Em tiêm mũi 1 astrazenka cũng đc 3 tuần rồi, khật khừ phản ứng phụ mất 2 hôm sau tiêm; giờ ngon rồi
Với các bộ môn nghệ thuật truyền thống thì nước nào cũng phải dùng tiền của nhà nước tài trợ cụ ạ. Các nước giàu họ chi rất nhiều để gìn giữ và phát triển các môn nay nên nghệ sỹ họ đủ sống để làm nghề.Có cụ nào biết ở nước ngoài, VD như Mỹ hoặc các nước châu Âu, các nghệ sĩ biểu diễn các môn nghệ thuật truyền thống tương tự như hát kịch, múa rối nước, xiếc...thì nhà nước có cấp lương cho họ ko nhỉ?
Ai chả đói. Nhâm viêm em nghỉ cả tháng rồi đây, ngoài lương cứng dn trả thì làm gì có gì. DN đã xin giúp gì đâu mà đội son với phấnđi xin xỏ. Thiệt chứ em thấy lấy tiền ngân sách chu cấp cho hội nghệ sỹ với hội nhà văn...là xàm nhất.Đúng là họ đói thật. Trừ vài trường hợp ngoại lệ có nguồn thu ngoài...![]()
Họ tài trợ thế nào? Là chia đều theo lương, nuôi hàng tháng hay theo cách anh trình tác phẩm hay tôi mới trả tiền?Với các bộ môn nghệ thuật truyền thống thì nước nào cũng phải dùng tiền của nhà nước tài trợ cụ ạ. Các nước giàu họ chi rất nhiều để gìn giữ và phát triển các môn nay nên nghệ sỹ họ đủ sống để làm nghề.
Còm trước em cũng nói rồi , trừ các nghệ sỹ có tên tuổi thì ko lo chết đói thôi chứ vẫn nhiều người vất vả lắm cụ ạ . Nhất là dạy cho học sinh học theo phong trào , học cho biết thì lấy đâu ra tiềnBẩm, dạy tại nhà hay những trung tâm có uy tín ở Saigon bác ạ!
Những nghệ sĩ kiêm giảng viên này mà trả dưới 500k/giờ thì đừng có mà mơ họ dạy nhé!
Thà là họ dạy không lấy tiền cho người tử tế có năng khiếu.
Nghệ sĩ cũng có đẳng cấp và lòng tự trọng các bác ạ!
Các bác biết Cellist lớn tuổi đã nghỉ hưu kia là ai và con ai không? Quý nữ của V.Đ.H, "thư ký đặc biệt" cấp nhà nước mà duy nhất đấy. Trứng rồng lại nở ra rồng mà!
Họ có thể nghèo nhưng không bao giờ đói theo cả hai nghĩa, và phải ngửa tay xin ai đâu!
Cụ lên mạng đọc báo điCụ ơi, câu "bắt các cháu học sinh lớp 1, cụ già 104 tuổi nhịn ăn sáng quyên góp chống dịch" là cụ thấy ở đâu vậy ? Ai bắt ?
Ngày nào em chả đọc cụ ơi mà chưa thấy báo nào nói "bắt" cảCụ lên mạng đọc báo đi
Đưa lãi suất tiền gửi về 0%: Một đề xuất tưởng tượng trong phòng máy lạnh?Với đề xuất này, Hiệp hội đầu tư tài chính (VAFI) muốn ép mọi người dân trở thành nhà đầu tư (chứng khoán, đất cát, ngoại tệ) - giống như an Hùng (Bộ TT-TT) khuyến khích mỗi người dân là 1 lập trình viên!
Đề xuất "sốc": Đưa lãi suất tiền gửi về 0%
Theo nhận xét của VAFI, mức lãi suất tiền gửi trung và dài hạn ở Việt Nam hiện "rất cao" so với nhiều nước, dẫn đến lãi suất cho vay cũng gấp 2-3 lần.
Hướng dòng tiền vào các kênh đầu tư có lợi cho nền kinh tế
Sáng nay (22/6), Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Kinh tế Trung ương nêu đề xuất với nội dung hạ dần lãi suất tiền gửi VND về mức 0%/năm.
Theo VAFI, mức lãi suất này hiện đã được nhiều nền kinh tế phát triển áp dụng, thậm chí, có một số nước còn duy trì lãi suất âm (thu phí tiền gửi). Chính sách này nhằm bảo đảm lãi suất cho vay cực thấp (2-5%), qua đó kích thích hệ thống doanh nghiệp và thị trường chứng khoán phát triển, bảo đảm an sinh xã hội cho người thu nhập thấp.
Văn bản của VAFI còn dẫn chứng ngay cả một số nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore cũng đã áp dụng lãi suất tiền gửi ngắn hạn cho đồng nội tệ ở mức 0% còn lãi suất tiền gửi dài hạn trong khoảng 0,2-0,7%/năm.
Tại Việt Nam, tiền gửi bằng VND trong ngắn hạn và trung hạn đang ở mức 3,5-6,2%. Theo VAFI, mức này "rất cao" so với các nước nói trên và dẫn đến lãi suất cho vay cũng gấp 2-3 lần. Điều này được cho là một bất lợi lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng như đông đảo người tiêu dùng thuộc đối tượng thu nhập thấp và trung bình.
Lãi suất tại Việt Nam "neo" cao, theo nhìn nhận của VAFI, có nguyên nhân cơ bản là Việt Nam chưa có được hệ thống giải pháp để hướng dòng tiền tiết kiệm và dòng tiền nhàn rỗi vào các kênh đầu tư có lợi cho nền kinh tế thay vì thị trường bất động sản hay ngoại tệ.
Theo đánh giá của VAFI, thời gian qua, NHNN đã có giải pháp để hạ thấp lãi suất tiền gửi tiết kiệm so với trước kia và nhờ đó, đã xuất hiện dòng tiền khổng lồ đổ vào thị trường chứng khoán (TTCK).
"Trong lúc khó khăn do dịch Covid- 19 này, TTCK lại phát triển đã giúp cho hệ thống ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp trong nước tồn tại phát triển và thêm nhiều khả năng chống chọi với những khó khăn mới" - VAFI nhìn nhận.
Tuy nhiên, dòng tiền lớn nhàn rỗi lớn cũng đổ vào thị trường bất động sản, đẩy giá đất tăng mạnh và nguy cơ gây khó khăn cho phát triển kinh tế cũng như tạo rào cản thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Giá đất tăng còn tác động tiêu cực tới an sinh xã hội khi hàng triệu người lao động khó có khả năng mua được một ngôi nhà cho chính mình.
VAFI cho rằng, Việt Nam có nhiều tiền đề khách quan vững chắc để hạ nhanh lãi suất tiền gửi về 0%: chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, xuất khẩu hỗ trợ thu ngoại tệ lớn, dự trữ ngoại hối tăng mạnh, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán thời gian qua đều tăng trưởng mạnh bất chấp dịch Covid-19.
Hạ lãi suất về 0% bằng cách nào?
Để hiện thực hóa được đề xuất nói trên, VAFI đưa ra một loạt giải pháp, trong đó, đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng Luật Thuế tài sản theo hướng hạn chế mạnh dòng tiền đầu cơ chảy vào thị trường bất động sản.
Theo VAFI, có thể áp dụng thu thuế tài sản lũy tiến từ căn nhà thứ hai trở đi với phương châm ban đầu thu ở mức thấp đủ để ngăn ngừa dòng tiền đầu cơ sau đó tăng dần như thông lệ các nước. Giải pháp này được cho là điều kiện tiên quyết để hạ nhanh lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
Hiệp hội này cũng đề nghị hướng mạnh dòng tiền nhàn rỗi chảy mạnh vào thị trường trái phiếu với lãi suất huy động thấp, ở mức dưới 2%/năm và như vậy hệ thống ngân hàng sẽ huy động được nguồn vốn khổng lồ với kỳ hạn dài để làm cơ sở cho vay trung hạn, dài hạn với lãi suất cho vay thấp dưới mức 5%/năm.
Để làm được việc này, theo VAFI, Bộ Tài chính cần sửa chính sách để bỏ thuế chuyển nhượng trái phiếu, thuế lợi tức trái phiếu cho các đối tượng tổ chức, cá nhân đầu tư nhằm góp phần hạ thấp lãi suất huy động.
"Tiền gửi tiết kiệm hiện nay không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào nhưng tại sao đầu tư vào trái phiếu thì phải chịu thuế trong khi huy động vốn dài hạn qua kênh trái phiếu quan trọng hơn rất nhiều so với tiền gửi tiết kiệm ở kỳ hạn ngắn?" - phía VAFI đặt vấn đề.
Khi lãi suất tiền gửi đã giảm mạnh, để phòng trường hợp một phần dòng tiền nhàn rỗi đầu cơ ngoại tệ thì NHNN cần ban hành chính sách thu phí tiền gửi ngoại tệ ở một mức nhất định nhằm đảm bảo chính sách tỷ giá ổn định và không làm mất cân đối kinh tế vĩ mô.
Theo VAFI, cần kiểm soát chặt thâm hụt ngân sách hàng năm. Khi đại dịch Covid-19 đi qua, tỷ lệ thâm hụt ngân sách và nợ công cần giảm dần để tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia, đủ sức đương đầu với mọi cuộc khủng hoảng có thể diễn ra trong tương lai.
Đồng thời, VAFI đánh giá, hệ thống ngân hàng trong nước cần tiếp tục được củng cố theo hướng loại bỏ ngân hàng yếu kém, cải thiện cơ cấu cổ đông bằng việc tăng cường cổ đông tổ chức, cổ đông chiến lược thật sự, hạn chế dần tình trạng ngân hàng thuộc sở hữu của một tập đoàn và phải ngăn ngừa tình trạng tham nhũng trong bất kỳ ngân hàng nào.