[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh với vận tốc tối đa 160km/h. Ko hiểu sao, quy hoạch giao thông nào cũng dính đến cty tư vấn TEDI, mà cty này thì cổ phần hóa rồi, chẳng nhẽ nó vẫn chi đẹp?
Trong khi chẳng am hiểu nhiều về đường sắt, đợt giải thích cho chi phí đội lên của tuyến Cát Linh - Hà Đông thì giải thích do ko có kinh nghiệm,...
P/s: liệu đây có phải tuyến sẽ nhận đc vốn vay từ TQ chăng??? Tính ta với chiều dài 441km, thì tương đương tuyến TQ xây bên Lào nhỉ? Tương xứng quá.
Xét về lợi ích chung thì tuyến này có vẻ ít ưu tiên hơn tuyến Hà Nội Vinh hay SG Nha trang? 160-200km/h là đẹp rồi
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44

Bác Thủ đánh tiếng rồi nhé các cụ khỏi tranh cãi công nghệ nào!
Câu chuyện làm quà thôi. Nhật mà ừ thì lại có tiếp câu theo ODA thế hệ mới nhá khéo lại tịt.
 

Mc Bia

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,056
Động cơ
28,132 Mã lực
Thủ tướng thế mới anh hùng. Các doanh nghiệp thừa hiểu chú cứ làm đi. Ra sao ráng chịu. 400 chú còn oánh nhau chán.
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
648
Động cơ
39,361 Mã lực
Tuổi
34

Bác Thủ đánh tiếng rồi nhé các cụ khỏi tranh cãi công nghệ nào!
Lần sang thăm Nhật, đi gặp lãnh đạo Nhật và mấy cty lớn của Nhật như Hitachi, phía Nhật gợi ý muốn làm đsct ở VN. Cụ Thủ bảo luôn: VN mời gọi các doanh nghiệp Nhật đầu tư dự án đsct Tp HCM - Cần Thơ bằng phương pháp PPP. Đội Nhật nghe xong né hết. Bây giờ mời kiểu đãi bôi cho có chuyện chứ sau các dự án hạ tầng như cao tốc Đà Nẵng - Quãng Ngãi, Bến Lức - Long Thành, metro Bến Thành - Suối Tiên làm như mèo mửa thì khó có cơ hội cho thầu Nhật lắm.
Ví dụ gần đây nhất là chính phủ gạt dự án cầu Đại Ngãi và cầu Ô Môn ra khỏi danh mục vay vốn ODA Nhật Bản - 1 việc gần như chưa có tiền lệ - để chủ động cấp vốn ngân sách dùng nhà thầu nội. Mỗi dự án đó cũng tầm 300 triệu $ chứ không ít.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,846
Động cơ
314,288 Mã lực

Bác Thủ đánh tiếng rồi nhé các cụ khỏi tranh cãi công nghệ nào!
Đến Thái Lan, Indo chuẩn bị ký hợp đồng rồi còn quay xe 180 độ, bỏ Nhật chọn TQ kìa. Giờ VN mà chọn Nhật thì thành ra chuyện lạ thế giới.
P/s: so với TQ, thì kinh nghiệm làm ĐSCT ở nc ngoài của Nhật gần như là zero.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ví dụ gần đây nhất là chính phủ gạt dự án cầu Đại Ngãi và cầu Ô Môn ra khỏi danh mục vay vốn ODA Nhật Bản - 1 việc gần như chưa có tiền lệ - để chủ động cấp vốn ngân sách dùng nhà thầu nội. Mỗi dự án đó cũng tầm 300 triệu $ chứ không ít.
Cầu Nhật tân 3.900m, vay ODA Nhật, xây hết 13.500 tỉ.

Cầu Vĩnh tuy 3.700m, Hà nội tự chi tự làm, tổng 2 giai đoạn hết 7.500 tỉ.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,846
Động cơ
314,288 Mã lực
Cầu Nhật tân 3.900m, vay ODA Nhật, xây hết 13.500 tỉ.

Cầu Vĩnh tuy 3.700m, Hà nội tự chi tự làm, tổng 2 giai đoạn hết 7.500 tỉ.
So sánh nó cũng khó, không thể so sánh đơn thuần là 2 cái cầu. Cũng như ko thể so 2 cái ô tô, 2 căn nhà. Vấn đề là thiết kế kỹ thuật, công năng, kiến trúc,......
Nhìn bằng mắt thường ai cũng thấy cầu Nhật Tân quá đẹp, hiện đại.
Còn cầu Vĩnh Tuy chỉ đáp ứng yêu cầu về mặt công năng sử dụng, còn yếu tố mỹ thuật là kém.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,100
Động cơ
220,258 Mã lực
Lại còn trò không cho thu phí cầu ODA nữa, cho vay tiền chứ có cho không đâu mà đòi hỏi quá
 

Koka2015

Xe tăng
Biển số
OF-554751
Ngày cấp bằng
21/2/18
Số km
1,867
Động cơ
162,162 Mã lực
Cầu Nhật tân 3.900m, vay ODA Nhật, xây hết 13.500 tỉ.

Cầu Vĩnh tuy 3.700m, Hà nội tự chi tự làm, tổng 2 giai đoạn hết 7.500 tỉ.
Cầu Nhật Tân chiều rộng cầu gấp đôi chiều rộng cầu Vĩnh Tuy 2, chưa kể làm cầu dây văng tốn tiền hơn cầu đúc hẫng.
 
Chỉnh sửa cuối:

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,365
Động cơ
80,547 Mã lực
Cầu Nhật Tân hoàn thành cách đây gần 10 năm khi giá phở là 20k, chiều rộng cầu gấp đôi chiều rộng cầu Vĩnh Tuy 2, chưa kể làm cầu dây văng tốn tiền hơn cầu đúc hẫng.
Vĩnh tuy 2 có 2500 tỷ thôi, so sánh Vĩnh tuy phải so với Thanh trì
Cầu Thanh trì xây 2004-2007: có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (410 triệu USD), rộng 33m dài 3km.
Cầu Vĩnh tuy 1: xây 2005-2011 có tổng mức 3600 tỷ, rộng 38m dài 5km do việt nam thiết kế thi công
 

Koka2015

Xe tăng
Biển số
OF-554751
Ngày cấp bằng
21/2/18
Số km
1,867
Động cơ
162,162 Mã lực
Vĩnh tuy 2 có 2500 tỷ thôi, so sánh Vĩnh tuy phải so với Thanh trì
Cầu Thanh trì xây 2004-2007: có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (410 triệu USD), rộng 33m dài 3km.
Cầu Vĩnh tuy 1: xây 2005-2011 có tổng mức 3600 tỷ, rộng 38m dài 5km do việt nam thiết kế thi công
410 Triệu USD của cầu Thanh Trì bao gồm 3.1 Km cầu và gần 10km đường đầu cầu.
Phần cầu có giá trúng thầu chỉ là 1.400 tỷ thôi.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,365
Động cơ
80,547 Mã lực
410 Triệu USD của cầu Thanh Trì bao gồm 3.1 Km cầu và gần 10km đường đầu cầu.
Phần cầu có giá trúng thầu chỉ là 1.400 tỷ thôi.
Vâng em nhầm chút là cả 2 dự án đều có đường đầu cầu. Tách phần đường ra giá cũng same
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Câu hỏi này về toa xe, em sẽ trả lời và có thuyết minh một chút cho các cụ dễ hình dung
Đoàn tàu đường sắt tốc độ cao có 2 loại chính: động lực kéo đẩy và phân tán. Loại kéo đẩy thì đầu máy có nhiều bộ phận hơn toa kéo theo; loại phân tán thì chia ra toa có động cơ và toa kéo theo. Em sẽ không đi sâu phân tích từng loại mà chỉ nói chung về toa xe để đỡ dài dòng.
Toa xe có 2 phần chính: phần điện và phần thân xe, giá chuyển hướng. Em chưa nói đến phần điện nhé.

Giá chuyển hướng là quan trọng nhất. Loại kéo đẩy thì chơi giá chuyển hướng khớp nối, loại phân tán thì giá chuyển hướng thông thường.
Em ví dụ giá chuyển hướng thông thường thì có loại gắn động cơ và loại kéo theo. Các cụ thấy ở loại kéo theo có rất nhiều hãm đĩa, đó là khác biệt của tàu tốc độ cao so với tàu metro.
View attachment 8063326

Hiện nay Công ty Dĩ An có liên kết với Công ty Kyoshan của NB có chế tạo một số giá chuyển hướng loại toa kéo theo cho tàu metro.

Còn loại giá chuyển hướng có động cơ thì động cơ cũng khỏe hơn, nếu tàu thường thì chỉ <200kW, nhưng với tàu tốc độ cao sẽ >300kW.
Do chạy tốc độ cao thì giảm chấn nhiều hơn hẳn, em ví dụ ở hình này loại 250km/h chỉ thấy 1 giảm chấn dọc, nhưng loại 350km/h sẽ cần 2 cái.
View attachment 8063328

Các chi tiết về hệ treo sơ cấp, ổ trục đỡ,… thì em khỏi nói nha, nó cấu tạo đặc biệt hơn tàu metro nhưng mổ ra mới thấy.

Về thân xe có 2 phần chính là phần hấp thụ va chạm ở mỗi đầu và gầm, khung vỏ. Phần hấp thụ va chạm thì tùy tốc độ mà thiết kế phù hợp. Em chỉ giới thiệu sơ qua khung vỏ.
View attachment 8063329
Nếu tốc độ thấp thì chỉ cần 1 lớp thép không gỉ, tốc độ cao cần 2 lớp nhôm và liên kết mạng để nó vừa nhẹ vừa cứng.
View attachment 8063330

Cái khung vỏ này thì VN hiện chỉ gia công được loại 1 lớp thép không gỉ thôi.

Còn toa xe chế tạo theo kiểu khí động học thì em chưa bàn sâu, vì cái này thực ra cũng chỉ tính toán sao cho giảm sức cản và chịu áp lực đều nhau, chủ yếu liên quan mũi tàu. Cái này cũng tính toán được và cũng có thể chế tạo thủ công được (tự tay gò cái mũi).
View attachment 8063331

Ngoài ra các món như khớp nối giữa 2 toa xe, móc nối đầu đấm, hệ tiếp điện trên nóc,… em cũng chưa nhắc đến do liệt kê hết sẽ rất nhiều.

Về khả năng nội địa hóa:
Gần đây ta đóng thuê và lắp ráp toa xe khách jinxin là có thể chạy 120km/h với khổ 1000. Cái này chỉ là gia công cho công ty của TQ, nhưng cũng có thể thấy việc này không khó.
Tóm lại, công nghệ hiện tại thì VN chỉ lắp ráp toa xe hàng, hoặc toa xe khách dưới 120km/h. Chứ còn tàu cao tốc là chưa thể. Nếu chuyển giao công nghệ thì cũng sẽ làm được thôi, tương tự như sản xuất ô tô vậy.


Câu hỏi này về 2 dải tốc độ, và câu trả lời cũng có luôn. Loại nào cũng có ưu nhược điểm riêng.

I. Phân tích một chút:
1. Về phạm vi
- Châu Âu thường sử dụng hỗn hợp tàu khách + hàng, kể cả tuyến xây mới cũng vậy, tùy thuộc nhu cầu.
- TQ thì chia ra từ 160km/h trở xuống là hỗn hợp tàu khách + hàng, từ 250km/h trở lên là chỉ cho tàu khách hoặc tàu hàng có tải trọng tương đương tàu khách.
2. Về tuyến
- Do có 2 dải tốc độ nên yếu tố hình học tuyến (bán kính, độ dốc, siêu cao,…) phụ thuộc cả tàu nhanh và tàu chậm. Bán kính phụ thuộc cả 2 yếu tố: tốc độ lớn nhất và khoảng chênh giữa 2 dải tốc độ.
Em ví dụ cái bảng chọn bán kính theo cả 2 loại tốc độ của TQ, các cụ thấy trên bảng dải tốc độ 250-120km/h có bán kính 6000m, còn lớn hơn 250-160km/h (4500m) và 250-140km/h (5500m).
View attachment 8063332

Còn về loại kết cấu: nền, đường, cầu, hầm thì không chênh nhiều, mặc dù khổ giới hạn cũng xê dịch chút do tốc độ, tải trọng tác dụng thì loại chạy chậm có tải trọng trục lớn, loại chạy nhanh thì tiềm ẩn cộng hưởng,… xào qua xào lại thì kết cấu không chênh nhiều.

3. Về đoàn tàu
Tốc độ càng cao thì yêu cầu đầu tiên là đoàn tàu nhẹ, sau đó thân khung bệ đủ cứng và có các biện pháp giảm dao động, cuối cùng là hãm/phanh hiệu quả.
Về đoàn tàu thì em có giới thiệu sơ qua ở câu trả lời trước. Về mức độ khả năng nội địa hóa thì dải tốc độ dưới 160km/h ta có thể làm được nhiều hơn.

4. Về cấp điện
Bây giờ thông thường dùng 25kVAC. Tốc độ cao thì yêu cầu áp lực lên đường dây lớn hơn, và yêu cầu độ căng của dây tiếp xúc cao hơn. Thành ra tốc độ cao thì người ta bố trí dây treo kiểu có mắt lưới ở cột và có hệ dây treo phụ, đồng nghĩa cột sẽ chịu lực lớn hơn. Để dễ hình dung thì các cụ cứ nhìn cái hệ treo điện của Bến Thành - Suối Tiên là điển hình của loại dưới 120km/h đấy, chỉ đơn giản 1 hệ treo và không có mắt lưới.
Tức là tốc độ cao thì hệ cấp điện cũng khác và tốn kém hơn.

5. Về thông tin tín hiệu
Loại dưới 160km/h thì có thể điều khiển bằng ETCS level 1, còn từ 160km/h trở lên sẽ là ETCS level 2. Tuy nhiên bây giờ gần như sử dụng ETCS level 2 hết rồi mà chi phí ETCS level 1 và ETCS level 2 cũng không chênh lắm (Em đã nói sơ qua ở đây https://www.otofun.net/threads/viet-nam-co-nen-lam-duong-sat-cao-toc-ko.1719304/post-64953905 )

II. Về vấn đề nội địa hóa thì tất nhiên cái nào được chuyển giao công nghệ, tự chủ phần lớn nguyên vật liệu, dễ sửa chữa thay thế thì nên làm trước. Nhưng ngoại trừ loại 350km/h là phức tạp hơn thì 200km/h hay 160km/h cũng không khác nhau nhiều đâu. Em ví dụ là con CR200J đang chạy 160km/h ở Lào, là tham khảo con X2000 ở Thụy Điển vẫn đang chạy 200km/h đấy.
Tất nhiên đó là dự kiến, chứ hiện nay mình chưa hề có chút công nghệ nào.
Cụ tóm lại giúp cho dễ hiểu với :) có phải TQ có các hạng:

- CR200J (tương tự Lào): còn gọi là tàu màu xanh lá cây. Tốc độ tối đa 180, tốc độ khai thác 160
- CR300AF (tương tự Thái Lan): Tốc độ tối đa 275, tốc độ khai thác 250
- CR400AF (tương tự Indonesia): Tốc độ tối đa 400, tốc độ khai thác 350

Cho đến nay VN mới đóng được toa xe đến tối đa 120km/h. Muốn chế tạo được thì phải liên doanh, chuyển giao công nghệ tương tự Thái Lan

Cố gắng phấn đấu như Thái Lan, vì chế tạo rồi còn bảo trì nữa. Chứ cái gì cũng nhập thì mình vẫn cho là nên nghỉ khoẻ
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
410 Triệu USD của cầu Thanh Trì bao gồm 3.1 Km cầu và gần 10km đường đầu cầu.
Phần cầu có giá trúng thầu chỉ là 1.400 tỷ thôi.
Công nghệ cầu Thanh Trì cầu Vĩnh Tuy là công nghệ phổ thông rồi, VN làm chủ được hoàn toàn nên dùng vốn VND thôi không nên vay nước ngoài. Và giá cũng không khác nhau nhiều. Đối với những công nghệ VN làm được thì nên dùng vốn VNĐ làm như cầu Đại Ngãi.

chỉ nên vay nước ngoài những gì cần, VN không làm được thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Cao tốc đắt tù và đây. Có vốn Nhật. Nhưng ko hẳn là do vốn Nhật mà do địa hình. Đợt trước cứ phàn nàn là ngoài này cao tốc phát triển hơn miền Nam nhưng từ ví dụ này cũng có thể hiểu sao các doanh nghiệp họ ưa thích làm cao tốc ngoài này hơn.

.
Nguyên nhân của sự chậm tiến độ là do vốn của dự án được hợp từ 3 nguồn: ‏ ‏ngân hàng phát triển châu Á (ADB), cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), nguồn đối ứng trong nước. Nhưng từ năm 2019, VEC - chủ đầu tư của dự án - chuyển từ Bộ Giao thông Vận tải về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nên VEC phải tự bố trí vốn đối ứng chứ không được cấp vốn đối ứng như trước. ‏
Năm 2014, cao tốc Bến Lức - Long Thành được khởi công xây dựng. Tuyến cao tốc dài hơn 57 km, đi qua địa phận các tỉnh: Long An, Đồng Nai và TP. HCM. Dự án do ‏ ‏Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư ‏ ‏với ‏ ‏tổng vốn đầu tư toàn dự án giai đoạn một là 1,6 tỷ USD (31.320 tỷ đồng), bình quân lên tới 28,2 triệu USD/km (542‏ ‏ tỷ đồng/km)‏ ‏.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
a, giờ thì em đã hiểu tại sao người Nhật cứ xúi xây hầm, làm Xincasen
Nói chính xác hơn là "trần nợ công nước ngoài". Nhưng cũng không nên trách nước ngoài cái này là tự mình cân đối thôi

Còn với nước ngoài, nhà nước họ cũng không máu me cho vay đâu. Máu me là hội doanh nghiệp bên dưới lobby để có việc làm
 

Koka2015

Xe tăng
Biển số
OF-554751
Ngày cấp bằng
21/2/18
Số km
1,867
Động cơ
162,162 Mã lực
Nói chính xác hơn là "trần nợ công nước ngoài". Nhưng cũng không nên trách nước ngoài cái này là tự mình cân đối thôi

Còn với nước ngoài, nhà nước họ cũng không máu me cho vay đâu. Máu me là hội doanh nghiệp bên dưới lobby để có việc làm
Cụ nói chuẩn, với dân Nhật thì vốn ODA là dùng tiền thuế của họ để đi hỗ trợ nước khác, chỉ doanh nghiệp là máu để có việc làm thôi.
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
648
Động cơ
39,361 Mã lực
Tuổi
34
Nói chính xác hơn là "trần nợ công nước ngoài". Nhưng cũng không nên trách nước ngoài cái này là tự mình cân đối thôi

Còn với nước ngoài, nhà nước họ cũng không máu me cho vay đâu. Máu me là hội doanh nghiệp bên dưới lobby để có việc làm
Cụ nhầm rồi. Nhật cho nước ngoài vay để thu lợi ích kép chứ ko phải ko muốn cho vay đâu. Năm nay đã có mấy đoàn Nhật, từ cựu thủ t.ướng, bộ trưởng, chủ tịch JBIC, JICA....sang VN mời VN vay nhưng VN cứ "ODA thế hệ mới" nên mãi ko xúc tiến được.
Còn hiện tại, lãi suất nội địa Nhật đang âm nên cho vay nước ngoài lợi hơn, nhưng cái lợi lãi suất thì nhỏ, cái lợi tạo việc làm cho Nhật mới lớn.
Nhật thậm chí cho mấy nước như Thái, Indo, Philippin phát hành trái phiếu đồng Yên luôn, gọi là trái phiếu Samurai.
Nhật cũng tích cực góp vốn vào các định chế cho vay lớn như WB, ADB ...để cho nước khác vay cho được nhiều đấy ạ.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top