Làm gì để hoàn thiện thị trường vốn Việt Nam?
Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) giới thiệu khái niệm sáu chữ I như sau:
1. Thể chế: Intitutions
2. Hạ tầng: Infrastruture
3. Bên phát hành: Issuers
4. Nhà đầu tư: Investors
5. Tổ chức trung gian: Intermediators
6. Công cụ: Instruments
Đây là 6 yếu tố nền tảng của thị trường vốn.
Thứ nhất là Thể chế. Ở đây, cần nói đến những thể chế tạo ra chính sách, ban hành quy định, thực hiện chức năng giám sát và thực thi hiệu lực. Quy định không nên quá chặt chẽ làm cản trở sự phát triển của thị trường, nhưng cũng không nên quá lỏng lẻo để những cá nhân xấu và tác nhân xấu trên thị trường lợi dụng trục lợi một cách cách không công bằng. Giám sát hiệu quả và thực thi hiệu quả chính là chìa khóa.
Thứ hai là Hạ tầng. Chìa khóa ở đây là giao dịch và thanh toán hiệu quả và an toàn. Thị trường cần nền tảng để thu thập và chia sẻ thông tin một cách đáng tin cậy kịp thời và đáng tin cậy, bao gồm thông tin về chứng khoán, doanh nghiệp, giá cả và giao dịch…. Điều đó khiến cho thị trường trở nên minh bạch hơn; và là điều kiện cần để thị trường hoạt động hiệu quả. Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tổ chức đánh giá định mức tín nhiệm là một phần quan trọng của hạ tầng thông tin. Đánh giá định mức tín nhiệm nên được thúc đẩy ở Việt Nam.
Ba yếu tố tiếp theo là Bên phát hành, Nhà đầu tư và Tổ chức Trung gian.
Đối với Bên phát hành, chính sách cần tạo thuận tiện cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, dù lớn dù nhỏ, là doanh nghiệp nhà nước hay dân doanh, là công ty đại chúng hay tư nhân, đều có thể huy động vốn trên thị trường vốn thông qua các kênh phù hợp, một cách lành mạnh, an toàn, hiệu quả. Họ đều là bộ phận của các thị trường vốn.
Nhà đầu tư chính là máu đưa ô-xy đến các bộ phận của thị trường. Bảo vệ nhà đầu tư là ưu tiên hàng đầu trong các quy định về chứng khoán. Nhà đầu tư cần được giáo dục. Nhưng chúng ta cũng nên ghi nhận rằng không phải tất cả các loại chứng khoán đều phù hợp với mọi nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư cá nhân. Một số loại chứng khoán, ví dụ như trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, cần được duy trì trong thị trường chuyên nghiệp hoặc đòi hỏi trình độ cao hơn.
Định nghĩa về nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể đượcthắt chặt, để ngăn ngừa các nhà đầu tư thiếu kiến thức và kỹ năng phân tích mua chứng khoán mà thực sự không phù hợp với họ. Thông thường các quỹ đầu tư hoặc quy tín thác, có vai trò hữu ích để tập hợp các khoản tiết kiệm và đầu tư chúng một cách chuyên nghiệp. Đưa định mức tín nhiệm vào cân nhắc khi ra quyết định đầu tư cũng là yếu tố rất quan trọng. Chính phủ có thể cân nhắc về áp dụng định mức tín nhiệm vào các quy định về đầu tư của quỹ bảo hiểm, hưu trí và quỹ tương hỗ.
Liên quan đến các Tổ chức Trung gian: trung gian chứng khoán là một hoạt động đòi hỏi phải được cấp phép và giám sát chặt chẽ. Các tổ chức trung gian khác nhau có vai trò khác nhau, ví dụ môi giới chứng khoán không được nhận tiền gửi kỳ hạn, đại diện bán của ngân hàng không thể bán chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) cho khách hàng. Những người này phải được cấp phép hành nghề, họ phải tuân thủ chuẩn mực hành vi tốt và chịu trách nhiệm giải trình về bất kỳ sai phạm nào.
Yếu tố cuối cùng là Công cụ. Hiểu được các công cụ khác nhau là chìa khóa để ban hành chính sách.
Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chào bán đại chúng và thị trường phát hành riêng lẻ có sự khác biệt. Trên thị trường chào bán đại chúng, các cấp có thẩm quyền cần tiếp tục hài hòa quy trình phê duyệt phát hành và niêm yết trái phiếu, để thủ tục trở nên nhanh hơn. Nên khuyến khích các doanh nghiệp tốt tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp đại chúng sẽ giúp họ tiếp cận mạng lưới các nhà đầu tư rộng hơn.
Liên quan đến chính sách về thị trường phát hành riêng lẻ, nhu cầu đặt ra là cần thắt chặt các quy tắc về nhà đầu tư chuyên nghiệp, sao cho không hạn chế các doanh nghiệp tham gia.....