winnghiepdu

Xe điện
Biển số
OF-192662
Ngày cấp bằng
5/5/13
Số km
4,866
Động cơ
332,130 Mã lực
Ai dám coi thường người thu nhập cao cụ ơi? Cụ cứ đùa
Lập hẳn công ty, thuê 1 kế toán cân đối đầu ra đầu vào, thuế má đầy đủ, in cái carvisit “Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám Đốc Công ty CpTM ABCDF”
Lại chả oách quá ấy chứ
Em chả bao giờ nói là em thu nhập được bao nhiêu cả, mọi người thấy em vẫn đi xe cũ quần áo cũ thì nghĩ em nghèo, em cũng chẳng tốn công giải thích làm gì.
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,948
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Môi trường kinh doanh Việt Nam và lựa chọn của nhà đầu tư Nhật Bản
 

mooncafedaddy

Xe buýt
Biển số
OF-355111
Ngày cấp bằng
23/2/15
Số km
532
Động cơ
263,680 Mã lực
Dự là 1 - 2 năm tới hậu quả Covid mới thực sự nặng nề; lúc này theo các cụ cái gì lên ngôi? VNĐ, USD, Vàng hay CK, BĐS nhỉ?
 

Vũ_Cao

Xe đạp
Biển số
OF-730273
Ngày cấp bằng
24/5/20
Số km
17
Động cơ
71,454 Mã lực
Tuổi
37
Bọn kền kền, linh cẩu vẫn đầy và sống tốt. Đây là vd cụ thể
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
6,625
Động cơ
379,343 Mã lực
Năm nay ngành khẩu trang lại hồi phục thần kỳ sau một thời gian dài ảm đạm. .
 
Chỉnh sửa cuối:

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,948
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tình trạng thiếu container: Các hãng tàu biển không có lỗi?
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,948
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tài chính cá nhân trong năm đại dịch
LS. Trương Thanh Đức- Công ty Luật ANVI

(TBKTSG) - Có lẽ phải đến 90% các dạng tổng kết, nhìn lại chặng đường một năm qua, có xuất hiện “bóng dáng” của đại dịch Covid-19, yếu tố ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi mặt của cuộc sống, xã hội, tài chính cá nhân và đầu tư, kinh doanh trên toàn thế giới.

Đầu tư kinh doanh

Cái thú vị của nền kinh tế thị trường là nó cứ thúc đẩy và lôi kéo gần như tất cả mọi người vào vòng xoáy đầu tư, kinh doanh một cách rất tự nhiên, kể cả khi đại dịch Covid-19 đã và đang xảy ra. Dù người nào không tham gia vào việc sản xuất, buôn bán hay cung cấp dịch vụ gì đó thì cũng đóng vai người tiêu dùng và nghiễm nhiên tập hợp thành nhân tố quyết định thành bại của các hoạt động đầu tư kinh doanh.

Người nào có tiền thì cũng đều tham gia vào một dạng hoạt động đầu tư kinh doanh nào đó, với tâm thế chủ động hoặc thụ động. Giữ tiền mặt; mua vàng, ngoại tệ, chứng khoán, nhà đất hay gửi ngân hàng, tất cả đều ít nhiều cân nhắc hơn thiệt, lợi hại.

Hoạt động đầu tư kinh doanh luôn song hành với chuyện được mất. Nguyên lý sự nguy hiểm tăng theo lãi suất, lợi nhuận tỷ lệ thuận với rủi ro càng thấy là đúng trong năm Canh Tý.

Được thua muôn thuở
Diễn biến trong năm qua dường như là sự “minh họa” cho nguyên lý: cái gì rủi ro cao thì hấp dẫn lớn và thể hiện rõ qua sự sôi động của thị trường.
Rủi ro của người này nhiều khi lại là cơ hội của người khác. Trong khi quá nhiều doanh nghiệp, cá nhân thiệt hại vì dịch bệnh, cũng không ít lĩnh vực được hưởng lợi như bán hàng trực tuyến hay dịch vụ thanh toán điện tử.

Tiền ảo, rủi ro vào loại cao nhất, nhưng vẫn được người chơi đổ vào rất nhiều tiền. Năm qua, giá tiền ảo biến động mạnh, tăng giảm đột ngột nhiều lần, riêng bitcoin đã tăng giá khoảng 170%. Tuy nhiên nhiều đồng tiền ảo khác lại trở thành vô giá trị và chính tương lai của bitcoin cũng là một ẩn số rất khó lường.

Thị trường chứng khoán, với rủi ro cao nhưng cũng sôi động nhất. Chỉ số chứng khoán VN-Index trong năm Canh Tý giảm đáy vào đầu năm (645 điểm), tăng lên đỉnh cao nhất trong gần ba năm qua vào cuối năm (1.091 điểm), nhưng ngày 28-1-2021 đã mất tới 73,23 điểm, giảm sâu nhất trong lịch sử. Trong năm 2020, nhà đầu tư cá nhân chiếm tới 90% giá trị giao dịch, với số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới bằng 10 năm trước đó. Yếu tố quan trọng nhất của thị trường vẫn là phải dựa vào số đông, trăm người bán, vạn người mua. Toàn cuộc, số người thắng cũng lắm mà số người thua cũng nhiều.

Thị trường ngoại hối (Forex) cũng lôi kéo được nhiều người tham gia vì sự hấp dẫn có lẽ chỉ sau tiền ảo, nhưng được ít, mất nhiều. Vàng cũng gây ra quá nhiều cảm xúc khi nhiều lần tăng giảm đột ngột với biên độ lớn. Các chiêu huy động vốn đa cấp cũng rất sôi động thông qua nhiều giao dịch như tiền ảo, nhà đất, cổ phần.

Rủi ro mọi mặt

Người mua bán nhà đất, dù là đầu tư kinh doanh hay tiêu dùng, cũng khó lường đoán được rằng, một năm đại dịch khó khăn như vậy, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, thu nhập bị sụt giảm đáng kể, nhưng nhà đất lại vẫn cứ giữ giá và thậm chí còn tăng ở nhiều nơi.

Gửi tiền tiết kiệm, kể cả trường hợp gửi không kỳ hạn, hưởng lãi suất 1%/năm hay gửi đô la với lãi suất 0%, suy cho cùng thì cũng là một dạng đầu tư kinh doanh ở mức độ đơn giản. Cũng vì dịch Covid-19 mà gửi tiền tại ngân hàng có mức lãi suất xuống khá thấp. Về lý thì gửi ngân hàng có lãi suất vào loại thấp nhất là an toàn nhất, nhưng một số trường hợp vẫn đứng trước nguy cơ mất tiền “oan” do nhân viên nhiều ngân hàng vi phạm nguyên tắc an toàn gây ra thất thoát hàng trăm tỉ đồng.

Và dù chẳng hề đầu tư kinh doanh thì cũng vẫn chịu nhiều may rủi vì dịch Covid-19, ảnh hưởng đến yếu tố tài chính cá nhân. Cả nước đã từng bị giãn cách xã hội, hàng triệu người đã, đang và sẽ có thể bất ngờ bị cách ly vì không may tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp hay chỉ vì cư trú ở khu vực có những ca dương tính.

Không ít tình huống trớ trêu như lễ đón dâu phải dừng lại ở địa giới Hải Phòng - Quảng Ninh, hay một cô gái vừa ra mắt gia đình người yêu không được trở về nhà ăn Tết vì bị kẹt lại 21 ngày do thành phố Chí Linh bị phong tỏa.

Suốt một năm qua, cuộc sống sôi động đã nhiều lần ngưng lại vì bị phong tỏa, cách ly và giãn cách, đã được gọi vui là nghỉ Tết Covid. Và đến nay thì đúng nghĩa là Tết Covid đối với nhiều người, nhất là tại những khu vực bị phong tỏa qua hết dịp Tết. Trước thềm Tết Tân Sửu, cầu mong mọi nhà, mọi người bình an với “con Covid”, ở cả khía cạnh sức khỏe và tài chính./.
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,948
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tập đoàn tài chính toàn cầu có trụ sở ở Thụy Sĩ UBS nói rằng Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc vào năm ngoái và nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn “tiềm năng to lớn.” Tuy nhiên, UBS cho rằng giới đầu tư vào Việt Nam vẫn còn đối mặt một số rủi ro tiềm ẩn.

Ông Kelvin Tay, Giám đốc đầu tư khu vực của UBS Global Wealth Management phát biểu trên đài CNBC hôm 10/2 rằng triển vọng kinh tế Việt Nam có vẻ khả quan vì trong năm vừa qua Việt Nam là một trong những nền kinh tế hoạt động tốt nhất châu Á và nằm trong số ít quốc gia đã đạt được mức tăng trưởng kỷ lục dù bị tác động bởi đại dịch COVID-19.

“Việt Nam là một thị trường mà chúng tôi thích”, ông Tay nói trên Chương trình “Squawk Box Asia” của CNBC.

“Đó là một nền kinh tế mà chúng tôi cho rằng có tiềm năng to lớn”, và ông cho biết thêm rằng tốc độ tăng trưởng của đất nước đang “vượt xa” các nước đồng cấp ở trong khu vực.

Việt Nam đạt mức tăng trưởng 2,9% vào năm 2020, chỉ sau Đài Loan với mức tăng trưởng 2,98%.

Vào tháng trước, Trung Quốc công bố báo cáo tăng trưởng kinh tế năm 2020, theo đó tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này tăng 2,3%.

Trong những năm gần đây, Việt Nam được xem là một trung tâm sản xuất thay thế cho các công ty muốn chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhằm tránh ảnh hưởng từ căng thẳng về thương mại giữa Bắc Kinh và Washington, cũng theo CNBC.

Trong khi đó, một số nước có nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam, điển hình như Hàn Quốc, xem đại dịch COVID-19 là một cơ hội để giảm lệ thuộc chuỗi cung ứng của họ vào Trung Quốc.

Ông Park Noh Wan, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, phát biểu với báo Tuổi Trẻ hôm 10/2: “Trong khi ngành sản xuất điện tử, đầu tư, thương mại trên toàn thế giới bị thu hẹp nhiều do ảnh hưởng của đại dịch, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khoảng 3%, cao nhất trong khu vực ASEAN”.

Nhà ngoại giao Hàn Quốc cho biết việc đại dịch bùng phát trở thành cơ hội cho Hàn Quốc giảm lệ thuộc vào Trung Quốc và tìm kiếm sự đa dạng hóa của chuỗi giá trị toàn cầu (GVC).

Ông cho biết hơn 9.000 doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam sẽ xúc tiến tự lập hóa của ngành công nghiệp Việt Nam và thúc đẩy hợp tác kinh tế cùng có lợi thông qua việc giảm tỉ lệ nhập khẩu các vật liệu, phụ tùng, thiết bị và tăng cường chuỗi cung ứng tại Việt Nam, cũng như chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu mới.

Mặc dù vậy, tác động của đại dịch đối với đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam là rất lớn, Đại sứ Park nói: “Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam trong năm 2020 giảm 50% so với năm 2019, đặc biệt đầu tư trong lĩnh vực thế mạnh của Hàn Quốc là sản xuất chế tạo đã giảm 55%”.

Trước đó, hãng tin Bloomberg dẫn kết quả dự báo của các nhà kinh tế cho biết rằng với tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2020 đạt 2.9%, thì tổng sản phẩm quốc nội năm 2021 của nước này dự kiến sẽ tăng 7,6%.

Ông Kelvin Tay nhận thấy rằng rủi ro vẫn còn đối với những doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, đó là tính thanh khoản và các biện pháp kiểm soát tiền tệ của chính phủ.
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,713
Động cơ
227,080 Mã lực

Johnny Cupcakes

Xe điện
Biển số
OF-435046
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
3,751
Động cơ
242,680 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
K hiểu ai tự tính 7.6%%%
 

bspvietnam

Xe điện
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
2,277
Động cơ
257,375 Mã lực
Theo một dự báo, phải 7 (bảy) năm nữa mới chấm dứt được Covid
Nhiều khả năng, xảy ra nguy cơ đói.
 

bornna86

Xe hơi
Biển số
OF-744395
Ngày cấp bằng
27/9/20
Số km
182
Động cơ
60,329 Mã lực
Trong hoạ có phúc, trong rủi có may. Đầu năm mới phấn chấn lên các cụ ạ :)
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,948
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngân hàng, chứng khoán vẫn làm ăn tốt trong đại dịch?

Ngành tài chính 'miễn nhiễm' Covid-19

Trong khi lợi nhuận khối phi tài chính giảm mạnh, cả ba ngành nhóm tài chính lại có doanh thu và lợi nhuận cùng tăng trưởng tốt trong quý IV và cả năm 2020.

Nhóm phân tích dữ liệu của FiinGroup vừa có báo cáo sơ bộ về kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2020 của các doanh nghiệp niêm yết. Trong đó, hai nhóm doanh nghiệp tài chính và phi tài chính có kết quả trái ngược, khi một bên tăng cao hơn cả giai đoạn trước Covid-19, còn một bên giảm sâu.


3/3 ngành nhóm tài chính đều có kết quả tăng trưởng cao về lợi nhuận trong quý cuối năm và cả năm 2020. Ảnh: FiinGroup.


Ở nhóm ngân hàng, tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ việc mở rộng biên lãi ròng (NIM) do lãi suất cho vay chưa giảm tương ứng với lãi suất huy động. Việc trích lập dự phòng rủi ro cũng thấp hơn thực tế nhờ Thông tư 01 và một số ngân hàng ghi nhận một phần lợi nhuận từ hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm, thu nhập từ đầu tư chứng khoán.

Trong đó, nhiều ngân hàng tư nhân ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tốt hơn nhóm quy mô lớn, điển hình là TCB (tăng 23%), ACB (tăng 27,8%), VIB (tăng 42,1%) và ngân hàng mới niêm yết OCB ( tăng 37%).

Tuy nhiên, theo nhóm phân tích, các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng này không mang tính "bền vững" và có thể là rủi ro đối với lợi nhuận ngân hàng năm 2021. Nguyên nhân là lãi suất huy động tiếp tục giảm, Ngân hàng Nhà nước đang sửa Thông tư 01 theo hướng siết chặt hơn các quy định về trích lập dự phòng và động thái chấn chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Trong nhóm bảo hiểm, nhờ chi phí trích lập dự phòng và chi phí hoạt động giảm, lợi nhuận kế toán quý IV và cả năm tăng mạnh, chủ yếu đến từ các công ty bảo hiểm phi nhân thọ (PVI, BIC, ABI, và PTI).

Tăng trưởng lợi nhuận còn có sự đóng góp đáng kể từ lãi kinh doanh cổ phiếu. Với PVI, thu nhập tài chính tăng 38,4%, trong đó lãi từ kinh doanh cổ phiếu chiếm gần 40% và gấp ba lần cùng kỳ.

Với nhóm chứng khoán, tăng trưởng trong năm 2020 phần lớn đến từ thanh khoản gia tăng nhờ sự tham gia tích cực của nhà đầu tư cá nhân, và đẩy mạnh cho vay giao dịch ký quỹ.

Giá trị giao dịch bình quân trên HoSE năm 2020 gấp nhiều lần cùng kỳ. Trong khi đó, tại thời điểm cuối quý IV, dư nợ cho vay margin của các công ty chứng khoán đã tương đương 5,1% giá trị vốn hóa đã điều chỉnh theo free-float, tăng từ mức 2,7% tại cuối quý I/2018 (hơn 1 tuần trước khi VN-Index đạt đỉnh).

Tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế nhóm phi tài chính trong năm 2020. Ảnh: FiinGroup.

Khác với nhóm tài chính, sự suy giảm lợi nhuận diễn ra phổ biến trong nhóm doanh nghiệp phi tài chính.

Tăng trưởng lợi nhuận khối này đã nằm trong xu hướng đi xuống kể từ năm 2018 và dịch Covid-19 bùng phát khiến kết quả có phần tiêu cực. Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của khối này giảm hơn 22%, trong đó 8/16 ngành phi tài chính giảm mạnh lợi nhuận.

Bất động sản đóng góp 26,5% lợi nhuận khối phi tài chính trong năm 2020, nhưng lợi nhuận giảm hơn 20% so với năm 2019. Lợi nhuận nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng giảm mạnh. Với nhóm ngành thực phẩm và đồ uống, lợi nhuận giảm 7,4% chủ yếu do Masan hợp nhất khoản lỗ từ VinCommerce. Nếu không tính đến khoản lỗ này, lợi nhuận ngành này tăng 5,7% nhờ chăn nuôi (DBC), bia (BHN) và đường (SBT).

Ngược lại, ngoài tài nguyên cơ bản, ngành công nghệ thông tin cũng có kết quả tương đối tích cực với lợi nhuận tăng 10,6%, đứng đầu là FPT (tăng gần 29%) và CMG (tăng gần 6%) nhờ đẩy mạnh cung cấp giải pháp công nghệ về chuyển đổi số.
 

ok.

Xe tăng
Biển số
OF-396393
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
1,299
Động cơ
247,956 Mã lực
Tuổi
35

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,579
Động cơ
456,559 Mã lực
Ngày mai các cụ đã đi làm chưa ạ?
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,948
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

Johnny Cupcakes

Xe điện
Biển số
OF-435046
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
3,751
Động cơ
242,680 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ít nhất năm nay tết k sấm chớp bão bùng đỡ lo
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top