Các cụ đọc bài báo này hay phết: ))
Là một công ty đã sở hữu nhiều bằng sáng chế tại Mỹ, có nhiều sản phẩm công nghệ cao bán cho các hãng dược phẩm, nghiên cứu y sinh lớn trên thế giới, nhưng khi tiếp cận thị trường trong nước, người Việt lại không tin vào Phusa, dù là với sản phẩm hết sức cơ bản.
tiasang.com.vn
Những tưởng con đường vào thị trường Việt Nam sẽ dễ dàng, nhưng không. Ông Nam nhiều lần chia sẻ với phóng viên Báo Khoa học và Phát triển trong cuộc trò chuyện rằng: “Nước ngoài họ rất nể Phusa còn trong nước họ coi thường Phusa”. Phần lớn các nhà nghiên cứu có quan niệm khác với chị Hải Hà, nếu không muốn nói là ngược lại. Họ e ngại chất lượng sản phẩm sản xuất ở Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm khoa học công nghệ.
Việc nghiên cứu đã hoàn thành từ tháng 10 năm ngoái, nhưng đã tám tháng trôi qua kể từ khi xin giấy phép, Bộ Y tế vẫn chưa cấp chứng nhận cho hệ thống xét nghiệm của Phusa. Đã ba lần trả lời công văn của Bộ Y tế, mỗi lần, cách nhau vài tháng, lại yêu cầu bổ sung hồ sơ theo một cách khác nhau, công ty này vẫn thấp thỏm chờ đợi. “[Đề tài về COVID-19] đã chiếm hết toàn bộ nhân lực của công ty” – Anh Đào, nhân viên phòng kinh doanh của Phusa Biochem cho biết.
Không chỉ Phusa sốt ruột, vào tháng ba vừa qua, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có công văn xin phép Bộ Y tế để sử dụng máy Spot check của Phusa để “phục vụ sàng lọc, tầm soát virus Sars-CoV-2 trong cộng đồng và người có nguy cơ cao” nhất là khi máy xét nghiệm Real-time PCR được tài trợ của tỉnh này hiện đang hết sinh phẩm.
Sau lần thứ ba trả lời Bộ Y tế, Phusa vẫn tiếp tục hi vọng “nhờ đề tài này mà có được chứng nhận của cơ quan quốc gia là máy hoạt động đúng như mình nói, thì mình có thể dùng cái này là bằng cớ để đi tới”.