[Funland] Tổng hợp thông tin tuyến đường sắt Văn Cao - Hòa Lạc

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Hên cho VN là dịp này đồng Yên mất giá nặng, nên các khoản vay ODA của Nhật coi như gỡ gạc được 1 ít.
VN từ nay đến năm 2030, mỗi năm phải trả cho Nhật cỡ gần1 tỷ $/năm. Thời hạn thanh toán các khoản vay cách đây 10-15 năm đã đến hạn thanh toán nợ gốc.
Nhưng phía Nhật họ không muốn lấy tiền về nên lại gạ VN vay lại khoản vay đó cho mục đích khác, do VN tự quyết mục đích sử dụng mà không phụ thuộc vào phía Nhật (kiểu như vay thương mại với lãi suất ưu đãi). Cái này mang tiếng là "ODA thế hệ mới" nhưng thực chất là tiền trả nợ của VN cho Nhật nhưng Nhật không muốn lấy về trong thời điểm đồng Yên mất giá.
Còn khoản vay mới theo điều kiện "ODA thế hệ mới" thì Nhật không đồng ý. 😂😂
Hehe bây giờ Nhật nhận JPY về nước thì lỗ, mà cũng không biết làm gì. JPY Nhật in được.

Trong khi JPY đang giảm rất sâu, nhỡ sau này tăng giá thì giải ngân lúc này biết đâu sau này JPY lại tăng giá dư nợ vay lại cao hơn? Cho nên VN cũng chưa nên vay vội
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Thực ra nếu khéo vẫn chọn được những ngành ODA Nhật theo hình thức STEP, chỉ định nhà thầu nhà chế tạo Nhật vẫn được, ví dụ điện khí LNG sử dụng turbine Mitsubishi. Rẻ hơn GE của Mỹ. (Theo hình thức ODA cho tư nhân vay lại)

 
Chỉnh sửa cuối:

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,081
Động cơ
120,284 Mã lực
Thực ra nếu khéo vẫn chọn được những ngành ODA Nhật theo hình thức STEP, chỉ định nhà thầu nhà chế tạo Nhật vẫn được, ví dụ điện khí LNG sử dụng turbine Mitsubishi. Rẻ hơn GE của Mỹ. (Theo hình thức ODA cho tư nhân vay lại)

Câu hỏi đặt ra với miếng ngon bổ rẻ thì cứ đi mời chào làm còn không hết, cần gì ODA để kích cầu?
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,170
Động cơ
220,470 Mã lực
Cụ biết hội JICA nó cho vay theo điều khoản STEP lãi suất bao nhiêu không? 0,1% kỳ hạn 40 năm. Ân hạn nợ gốc 10 năm đầu.

Thế nên mới phải cân nhắc đấy, nhất là với số tiền đầu tư đường sắt tốc độ cao quá lớn.
Cái này chắc là vài trường hợp đặc biệt thôi. Hôm qua báo GT nói là 1-2%
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
653
Động cơ
39,750 Mã lực
Tuổi
34
Hehe bây giờ Nhật nhận JPY về nước thì lỗ, mà cũng không biết làm gì. JPY Nhật in được.

Trong khi JPY đang giảm rất sâu, nhỡ sau này tăng giá thì giải ngân lúc này biết đâu sau này JPY lại tăng giá dư nợ vay lại cao hơn? Cho nên VN cũng chưa nên vay vội
Khoản để thanh toán nợ năm nay "bị" Nhật cho VN vay lại không kèm điều kiện gì rồi cụ ạ. Sang năm chắc lại quay vòng khoản trả nợ sang năm thôi. Nhật giờ đâu cần tiền Yen đưa về nước đâu.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,772
Động cơ
162,110 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái này chắc là vài trường hợp đặc biệt thôi. Hôm qua báo GT nói là 1-2%
STEP là điều khoản đặc biệt ưu đãi mà. Tuy nhiên phải đánh đổi là điều kiện về vật liệu, nhà thầu...của nước cho vay.

Khoản vay thường thì lãi suất từ 1-3%, đấu thầu quốc tế.

Nhưng các dự án giao thông lớn Việt Nam toàn vay STEP, hoặc là Nhật không mở tín dụng cho các khoản vay thông thường.
 

DIT

Xe điện
Biển số
OF-600754
Ngày cấp bằng
25/11/18
Số km
2,140
Động cơ
184,832 Mã lực
Tuổi
38
Không cũ đâu, chẳng qua anh Vin không lộ diện thôi. Ở cuối tất cả các bài báo viết về dự án này đều có giới thiệu hình thức thực hiện dự án.

Cái metro này NN nên chấp nhận chi tiền nhiều cho vin hoặc ai đó uy tín hợp tác vừa làm vừa mua công nghệ. Cho mấy thằng thầu trong nước làm. Sau này có công nghệ rồi thì spam thoải mái
 

Manhlinh678

Xe hơi
Biển số
OF-813602
Ngày cấp bằng
4/6/22
Số km
136
Động cơ
970 Mã lực
Tuổi
32
Mới nghiên cứu tiền khả thi cụ cứ bình tĩnh, Tuyến 2 Nam Thăng Long Trần Hưng Đạo phê duyệt từ 2008 sau bao lần điều chỉnh, nắn đường, nắn ga, rồi tăng vốn các kiểu còn chưa thấy triển khai. Càng dự án trọng điểm mỗi lần điều chỉnh càng lâu, qua ban, qua UBND, HĐND, các bộ, chính phủ, quốc hội, chờ đến kì họp của các bác đã hết hơi rồi, nên cụ cứ xác định có làm thì nhanh cũng phải 10-15 năm nữa mới xong
 

đen_đá

Xe buýt
Biển số
OF-540872
Ngày cấp bằng
9/11/17
Số km
717
Động cơ
185,229 Mã lực
Nhiều dự án trọng điểm dễ làm còn đang chả xong được, nói gì cái chuyện xa vời. Trình độ quản lý thì ko có, đơn giản do chất xám ko có đất sống trong khu vực dịch vụ công, hành chính Nhà nước.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,870
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Sau chuỗi 3 bài thì Báo Giao Thông đã save the best for last, gợi mở ở bài cuối cùng đây. Vậy có thể là chiêu lườm rau gắp thịt rồi. Đề xuất cho Tp HCM nghiên cứu và HN áp dụng cái PDP trước cho tuyến Văn Cao Láng Hòa Lạc.

1 là: Không dùng vốn ODA làm cơ sở để phát triển hạ tầng đường sắt.
2 là: Vốn nội là chìa khóa và nhà thầu trong nước phải là Tổng thầu.

Vốn nội bằng cách nào:
- TOD và đấu giá từ đất từ mô hình này
- Phát hành trái phiếu công trình
- các nguồn khác: trái phiếu, cổ phần, công trái.... và cuối cùng là vay nước ngoài

Từng bước nội địa hoá
Từ bài học của metro số 1, GS.TS Hà Ngọc Trường cho rằng cần rút kinh nghiệm ngay từ tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương.
Thành phố cần sử dụng nội lực trong nước để làm dự án, tránh phụ thuộc nước ngoài. Nguồn vốn có thể huy động nhà đầu tư trong nước bằng mô hình TOD, hoặc nếu có vay vốn nước ngoài cần xem kỹ các điều khoản, tránh phụ thuộc công nghệ.
“Các nhà thầu trong nước phải là tổng thầu, những thiết bị như đường ray, tàu… có thể nhập từ nước ngoài. Nhân lực có thể tự đào tạo trong nước từ kinh nghiệm của các tuyến trước”, ông Trường nói.

Theo PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển GTVT Việt Đức, tất cả đô thị có đường sắt phát triển trên thế giới đều không dựa vào ODA. Thay vào đó, chính quyền các nước dựa trên nguyên tắc “lấy đô thị nuôi đô thị”, tạo ra giá trị thặng dư.

Nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, nhưng vay vốn ODA để làm metro không còn là cách làm “khôn ngoan”.
Thay vào đó, mô hình TOD được xem là cách làm mới mới mang tính chiến lược để huy động nguồn lực xã hội. TOD (Transit Oriented Development) được hiểu là lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư.

 
Chỉnh sửa cuối:

KeanuR

Xe tăng
Biển số
OF-493813
Ngày cấp bằng
2/3/17
Số km
1,931
Động cơ
230,433 Mã lực
Tuổi
37
Sau chuỗi 3 bài thì Báo Giao Thông đã save the best for last rồi, gợi mở ở bài cuối cùng đây. Vậy có thể là chiêu lườm rau gắp thịt rồi. Đề xuất cho Tp HCM nghiên cứu và HN áp dụng cái PDP trước cho tuyến Văn Cao Láng Hòa Lạc.

1 là: Không dùng vốn ODA làm cơ sở để phát triển hạ tầng đường sắt.
2 là: Vốn nội là chìa khóa và nhà thầu trong nước phải là Tổng thầu.

Vốn nội bằng cách nào:
- TOD và đấu giá từ đất từ mô hình này
- Phát hành trái phiếu công trình
- các nguồn khác: trái phiếu, cổ phần, công trái.... và cuối cùng là vay nước ngoài

Từng bước nội địa hoá
Từ bài học của metro số 1, GS.TS Hà Ngọc Trường cho rằng cần rút kinh nghiệm ngay từ tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương.
Thành phố cần sử dụng nội lực trong nước để làm dự án, tránh phụ thuộc nước ngoài. Nguồn vốn có thể huy động nhà đầu tư trong nước bằng mô hình TOD, hoặc nếu có vay vốn nước ngoài cần xem kỹ các điều khoản, tránh phụ thuộc công nghệ.
“Các nhà thầu trong nước phải là tổng thầu, những thiết bị như đường ray, tàu… có thể nhập từ nước ngoài. Nhân lực có thể tự đào tạo trong nước từ kinh nghiệm của các tuyến trước”, ông Trường nói.

Theo PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển GTVT Việt Đức, tất cả đô thị có đường sắt phát triển trên thế giới đều không dựa vào ODA. Thay vào đó, chính quyền các nước dựa trên nguyên tắc “lấy đô thị nuôi đô thị”, tạo ra giá trị thặng dư.

Nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, nhưng vay vốn ODA để làm metro không còn là cách làm “khôn ngoan”.
Thay vào đó, mô hình TOD được xem là cách làm mới mới mang tính chiến lược để huy động nguồn lực xã hội. TOD (Transit Oriented Development) được hiểu là lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư.

E rất ủng hộ phương án này, Nhật TQ Hàn thậm chí cả Pháp đã rất mất uy tín ở Metro HN SG chúng ta phải thay đổi cách làm
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,870
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
E rất ủng hộ phương án này, Nhật TQ Hàn thậm chí cả Pháp đã rất mất uy tín ở Metro HN SG chúng ta phải thay đổi cách làm
E nghĩ đây là cách hay nhất, éo phụ thuộc bố con thằng Tây Tàu nào cả. Giờ kiếm đc doanh nghiệp nội tử tế mà làm thôi.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,170
Động cơ
220,470 Mã lực
thấy ông Đèo cả hình như hợp tác với Đại học giao thông để phát triển đường sắt, có cụ nào khuyến nghị mua cp không?! :D
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,870
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
thấy ông Đèo cả hình như hợp tác với Đại học giao thông để phát triển đường sắt, có cụ nào khuyến nghị mua cp không?! :D
Với đầu tư ck thì phải ra ngô ra khoai mới xuống tiền cụ ơi.Giờ còn mông lung ntn mua vội làm gì.
 

KeanuR

Xe tăng
Biển số
OF-493813
Ngày cấp bằng
2/3/17
Số km
1,931
Động cơ
230,433 Mã lực
Tuổi
37
E nghĩ đây là cách hay nhất, éo phụ thuộc bố con thằng Tây Tàu nào cả. Giờ kiếm đc doanh nghiệp nội tử tế mà làm thôi.
E nghĩ các cụ nhà mình sau vụ Metro HN SG cũng nhìn ra dc bộ mặt thật của Made Japan China ntn rồi, thế nên đường cao tốc BN mới không có đơn vị ngoại nào được lao vào làm (mỗi VN HQ tự làm cao tộc BN)
Từ những tín hiệu tích cực đó, nên khả năng cao sẽ đổi HLV ở các dự án tiếp theo là DN nội
Thực sự mà nói nếu k có Cát linh HĐ, Bến Thành Suối Tiên mà cao tốc BN giao cho nhà thầu ngoại thì có lẽ VN phải trả 1 cái giá tiền cao hơn nhiều hiện tại với tiến độ tính bằng thập kỷ
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,870
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
E nghĩ các cụ nhà mình sau vụ Metro HN SG cũng nhìn ra dc bộ mặt thật của Made Japan China ntn rồi, thế nên đường cao tốc BN mới không có đơn vị ngoại nào được lao vào làm (mỗi VN HQ tự làm cao tộc BN)
Từ những tín hiệu tích cực đó, nên khả năng cao sẽ đổi HLV ở các dự án tiếp theo là DN nội
Thực sự mà nói nếu k có Cát linh HĐ, Bến Thành Suối Tiên mà cao tốc BN giao cho nhà thầu ngoại thì có lẽ VN phải trả 1 cái giá tiền cao hơn nhiều hiện tại với tiến độ tính bằng thập kỷ
Em nghĩ bản chất cũng là câu chuyện vốn. Khi mà tự chủ về vốn thì dễ quyết định hơn. Thoải mái thuê Tây Tàu làm cho mình. Mấy cái dự án ODA hiện tại đã xong và đang làm đều dựa hẳn vào vốn ODA nên phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của thằng cấp vốn. Suất đầu tư đắt rẻ, nhà thầu nào, các phí bảo hiểm.v.v. nó quyết hết nên đành chịu. Giờ tự xoay được vốn rồi mua/thuê nước ngoài nào chào công nghệ, chi phí, tiến độ hợp lý nhất mà làm thôi, phần nào trong nước tự chủ đc thì làm hết trong nước. Lúc đó thì nhanh chẳng kém mấy cái tuyến cao tốc Bắc Nam đang làm hiện giờ. Cái Bến Lức Long Thành có 57km mà làm từ 2014 tới giờ còn chưa xong và đang khởi động lại. Giả dụ mà có cơ hội đập đi xây mới khéo trong nước tự làm từ bây giờ chắc xong trong vòng 2 năm rồi.

 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,170
Động cơ
220,470 Mã lực
Để DN nội làm thì bình thường, nhưng lần này tố ODA tới bến, chắc là ai đó vẫn muốn dùng ODA để không ảnh hưởng ngoại giao. >:)
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,371
Động cơ
80,607 Mã lực
Để DN nội làm thì bình thường, nhưng lần này tố ODA tới bến, chắc là ai đó vẫn muốn dùng ODA để không ảnh hưởng ngoại giao. >:)
Vẫn ODA cho phần thiết bị thôi, Nhà cung cấp thiết bị đưa ra thiết kế cơ sở, nhà thầu trong nước thiết kế bản vẽ thi công.
Cái này tư nhân đang làm rất tốt, cái vướng của công trình vốn ngân sách là lấy thiết kế và dự toán làm kim chỉ nam cho hợp đồng, rất khó thay đổi và phát sinh tăng hay giảm. Thậm trí còn bị các cơ quan thanh tra kiểm toán, điều tra vào đòi thịt vì chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã làm.
Bảo vệ người làm đúng, không tư lợi cá nhân thì mới khá lên được
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,242
Động cơ
504,574 Mã lực
Sau chuỗi 3 bài thì Báo Giao Thông đã save the best for last, gợi mở ở bài cuối cùng đây. Vậy có thể là chiêu lườm rau gắp thịt rồi. Đề xuất cho Tp HCM nghiên cứu và HN áp dụng cái PDP trước cho tuyến Văn Cao Láng Hòa Lạc.

1 là: Không dùng vốn ODA làm cơ sở để phát triển hạ tầng đường sắt.
2 là: Vốn nội là chìa khóa và nhà thầu trong nước phải là Tổng thầu.

Vốn nội bằng cách nào:
- TOD và đấu giá từ đất từ mô hình này
- Phát hành trái phiếu công trình
- các nguồn khác: trái phiếu, cổ phần, công trái.... và cuối cùng là vay nước ngoài

Từng bước nội địa hoá
Từ bài học của metro số 1, GS.TS Hà Ngọc Trường cho rằng cần rút kinh nghiệm ngay từ tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương.
Thành phố cần sử dụng nội lực trong nước để làm dự án, tránh phụ thuộc nước ngoài. Nguồn vốn có thể huy động nhà đầu tư trong nước bằng mô hình TOD, hoặc nếu có vay vốn nước ngoài cần xem kỹ các điều khoản, tránh phụ thuộc công nghệ.
“Các nhà thầu trong nước phải là tổng thầu, những thiết bị như đường ray, tàu… có thể nhập từ nước ngoài. Nhân lực có thể tự đào tạo trong nước từ kinh nghiệm của các tuyến trước”, ông Trường nói.

Theo PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển GTVT Việt Đức, tất cả đô thị có đường sắt phát triển trên thế giới đều không dựa vào ODA. Thay vào đó, chính quyền các nước dựa trên nguyên tắc “lấy đô thị nuôi đô thị”, tạo ra giá trị thặng dư.

Nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, nhưng vay vốn ODA để làm metro không còn là cách làm “khôn ngoan”.
Thay vào đó, mô hình TOD được xem là cách làm mới mới mang tính chiến lược để huy động nguồn lực xã hội. TOD (Transit Oriented Development) được hiểu là lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư.

Theo ý kiến cá nhân em sau khi đọc các bài viết về TOD trên báo, hiện nay VN chưa có ai hiểu thực sự TOD.

TOD nó phải đi với một chính sách hơi độc tài hoặc khắt khe về phương tiện cá nhân thì mới có cơ sở thực hiện. Chỉ là cơ sở thôi nhé, chứ muốn thực hiện TOD ở VN không hề dễ.
Ví dụ tương đương thì Bangkok, Manila, Jakarta,... thậm chí Thượng Hải sấp mặt vì TOD rồi. Mấy người nói về thực hiện TOD ở VN trên báo chỉ là đếm cua trong lỗ, họ chưa hình dung TOD phải thực hiện như thế nào đâu (chính sách, quy hoạch, thiết kế, lộ trình, hợp đồng, loại hình,...).

Em ví dụ HN làm con BRT xong nhăm nhe TOD ở đường Lê Văn Lương (tăng hệ số sử dụng đất). Kết quả tắc đường như thế nào các cụ đã thấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top