Không biết ngày xưa Nhật gạ Indo thế nào mà sau Indo quay sang nhờ Tàu làm nhỉ? Giá Tàu làm cũng đâu có rẻ, 7 tỉ cho 140km, ngoại suy ra tuyến Bắc Nam của mình 1500km thì phải 80 tỉ USD.
Câu hỏi của cụ XSim rất thú vị. Lịch sử là thế này:Đây cũng là 1 vấn đề cần bàn nếu quyết đi theo hướng chỉ chở khách. Tốc độ tối đa 250km/h là đủ hay phải 350km/h? Hay là chỉ chạy 350km/h ở 2 đoạn gần HN và TP HCM?
Chắc không suy tuyến tính theo quãng đường được. Nhưng cũng phải thấy là 350km/h thì không ông nào làm rẻ cả. Chỉ có điều cẩn thận tránh khi đi được 1 phần dự án thì vào tròng bị đòi đội vốn gấp 3.
- Nhật là bên đầu tiên lập dự án cho tuyến ĐSCT Jakarta-Surabaya (730km), đi qua Bandung. Chính phủ Indo đề nghị chia làm 2 gian đoạn, đầu tiên làm đến Bandung (hợp lý).
- Nhật lập lại dự án với tốc độ 320km/h, và ra con số 7,2 tỉ đô. Phương án của Nhật là Nhật cho vay dài hạn 5-6 tỉ, Indo bỏ ra phần còn lại. Vì số tiền quá lớn nên Indo chần chừ muốn hạ tốc độ đường sắt xuống, thậm chí có ý kiến dừng luôn dự án.
- 2015 Trung quốc nhảy vào. Dự án của TQ là 350km/h chỉ có 5,5 tỉ đô. Trung quốc đề nghị thu xếp vốn cho toàn bộ 5,5 tỉ, Indo không phải bỏ ra trước đồng nào.
- Chính vì viễn cảnh "không phải bỏ ra đồng nào" nên Trung quốc hủy bỏ hợp tác với Nhật và quay sang Trung quốc. Các chuyên gia và ngoại giao Nhật gọi đó là "rất đáng tiếc" và "không thể hiểu nổi".
- Và sau 8 năm xây dựng thì Đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung đã xong, chi phí 7,3 tỉ đô đúng bằng dự toán ban đầu của Nhật.