VACCINE NGA
Tự nhiên dân cư mạng chia làm 2 phe, một phe rất háo hức về vaccine Nga, phe kia thì dẻ bìu không tiếc lời... Tôi không phải chuyên gia nên xin mượn bạn Nguyễn Hùng bản dịch bài trả lời của ông Ginsburg về vắc xin Nga mới đăng ký, với tên gọi (chắc do phóng viên giật tít) “Vaccine Nga sẽ hiệu nghiệm hơn của Oxford”. Thôi cứ nghe xem người Nga nói gì cụ thể đã các bác ạ, chứ đã ai cho mình tiêm đâu?
(Alexander Ginsburg, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Dịch tễ học và Vi sinh mang tên của Viện sĩ Danh dự N.F. Gamaleya trả lời hãng tin Interfax về cách thức tiến hành giai đoạn thứ ba của thử nghiệm lâm sàng đối với vắc-xin coronavirus đã được đăng ký, ai bị chống chỉ định sử dụng, thời gian có thể duy trì miễn dịch và khi nào sẽ bắt đầu tiêm chủng cho trẻ em).
- Tại buổi làm việc với Tổng thống, người đứng đầu Bộ Y tế cho biết đây là một trong những vắc xin được đăng ký đầu tiên. Những loại vắc xin nào khác đang được đăng ký hiện nay, kể cả vắc xin nước ngoài?
-Hiện tại, vắc xin của chúng tôi đã được đăng ký dạng lỏng, và rất có thể vào tuần tới, dạng khô, đông khô của nó sẽ được đăng ký. Cũng có một loại vắc-xin của Trung Quốc, theo tôi, được đăng ký sử dụng hạn chế trong quân đội Trung Quốc. Các loại vắc xin còn lại trên thế giới đang trong giai đoạn khác nhau của thử nghiệm lâm sàng.
Dạng đông khô của vắc-xin của chúng tôi, rất có thể, sẽ được sản xuất với số lượng ít hơn, vì nó cần được sấy khô trong bốn ngày, một quy trình công nghệ rất dài và khá khó khăn. Vắc xin ở dạng khô như vậy giải quyết được nhiều vấn đề về vận chuyển, vận chuyển thuận tiện hơn, không cần dây chuyền lạnh nhưng giá thành cao hơn nhiều, sản xuất mất nhiều thời gian hơn.
- Và khi nào nó có thể được đăng ký?
-Chúng tôi dự kiến, cũng như vắc xin này, phải nộp hồ sơ vào thứ Hai-thứ Ba, Bộ Y tế sẽ thẩm định. Hy vọng vào thứ tư - thứ năm, cuối tuần sau sẽ đăng ký được.
- Các phương tiện truyền thông phương Tây rất tích cực viết về hiệu quả tiềm năng của vắc-xin Oxford. Chúng ta có một công nghệ tương tự như vắc xin này? Hay chúng ta và họ khác nhau về cơ bản?
- Chúng ta có cùng một công nghệ. Theo tôi, loại vắc xin đó sẽ không cho phép miễn dịch lâu dài như vắc xin hai thành phần của chúng tôi. Có thể áp dụng phương pháp tiêm chủng kép nhưng vẫn ít tác dụng bảo vệ hơn. Còn công nghệ là như nhau, cùng môi trường cũng giống nhau, công nghệ nuôi cấy , phương pháp làm sạch. Chỉ có adenovirus lấy từ khỉ, trong khi chúng ta lấy nó từ ngườ
- Chúng ta đã gửi cho WHO về việc đưa vắc xin của chúng ta vào danh mục vắc xin chưa? Khi nào có thể diễn ra sự kiện này?
- Vấn đề này đang bàn, vấn đề này liên quan đến Bộ Y tế nhiều hơn.
- Những tác dụng phụ nào đã được xác định trong quá trình thử nghiệm? Có những nhóm người nào chống chỉ định tiêm vắc xin không? Ví dụ như phụ nữ có thai, trẻ em, người mắc một số bệnh, dị ứng?
- Vắc xin đã được thử độc tính với phôi thai, các thí nghiệm cho kết quả tích cực, đã khảo sát nhiều thế hệ động vật, không có chống chỉ định nào về mặt này. Nếu bác sĩ cho rằng một người cần phải tiêm phòng thì việc đó là cần thiết, nhưng khi đã bắt đầu có thai rồi, tôi nghĩ không cần thiết phải sử dụng vắc xin. Nhưng trước khi mang thai, cơ thể phải được bảo vệ trong khả năng nếu có thể, khỏi cúm, coronavirus.
Chống chỉ định bao gồm các bệnh tự miễn mãn tính nghiêm trọng, để không làm trầm trọng thêm chúng như các bệnh viêm da, viêm khớp, giai đoạn cấp tính, dị ứng bụi thực vật, dị ứng thực phẩm, cần nghiêm túc hỏi ý kiến bác sĩ miễn dịch để không làm trầm trọng thêm bệnh - điều này cũng giống như các loại vắc xin khác, không có ngoại lệ.
- Sẽ có nhiều loại vắc xin khác nhau cho trẻ em và người lớn?
- Bây giờ bắt đầu giai đoạn nghiên cứu vắc xin sau đăng ký, một trong những nhiệm vụ của giai đoạn này- là nghiên cứu khả năng sử dụng vắc xin về mặt an toàn và khả năng sinh miễn dịch cho những người trên 60 tuổi, thậm chí cả những người 90 tuổi. Còn đối với việc nghiên cứu việc sử dụng vắc-xin cho trẻ em, mọi thứ phức tạp hơn. Khi chúng tôi kết thúc giai đoạn hậu đăng ký, mà chúng tôi mới bắt đầu bây giờ, theo luật chúng tôi có quyền gửi văn bản để nghiên cứu vắc xin này ở trẻ em, và nghiên cứu dần dần, theo nhóm, ví dụ, từ 18-14 tuổi, sau đó - 14-12 tuổi, 12- 8 tuổi, khoảng như vậy. Và mỗi giai đoạn mất ít nhất ba đến bốn tháng.
- Bộ Y tế cho biết, vắc-xin tương tự như vắc- xin này tạo miễn dịch trong hai năm. Có gì chắc chắn về khả năng vắc xin vừa đăng ký sẽ bảo vệ chống lại coronavirus trong bao lâu không?
- Chúng tôi đã theo dõi khả năng miễn dịch được phát triển cho vắc-xin chống virus Ebola - thực sự đây là vắc-xin theo công nghệ tương tự. Chúng tôi đã hoàn thành công việc này vào tháng 12 năm 2019 tại Cộng hòa Guinea, kết quả hiện đang được xử lý, ở giai đoạn công bố, loại vắc-xin này thực sự đã bảo vệ cơ thể trong hai năm, nhưng sau đó chúng tôi đơn giản là không quan sát tiếp. Do đó, chúng tôi giả định rằng vắc xin được đăng ký ngày hôm nay cũng sẽ bảo vệ cơ thể trong hai năm, có thể bảo vệ trong thời gian dài hơn, nhưng điều này hiện đang được nghiên cứu, căn bệnh lây nhiễm này là hoàn toàn mới.
Một số người đã được tiêm vắc-xin vào cuối tháng 3 (các nhà khoa học của Trung tâm Gamaleya - Interfax) đã được kiểm tra - tính bảo vệ cao vẫn được duy trì. Và 4-5 tháng đã trôi qua. Tôi sẽ làm xét nghiệm kháng thể vào cuối mùa đông.
- Trên các phương tiện truyền thông phương Tây, người ta có thể tìm thấy ý kiến cho rằng Liên bang Nga đã hy sinh sự an toàn cho uy tín quốc gia và việc đăng ký vắc-xin này là vội vàng. Ông có thể nói gì với những tuyên bố này?
- Tốc độ nhanh ở đây là tương đối, còn tuỳ vào thời điểm tính từ khi nào. Chúng ta đã bắt đầu tạo ra công nghệ này cách đây 25 năm, chúng ta chế tạo vắc xin thứ ba hoặc thứ tư dựa trên nó. Và kể từ năm 2014, chúng tôi đã tạo ra vắc-xin Ebola và hai biến thể khác của vắc-xin này trong vòng 15 tháng. Khi đại dịch coronavirus xảy ra, chúng tôi trên thực tế đã tạo ra vắc xin MERS. Tức là, tại thời điểm đó, để tạo ra một loại vắc-xin chống lại coronavirus, chỉ cần chèn một trình tự khác vào vector ("vận chuyển" để đưa vật liệu di truyền vào tế bào), nó tương đồng đến 80% với vắc-xin đã được thử nghiệm. Vào thời điểm đó, 220 đồng bào của chúng ta tiêm vắc xin chống lại MERS trong giai đoạn thử nghiệm đầu tiên và thứ hai. Tất nhiên, chúng tôi rất vui khi biết rằng chúng tôi được coi là những người mạo hiểm sức khỏe của mình khi tự tiêm phòng, nhưng trên thực tế, chúng tôi đã có 220 người đi trước thực tế đã tự tiêm cho mình thứ tương tự và mọi thứ đều ổn với họ. Tất cả điều này chỉ đơn giản là cho phép chúng tôi lặp lại những gì đã được thực hiện trong thời gian ngắn nhất có thể.
-“Nhưng các quốc gia khác cũng có những công nghệ khác nhau dựa trên các loại vắc xin khác. Vậy tại sao chỉ có chúng ta trên thực tế mới tạo ra một loại vắc-xin một cách nhanh chóng như vậy?
- Vâng, nhưng điều đó không hẳn là như vậy. Có công ty dược thì chỉ có một thành phần. Công ty khác thì thậm chí hoàn toàn không có chúng, lấy mẫu tương tự của chúng tôi hoặc của công ty khác, và để phá vỡ các thủ tục cấp bằng sáng chế, đã lấy adenovirus từ khỉ, loại virus chưa từng được sử dụng trong vắc xin đã đăng ký trước đây. Còn công ty thứ ba thì lại tuân theo một công nghệ khác về cơ bản, đồng thời với việc tạo ra vắc-xin, họ đã tạo ra một hệ thống mới để đưa RNA vào tế bào. Do đó, chúng tôi đã có một số lợi thế.
- Theo như chúng tôi biết, chúng ta phải đăng ký bằng sáng chế vắc xin của mình. Nó đã được thực hiện rồi? Khi nào? Ai là hoặc sẽ là tác giả của bằng sáng chế?
- Bằng sáng chế của Nga đã được nhận cách đây một tháng rưỡi. Chúng ta phải tri ân Rospatent (Cơ quan Phát minh sáng chế của Nga) vì đã nhận thấy tầm quan trọng của phát minh này, Rospatent đã kịp thời và nhanh chóng tiến hành mọi thủ tục cần thiết để đưa ra quyết định khả quan. Ngoài ra, hồ sơ đăng ký sáng chế quốc tế đã được nộp vài tuần, có thể là một tháng trước, nó đang được xem xét ở 150 quốc gia. Trong trường hợp quyết định khả quan được đưa ra, thì có thể thiết lập sản xuất ở các nước này. Quỹ đầu tư trực tiếp Nga đảm bảo cho việc thanh toán một khoản hỗ trợ pháp lý cho việc cấp bằng sáng chế quốc tế. Trong trường hợp có quyết định khả quan, chúng tôi sẽ có thể hỗ trợ bằng sáng chế ở những quốc gia mà chúng tôi cho là cần thiết - ở những quốc gia mà Quỹ đầu tư trực tiếp Nga sẽ thiết lập sản xuất. Các tác giả của bằng sáng chế là 16 nhân viên của Viện Gamaleya và một nhân viên của Viện nghiên cứu vi sinh số 48 của Bộ Quốc phòng. Tôi là một trong những tác giả của bằng sáng chế.
- Các bạn sẽ nhận được tiền bản quyền?
- Có, nếu bằng sáng chế được mua, chúng tôi sẽ nhận được tiền bản quyền.
Bonus: nói thêm để bà con dễ đánh giá cả bức tranh. Nếu làm đầy đủ các bước từ A đến Z thì Nga mất ít nhất 18 tháng (cái này là Bộ Y tế Nga ngay từ đầu báo cáo công khai Putin và Chính phủ) - thế nên 6 tháng đã có vaccine tức là có làm tắt một số khâu, với sự đồng ý của Chính quyền. Tương tự như vậy sắp tới sẽ có một loạt nước đưa ra sản xuất vaccine, các quốc gia này cũng phải duyệt và bỏ bớt đi nhiều khâu, chứ chẳng có cách nào làm theo lối cũ mà lại có kết quả thần kỳ nhanh thế được... Vậy nên làm sớm thì có nhiều cái thuận lợi, nhưng cũng có nhiều rủi ro hơn làm muộn, phải chấp nhận là có rủi ro hơn là làm muộn! Nga chấp nhận như vậy và phải nói là bài tính của họ cũng đang đem lại rất nhiều ưu thế, về thương mại, về tâm lý ổn định cho dân chúng...