- Biển số
- OF-748686
- Ngày cấp bằng
- 2/11/20
- Số km
- 2,561
- Động cơ
- 188,958 Mã lực
Nhưng thế nào mới được coi là nghệ sĩ ạ. Làm sao xứng đáng nữa ạ. Chứ showbiz thì ôi thôi...trả dép cho em về.
Năm ngoái thôi cụ. Ý em là muốn được cứu thì phải khóc, bỏ cái tôi xuống.Tay này trc đc cứu rồi, giờ lại cứu nữa à
Như vậy cái này không thể gọi là hỗ trợ mà phải gọi là bắt buộc phải chu cấp vi họ la tài nguyên quốc gia. Nhưng ta thử có cách nhìn khác tí: VN trong khoảng 30 năm tới không cần có đội nghệ sỹ này thì sẽ ảnh hưởng gì? Nếu trong khoảng 30 năm tới mà không có những giáo viên (giả dụ vây chứ còn nhiều thành phần khác nữa) thì sẽ ảnh hưởng gì?
Như vậy chúng ta quyết định chu cấp cho giáo viên hay nghệ sỹ (tài nguyên quốc gia) đây?
Em thấy các cụ bàn phức tạp làm gì.Bác nói đúng, đây phải gọi là chu cấp cho đội ngũ nghệ sĩ này, em đã nói là không bao gồm bọn sâu bít kiếm tiền bằng kinh doanh thậm chí chả có xu teng nào nghệ thuật.
Giáo viên là một nghề nghiệp đáng trọng nhưng đào tạo ra giáo viên thì nước nào cũng làm chủ được, còn đào tạo ra các nghệ sĩ những ngành nghệ thuật dân gian truyền thống và những ngành nghệ thuật hàn lâm bác học thì không phải muốn hoặc có tiền đầu tư là được. Cái này còn là năng khiếu và đam mê, vì đam mê thì nhiều người mới đi học Nhạc viện từ lúc lên năm mà đến khi bốn ọi phải tự đào thải mà không còn có thể làm gì để kiếm ăn được nữa.
Thế đấy cụ. Ngoài họ phải lo duy trì doanh nghiệp thì họ còn giải quyết công ăn việc làm cho bao nhiêu người. Chính họ cũng là người nuôi sống bank. Nếu không có DN thì hệ thống bank ăn cám hết. Rồi đến khi hết dịch, họ lại là thành phần quan trọng nhất trong việc đóng góp cho ngân sách nhà nước, nguồn lực chính duy trì cho quốc gia vững mạnh. Ấy vậy mà họ lại không được gọi là tài nguyên quốc gia. Dịch bệnh thì họ bị bỏ mặc cho tự bươn chải, sống chết măc bây. Trong khi đó, số nghệ sỹ kia (tạm gọi thế) thì y như rằng ko có họ thì đất nước này sẽ diệt vong đến nơiGớm em doanh nghiệp còn phải đi vay lãi duy trì công ty méo thấy hỗ trợ gì nhể, bank vẫn giữ nguyên lãi suất chậm là dọa cho nhảy nhóm với thu hồi tài sản
Cụ lại đề cao quá. Ngày xưa các triều đại phong kiến họ coi cái gọi là nghệ sĩ bây giờ có ra gì đâu, ấy vậy mà những ngành nghệ thuật dân gian truyền thống vẫn tồn tại mãi đến bây giờ đó thôi, nó có chết đâu (nói thật, nếu gọi họ làm vì là đam mê thì nó khó chết lắm). Còn những ngành nghệ thuật hàn lâm bác học thì toàn của Tây Tàu cả, bây giờ thiếu tiền ta có thể cho nó mai một, sau này thừa tiền ta chọn người có năng khiếu cho sang đó học tiếp, ảnh hưởng gì đâu.Bác nói đúng, đây phải gọi là chu cấp cho đội ngũ nghệ sĩ này, em đã nói là không bao gồm bọn sâu bít kiếm tiền bằng kinh doanh thậm chí chả có xu teng nào nghệ thuật.
Giáo viên là một nghề nghiệp đáng trọng nhưng đào tạo ra giáo viên thì nước nào cũng làm chủ được, còn đào tạo ra các nghệ sĩ những ngành nghệ thuật dân gian truyền thống và những ngành nghệ thuật hàn lâm bác học thì không phải muốn hoặc có tiền đầu tư là được. Cái này còn là năng khiếu và đam mê, vì đam mê thì nhiều người mới đi học Nhạc viện từ lúc lên năm mà đến khi bốn ọi phải tự đào thải mà không còn có thể làm gì để kiếm ăn được nữa.
Dùng từ khác đỡ nhậy cảm có hơn không, chẳng hạn như trợ cấp nghề nghiệp. Vì không biểu diễn thì ca sĩ vẫn luyện thanh, diễn viên múa vẫn tập hàng ngày mới giữ được phong độ.Nhiều cụ có vấn đề đọc hiểu à ? Bộ xin cho nghệ sỹ là viên chức...Cái này hợp lý chứ sao ? Lương nghệ sỹ viên chức được bao nhiêu ? Khiên cưỡng nhưng nhiều cụ biết bài Kiếp cầm ca. Học, luyện và cập nhật cả đời. Đề nghị các cụ phản đối đừng nghe, xem nhạc Việt chính thống. Đói lấy đâu ra sức biểu diễn rồi lại bị chê nọ chê kia.
Em cũng thấy không hợp lý, đầy ngành nghề khác đang nợ nần chồng chất, nhất là các doanh nghiệp nhỏ kiểu hộ gia đình, họ vẫn phải trả tiền thuê nhà, tiền điện, tiền thuế môn bài đủ cả...có thấy miễn đâu dù không được làm gì. Chủ còn có tiền dự trữ mà sống chứ nhân viên lấy đâu ra, cả gần năm nay họ làm ăn gì được.Các môn khác em không biết, riêng Rối Nước kiếm khẳm từ bọn tây lông bao năm nay. Giờ bỏ lương khô ra mà ăn chứ giải cứu cái gì?
Lao động tự do, lao động trong các KCN... làm đồng nào xào đồng ấy còn chưa mở mồm xin, đội kia tối thiểu đã có lương cố định để cầm cự qua ngày.
Sâu bít kiếm tiền nhiều cửa nên giàu chứ các nghệ sỹ giao hưởng được mấy đồng đâu cụ , phải dạy kèm học sinh mới có tiền chứ . Mà dịch này học sinh cũng nghỉ nên móm . Trừ số ít nghệ sỹ có tên tuổi thì ko nhằm nhò chứ những nghệ sỹ ko có tiếng thì cũng nhọc nhằn lắm . Đội múa rối , tuồng chèo,.... cũng vất vả.
Đọc thấy thương các nghệ sĩ quá, hay là các ns đứng lên kêu gọi cả nước chung tay vì các nghệ sĩ thời dịch.
Còn các ngành nghề khác ai có khó khăn gì không? để còn hỗ trợ luôn thể.
Đề xuất hỗ trợ nghệ sĩ thời dịchĐề xuất hỗ trợ nghệ sĩ thời dịch
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Chính phủ cấp cho một số nghệ sĩ là viên chức gói hỗ trợ 3 tháng - 5,4 triệu đồng.vnexpress.net
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Chính phủ cấp cho một số nghệ sĩ là viên chức gói hỗ trợ 3 tháng - 5,4 triệu đồng.
Trong văn bản gửi Bộ Lao động, Thương binh và xã hội cùng Thủ tướng Chính phủ ngày 18/6, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông đề cập tình hình khó khăn của đội ngũ nghệ sĩ biểu diễn từ đầu năm ngoái do đại dịch. Các nghệ sĩ trải qua quá trình đào tạo vất vả nhưng tuổi nghề ngắn, lương thấp.
Bộ đề nghị hỗ trợ 2.000 viên chức - là các đạo diễn, diễn viên, họa sĩ tại 100 đơn vị công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn đang hưởng lương hạng bốn (mức thấp nhất theo quy định) - được nhận 1,8 triệu mỗi người trên tháng, được hỗ trợ ba tháng, chi trả trong một lần.
Nhà hát Múa rối nước Thăng Long phun khử khuẩn phòng dịch. Ảnh: Nhà hát Múa rối nước Thăng Long.
Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị hỗ trợ gói tương đương cho người lao động là hướng dẫn viên du lịch, bị mất việc làm do ảnh hưởng dịch. Hiện tổng số hướng dẫn viên được cấp thẻ trên toàn quốc là 26.721 người.
Covid-19 khiến nhiều diễn viên bỏ nghề, các nhà hát loay hoay tìm đường sống. Nhiều người trẻ bỏ phố về quê vì không đủ sức bám trụ ở thành phố. Những người chọn ở lại Hà Nội, TP HCM mưu sinh bằng nhiều nghề như chạy xe ôm, làm shipper, bán đồ ăn online.
Tại cuộc tọa đàm trực tuyến hôm 26/5, nhiều đơn vị nhà hát ở Hà Nội cho biết đợt dịch thứ tư khiến sân khấu miền Bắc lao đao. Nhiều nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Việt Nam đã xin nghỉ, chuyển sang bán bảo hiểm, làm nhôm kính, lái xe. Tại Nhà hát Tuồng Việt Nam, một số nghệ sĩ ưu tú xin nghỉ ra ngoài kiếm sống. Ở Liên đoàn Xiếc Việt Nam, nhiều người bán online, giao hàng để đảm bảo thu nhập.
Nhà hát Kịch Việt Nam trích từ ngân sách của đơn vị này khoảng 1,5-2 triệu đồng hỗ trợ tiền nhà ở cho các diễn viên không có lương. Các đơn vị công lập phía Bắc mong muốn Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch hỗ trợ tạm ứng kinh phí trả trước cho nghệ sĩ, để họ làm điểm tựa tiếp tục gắn bó với nghề trong lúc đang phải ngừng diễn.