Thực ra cần phân biệt mấy thứ:
1. Việc công bố lịch trình của F0 em nghĩ là đúng (với phương pháp phòng chống Covid-19 của Việt Nam). Việc thông báo thông tin của F0 đến F1, rồi của F1 đến F2, F3 em nghĩ vẫn nằm trong gói giải pháp này. Nhưng thứ này mỗi nước đều có cách triển khai riêng, nhưng không thể vin vào đấy bảo là làm lộ thông tin cá nhân.
2. Việc đem toàn bộ thông tin cá nhân như tên, tuổi, nơi công tác ... không phải chỉ của F0 mà còn của gia đình F0 ... lên mạng bàn tán mới là việc cần lưu ý. Nếu chỉ để chống dịch, thông báo những ai đến quán ăn A, phòng khám B trong khoảng thời gian này, ngày kia em nghĩ là đủ, còn những người tiếp xúc gần sẽ được liên hệ thông tin từ các điều tra dịch tễ. Do đó các tin quá cụ thể kiểu anh Nguyễn Văn N, bao nhiêu tuổi, làm ở cơ quan M, sau khi đi chơi cái này thì làm cái kia ... em nghĩ cũng nên cân nhắc khi đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Ý cụ nói là "làm sao giấu được thông tin cá nhân" là điều em nghĩ xã hội cũng nên thay đổi dần dần. Nhiều bạn đang nghĩ chuyện đăng tin, đăng hình của anh A, chị B, rồi tán ngẫu, chém gió về họ là việc nhẹ nhàng, thoải mái làm mà không có hậu quả gì. Thế nên thông tin truy vết khi chạy đến F1, F2 hay F3 là đã có người đăng vào group, vào FB ... Rồi người khác đăng lại, rồi thoải mái tán ngẫu, nhiều khi thêm thắt một số chuyện không đúng để câu like. Lúc đầu chỉ là một tàn lửa, nhưng sau khi lan truyền rồi thì muốn dập cũng không được. Nếu luật nghiêm thì dần dần những người bị ảnh hưởng có quyền kiện những người đưa tin. Việc đưa tin theo em chỉ nên để người có trách nhiệm làm, chứ cả xã hội đưa tin thì khó kiểm chứng lắm

.