- Biển số
- OF-785718
- Ngày cấp bằng
- 27/7/21
- Số km
- 4,318
- Động cơ
- 267,393 Mã lực
Xin hầu cụ:Một loạt con số cụ lấy đâu ra vây?
- Cái đường sắt hiện tại, khấu hao xong rồi mà giá vé giường nằm bằng (cao hơn) vé máy bay, giá vận chuyển hàng hóa bằng với đường bộ. Làm sao đầu tư mới toàn bộ, chi phí vay vốn, chi phí khấu hao, chi phí vận hành, chi phí quản lý.... mà giá lại rẻ hơn, hay vậy?
- Đầu tư đường đôi, khổ 1.435m thì phải làm mới. Cho dù làm cho tàu cao tốc hay tàu thường thì chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng cũng same same nhau. Không thể làm vừa đủ cho cái tàu công nghệ cũ, sau này phát triển thì lại đập đi xây mới được. Phải làm cơ sở hạ tầng tốt nhất có thể để sau còn dễ dàng nâng cấp.
Cái ĐSCT thì tải trọng trục nhỏ, ĐS thường vận chuyển hàng hóa thì tải trọng trục lớn. Bù qua sớt lại thì chi phí CSHT chả khác nhau là mấy.
- ĐSCT và ĐS thường khác nhau ở giá trị đoàn tàu. Nhưng đổi lại ĐSCT cần 1 nhà ga thì ĐS thường cần tới 3-4. ĐSCT cần 1 đoàn tàu thì ĐS thường cần tới 3. ĐSCT cần 1 bộ trình điều khiển, quản lý, vận hành... thì ĐS thường cần gấp đôi cho cả người và hàng hóa....
Cho nên, nói ĐS thường đầu tư có 15t, bằng 1/5 ĐSCT là nói phét. Ít nhất là tương đương. Còn đòi vận chuyển hàng tốc độ cao cỡ 160km/h, chở người 250km/h ý hả, đầu tư ko cáo hơn nhiều mới là lạ.
------------------
Và kỳ lạ là WB thống kê ĐS của TQ thì tàu trên 300km/h có lợi nhuận cao gấp 3 lần tàu trên 200km/h và số lượng hành khách cao gấp 2,5 lần
1. Số liệu của tôi:
1.1. Nội suy từ chi phí trung bình xây dựng đường cao tốc + chi phí riêng thanh ray.
Chi phí đầu tư dự án đường cao tốc được xác định như thế nào?
Tổng mức đầu tư dự án đường cao tốc vốn đầu tư công và phương thức PPP đều được dựa trên các đơn giá, định mức do Bộ Xây dựng và chính quyền địa phương công bố.
baodautu.vn
Theo đó, chi phí xây dựng và TTB trung bình cho 1 km đường cao tốc (4 làn xe chạy 120km/h rộng trung bình 22.5m) dao động từ 67 tỷ đến 173 tỷ đồng/km tức khoảng từ 3 triệu đến 8 triệu đô Mỹ/km. Chi phí cao thấp tùy mức độ đầu tư đường (2 làn xe chạy 80km/h không có làn dừng khẩn cấp mà chỉ có điểm dừng khẩn cấp cho đến 4 làn 120km/h với 2 làn khẩn cấp toàn tuyến với chiều dài cầu, cầu cạn chiếm 248m/km). Nên nhớ chi phí cho đường bộ, hệ thống thông tin cho đường bộ trên tổng thể là lớn hơn đường sắt tính trên mỗi km tới vì chiều rộng đường bộ cao tốc lớn gấp đôi đường sắt đôi tốc độ trung bình 160km/h.
Tôi tạm lấy đoạn có chi phí đắt nhất của đường bộ đổ đồng sang đường sắt. thì khoảng 8 triệu/km cả toàn bộ đường, cầu, hầm, các đường giao cắt lập thể, ga lớn nhỏ, hệ thống điều khiển (kiểu đường sắt cổ điển thôi).
Trừ cái thanh ray và bù loong cố định ray ra còn lại toàn bộ đều có thể sản xuất trong nước kể cả phần mềm.
Về ray, tôi áp dụng loại ray xịn nhất, đắt nhất cho đường sắt truyền thống, cho phép chở hàng. Đó là loại ray QU70 với bề mặt ray rộng 70mm. Khối lượng riêng 52kg/m tới. Giá bán 18.000 đồng/kg. Tôi cứ tính 1USD/kg. Với 1km và 4 thanh ray, giá sẽ là 52.8 x 1 x 4 x 1.000 x 1.2 = 253.400 đô/km (hệ số 1.2 là phục vụ ga).
Chưa tới 500 ngàn đô/km kể cả bù loong.
Đừng bị tụi Nhật nó nhát ma.
Với chiều dài toàn tuyến khoảng 1550km, nó chi phí hết khoảng 400 triệu đô.
Báo giá thép ray tàu (rail) P11 P15 P18 P24 P43 giá rẻ chất lượng tphcm
Báo giá thép ray tàu (rail) P11 P15 P18 P24 P43 P50 giá rẻ chất lượng tphcm ✅ Steelvina chuyên xuất nhập khẩu các loại thép ray mạ kẽm, thép ray cẩu trục,
steelvina.com
Tóm lại, chỉ cần số liệu loanh quanh trong nước, tôi mà là anh Hoa cúng gì đó, tôi đã khóa chết suất đầu tư "Đường sắt hỗn hợp tốc độ vận hành 160km/h, trừ hệ thống tàu" chỉ tối đa 10 triệu đô/km.
1.2. Đường sắt vận chuyển hàng là yếu tố chiến lược sống còn đối với quốc gia. Hệ thống đường sắt hiện tai dù cũ nát nhưng vẫn vận tải được hàng hóa, chỉ bị giới hạn về tốc độ và lưu lượng vì đường đơn, bán kính cong nhỏ, và bởi các giao cắt dân sinh. Kiến thức, công nghệ để xây kiểu hạ tầng này mình có sẵn, chỉ upgrade lên 1.435 mm và đường đôi là xong.
1.3. Đường sắt cao tốc cạnh tranh với máy bay CHỈ là chuyện VẼ VỜI phù phiếm. Máy bay chị Thảo anh Quyết đang làm tốt cho dù ai thay ảnh. Thêm hệ thống ĐSCT vào làm chi cho mau phá sản tất cả. ĐSCT giá vé đắt gấp đôi vé máy bay thì ai đi? Bù lỗ thì ai chịu?
Đường sắt thường nhưng tốc độ cao cỡ 160km/h trung bình toàn tuyến (chỉ cần mở rộng khổ ray lên 1.435mm, nắn giãn đường cong, bỏ các đường giao cắt dân sinh thì tốc độ tự nhiên của các đoàn tàu hiện có cũng đã có thể nâng lên trung bình 120km/h, chưa nói nâng cấp tàu và gia cố ray). Đi HN-TP.HCM trong 10h.Quá ổn. Quá đủ cho các chuyến công tác thông thường cũng như du lịch. Với công tác khẩn, máy bay là nhất. Tàu quên đi.
Trên thế giới chỉ có mỗi TQ là hệ thống DSCT phát triển, vì họ tự trồng được.
Đường sắt cao tốc 58,7 tỉ USD, mỗi km 35-38 triệu USD
Bộ GTVT muốn đường sắt tốc độ cao 350 km/h chỉ chở khách. Bộ KHĐT thì đề xuất phương án khai thác tàu khách kết hợp tàu chở hàng, vận tốc 200 km/h.
laodong.vn
1.5 Vì sao giá vé đường sắt hiện nay cao và vì sao giá vé đường sắt 160km/h trong tương lai sẽ rẻ:
Hiện nay một mình Tổng công ty đường sắt một chợ. Kinh doanh bất chấp hiệu quả. Nhân viên nhiều hơn hành khách thì dĩ nhiên giá vé cao.
Theo phương án nhà nước đầu tư 15 tỷ đô la Mỹ cho hạ tầng và đấu thầu khai thác, các Bamboo, Vietjet phiên bản đường sắt sẽ thuê/mua các đoàn tàu khai thác. Giá chắc chắn rẻ.
1.6 Nhiều ga: thì quá tốt. Phủ sóng phạm vi kích cầu, tác dụng tích cực lên đời sống xã hội đúng như tinh thần của các bác vẽ vời về DSCT. Chứ ĐSCT có mỗi 6 ga thì vứt. Nhiều ga sẽ cho phép kết nối đa tầng, lan tỏa phạm vi phục vụ, đối tượng khách, từ tàu địa phương (cự ly 100km) đến tàu nhanh (cự ly đến 500km) rồi tàu thống nhất xuyên Việt tốc độ cao (cự ly 1550km).
...
Kết luận: các bác cứ ném đá thoải mái. Tôi mà ngồi thẩm định, tôi sẽ chỉ có mấy gạch đầu dòng đó mà chốt thôi. Tôi dân đen nên chỉ biết thế. Các bác giỏi tự bỏ tiền túi mà làm DSCT 250-300km-350km/h. Ngân sách quốc gia là của tôi một phần. Tôi bỏ phiếu chống.
Chỉnh sửa cuối: