+ nhân công (lái tàu, điều độ, bán vé, ...): 200k
Tổng cộng 400k nếu full khách.
Nhân thêm hệ số để bù cho ghế trống, tạm tính xông xênh là 750k chi phí vận hành mỗi khách.

Chưa phân bổ khấu hao (kế toán), thì lãi lỗ hàng năm sẽ như sau:
Lãi ròng = (Giá vé - 750k) * Số khách - 10k tỉ

Ta có biểu đồ trực quan lãi ròng theo giá vé và số khách như sau
View attachment 8224614

Ta thấy là:
+ Với giá vé 1 triệu / lượt thì điểm hòa vốn là 40 triệu lượt khách, khả thi với giá vé rất rẻ như vậy.
+ Giá vé 1tr5 thì điểm hòa vốn khoảng 15 triệu khách
+ Giá vé 2tr thì có thể bắt đầu tính đến hoàn vốn đầu tư. Ví dụ với 50 triệu khách, lãi 50k tỉ ~ 2 tỉ USD, sẽ hoàn vốn đầu tư (giả định mức đầu tư 70 tỉ) sau 35 năm.
Em nhìn qua cũng thấy sai bét với cái giá điện 2.500đ, chưa kể không kh thì dân lại sụm lưng đóng thuế tận thu của các anh
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,671
Động cơ
851,396 Mã lực
Em nhìn qua cũng thấy sai bét với cái giá điện 2.500đ, chưa kể không kh thì dân lại sụm lưng đóng thuế tận thu của các anh
Giá 2500 hay 3000 thì cũng có khác nhau nhiều lắm đâu, ở post trước em còn tính tự làm ĐMT với giá 2000 thôi đấy.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
cụ chuẩn. Ko có 1km ĐSCT nào thì làm sao có chuyên gia trong ngành. Trừ những Việt kiều từng làm trong các dự án ĐSCT ở nước ngoài thì còn có thể gọi là chuyên gia. Nên đám còn lại toàn bốc thuốc. Khéo còn ko bằng các cụ trên này nếu ko tiếp cận các công nghệ mới nhất. Ngành đường sắt cao tốc phát triển như vũ bão chỉ những năm gần đây nên mấy ông học đường sắt chắc toàn kiến thức cũ từ xưa, sao dùng được. Đó là cái khó của VN. Giờ thì may ra các DN tư nhân thực thụ (tránh loại trá hình như TEDI) lập nên các cty đường sắt rồi tuyển nhân sự có kinh nghiệm làm việc trong các dự án đường sắt cao tốc ở các nước đến làm việc thì còn có thể. Kiểu như a Vượng lập Vinfast tuyển ngay 1 loạt các chuyên gia trong ngành ở VN lẫn tụi expat đến làm việc ấy. Chứ mấy ông học đường sắt hoặc dạy ngành đường sắt ở các đại học giao thông ở VN cũng kiến thức vớ vẩn thôi. Gọi là chuyên gia quả là khiên cưỡng. Nên dự án mấy chục tỉ usd mà dựa vào mồm mấy ông này thì khác gì giao trứng cho ác.
Có cảm giác như câu chuyện đsct không chỉ còn là vấn đề kỹ thuật, kỹ trị, hiệu quả tài chính nữa mà nhiều chuyện hơn?

Không hiểu tại sao không ưu tiên việc có tàu hàng khổ 1435 để liên vận. Trong khi các nước đều 1435 khách - hàng rồi
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
không biết trình phương án nào nhưng hi vọng có 1 line tải hàng. cán cân kinh tế vn vẫn nhập siêu nhiều từ tq, gia công rồi xuất qua mỹ.
dc chở khách giá rẻ nữa thì ngon quá, e sẽ đóng góp vé sg-nt. so với lái oto trên cao tốc thì ngồi đọc sách, ngắm cảnh hay nghịch đt trên tàu vẫn thoải mái hơn.
Còn cả liên vận Cam, Lào, Thái Lan và đi xa hơn nữa chứ đâu chỉ Trung Quốc.

Đối với TQ không chỉ nhập nguyên liệu vật tư thiết bị mà còn xuất sang họ, thị trường 1,4 tỷ dân mà?
 

M0002

Xe đạp
Biển số
OF-809916
Ngày cấp bằng
31/3/22
Số km
26
Động cơ
3,716 Mã lực
Em mới đi Hà giang về đường tốt phết.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,593
Động cơ
222,828 Mã lực
Bán vé, lái tàu mà 200k 1 vé thì quá khủng.

Chi phí sơ sơ thế này:
Giá vé: 2 triệu
Phí cầu đường ga tàu: 8% = 160 k
Điện: 200k
Thiết bị/vận hành/ bảo trì khấu hao: chả biết bao nhiêu nhưng có lẽ ít hơn tiền điện, cho là 200k đi cho nó dư.

Tổng cộng: 560 k 1 khách. Lãi gộp = 2 tr-560k = 1tr440k.
130 triệu khách là : 187,2 ngàn tỉ = 7,8 tỉ đô lãi gộp mỗi năm!😛 Nên trích ra 1 tí để cứu hàng không.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,593
Động cơ
222,828 Mã lực
Còn về phía ngân sách, phí xây dựng đường+ga dự kiến 40 tỉ, nội địa hóa chắc còn 20 tỉ thôi

Mỗi năm thu được phí BOT: 160 k đồng x 130 triệu khách = 866 triệu đô. Như vậy cần 23 năm thu hồi vốn, à Nhà nước còn phải trả chi phí bảo trì đường chứ, nên chậm hơn, chắc khoảng 35-40 năm.

Còn mấy cái TOD đất sân ga, cho thuê shop gì đấy thì chưa tính.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top