40% số người bị nhiễm virus Covid nhưng không có triệu chứng; đó có phải là chìa khóa để kết thúc đại dịch?
Trên đây là tiêu đề một bài báo khoa học đăng trên báo Washington Post:
https://www.washingtonpost.com/health/2020/08/08/asymptomatic-coronavirus-covid/
Tác giả bài báo là Ariana Eunjung Cha, đăng trên báo Washington Post ngày 8/8/2020. Ariana Eunjung Cha là một phóng viên. Trước đây cô từng là trưởng văn phòng của The Washington Post tại Bắc Kinh, Thượng Hải và San Francisco, phóng viên tại Baghdad và là một phóng viên công nghệ có trụ sở tại Washington. Trước khi trở thành một nhà báo, Ariana từng là một nhà phân tích lập trình tại Phố Wall. Cô có bằng khoa học máy tính tại Đại học Columbia.
Đây là một bài viết rất hay. Nó lược qua những nghiên cứu trong thời gian ngắn ngủi, nhưng cực kỳ quan trong và hấp dẫn với các số liệu thống kê dẫn chứng. Cụ nào có điều kiện thì đọc kỹ theo đường link trên. Dưới đây là tóm tắt chủ yếu của bài báo theo bài dịch của một cụ trên FB (Thanh Le)
1) 40% số người bị nhiễm virus Covid nhưng không có triệu chứng
Khi các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về các đợt bùng phát của loại coronavirus mới, đã kinh ngạc bởi số lượng người nhiễm bệnh không có triệu chứng rất cao. Một số ví dụ cụ thể trong thống kê: Một nơi trú ẩn dành cho người vô gia cư ở Boston có 147 cư dân bị nhiễm bệnh, nhưng 88% không có triệu chứng mặc dù họ chia sẻ không gian sống. Tại một nhà máy gia cầm của Tyson Foods ở Springdale, Ark.,đã có 481 ca nhiễm, và 95% là không có triệu chứng. Các nhà tù ở Arkansas, North Carolina, Ohio và Virginia trong số 3.277 người bị nhiễm, 96% không có triệu chứng.
Coronavirus đã để lại nhiều đầu mối: sự lây truyền không đồng đều ở các khu vực khác nhau trên thế giới, tác động chủ yếu là nhẹ đối với trẻ em. Có lẽ điều đáng kinh ngạc nhất là tỷ lệ người nhiễm bệnh không có triệu chứng lớn bất thường. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tháng trước ước tính tỷ lệ đó vào khoảng 40%.
Lý thuyết tạo ra sự phấn khích nhất trong những tuần gần đây là một số người trong chúng ta có thể đã có miễn dịch một phần bởi bệnh cúm mùa.
2) Tác động của bộ máy ghi nhớ miễn dịch
(Immune memory machine)
Các nhà khoa học tin rằng một phần khác của hệ thống miễn dịch - tế bào T, một loại tế bào bạch cầu điều phối toàn bộ hệ thống miễn dịch - thậm chí có thể quan trọng hơn trong việc chống lại coronavirus.
Nhóm đang nghiên cứu máu từ những người đang hồi phục sau nhiễm coronavirus và muốn so sánh với mẫu từ những người đối chứng không bị nhiễm, đó là những người đã hiến máu cho ngân hàng máu từ năm 2015 đến năm 2018.
Các kết quả tìm thấy trong 40-60% các mẫu cũ này, các tế bào T dường như nhận ra SARS-CoV-2.
3) Tiêm chủng vắc-xin thời thơ ấu
(Chidhood Vaccines)
Kết quả nghiên cứu: Bảy loại vắc-xin được tiêm trong một, hai hoặc 5 năm trước đây có liên quan đến việc làm giảm tỷ lệ nhiễm coronavirus mới. Hai loại vắc-xin đặc biệt dường như cho thấy mối liên hệ chặt chẽ hơn: Những người đã tiêm vắc-xin viêm phổi trong quá khứ gần đây dường như giảm 28% nguy cơ mắc bệnh coronavirus. Những người được tiêm vắc xin bại liệt giảm 43% nguy cơ.
Nghiên cứu chỉ mang tính chất quan sát và không thể chỉ ra mối liên hệ nhân quả theo thiết kế, nhưng các nhà nghiên cứu đang tìm cách định lượng hoạt động của các loại vaccine này trên coronavirus để làm tiêu chuẩn cho các loại vaccine mới do các công ty như Moderna tạo ra.
Nếu các vaccine hiện có có khả năng bảo vệ như những vaccine mới đang được phát triển, chúng có thể thay đổi toàn bộ chiến lược làm vaccine của thế giới.
4) Di truyền và yếu tố sinh học
Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào một nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nhẹ: trẻ em. Họ tự hỏi liệu nó có thể liên quan gì đến thụ thể được gọi là ACE2, qua đó virus bám lấy để xâm nhập vào cơ thể.
Ở những người khỏe mạnh, các thụ thể ACE2 thực hiện chức năng quan trọng là giữ huyết áp ổn định. Loại coronavirus mới khi xâm nhập cơ thể sẽ bám chặt vào ACE2, nơi nó nhân bản.
Các nghiên cứu cho thấy rằng tại những đứa trẻ bị mắc nhiều bệnh dị ứng và hen suyễn, các thụ thể ACE2 bị giảm đi, do đó làm giảm khả năng xâm nhập của coronavirus.
Ngoài ra, một số nghiên cứu di truyền cho thấy các biến thể trong gen liên quan đến ACE2 với những người từ các khu vực địa lý nhất định, chẳng hạn như Ý và các vùng của châu Á, có các đột biến riêng biệt. Không ai biết những khác biệt này có ý nghĩa như thế nào đối với sự lây nhiễm, nhưng đó là một lĩnh vực thảo luận tích cực trong cộng đồng khoa học
5) Tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang
Trước đại dịch, Gandhi, nhà nghiên cứu của Đại học California, chuyên về HIV. Nhưng giống như các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm khác ngày nay, bà đã dành nhiều thời gian để nghĩ về coronavirus. Và khi xem xét kỹ lưỡng dữ liệu về các đợt bùng phát, bà nhận thấy điều gì có thể là một mô hình: Mọi người đeo khẩu trang ở những nơi có tỷ lệ ca nhiễm không có triệu chứng là cao nhất.
Các con số trên hai tàu du lịch đặc biệt đáng chú ý. Trong Diamond Princess, nơi không sử dụng khẩu trang và có khả năng virus đã di chuyển tự do, 47% trong số những người được kiểm tra không có triệu chứng. Nhưng trong con tàu du lịch Argentina ở Nam Cực, nơi bùng phát dịch bệnh vào giữa tháng 3 và khẩu trang phẫu thuật được cấp cho tất cả hành khách và khẩu trang N95 cho thủy thủ đoàn, 81% không có triệu chứng.
Trong một bài báo được xuất bản tháng này trên Journal of General Internal Medicine, Gandhi lưu ý rằng trong một số đợt bùng phát ở giai đoạn đầu của đại dịch, trong đó hầu hết mọi người không đeo khẩu trang, 15% số người bị nhiễm bệnh không có triệu chứng. Nhưng sau đó, khi mọi người bắt đầu đeo khẩu trang, tỷ lệ người không có triệu chứng là 40 đến 45 %.