Các bác phải hiểu thêm về kinh tế và cách điều hành một nền kinh tế hiện đại mới được.
Ta sẽ bắt đầu bằng ví dụ như này. Cách đây 10 năm các bác vay 1 tỷ để mua một bất động sản. Nay giá thị trường của nó là 3 tỷ, trong khi phần vốn vay ban đầu sẽ phải trả 2 tỷ để thanh toán cả gốc và lãi. Lãi ròng 1 tỷ, đúng chưa? Vay có phải là xấu đâu.
Tại sao tất cả các quốc gia đều vay nợ, trừ Zimbabwe vì chả ai cho họ vay cả? Tôi ví dụ bằng năm cụ thể luôn cho dễ nói. Vì thu của năm 2021 không đủ để chi cho năm 2022. Để đối phó với thực tế ấy thì cách thức nông văn dền nhất là tăng thu, giảm chi. Oánh thuế các loại cao lên, trong khi cắt giảm chi tiêu cho giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, và cắt các gói kích thích, hỗ trợ doanh nghiệp, trợ cấp ổn định kinh tế v.v. Kết quả tất yếu sẽ là nhân dân rên xiết, doanh nghiệp rên xiết và ít lâu sau sẽ chả còn gì để mà thu nữa. Cả nền kinh tế, thậm chí chế độ chính trị sẽ sụp đổ.
Cho nên người ta vay để có thể duy trì được các chính sách kinh tế, xã hội, đường lối mà xét ra thấy có lợi. Miễn là tốc độ phát triển kinh tế, tôi nói cụ thể là đo bằng tốc độ tăng GDP vẫn cao hơn tốc độ tăng vay nợ, là bài toán này thắng nhé các bác. Ví dụ năm 2021 vay 4%, năm 2022 vay 5%, vậy là tăng 1% thế nhưng GDP của năm 2022 lại tăng 2% so với năm 2021 ==> vậy là thắng nhé
Tôi nghĩ không phải tất cả ĐBQH đều hiểu được điều này (các nhà báo càng kém, không hiểu được đâu), nhưng những người như ông Huệ chắc là hiểu, cho nên đôi khi đọc báo nghe đài thấy ĐBQH tranh luận, chất vấn như mổ cò những vấn đề rất ngô nghê nhưng cuối cùng, QH vẫn đưa ra những quyết định mà theo tôi là tốt trong hoàn cảnh.
À còn vấn đề nữa là lạm phát. Cái này rất thú vị. Lạm phát thực chất làm giảm nợ của các quốc gia và qua thời gian dài, nó làm giảm nợ một cách đáng kể. Mỗi năm 2% chẳng hạn, sau 10 năm trả nợ thì thực chất món nợ đã giảm giá 20% rồi còn gì