Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
36,333
Động cơ
5,044,003 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tập đoàn tài chính toàn cầu có trụ sở ở Thụy Sĩ UBS nói rằng Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc vào năm ngoái và nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn “tiềm năng to lớn.” Tuy nhiên, UBS cho rằng giới đầu tư vào Việt Nam vẫn còn đối mặt một số rủi ro tiềm ẩn.

Ông Kelvin Tay, Giám đốc đầu tư khu vực của UBS Global Wealth Management phát biểu trên đài CNBC hôm 10/2 rằng triển vọng kinh tế Việt Nam có vẻ khả quan vì trong năm vừa qua Việt Nam là một trong những nền kinh tế hoạt động tốt nhất châu Á và nằm trong số ít quốc gia đã đạt được mức tăng trưởng kỷ lục dù bị tác động bởi đại dịch COVID-19.

“Việt Nam là một thị trường mà chúng tôi thích”, ông Tay nói trên Chương trình “Squawk Box Asia” của CNBC.

“Đó là một nền kinh tế mà chúng tôi cho rằng có tiềm năng to lớn”, và ông cho biết thêm rằng tốc độ tăng trưởng của đất nước đang “vượt xa” các nước đồng cấp ở trong khu vực.

Việt Nam đạt mức tăng trưởng 2,9% vào năm 2020, chỉ sau Đài Loan với mức tăng trưởng 2,98%.

Vào tháng trước, Trung Quốc công bố báo cáo tăng trưởng kinh tế năm 2020, theo đó tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này tăng 2,3%.

Trong những năm gần đây, Việt Nam được xem là một trung tâm sản xuất thay thế cho các công ty muốn chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhằm tránh ảnh hưởng từ căng thẳng về thương mại giữa Bắc Kinh và Washington, cũng theo CNBC.

Trong khi đó, một số nước có nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam, điển hình như Hàn Quốc, xem đại dịch COVID-19 là một cơ hội để giảm lệ thuộc chuỗi cung ứng của họ vào Trung Quốc.

Ông Park Noh Wan, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, phát biểu với báo Tuổi Trẻ hôm 10/2: “Trong khi ngành sản xuất điện tử, đầu tư, thương mại trên toàn thế giới bị thu hẹp nhiều do ảnh hưởng của đại dịch, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khoảng 3%, cao nhất trong khu vực ASEAN”.

Nhà ngoại giao Hàn Quốc cho biết việc đại dịch bùng phát trở thành cơ hội cho Hàn Quốc giảm lệ thuộc vào Trung Quốc và tìm kiếm sự đa dạng hóa của chuỗi giá trị toàn cầu (GVC).

Ông cho biết hơn 9.000 doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam sẽ xúc tiến tự lập hóa của ngành công nghiệp Việt Nam và thúc đẩy hợp tác kinh tế cùng có lợi thông qua việc giảm tỉ lệ nhập khẩu các vật liệu, phụ tùng, thiết bị và tăng cường chuỗi cung ứng tại Việt Nam, cũng như chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu mới.

Mặc dù vậy, tác động của đại dịch đối với đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam là rất lớn, Đại sứ Park nói: “Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam trong năm 2020 giảm 50% so với năm 2019, đặc biệt đầu tư trong lĩnh vực thế mạnh của Hàn Quốc là sản xuất chế tạo đã giảm 55%”.

Trước đó, hãng tin Bloomberg dẫn kết quả dự báo của các nhà kinh tế cho biết rằng với tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2020 đạt 2.9%, thì tổng sản phẩm quốc nội năm 2021 của nước này dự kiến sẽ tăng 7,6%.

Ông Kelvin Tay nhận thấy rằng rủi ro vẫn còn đối với những doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, đó là tính thanh khoản và các biện pháp kiểm soát tiền tệ của chính phủ.
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,742
Động cơ
226,913 Mã lực

bspvietnam

Xe điện
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
2,048
Động cơ
241,630 Mã lực
Theo một dự báo, phải 7 (bảy) năm nữa mới chấm dứt được Covid
Nhiều khả năng, xảy ra nguy cơ đói.
 

bornna86

Xe hơi
Biển số
OF-744395
Ngày cấp bằng
27/9/20
Số km
182
Động cơ
60,329 Mã lực
Trong hoạ có phúc, trong rủi có may. Đầu năm mới phấn chấn lên các cụ ạ :)
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
36,333
Động cơ
5,044,003 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngân hàng, chứng khoán vẫn làm ăn tốt trong đại dịch?

Ngành tài chính 'miễn nhiễm' Covid-19

Trong khi lợi nhuận khối phi tài chính giảm mạnh, cả ba ngành nhóm tài chính lại có doanh thu và lợi nhuận cùng tăng trưởng tốt trong quý IV và cả năm 2020.

Nhóm phân tích dữ liệu của FiinGroup vừa có báo cáo sơ bộ về kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2020 của các doanh nghiệp niêm yết. Trong đó, hai nhóm doanh nghiệp tài chính và phi tài chính có kết quả trái ngược, khi một bên tăng cao hơn cả giai đoạn trước Covid-19, còn một bên giảm sâu.


3/3 ngành nhóm tài chính đều có kết quả tăng trưởng cao về lợi nhuận trong quý cuối năm và cả năm 2020. Ảnh: FiinGroup.


Ở nhóm ngân hàng, tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ việc mở rộng biên lãi ròng (NIM) do lãi suất cho vay chưa giảm tương ứng với lãi suất huy động. Việc trích lập dự phòng rủi ro cũng thấp hơn thực tế nhờ Thông tư 01 và một số ngân hàng ghi nhận một phần lợi nhuận từ hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm, thu nhập từ đầu tư chứng khoán.

Trong đó, nhiều ngân hàng tư nhân ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tốt hơn nhóm quy mô lớn, điển hình là TCB (tăng 23%), ACB (tăng 27,8%), VIB (tăng 42,1%) và ngân hàng mới niêm yết OCB ( tăng 37%).

Tuy nhiên, theo nhóm phân tích, các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng này không mang tính "bền vững" và có thể là rủi ro đối với lợi nhuận ngân hàng năm 2021. Nguyên nhân là lãi suất huy động tiếp tục giảm, Ngân hàng Nhà nước đang sửa Thông tư 01 theo hướng siết chặt hơn các quy định về trích lập dự phòng và động thái chấn chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Trong nhóm bảo hiểm, nhờ chi phí trích lập dự phòng và chi phí hoạt động giảm, lợi nhuận kế toán quý IV và cả năm tăng mạnh, chủ yếu đến từ các công ty bảo hiểm phi nhân thọ (PVI, BIC, ABI, và PTI).

Tăng trưởng lợi nhuận còn có sự đóng góp đáng kể từ lãi kinh doanh cổ phiếu. Với PVI, thu nhập tài chính tăng 38,4%, trong đó lãi từ kinh doanh cổ phiếu chiếm gần 40% và gấp ba lần cùng kỳ.

Với nhóm chứng khoán, tăng trưởng trong năm 2020 phần lớn đến từ thanh khoản gia tăng nhờ sự tham gia tích cực của nhà đầu tư cá nhân, và đẩy mạnh cho vay giao dịch ký quỹ.

Giá trị giao dịch bình quân trên HoSE năm 2020 gấp nhiều lần cùng kỳ. Trong khi đó, tại thời điểm cuối quý IV, dư nợ cho vay margin của các công ty chứng khoán đã tương đương 5,1% giá trị vốn hóa đã điều chỉnh theo free-float, tăng từ mức 2,7% tại cuối quý I/2018 (hơn 1 tuần trước khi VN-Index đạt đỉnh).

Tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế nhóm phi tài chính trong năm 2020. Ảnh: FiinGroup.

Khác với nhóm tài chính, sự suy giảm lợi nhuận diễn ra phổ biến trong nhóm doanh nghiệp phi tài chính.

Tăng trưởng lợi nhuận khối này đã nằm trong xu hướng đi xuống kể từ năm 2018 và dịch Covid-19 bùng phát khiến kết quả có phần tiêu cực. Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của khối này giảm hơn 22%, trong đó 8/16 ngành phi tài chính giảm mạnh lợi nhuận.

Bất động sản đóng góp 26,5% lợi nhuận khối phi tài chính trong năm 2020, nhưng lợi nhuận giảm hơn 20% so với năm 2019. Lợi nhuận nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng giảm mạnh. Với nhóm ngành thực phẩm và đồ uống, lợi nhuận giảm 7,4% chủ yếu do Masan hợp nhất khoản lỗ từ VinCommerce. Nếu không tính đến khoản lỗ này, lợi nhuận ngành này tăng 5,7% nhờ chăn nuôi (DBC), bia (BHN) và đường (SBT).

Ngược lại, ngoài tài nguyên cơ bản, ngành công nghệ thông tin cũng có kết quả tương đối tích cực với lợi nhuận tăng 10,6%, đứng đầu là FPT (tăng gần 29%) và CMG (tăng gần 6%) nhờ đẩy mạnh cung cấp giải pháp công nghệ về chuyển đổi số.
 

ok.

Xe tăng
Biển số
OF-396393
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
1,299
Động cơ
247,955 Mã lực
Tuổi
34

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,266
Động cơ
410,562 Mã lực
Ngày mai các cụ đã đi làm chưa ạ?
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
36,333
Động cơ
5,044,003 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,742
Động cơ
226,913 Mã lực
Ngân hàng, chứng khoán vẫn làm ăn tốt trong đại dịch?

Ngành tài chính 'miễn nhiễm' Covid-19

Trong khi lợi nhuận khối phi tài chính giảm mạnh, cả ba ngành nhóm tài chính lại có doanh thu và lợi nhuận cùng tăng trưởng tốt trong quý IV và cả năm 2020.

Nhóm phân tích dữ liệu của FiinGroup vừa có báo cáo sơ bộ về kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2020 của các doanh nghiệp niêm yết. Trong đó, hai nhóm doanh nghiệp tài chính và phi tài chính có kết quả trái ngược, khi một bên tăng cao hơn cả giai đoạn trước Covid-19, còn một bên giảm sâu.


3/3 ngành nhóm tài chính đều có kết quả tăng trưởng cao về lợi nhuận trong quý cuối năm và cả năm 2020. Ảnh: FiinGroup.


Ở nhóm ngân hàng, tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ việc mở rộng biên lãi ròng (NIM) do lãi suất cho vay chưa giảm tương ứng với lãi suất huy động. Việc trích lập dự phòng rủi ro cũng thấp hơn thực tế nhờ Thông tư 01 và một số ngân hàng ghi nhận một phần lợi nhuận từ hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm, thu nhập từ đầu tư chứng khoán.

Trong đó, nhiều ngân hàng tư nhân ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tốt hơn nhóm quy mô lớn, điển hình là TCB (tăng 23%), ACB (tăng 27,8%), VIB (tăng 42,1%) và ngân hàng mới niêm yết OCB ( tăng 37%).

Tuy nhiên, theo nhóm phân tích, các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng này không mang tính "bền vững" và có thể là rủi ro đối với lợi nhuận ngân hàng năm 2021. Nguyên nhân là lãi suất huy động tiếp tục giảm, Ngân hàng Nhà nước đang sửa Thông tư 01 theo hướng siết chặt hơn các quy định về trích lập dự phòng và động thái chấn chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Trong nhóm bảo hiểm, nhờ chi phí trích lập dự phòng và chi phí hoạt động giảm, lợi nhuận kế toán quý IV và cả năm tăng mạnh, chủ yếu đến từ các công ty bảo hiểm phi nhân thọ (PVI, BIC, ABI, và PTI).

Tăng trưởng lợi nhuận còn có sự đóng góp đáng kể từ lãi kinh doanh cổ phiếu. Với PVI, thu nhập tài chính tăng 38,4%, trong đó lãi từ kinh doanh cổ phiếu chiếm gần 40% và gấp ba lần cùng kỳ.

Với nhóm chứng khoán, tăng trưởng trong năm 2020 phần lớn đến từ thanh khoản gia tăng nhờ sự tham gia tích cực của nhà đầu tư cá nhân, và đẩy mạnh cho vay giao dịch ký quỹ.

Giá trị giao dịch bình quân trên HoSE năm 2020 gấp nhiều lần cùng kỳ. Trong khi đó, tại thời điểm cuối quý IV, dư nợ cho vay margin của các công ty chứng khoán đã tương đương 5,1% giá trị vốn hóa đã điều chỉnh theo free-float, tăng từ mức 2,7% tại cuối quý I/2018 (hơn 1 tuần trước khi VN-Index đạt đỉnh).

Tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế nhóm phi tài chính trong năm 2020. Ảnh: FiinGroup.

Khác với nhóm tài chính, sự suy giảm lợi nhuận diễn ra phổ biến trong nhóm doanh nghiệp phi tài chính.

Tăng trưởng lợi nhuận khối này đã nằm trong xu hướng đi xuống kể từ năm 2018 và dịch Covid-19 bùng phát khiến kết quả có phần tiêu cực. Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của khối này giảm hơn 22%, trong đó 8/16 ngành phi tài chính giảm mạnh lợi nhuận.

Bất động sản đóng góp 26,5% lợi nhuận khối phi tài chính trong năm 2020, nhưng lợi nhuận giảm hơn 20% so với năm 2019. Lợi nhuận nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng giảm mạnh. Với nhóm ngành thực phẩm và đồ uống, lợi nhuận giảm 7,4% chủ yếu do Masan hợp nhất khoản lỗ từ VinCommerce. Nếu không tính đến khoản lỗ này, lợi nhuận ngành này tăng 5,7% nhờ chăn nuôi (DBC), bia (BHN) và đường (SBT).

Ngược lại, ngoài tài nguyên cơ bản, ngành công nghệ thông tin cũng có kết quả tương đối tích cực với lợi nhuận tăng 10,6%, đứng đầu là FPT (tăng gần 29%) và CMG (tăng gần 6%) nhờ đẩy mạnh cung cấp giải pháp công nghệ về chuyển đổi số.
Báo thì đăng làm ăn tốt, báo khác lại đăng khó khăn do dịch, cắt giảm chí phí, nhân lực...không biết đâu mà lần cụ nhỉ
EA7FFADE-239F-4367-AD78-19120032C632.jpeg


 
Chỉnh sửa cuối:

Thanhvuóng71

Xe container
Biển số
OF-589594
Ngày cấp bằng
11/9/18
Số km
5,095
Động cơ
181,032 Mã lực

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,742
Động cơ
226,913 Mã lực
Cảnh báo hình thành bong bóng tài sản, thách thức kinh tế 2021

Dân trí Tại Việt Nam thời gian vừa qua, khi giá nhiều loại tài sản tăng cao, dòng vốn chảy ào ạt vào bất động sản, chứng khoán, vàng…, nhiều chuyên gia lo ngại việc hình thành bong bóng tài sản.

Sự quá đà dễ dẫn tới bong bóng tài sản

Một vấn đề xuyên suốt trong năm 2020 trên thị trường tài chính quốc tế là chuyện "tiền rẻ" với những gói cứu trợ được bơm ồ ạt từ ngân hàng trung ương các nước.

Điều này tạo ra nỗi lo mang tên "bong bóng tài sản". Từ bong bóng hoa tulip thế kỷ 17 đến dotcom của thập niên 1990, toàn cầu đã chứng kiến không ít những hậu quả lớn khi chúng "xì hơi".

Tại Việt Nam thời gian vừa qua, khi giá nhiều loại tài sản tăng cao, dòng vốn chảy ào ạt vào bất động sản, chứng khoán, vàng…, nhiều chuyên gia lo ngại việc hình thành bong bóng tài sản.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, TS. Quách Mạnh Hào, PGS về Ngân hàng - Tài chính, sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế Việt Nam - Anh quốc tại Đại học Lincoln cho rằng, chủ trường nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế là hoàn toàn đúng đắn.

Tuy nhiên vị chuyên gia cho rằng cần hết sức lưu ý là nới lỏng tiền tệ thường phát huy tác dụng trong điều kiện thông thường khi thanh khoản trong hệ thống ngân hàng khó khăn dẫn tới chi phí vốn cao không khuyến khích các hoạt động đầu tư vào sản xuất và tiêu dùng.

Khi đó, nới lỏng tiền tệ, lãi suất thấp sẽ giúp giải quyết bài toán này, kích thích cầu tiêu dùng và đầu tư dẫn tới tăng trưởng kinh tế.

Nhưng trong điều kiện nền kinh tế bị gián đoạn bởi dịch bệnh chứ không phải bởi thiếu thanh khoản (thiếu tiền) thì việc áp dụng chính sách tiền tệ nên cần có sự cân nhắc nhiều hơn là rập khuôn sách giáo khoa.

"Sự quá đà dễ dẫn tới bong bóng tài sản do sự dịch chuyển ngắn hạn của dòng tiền khỏi sản xuất để đi vào các tài sản rủi ro", ông Hào nói.

Cũng theo ông Hào, nhiều người lập luận rằng cả thế giới đều làm như vậy và cho rằng đó là bình thường. Tuy nhiên, họ cố tình không nói vế thứ hai là các nền kinh tế trên thế giới cũng có chung một nỗi lo giống như ta, đó là bong bóng tài sản.

Bởi vậy, cùng một cách làm, nhưng mức độ nới lỏng tới đâu lại là điều không giống nhau. Do vậy, cảnh báo rủi ro chính sách không bao giờ là thừa.

"Nền kinh tế không thể phát triển nếu ai cũng ngày ngày nhìn bảng điện rồi hồ hởi hay thẫn thờ. Đề án phát triển thị trường đến năm 2025 hướng tới 5% dân số có tài khoản đầu tư, so với hiện tại khoảng 3% dân số với gần 3 triệu tài khoản, thì sự phát triển bền vững là hết sức cần thiết", ông Hào lưu ý.

Nói với Dân trí, PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh - Học viện Tài chính cũng lo ngại vấn đề bong bóng tài sản. "Hãy nhìn vào thị trường bất động sản thì thấy, giá tăng mạnh bất chấp cả lúc thị trường vô cùng trầm lắng, ảm đạm; có chỗ tăng tới mức 20-30%, thậm chí còn hơn nữa", ông Thịnh lo ngại.

Theo vị chuyên gia, nhiều người không biết đầu tư vào đầu, họ rót tiền vào thị trường bất động sản rồi đợi giá tăng. Hiện nay các tổ chức đều khẳng định chưa có bong bóng, song lo ngại là vẫn có.

"Một số chuyên gia cho rằng thị trường chỉ lấy lại những gì nó đã mất nhưng thực tế cái gì cũng có hai mặt. Nếu tăng trưởng nóng quá thì dễ tạo bong bóng. Giá trị cổ phiếu doanh nghiệp không thể tăng nhanh thế trong một thời gian ngắn. Hy vọng cơ quan nhà nước quản lý nhà nước có sự theo dõi sát sao để tránh tình trạng bong bóng trên hai thị trường này. Tăng thì tốt đấy nhưng vẫn phải rất cẩn trọng", ông Thịnh nhận định.

Cũng theo ông Thịnh, có rất nhiều vấn đề xung quanh việc điều hành lãi suất. Chúng ta muốn lãi suất thấp để kích thích nền kinh tế phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp song cũng lo ngại việc hình thành bong bóng tài sản.

"Tuy nhiên tôi cho rằng việc duy trì mức lãi suất thấp này sẽ không kéo dài lâu. Nền kinh tế của chúng ta đang phục hồi, nhu cầu vốn rất lớn, nhu cầu vay tăng lên. Ngân hàng muốn đáp ứng vốn thì lãi suất tăng lên để huy động. Tôi dự báo lãi suất tăng từ cuối quý 1/2021. Cứ giữ lãi suất thấp ở mức thế này thì khó lắm", ông Thịnh nói.

Bong bóng tài sản hình thành, giá tiêu dùng cũng tăng theo

Chuyên gia VEPR cũng cho rằng, chính sách tiền tệ, cụ thể là công cụ lãi suất trong năm 2021 sẽ giảm hiệu quả đáng kể. Đặc biệt, cần lưu ý tình trạng bong bóng tài sản đang hình thành trên thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.

Thực tế thì trong năm 2020, các thị trường tài sản đã có sự tăng trưởng đáng kể, chủ yếu vì đó là nơi trú ẩn cho khoản tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư và hộ gia đình. Điều này có thể hiểu được trong giai đoạn khủng hoảng.

Tuy nhiên, việc lãi suất huy động tiền gửi liên tục hạ do cầu tín dụng giảm, đang đẩy dòng tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng ngày càng nhanh hơn.

Thêm vào đó chuyên gia VEPR cho rằng, khi mức tăng giá trên các thị trường tài sản đủ lớn để tạo ra hiệu ứng của cải (wealth effect) thì mức tiêu dùng sẽ tăng đối với các mặt hàng không phải thiết yếu.

Điều này dẫn tới sự lan tỏa của sự tăng giá từ thị trường tài sản sang thị trường tiêu dùng, dù chậm chạp, nhưng có thể cảm nhận được. Đây cũng là một biểu hiện của hiện tượng tăng giá khi chính sách nới lỏng tiền tệ được theo đuổi trong thời gian đủ dài.

Theo VEPR, đây là thời điểm khó khăn trong chính sách tiền tệ vì việc thắt chặt trở lại trong bối cảnh nền sản xuất vẫn chưa có cải thiện ở cấp độ căn bản (fundamentals), sẽ dẫn tới khó khăn hơn nữa cho khu vực doanh nghiệp thực. Trong mọi tình huống, ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể là lạm phát, lãi suất và tỷ giá cần được duy trì ổn định, là hết sức cần thiết để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau bệnh dịch.

 

đen_đá

Xe buýt
Biển số
OF-540872
Ngày cấp bằng
9/11/17
Số km
785
Động cơ
188,017 Mã lực
Khựa làm quả ác quá. Cản trở nỗ lực điều tra nguồn gốc dịch bệnh. Kinh tế toàn cầu suy thoái, sang năm nó lại bán thuốc giải độc thì kinh tế tự nhiên hóa rồng
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
36,333
Động cơ
5,044,003 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
DIỄN ĐÀN VNF
PGS.TS Phạm Thế Anh: ‘Tăng trưởng GDP nhờ đầu tư công và FDI, vậy tiền đã chảy đi đâu?’
ÁI CHÂU TỬ - 14/02/2021 15:59

(VNF) – PGS.TS Phạm Thế Anh chỉ ra: tăng trưởng GDP năm 2020 chủ yếu đến từ đầu tư công và FDI – những khu vực hầu như không sử dụng tín dụng, tuy nhiên tín dụng lại tăng tới 12,13%. Nhiều khả năng, dòng tiền đã chảy vào các kênh tài sản và tạo ra rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.
1

PGS.TS Phạm Thế Anh

Là một năm đầy sóng gió nhưng 2020 đã khép lại với nền kinh tế Việt Nam bằng kết quả tăng trưởng GDP 2,91%, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao nhất thế giới. Như vậy, “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế đã đạt được. Đây được xem là thành tựu nổi bật của Chính phủ không chỉ trong năm 2020 mà còn của cả nhiệm kỳ 2016 – 2020.

Để có cái nhìn sâu hơn về bức tranh kinh tế Việt Nam 2020 và dự báo triển vọng cho 2021, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Thế Anh – Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, khoa Kinh tế học, Trường đại học Kinh tế Quốc dân:

- Ông nhìn nhận như thế nào về kết quả tăng trưởng GDP 2,91% năm 2020?

PGS.TS Phạm Thế Anh
: Đó là một con số tích cực, xét trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành và sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, động lực tăng trưởng tới từ đâu lại là một câu chuyện khác.
Thông thường, tăng trưởng tới từ 3 trụ cột: tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư. Về tiêu dùng, năm 2020 chứng kiến sự sụt giảm mạnh, do thu nhập của người dân giảm sút, tâm lí tiết kiệm dự phòng lên cao và sự biến mất của du khách quốc tế từ quý II/2020.

Về đầu tư, chúng ta thấy rất rõ bệ đỡ cho tăng trưởng là đầu tư công, còn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng rất thấp và đầu tư trực tiếp nước ngoài thì suy giảm.

Về xuất khẩu hàng hóa, năm 2020 có thặng dư rất lớn, 19,1 tỷ USD, nhưng thành tích này chủ yếu được tạo ra bởi khu vực đầu tư nước ngoài.

Như vậy, khi nhìn sâu vào con số 2,91%, chúng ta thấy động lực tăng trưởng tới từ đầu tư công và xuất khẩu của FDI. Hai động lực này có những giới hạn nhất định, bởi đầu tư công phụ thuộc vào ngân sách, còn FDI thì tùy thuộc vào tình hình thế giới và lợi ích tạo ra từ khu vực này phần lớn thuộc về người nước ngoài. Giả sử năm tới dịch bệnh vẫn hoành hành trên thế giới, các quốc gia vẫn đóng cửa thì động lực tăng trưởng đầu tư công và FDI có được duy trì không?! Do vậy, tôi nghĩ rằng tăng trưởng cho năm tới là khá khó khăn nếu bệnh dịch còn kéo dài.

- Như vậy, ông khá quan ngại trước mục tiêu tăng trưởng 6,5% của năm 2021?

Đó là một mục tiêu rất thách thức! Kinh tế thế giới có thể hồi phục 4 - 5%, vì người ta tăng trưởng trên nền thấp, còn Việt Nam tăng trưởng trên nền cao. Thử hình dung, trong điều kiện bình thường cũ (không có dịch), Việt Nam mới đạt được mức tăng trưởng 6,5 – 7%, vậy trong điều kiện có dịch thì sẽ thế nào?!

Khi đặt mục tiêu tăng GDP 6,5%, tôi cho rằng Việt Nam đang đặt kỳ vọng rất lớn vào sự phục hồi của kinh tế thế giới, mà sự phục hồi này là rất bất định.

- Quay trở lại với năm 2020, trong “cỗ xe tam mã” (tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư), ông đã chỉ ra bản chất của tiêu dùng và đầu tư, vậy còn xuất khẩu thì sao?

Chúng ta khá hồ hởi với thành tích xuất siêu kỷ lục 19,1 tỷ USD, nhưng xin lưu ý đây chỉ là xuất siêu hàng hóa. Cán cân thương mại gồm hai bộ phận là hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa xuất siêu nhưng dịch vụ lại nhập siêu. Năm 2020, Việt Nam nhập siêu dịch vụ tới 12 tỷ USD, tăng gấp 8 lần so với năm 2019. Như vậy, về thực chất, Việt Nam chỉ xuất siêu 7,1 tỷ USD thôi.

Đối với con số xuất siêu hàng hóa 19,1 tỷ USD, chúng ta nhìn kỹ có thể thấy kỷ lục này đến từ FDI. Khu vực này không chỉ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn mà còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này cho thấy một tín hiệu không vui rằng các doanh nghiệp FDI đang thích ứng tốt hơn với tình hình hiện tại và tận dụng các ưu thế FTAs (hiệp định thương mại tự do) tốt hơn các doanh nghiệp Việt Nam.

- Lại nói chuyện xuất khẩu, báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2020 do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) xuất bản đã bày tỏ sự nghi ngờ về kim ngạch xuất nhập khẩu của một số mặt hàng, rằng không loại trừ khả năng Việt Nam chỉ là điểm trung chuyển, tạm nhập tái xuất của hàng hóa Trung Quốc sang Mỹ. Với tư cách là Kinh tế trưởng của VEPR và với số liệu cả năm 2020 đã có, ông có còn bảo lưu sự nghi ngờ này?

Nói về xuất khẩu, hãy xét cả cơ cấu thị trường và mặt hàng. Về thị trường, xuất siêu của Việt Nam tới từ Mỹ, hơn 60 tỷ USD. Nghĩa là nếu loại trừ Mỹ, Việt Nam nhập siêu hơn 40 tỷ USD. Xuất siêu sang Mỹ đã kéo toàn bộ cán cân thương mại của Việt Nam sang trạng thái thặng dư. Điều này cho thấy một xu hướng là có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam sản xuất chỉ để xuất khẩu sang Mỹ.
Xuất siêu sang Mỹ cố nhiên là tốt nhưng cũng đi kèm rủi ro, đó là rủi ro phụ thuộc vào một thị trường, mà thị trường này chúng ta chưa có FTA. Giả sử có kịch bản trừng phạt thương mại thì rất gay go cho nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, Mỹ đang điều tra Việt Nam về việc thao túng tiền tệ. Tất nhiên, việc cáo buộc của Mỹ có nhiều vấn đề để bàn luận, nhưng đó cũng là một loại rủi ro đối với Việt Nam.
Trong khi xuất siêu sang Mỹ thì Việt Nam lại nhập siêu lớn từ Trung Quốc. Và điều này làm dấy lên những nghi ngại. Nghi ngại này có cơ sở hơn khi nhìn vào cơ cấu mặt hàng. Cụ thể, cả xuất khẩu và nhập khẩu năm 2020 có sự tăng trưởng đột biến ở một số mặt hàng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị… Các mặt hàng này, Việt Nam nhập nhiều từ Trung Quốc và lại xuất nhiều sang Mỹ.

Nhìn chung, ở các mặt hàng nêu trên, Việt Nam được hưởng lợi rất ít, chủ yếu là công lao động. Điều này phơi bày một thực trạng đau xót là là khi có lợi ích thì FDI hưởng gần hết còn nếu xảy ra rủi ro thì doanh nghiệp Việt Nam hứng chịu phần nhiều.

Trong câu chuyện xuất khẩu, chúng ta cũng thấy một thực tế đáng buồn khác là các mặt hàng truyền thống của Việt Nam bị sụt giảm như: dệt may, da giày, nông sản… Muốn năm 2021 tăng trưởng cao thì các mặt hàng truyền thống này phải lấy lại phong độ như trước, bởi lực cầu máy móc, thiết bị điện tử có thể không kéo dài bởi chúng là hàng lâu bền. Tuy vậy, việc các mặt hàng truyền thống có khôi phục được hay không lại phải trông đợi hoàn toàn vào việc các nước Âu – Mỹ – Nhật có mở cửa trở lại hay không.

- Một vấn đề nổi bật khác trong năm 2020 là tăng trưởng tín dụng. Tính đến ngày cuối năm 2020, tín dụng tăng 12,13%. Nhưng điều đáng nói là chỉ trước đó 10 ngày, Ngân hàng Nhà nước cho biết tín dụng năm 2020 tăng 10,14%. Có nghĩa là trong 10 ngày cuối năm, tín dụng tăng tới 2 điểm %. Ông có bình luận gì về những con số này?

Tăng trưởng tín dụng năm 2020 gần bằng năm trước đó, nhưng tăng trưởng GDP lại thua xa, vậy tiền đã chảy đi đâu?

Tôi đặt ra câu hỏi này bởi tăng trưởng GDP 2020 đến từ đầu tư công và FDI, tức là những khu vực hầu như không sử dụng tín dụng.

Tôi cho rằng ngoài việc trái phiếu chính phủ được phát hành đã hút bớt một lượng vốn trong nền kinh tế, thì ít nhất còn hai lí do khiến tín dụng năm nay tăng trưởng 12,13%.

Một là tăng trưởng tín dụng chủ yếu do đảo nợ, gia hạn, cơ cấu nợ. Ví dụ, một doanh nghiệp năm 2019 vay 100 đồng, lãi suất 10%. Năm 2020, doanh nghiệp không có năng lực trả, ngân hàng cơ cấu nợ, đem lãi nhập gốc thành khoản nợ mới trị giá 110 đồng. Như vậy, tín dụng tăng trưởng 10%. Nhưng tín dụng này không đi vào sản xuất, không tạo ra công ăn việc làm, không thúc đẩy tăng trưởng. Đó chỉ là tăng trưởng tín dụng trên sổ sách.
Hai là có thể tín dụng không trực tiếp đi vào sản xuất mà đi vào các kênh tiêu dùng hàng nhập khẩu (ô tô) và giao dịch tài sản (bất động sản và chứng khoán). Điều này thấy khá rõ: giao dịch chứng khoán năm 2019 trung bình 4.000 tỷ đồng/phiên, năm nay những tháng cuối năm đã lên tới 20.000 tỷ đồng/phiên, rất khủng khiếp; giá bất động sản cũng tăng vòn vọt.

Tất nhiên, các ngân hàng thương mại có thể không cho vay đầu tư chứng khoán hay bất động sản một cách trực tiếp. Nhưng tín dụng có thể đi đường vòng để đổ vào các kênh tài sản này. Ví dụ, một doanh nghiệp có lợi nhuận tích lũy, trong điều kiện bình thường sẽ dùng lợi nhuận đó tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Nhưng do dịch bệnh, lãi vay thấp, chủ doanh nghiệp đi vay ngân hàng để có tiền hoạt động, còn đem lợi nhuận tích lũy đi đầu tư chứng khoán, bất động sản.

Trường hợp khác là chủ doanh nghiệp đáng lẽ lấy tiền trả nợ, nhưng do được ngân hàng tái cơ cấu nợ, đã đem tiền đó đi đầu tư chứng khoán, bất động sản.

Do đó, rất khó để cơ quan quản lý nhà nước có thể tự tin rằng tín dụng đã đi vào sản xuất, kinh doanh. Nếu quả thực tín dụng đi vào sản xuất, kinh doanh thì thật đáng lo ngại, vì chất lượng tín dụng kém quá, tăng tới 12,13% mà GDP chỉ tăng 2,91%. Tôi không nghĩ hiệu quả sử dụng vốn thấp như vậy đâu.

- Vậy khuyến nghị của ông về chính sách tiền tệ và tài khóa cho năm 2021 sẽ là gì?

Quan điểm của tôi không thay đổi: tài khóa vẫn cần tập trung vào những gì cần thiết, thiết thực. Những gói hỗ trợ như miễn giảm thuế (thu nhập doanh nghiệp) hay giảm phí (trước bạ ô tô) đều là những biện pháp lãng phí, ai hưởng lợi vẫn hưởng, ai chết vẫn chết.

Nguồn lực tài khóa của Việt Nam hạn hẹp nên rất cần giữ trọng tâm. Ưu tiên hàng đầu vẫn là chi trả an sinh cho người lao động mất việc làm. Thứ hai là đầu tư công, nhưng phải trọng điểm, tập trung vốn cho những dự án trọng điểm đã có kế hoạch, vì đấy là nền tảng cho tăng trưởng trong tương lai, không để tái diễn tình trạng chậm tiến độ, đội vốn; kiên quyết nói không với những dự án không cần thiết như quảng trường, tượng đài.

Về chính sách tiền tệ, tôi khuyến nghị hai chữ “thận trọng”. Cuối năm 2020, hiện tượng bong bóng giá tài sản đã xuất hiện rồi. Chính phủ càng hạ lãi suất thì càng kích thích tiền chảy sang kênh tài sản.
Tăng trưởng tín dụng cũng cần tận trọng, đừng ham thành tích. Tăng trưởng tín dụng 12 – 13% mà tiền không vào sản xuất kinh doanh thì tăng để làm gì. Nới lỏng tiền tệ chỉ làm giàu cho các chủ ngân hàng, công ty tài chính. Trong thời kì dịch bệnh, doanh nghiệp sản xuất hết sức khó khăn mà các ngân hàng vẫn báo lãi rất lớn, đó là hiện tượng kinh tế rất phản cảm.

Năm tới, Việt Nam vẫn đối diện với rủi ro tài khóa, đã thành cố hữu, khi thâm hụt ngân sách cao và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp/thu ngân sách chạm trần. Chính sách tiền tệ mà tạo ra bong bóng tài sản nữa thì vô cùng rủi ro. Khi dịch bệnh qua đi, kinh tế hồi phục, sức ép lạm phát sẽ tăng lên. Khi đó, Chính phủ không còn cách nào khác là tăng lãi suất để chống lạm phát, chống bong bóng giá. Hậu quả là cộng đồng doanh nghiệp sản xuất sẽ nai lưng ra chịu trận.

Cái chúng ta cần là giảm lãi suất cho vay chứ không phải giảm lãi suất huy động. Hạ lãi suất tiền gửi, ở một khía cạnh nào đó, đang giảm thu nhập của những người có thu nhập thấp trong xã hội. Khi thu nhập giảm, tầng lớp này càng thắt chặt chi tiêu khiến cầu giảm, hàng hóa bán kém. Có thể nói, công cụ lãi suất chưa chắc đã có tác dụng với kinh tế Việt Nam ở bối cảnh hiện tại…

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,742
Động cơ
226,913 Mã lực
8FB89111-E952-4820-8420-2CF05207812B.jpeg

 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
36,333
Động cơ
5,044,003 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
36,333
Động cơ
5,044,003 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thủ tướng nói về 5 cân đối lớn trong phát triển kinh tế Việt Nam:

Trước hết, đó là cân đối giữa việc mở cửa, đổi mới, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội với việc củng cố nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hay nói cách khác là cân đối giữa đổi mới, ổn định và phát triển, giữa tuân theo các quy luật thị trường và đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa nhà nước, thị trường và xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển con người, giữa tiến bộ xã hội với bảo vệ môi trường, giữa tính độc lập và hội nhập.

Thứ hai là cân đối giữa phát triển kinh tế nhanh với việc bảo đảm tiến bộ công bằng xã hội, trong đó có vấn đề gìn giữ môi trường, bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc, "ví dụ như trong phòng dịch phải gắn với đời sống và giải phóng hàng hóa". "Ý nói là phải phát triển cân bằng, hài hòa, bao trùm không ai bỏ lại phía sau, không để địa phương nào bị tụt lại, đánh mất cơ hội phát triển, nhất là địa phương có điều kiện phát triển".

Thứ ba, cân đối giữa nội lực và ngoại lực, giữa kinh tế trong nước với kinh tế nước ngoài, giữa nội thương với ngoại thương, giữa xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ với mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực cũng như toàn cầu. Thủ tướng lấy ví dụ như vấn đề mua vaccine ở nước ngoài với đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất trong nước, xây dựng nền kinh tế tự cường, hội nhập sâu rộng, giữa thu hút FDI mạnh mẽ với phát triển kinh tế tư nhân.

Thứ tư là cân đối giữa ưu tiên ngắn hạn với những mục tiêu dài hạn. "Chúng ta không được chủ quan, tránh chạy theo mục tiêu ngắn hạn thiếu tính bền vững, bỏ mục tiêu dài hạn, có tính xuyên suốt". Thủ tướng lưu ý, đồng thời đề nghị các bộ, cơ quan giữ vững, kiên định niềm tin vào lý tưởng và những nguyên tắc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ năm là cân đối nguồn lực tài chính quốc gia, cán cân ngân sách, nợ công, cán cân thanh toán quốc tế và nhiều cân đối vĩ mô khác. "Bây giờ chúng ta đang có một hệ thống chỉ tiêu vĩ mô tốt nhưng phải bảo đảm ngày càng vững chắc hơn, thậm chí năm sau phải tốt hơn năm trước",
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top