- Biển số
- OF-572365
- Ngày cấp bằng
- 4/6/18
- Số km
- 4,384
- Động cơ
- 21,238 Mã lực
Lúc nào Nga China chả là tội đồ kẻ cơ hội không chuẩn mực...1 màu của TT phương tây bao nhiêu năm nay rùi.Một góc nhìn rộng hơn về vấn đề vaccine để các cụ rộng đường dư luận. Cá nhân em đồng tình với quan điểm này.
THUỐC NGA VÀ VACCINE NGA
Thời bao cấp thuốc của các nước Đông Âu tràn ngập thị trường, do người đi học tập và lao động bên đó “đánh” về. Người dân vô tư buôn bán trao tay thuốc Liên Xô, Hungary, Bungary... là những nước có nhiều truyền thống trong việc sản xuất dược phẩm. Hồi đó thuốc “tư bản” thì giá tính bằng chỉ vàng, mấy liều “lanh-cô-xin” ai còn nhớ được giá cả thì biết...
Sau khi Liên Xô tan rã, còn ngành y dược của nước ta phát triển dần lên, ngày nay tuy dân tình vẫn còn “đánh” hàng bên đó về, nhưng cũng khá là ít, lại đa số là thực phẩm chức năng. Chứ nếu vào hiệu thuốc hay bệnh viện mà xem, có đốt đuốc cũng chả tìm thấy viên thuốc, ống tiêm nào sản xuất tại Nga (hay Trung Quốc cũng vậy). Không phải vì 2 cường quốc ấy chẳng làm được loại thuốc nào cho nên hồn, hay Việt Nam ta đã quá sành điệu để chỉ dùng hàng “tư bản”, mà có căn nguyên của nó...
Nhiều cơ sở sản xuất dược của nước ta đang cố gắng phấn đấu đạt chuẩn “GMP” (viết tắt tiếng Anh của “good manufacturing practice”) — đơn giản đó là yêu cầu về việc tổ chức sản xuất và kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất các loại thuốc dành cho người và thú y (ta dịch là “quản lý dược nghiêm ngặt” hay “thực hành tốt sản xuất” gì đấy, ý tại ngôn ngoại...). Các tiêu chuẩn này được đưa ra tại Mỹ năm 1963. Đến năm 1967 thì WHO mới đưa ra nghị quyết cần sớm thống nhất tiêu chuẩn cho thuốc và quá trình sản xuất thuốc. 1969 WHO mới đưa ra khuyến cáo cho các thành viên áp dụng tiêu chuẩn quốc tế chung...
Trong thời gian đó Liên Xô đưa ra nghị định PTM64-7-81-71 (năm 1974) về “Đòi hỏi chung cho sản xuất và kiểm soát chất lượng GLC” – đây là một dạng tiêu chuẩn GOST của Liên bang cho ngành dược. Trước khi tan rã năm 1991 Liên Xô còn kịp đưa ra “Nguyên tắc tổ chức sản xuất và kiểm soát chất lượng dược phẩm” (GMP). Tất nhiên trong thời gian chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang này không hy vọng gì được hai khối đối đầu Đông và Tây lại thống nhất gì được về tiêu chuẩn y tế nào cả...
Liên Xô tan rã xong còn lắm chuyện để lo, cho đến 2005 Putin mới “sờ” đến vụ GMP này – thực ra là do các nhà sản xuất dược của Nga bức xúc muốn thay đổi tiêu chuẩn trong nước để có thể hòa nhập với quốc tế (xin nhớ khi đó Nga còn chưa vào WTO nhé). Lúc này GMP đã có 140 nước công nhận và tuân thủ khi cấp chứng chỉ cho thuốc, trong đó có Việt Nam thì phải (nhưng còn lâu các cơ sở sản xuất của Việt Nam mới đáp ứng các tiêu chuẩn này). WHO cử đoàn kiểm tra, tại Nga khi đó chỉ có 3 nhà máy là đạt chuẩn GMP, còn lại phải cải tiến dây chuyền sản xuất rất nhiều, và thay đổi đòi hỏi nhiều chi phí nhất là “phân xưởng sản xuất sạch”. Tất nhiên điều này cũng không quá khó, nhất là đối với các nhà máy đầu tư mới, nhưng khó nhất là “được công nhận” – phương tây tất nhiên không muốn Nga có chung một hệ thống GMP với mình (mà các tập đoàn dược phương tây là chúa chùm trong việc lobby chính trị) – thế nên đến 2013 dù Nga có thông qua nghị định N916 – thực tế là bản dịch nguyên văn các quy tắc GMP của EU - thì cũng vẫn chưa ai vội vàng công nhận các tiêu chuẩn dược này của Nga cả! (Ngay cả giữa EU, Mỹ cũng có những chênh lệch, đến 2017 hai bên mới ký Hiệp ước về công nhận lẫn nhau các kiểm nghiệm của các nhà sản xuất dược chất theo tiêu chuẩn GMP). Tức là phương tây cố duy trì lượng thuốc bán vào Nga tối đa và hạn chế hết mức việc xuất khẩu dược phẩm Nga. Lợi nhuận (của các tập đoàn dược toán cầu) là trên hết!
Nga bị cấm vận kinh tế, dầu hạ giá... lúc đó ngành dược mới được quan tâm hơn một chút, từ mức xuất khẩu vài trăm triệu đô la/năm Nga đặt mục tiêu trong vòng 3 năm tăng lượng thuốc xuất khẩu lên 5 lần! Các thị trường truyền thống nhập thuốc Nga nhiều nhất là: Ucraina, Uzbekistan, Nigeria, Latvia, Litva... Và mấy năm cuối có Nhật và Trung Quốc “phá lệ” bằng cách đàm phán song phương để thống nhất một số tiêu chuẩn, để nhập nhanh về những loại thuốc mà Nga có ưu thế và khả năng cung cấp: các loại thuốc chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và một số loại thuốc mới, đặc trị... Chẳng ở đâu ta thấy có tên Việt Nam cả!
Đơn giản thôi, Việt Nam “hòa nhập” rất giỏi, phát triển ngành y theo hướng quốc tế hóa (tức là nghe theo dẫn dắt của các tập đoàn dược phương tây), xây dựng hệ thống pháp luật nặng về copy & paste. Trích nguyên văn điều kiện nhập khẩu thuốc: “Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm (CPP), giấy chứng nhận lưu hành tự do (FSC), giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP).
... Trường hợp không có CPP của các nước xuất xứ nêu trên, chỉ chấp nhận CPP của thuốc đó do cơ quan có thẩm quyền của một trong các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Canada hoặc của cơ quan thẩm định, đánh giá các sản phẩm y tế của Châu Âu - EMEA cấp”.
(Có ai nhớ vụ thuốc giả VN Pharma từ Ấn Độ, tại sao lại lấy chứng chỉ sản xuất ở Canada, mà không làm giấy tờ sản xuất ở Nga “cho dễ” không?)
Cái này cũng như mọi điều trên đời, có mặt hay, mặt dở. “Hay” thì ở chỗ “đố mày thấy sai được chỗ nào” – chỉ có đúng trở lên! Dở là ta tự giảm lựa chọn của người bệnh Việt Nam xuống: một nước nghèo như Việt Nam có thể mua được thuốc của Đức và Mỹ, Hung và Bungary, Ấn Độ và Thái Lan, nhưng chắc chắn không mua công khai được viên thuốc, ống tiêm, bài thuốc nào của Nga và Trung Quốc! Về lý thuyết là vẫn có thể, nếu tập đoàn sản xuất thuốc nào của Nga chấp nhận vào Việt Nam thử nghiệm lâm sàng rất kéo dài, và lobby trên các điều kiện không cân bằng so với các hãng dược phương tây khác... nhưng thực tế là chưa/không có “thằng Nga” nào dại dột làm chuyện đó, với cái thị trường khá bé và đã đi sau 30 năm rồi. Nói như các bạn trẻ bây giờ là “Nga nó next thẳng tay!”. Túm lại Việt Nam (với nền dược phẩm khá “có mức độ” này) đang thẳng tay cấm vận 2 ông lớn là Nga và Tàu...
Điều này có khắc phục được không, xin thưa là khá đơn giản thôi! Bao năm nay Nga với Việt Nam có lịch họp Tiểu ban liên chính phủ mỗi năm đôi lần, nếu hai phía đề cập tới vấn đề này và đều có thiện chí giải quyết, kiểu như Mỹ với EU nói trên, “công nhận lẫn nhau” một số điều, thì nhanh thôi! Nhưng Bộ Y tế và Cục Dược của chúng ta thì “trăm công nghìn việc” chắc chả muốn lo thêm chuyện gì nữa, và còn có ai nhớ được cái Tiểu ban này lo được việc gì cụ thể chưa (theo tôi là có, nhưng mình chả nhớ được, kỳ lạ thật...)?!
Thế rồi Covid toàn cầu, thế rồi Nga có vaccine, xin miễn bình luận là vaccine của Nga có tốt hay không, mỗi người một “gu”, còn so sánh thì so với vaccine nào bây giờ? Tôi chỉ biết chắc chắn trong thời gian tới đừng hòng Việt Nam nhập khẩu về được theo đường chính ngạch, dù chỉ một liều! Hoặc ta phải xắn tay áo lên, thay đổi nhanh một số điều gì đó, hoặc lại “ngạo nghễ” chờ vaccine khác, trong đó có cả của chúng ta...
Ghi chú: theo lời người chế tạo ra vaccine Nga, thì họ bắt đầu từ tháng 2/2020, trước đó có 3 năm đã liên tục nghiên cứu thuốc chống “virus hội chứng hô hấp Trung Đông MERS” của dịch năm 2012-2013 (WHO chỉ công nhận chính thức “coronavirus” SARS-CoV-2 vào tháng 3/2020). Theo các chuyên gia đánh giá thì đó là một giải pháp thiên tài (và như mọi điều thiên tài, đều vô cùng đơn giản!). Nhưng tác giả thì coi đó là chuyện hiển nhiên, nguyên văn ông gọi đó là “copy& paste” và chỉ làm trong vòng 14 ngày là xong, sau đó chỉ còn là thủ tục thử nghiệm! Chả có trăn trở nung nấu quái gì cả...
Bonus: thêm mấy lời về WHO. Hiện nay Trung Quốc đã thao túng được không chỉ tổ chức này, mà hầu hết các tổ chức liên quan đến “chuẩn hóa” của thế giới! Và WHO sẽ từng bước đưa vào các tiêu chuẩn y dược của Trung Quốc hiện nay (ai đã từng qua TQ thì biết, ngành y dược Trung Quốc khác hẳn phần còn lại của nhân loại). Cũng giống mọi điều trên đời, các này cũng có mặt “hay”, mặt “dở”... Chứ không phải Tàu thao túng WHO để đưa ra mấy cái khuyến cáo nhăng nhít kiểu “đừng đeo khẩu trang” đâu! Thế nên đâu phải ngẫu hứng mà Trump nện WHO mạnh tay đến như vậy... Về WHO và vaccine của Nga, liệu có "thiên tài" thật không - xin ứng 1111 like sẽ viết tiếp!
Chả có gì lạ....khi nào phương tây khen mới kinh.