Ngay từ đầu việc tăng vốn điều lệ lên 18 ngàn 500 tỷ thời Quyết còi đã thấy có mùi, vì không có thuyết minh dòng tiền nên thực sự chả ai biết có tiền thật không. Còn phong cách tăng vốn sốc đúng kiểu còi vẫn làm với tất cả các công ty trong hệ thống.
Vì khởi đầu của Vietjet chỉ đăng ký vốn 600 tỷ là đã đủ vận hành và mở rộng mạng lưới, sau đó mới tăng vốn từ từ
Về khoản lỗ thì đọc tạm trên cafeF:
Các số liệu đã công bố cho thấy, đóng góp chính vào khoản lỗ của năm 2022 có tới 12.500 tỷ đồng là trích lập dự phòng phải thu khó đòi, được ghi nhận vào khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bên cạnh đó là 731 tỷ đồng dự phòng đầu tư vào công ty liên kết, được ghi nhận vào chi phí tài chính. Như vậy còn lại khoảng 4.800 tỷ đồng là thực sự lỗ từ hoạt động kinh doanh chính hàng không của công ty.
Tổng giá gốc các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn của Bamboo Airways là hơn 21.700 tỷ đồng. Trong đó, phải thu về cho vay là gần 11.000 tỷ, các khoản phải thu dài hạn khác là 7.900 tỷ đồng. Phần lớn các khoản cho vay, phải thu này đã phát sinh từ trước năm 2022. Do công ty không công bố thuyết minh báo cáo tài chính nên không rõ mục đích cũng như đối tượng của các khoản phải thu này.
Các khoản phải thu không phải là điều khó hiểu duy nhất trên bảng cân đối của Bamboo Airways. Tại thời điểm đầu và cuối năm 2022, công ty có khoản mục chứng khoán kinh doanh trị giá hơn 6.300 tỷ đồng – tức chiếm hơn 1/3 tổng tài sản hiện nay.
Hiện không rõ đây là khoản đầu tư vào tài sản gì và cũng chưa hề phải trích lập dự phòng. Ngoài ra, Bamboo Airways cũng sở hữu một khoản đầu tư bất động sản trị giá 1.400 tỷ đồng.
Như vậy có thể thấy dù có quy mô vốn và tài sản rất lớn, nhưng phần lớn tài sản của Bamboo Airways là các khoản cho vay, đầu tư tài chính, bất động sản… không hoặc có rất ít liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng không của công ty.
Những tài sản này nhiều khả năng liên quan đến quá trình tăng vốn ồ ạt của Bamboo Airways từ 2.200 tỷ vào tháng 9/2019 lên 18.500 tỷ đồng vào tháng 9/2021.
Một lượng lớn cổ phiếu Bamboo Airways hình thành từ quá trình tăng vốn này đã được dùng để thế chấp cho các khoản vay rồi sau đó đã được sang tên cho chủ nợ. Ngân hàng NCB hiện đang lên kế hoạch bán toàn bộ 203 triệu cổ phiếu Bamboo Airways mà ngân hàng này nắm giữ.
Ở phía bên kia của bảng cân đối, vốn chủ sở hữu của công ty đã rơi xuống -836 tỷ đồng trong khi đang phải gánh khoản nợ phải trả hơn 18.800 tỷ.