Kịch chắc sẽ càng ngày càng hay, copy từ FB chuyên nâng bi F
Cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường hàng không Việt Nam
Báo Nikkei Asia Review ngày 16/4 có bài viết nhận định về thị trường hàng không Việt Nam đang có sự cạnh tranh gay gắt, với sự xuất hiện của các hãng hàng không giá rẻ.
Theo bài viết, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines mới đây cho biết sẽ niêm yết 1,4 tỷ cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào đầu tháng 5/2019. Đây là một bước đi trong kế hoạch tổng thể giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại hãng này từ 86,1% hiện nay xuống còn 51% vào năm 2020.
Năm 2016, hãng hàng không All Nippon Airways của Nhật Bản đã chi khoảng 108 triệu USD mua lại 8,8% cổ phần của Vietnam Airlines để trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Chính phủ Việt Nam hiện nay giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong ngành hàng không ở mức 30% mặc dù Bộ Giao thông vận tải Việt Nam năm 2018 đã đề xuất nâng tỷ lệ giới hạn này lên 49%.
Năm 2018, Vietnam Airlines đạt doanh thu 96,8 nghìn tỷ đồng (4,17 tỷ USD), tăng 17% so với năm 2017. Lợi nhuận trước thuế tăng 5% lên 3,3 nghìn tỷ đồng. Hãng này đặt mục tiêu đạt doanh thu hợp nhất 112 nghìn tỷ đồng (4,83 tỷ USD) trong năm 2019, tăng 13% so với năm 2018.
Theo đánh giá của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam là thị trường hàng không có tốc độ tăng trưởng thứ 5 trên thế giới. Tính đến năm 2035, dự kiến số lượng hành khách sử dụng hàng không tại Việt Nam sẽ đạt 150 triệu lượt.
Tuy nhiên, theo phân tích của chuyên gia Bao Doan thuộc Công ty chứng khoán SSI, Vietnam Airlines sẽ phải đối mặt với những thách thức trong 2 năm tới.
Sự cạnh tranh khốc liệt với các hãng hàng không giá rẻ, gồm Vietjet và Bamboo Airways, đã khiến Vietnam Airlines đánh mất đáng kể thị phần vốn có.
Tính đến tháng 12/2018, thị phần nội địa của Vietnam Airlines đạt mức 37%, giảm mạnh so với mức 80% năm 2011, thời điểm hãng hàng không giá rẻ Vietjet bắt đầu đi vào hoạt động. Trong khi đó, thị phần của Vietjet nhanh chóng tăng lên mức 48% trong năm 2018, vượt qua Vietnam Airlines để trở thành hãng hàng không có thị phần nội địa lớn nhất.
Bamboo Airways, một hãng hàng không thuộc sở hữu tư nhân khác mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2019, cũng tạo ra một mối đe dọa mới cho Vietnam Airlines.
Tập đoàn FLC, công ty mẹ của Bamboo Airways, vừa nhận được sự chấp thuận của các cổ đông để bơm thêm 700 tỷ đồng vào Bamboo, làm tăng vốn điều lệ của công ty này lên 2.000 nghìn tỷ đồng, để hỗ trợ chiến lược mở rộng của hãng này.
Bamboo gần đây đã công bố sẽ mở các tuyến bay đến Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc trong những tháng tới.
Một số liên doanh hàng không khác tại Việt Nam cũng đang chờ giấy phép bay từ Chính phủ Việt Nam, trong đó có liên doanh giữa AirAsia và Tập đoàn Thiên Minh, và Vietstar Airlines.
Vietravel, công ty du lịch lớn nhất của Việt Nam, cũng cho biết họ đang nỗ lực để sớm thành lập một hãng vận tải để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về du lịch bằng đường hàng không.
Sự cạnh tranh tại thị trường nội địa khiến Vietnam Airlines được cho là đang tập trung vào việc mở rộng ra thị trường nước ngoài với kế hoạch mua máy bay Boeing tầm xa mới để tăng cường mạng lưới quốc tế, bao gồm đường bay thẳng từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Los Angeles hoặc San Francisco vào năm 2020.
Hồi tháng 2/2019, Cơ quan quản lý hàng không liên bang Mỹ (FAA) đã chính thức xếp hạng năng lực giám sát hàng không mức 1 cho Việt Nam, qua đó mở đường cho các hãng hàng không Việt Nam thực hiện các chuyến bay thẳng tới Mỹ. Tuy nhiên, một nguồn tin từ Vietnam Airlines cho biết hãng sẽ nghiên cứu kỹ về nhu cầu của hành khách trước khi khai thác các tuyến bay thương mại trực tiếp giữa hai nước.
Trong năm 2019, Vietnam Airlines chuẩn bị nhận 22 máy bay, trong đó có hai máy bay Airbus A350 và 20 máy bay Airbus A321neo, qua đó tăng quy mô đội bay lên 112 chiếc. (TTXVN)
—-***—-
Áp lực cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt Nam không chỉ diễn ra trên các khía cạnh thị trường, nó còn diễn ra khốc liệt hơn ở phía sau, bằng những tác động chính sách và những kiến nghị không lành mạnh giữa các hãng hàng không với cơ quan quản lí nhà nước.
Hôm nay, 24/4, Tập đoàn FLC, công ty mẹ của Bamboo Airways, vừa gửi công văn tới Bộ GTVT về việc doanh nghiệp "nhặt" được văn bản được cho là từ Vietnam Airlines tố Bamboo Airways giành phi công.
Không những cáo buộc hãng hàng không non trẻ Bamboo “cướp” phi công gây thiệt hại lên đến hàng ngàn tỉ đồng, và ảnh hưởng đến hoạt động hàng không quốc gia, hãng hàng không Vietnam Airlines còn “tố cáo” Bamboo “không chuẩn bị hạ tầng, nguồn lực, và đào tạo phi công”, điều này dẫn đến tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng uy tín quốc gia và các hãng hàng không Việt Nam khác.
Văn bản đóng dấu Mật và được cho là ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc hãng hàng không Quốc gia kí tên. Đại diện Bamboo xác nhận với báo giới về văn bản “nhặt được” có nội dung trên.
Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh ông Dương Trí Thành đang bị dư luận và các đại biểu quốc hội lên tiếng nghi ngờ về quy trình bổ nhiệm ông này lên chức TGĐ hãng HK Vietnam Airlines, sau khi bỏ lại hãng Jetstar bết bát nợ nần hàng ngàn tỉ trong thời gian ông này nắm vị trí Chủ tịch.
Không chỉ Bamboo, cách đây chưa lâu, hãng VietJet cũng có những ý kiến về việc cạnh tranh thiếu lành mạnh của hãng hàng không Quốc gia. Và năm ngoái, nhiều phi công của VietNam Airlines cũng đã phản ứng mạnh mẽ về quy định lao động của hãng đã vi phạm Luật lao động.
Rõ ràng, lợi thế và tính chính danh của hãng Hàng không Quốc gia Vietnam Airlines đang bị lung lay bởi cung cách điều hành cũng như ứng xử của Ban Lãnh đạo đương thời.
Nếu không có sự thay đổi về quan điểm cạnh tranh, việc làm ảnh hưởng uy tín quốc gia cũng như ngành hàng không Việt Nam, không ai khác, lại là chính họ - Vietnam Airlines.