3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,599
Động cơ
315,688 Mã lực
Tuổi
40
Đương nhiên chống phòng ngừa dịch thì rửa tay và xúc họng thường xuyên đc khuyến cáo. Vì tay hay đưa lên mặt theo thói quen. Vậy cụ có dám chắc tay cụ không đụng chạm vào quần áo, đầu tóc...trước khi nhỡ tay đưa lên mặt. Khử khuẩn toàn thân là phương pháp toàn diện và triệt để nhất để phòng ngừa dịch. Cụ còn kêu ca cái gì?
Tại sao xà phòng và dung dịch rửa tay có tác dụng diệt virus, vì nó phá vỡ lớp màng lipit của virus dẫn đến vô hiệu hoá nhân ẩn chứa bên trong màng qua cơ chế phân cực của dung dịch tẩy rửa. Có thể tìm link mình họa trên báo chính thống. Tôi đã đọc đâu đó vài ngày trước.
Nano bạc từ lâu đã đc chứng mình là tác nhân sát khuẩn. Các PTN và cơ sở bào chế đều yêu cầu nhân viên mặc đồ bảo hộ có tráng bạc. Nếu đưa thêm nano bạc vào dung dịch sát khuẩn thì càng tăng hiệu quả chứ có gì mà chê bai.
Tôi thấy đây là ứng dụng tốt, cần phổ biến. Vì dẫu sao vẫn cần phát triển lại các hoạt động kinh tế trong giai đoạn dịch này. Các cuộc họp, hội nghị, bệnh viện... rất cần thiết bị này
Cho hít nano bạc đã đời rồi cả nghìn người không may bị vấn đề gì về sức khỏe thì kêu ca ai hả cụ. Nghiên cứu khoa học, nhất là ngành y, là phải đàng hoàng cẩn thận. Không có chuyện pha bậy pha bạ các dung dịch sát khuẩn rồi xịt cho người ta hít.
Dù có khử được virus trên quần áo thì tôi cho cũng là không cần thiết. Vì nó chỉ bảo vệ cụ được đúng 15 giây trong cái hộp đó. Ra ngoài thì giọt bắn của người bệnh (nếu tiếp xúc) sẽ lại dính lên quần áo ngay lập tức.
Chỉ cần rửa tay thường xuyên là đã cách ly được tất cả các nguồn lây trên bề mặt vật liệu, quần áo. Vì như tôi đã nói hầu hết gương mặt mọi người chỉ tiếp xúc với bàn tay chứ ít khi có ai đi liếm quần áo nhau hoặc liếm bàn liếm ghế.
 

mrlai

Xe buýt
Biển số
OF-102372
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
695
Động cơ
410,362 Mã lực
Cụ thử chỉ ra xem bác sĩ có cái gì để không thiệt.

Ngày thường còn khám phòng mạch thu tiền, ngày này cắm viện chống dịch 24/24. Tiền nhà nước thu hết và quản lý, chi tiền theo luật ở trên. Chống dịch không bao giờ là sung sướng hay có lợi. Xác định là thiệt từ thu nhập cho đến thiệt mạng.
Và có phải ai cũng là bác sĩ đâu để ngày thường ngồi phòng khám thu tiền như các ông ý tưởng tượng. Nếu bộ phận khác: điều dưỡng, nhân viên y tế...thì đâu có thu nhập được bao nhiêu.
 

seeyou

Xe điện
Biển số
OF-80799
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
2,578
Động cơ
432,064 Mã lực
Buôn gạo thôi. Dạo này Hà Nội đang sốt gạo ST24, ST25 nhưng giá bán đang hỗn loạn lắm, chắc giả nhiều
 

vumessi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-592615
Ngày cấp bằng
30/9/18
Số km
324
Động cơ
134,520 Mã lực
Tuổi
34
Ở Mỹ khác Việt, nếu lỡ may là F1, F2 ở Mỹ cụ tự đoán sẽ khác biệt như thế nào nếu ở Việt Nam
Ở Mỹ thì có dám chắc cơn sốt tích trữ lương thực, đồ dùng có đc CP quan tâm khuyến cáo và điều tiết như ở Việt Nam không
Vì vậy nếu không về nước thì hạn chế đến mức thấp nhất việc ra ngoài, nơi công cộng. Mà nếu ở nhà tránh dịch thì đương nhiên là phải tích trữ đồ rồi.
Còn ở Việt, khuyến cáo mọi người ko hoảng hốt tích trữ đồ là chủ trương đúng, thực tế đã chứng mình
Hai trường hợp một là cá nhân bên xứ người, một là cộng đồng trong nước. Đương nhiên là khác nhau, cụ lồng ghép nhằm mục đích gì???
Nhiệm vụ của chính phủ nào cũng là phải lo ổn định an ninh lương thực và nhu yếu phẩm, Mỹ cũng vậy và VN cũng vậy
Tình hình ở mẽo cũng như VN, thực phẩm và nhu yếu phẩm không thiếu, nhưng do sự "tích trữ" quá mức mới gây nên short trong ngắn hạn

Anh Chung, dưới tư cách 1 lãnh đạo, phát biểu như thế là không khôn ngoan (thể hiện sự ích kỷ gia đình)
 

mrlai

Xe buýt
Biển số
OF-102372
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
695
Động cơ
410,362 Mã lực
Có thêm phúc lợi mùa dịch là rất tốt nhưng cũng nên nghĩ rằng đó là việc phải làm do yêu cầu nghề nghiệp
Thì bản thân họ vẫn đang chấp nhận đó thôi, có đòi hỏi gì đâu. Vì trách nhiệm, vì nghề nghiệp...nhưng ý ở đây có 1 vài cụ có vẻ coi đó là việc đương nhiên họ phải làm để đổi lấy cái “thu nhập khủng khiếp” mà các cụ ý tưởng tượng.
 

supga

Xe tăng
Biển số
OF-343564
Ngày cấp bằng
20/11/14
Số km
1,327
Động cơ
280,608 Mã lực
Cụ nhập gạo đặc sản về rồi đóng túi 5kg, 10kg bán cho các cụ trên OF, cho hàng xóm xung quanh là sống ổn, lại còn có thời gian mà chém gió
 

leanhduc1707

Xe tăng
Biển số
OF-180299
Ngày cấp bằng
9/2/13
Số km
1,800
Động cơ
353,086 Mã lực
Trong 1 diễn biến đáng chú ý. Ít ca số liệu thống kê sẽ có sai số nhiều Tuy nhiên khi số lượng ca tăng lên thì con số tử vong ngày càng sát với con số thống kê trước đó.
Bn số 3 ko biết là ai mà phải giữ bí mật tên tuổi nhỉ? Chẳng lẽ bn này có cả 3 chữ số 1,2,3
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
13,368
Động cơ
1,382,425 Mã lực
ĐỌC THẤY CAY CAY...

Anh Trần Đại Sỹ sinh năm 1969, quê quán tại Xã Nghĩa Trung - Huyện Nghĩa Đàn - Tỉnh Nghệ An.

Anh mới trở về từ Malaysia và được đi cách ly tại Đà Nẵng từ ngày 18/3.

Hôm nay 23/3 từ quê nhà báo tin bố anh mất. Mặc dù đau buồn khi người cha đáng kính qua đời, nhưng việc cách ly là sự an toàn chung đối với bản thân, gia đình và xã hội nên anh vẫn chấp hành cách ly.

Được Ban quản lý tại khu cách ly quan tâm, động viên, thăm hỏi và chuẩn bị cho anh những thứ cần thiết về đồ lễ và lập bàn thờ để anh thắp hương tưởng nhớ đến bậc sinh thành của mình đã về nơi chín suối.

Xin chia buồn cùng anh và gia đình!

Vì sự an toàn cho đồng bào và xã hội.., mong anh tĩnh tâm, sớm vượt qua nỗi đau thương mất mát này.

Xin cảm ơn anh đã chung tay chống dịch khi thực hiện việc cách ly rất nghiêm túc của mình!
Nguồn Facebook:
36AF2E90-00FB-44C9-90BB-FEB51961BEB8.jpeg
944793C2-6FF7-4535-AC31-D94573EA172A.jpeg
4A5C955A-2EE6-4AFA-8FB8-A17002787656.jpeg
 

NQHU

Xe điện
Biển số
OF-389972
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
3,912
Động cơ
270,664 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trong 1 diễn biến đáng chú ý. Ít ca số liệu thống kê sẽ có sai số nhiều Tuy nhiên khi số lượng ca tăng lên thì con số tử vong ngày càng sát với con số thống kê trước đó.
3 ca EMCO + 2 ca thở máy chưa cho lắp EMCO. Tức là khoảng 5/123 xấp xỉ 4% nghiêm trọng đúng theo % thống kê của thế giới rồi! Em thấy không sai số gì!
Việt Nam có đặc thù số ca mắc trẻ (do đội du học sinh), số ca nhiễm còn ít nên vẫn duy trì được chưa có người chết.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,127
Động cơ
237,143 Mã lực
Tuổi
38
ĐỌC THẤY CAY CAY...

Anh Trần Đại Sỹ sinh năm 1969, quê quán tại Xã Nghĩa Trung - Huyện Nghĩa Đàn - Tỉnh Nghệ An.

Anh mới trở về từ Malaysia và được đi cách ly tại Đà Nẵng từ ngày 18/3.

Hôm nay 23/3 từ quê nhà báo tin bố anh mất. Mặc dù đau buồn khi người cha đáng kính qua đời, nhưng việc cách ly là sự an toàn chung đối với bản thân, gia đình và xã hội nên anh vẫn chấp hành cách ly.

Được Ban quản lý tại khu cách ly quan tâm, động viên, thăm hỏi và chuẩn bị cho anh những thứ cần thiết về đồ lễ và lập bàn thờ để anh thắp hương tưởng nhớ đến bậc sinh thành của mình đã về nơi chín suối.

Xin chia buồn cùng anh và gia đình!

Vì sự an toàn cho đồng bào và xã hội.., mong anh tĩnh tâm, sớm vượt qua nỗi đau thương mất mát này.

Xin cảm ơn anh đã chung tay chống dịch khi thực hiện việc cách ly rất nghiêm túc của mình!
Nguồn Facebook:
36AF2E90-00FB-44C9-90BB-FEB51961BEB8.jpeg
944793C2-6FF7-4535-AC31-D94573EA172A.jpeg
4A5C955A-2EE6-4AFA-8FB8-A17002787656.jpeg
Tội nghiệp cả người sống lẫn người đã mất.
 

Reinhard

Xe buýt
Biển số
OF-412894
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
924
Động cơ
232,170 Mã lực
Tuổi
37
thấy đội đó hôm trước tinh tướng lắm, nào là nước Anh tinh hoa nhân loại, lãnh đạo vì dân, tin nhà khoa học các kiểu. Hóa ra là lũ cố tình cho lây để bớt người già. dã man thật.
Không phải cố tình để giết người già đâu cụ. Hôm qua có bạn bác sĩ cấp cứu covid ở Anh có trả lời phỏng vấn khá mạch lạc. Bạn ấy giải thích rằng thất bại lần này là do sai lầm và chủ quan.

Theo lời bạn ấy thì đúng là chính phủ anh lúc đầu quyết định dựa theo mô hình thật (mô hình khá phức tạp, được phát triển trong cả thập kỉ luôn chứ không phải mới nghĩ ra), nhưng vấn đề là mô hình này... không đúng. Mô hình của các bạn ấy giả định rằng (1) tất cả các đại dịch đều diễn tiến gần giống nhau, như cúm chẳng hạn (cái này sai...) và (2) không tính đến một số yếu tố quan trọng như số lượng máy thở hay số giường bệnh cấp cứu (giả định là luôn có đủ, cái này cũng sai luôn...). Vì (1) và (2) đều sai trong trường hợp covid nên mô hình cũng sai theo, nhưng chính phủ chủ quan nghĩ rằng mình (UK) sẽ khác TQ và Italy, đến khi có nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình với số liệu cụ thể đập vào mặt thì các bạn ấy mới giật mình và thay đổi quyết định.
 

pikapika

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-712897
Ngày cấp bằng
10/1/20
Số km
268
Động cơ
87,290 Mã lực
Tuổi
45
đây là bạn mình hiện bác ấy đang đặt stent ở Pháp sau khi bị nhồi máu cơ tim.

Mời cụ đọc bài này của 1 bác Việt Kiều Mỹ nhé, không có chuyện có bảo hiểm mà đc free như ở Châu Âu đâu


Một ca cấp cứu tại Hoa Kỳ (chuyện thật) 07. 09. 18 - 1:48 pm
Sáng Ánh


Tôi hoàn toàn không có hiểu biết gì về bảo hiểm y tế hay an sinh tại Hoa Kỳ. Đây chỉ đơn cử một trường hợp cá nhân mới xảy ra để cùng chia sẻ với những người quan tâm đến mặt này trong cuộc sống tại Mỹ.

Xin không đề cập những người lớn tuổi, những người lợi tức thấp được liên bang hay bang giúp đỡ hoặc trợ cấp v.v.; hoặc tình trạng đặc thù bang này bang nọ tôi không rành, vì cá nhân tôi cũng chỉ hiểu rõ rệt mỗi một hàng chữ “Đây là số tiền còn lại ông/bà phải thanh toán” của hãng bảo hiểm y tế gửi đến.

Trước hết, tôi có bảo hiểm y tế. Đây là một bảo hiểm tư và tự nguyện, vì tôi hành nghề độc lập, không dựa vào bảo hiểm quyền lợi của công ty lao động nào lớn nhỏ. Các công ty tại Mỹ, có nơi bảo hiểm y tế tốt, có nơi bảo hiểm kém, có nơi không có bảo hiểm.

Trở lại trường hợp tôi, đóng bảo hiểm tự túc, trước khi được hãng bảo hiểm này nhận vào chương trình tôi đã phải khám qua sức khỏe tổng quát, thử máu này nọ, nếu có bệnh thì họ không nhận. Tôi có nhiều chương trình để lựa chọn, giá cao giá thấp và hiện nay hợp đồng của tôi không có răng không có mắt, và mỗi năm, mỗi người trong gia đình phải trả $5.000 chi phí y tế từ túi riêng. Trên số này trở đi thì bảo hiểm hoàn lại, không phải là hoàn hết mà theo bảng giá của họ. Thí dụ, khám bác sĩ thì họ hoàn chẳng hạn $35, còn nếu bác sĩ bạn chọn tính $50 hay $150 là chuyện của bạn. Xin nhắc lại, họ chỉ hoàn số $35 này sau khi bạn đã bỏ $5.000 tiền túi trong năm.

Số tiền đóng bảo hiểm theo chương trình này hiện nay là $1.500/tháng cho 3 người trong gia đình, hai vợ chồng và một đứa con dưới 25 tuổi.

Trong suốt thời gian mấy chục năm ở Mỹ, tôi chẳng bao giờ đi bác sĩ. Hàng năm, tôi khám tổng quát tại Thái Lan. Việc này tốn có 1 ngày và không cần hẹn trước, tổn phí là $1.000-$1.500. Tại Hoa Kỳ, muốn khám bằng ấy thứ phải tốn $5.000-$7.000 và mất mấy tuần lễ hẹn tới hẹn lui.


Hí họa của Chan Lowe

Thí dụ, ở Thái Lan, muốn khám tim mạch, tôi đến nhà thương trong ngày. Nhân viên lễ tân như kiểu khách sạn nở nụ cười hàm tiếu làm hồ sơ cho tôi ngay lập tức; 30 phút sau tôi gặp bác sĩ tim. Ông hỏi han và đưa tôi sang xét nghiệm này nọ dăm ba thứ. Ba tiếng sau, có đầy đủ kết quả, tôi trở lại văn phòng ông nói chuyện. Ở Mỹ, tôi phải lấy hẹn với bác sĩ. Sau đó lấy hẹn với phòng xét nghiệm, phòng scan, phòng quang tuyến vv. sau 2 hay 3 tuần có kết quả thì trở lại gặp bác sĩ. Không nói chuyện tiền, chuyện thời gian tốn kém (lái xe đến phòng chụp ngồi đợi) cũng bằng thời gian lấy máy bay sang Thái cộng với thời gian nằm bãi biển uống dừa xiêm.

Khác biệt về số tiền này, trong lãnh vực này cũng như nha khoa, đủ trang trải tiền máy bay khách sạn và tiền uống bia ở bar vườn. Tôi bỏ tiền túi ra, vì đằng nào bảo hiểm Mỹ của tôi cũng đâu có trả, trả tiền khám cũng như trả tiền bar vườn (đây họ tính theo đầu chai).

Bar vườn, tôi không nói đến hay/dở, nhưng bệnh viện tư Thái Lan chất lượng cao và cách tiếp đãi rất vui vẻ, theo kiểu khách sạn. Ở đây, vào bệnh viện thấy mùi hoa lài hoa đại chứ không phải mùi thuốc khử trùng, gây mê. Khả năng trị liệu của bác sĩ ra sao thì vì chỉ khám tổng quát thôi, tôi không giám định được. Nhưng vị bác sĩ tim mạch của tôi tại Bangkok Hospital, tốt nghiệp là từ ĐH UC Irvine, Nam Cali. Tôi có hỏi sao không ở bên ấy mà làm việc, anh bảo, ở làm gì, khổ bỏ mẹ, vả lại đây là nước tôi.


Bệnh viện Bangkok ở Samui trông như resort, và không khí khám bệnh ở đây cũng như… resort. Có nhiều chi nhánh của Bangkok Hospital ở khắp nơi.

Ngày 1 tháng 8 vừa qua, sáng thức dậy đang ngồi uống cà phê tại hàng hiên thì tôi xây xẩm vô cùng khó chịu. Tôi như gục xuống luôn, lết trở vào giường, nhấc đầu lên không nổi. Tôi mới khám tổng quát trong năm, cái gì cũng ổn, nếu không nói là gì cũng tốt nhưng biết đâu đột quị, đau tim gì đó, áp huyết lên rất cao và tim đập như là nghe tin U23 Việt Nam vào bán kết Asiad. Nhà bèn gọi cấp cứu.

Thị xã tôi ở (trong tầm tay) này, muốn cứu hỏa can thiệp mỗi năm phải đóng lệ phí thêm. Cái này thì nhà tôi có đóng nên không gặp trắc trở. Họ đến ngay 2 xe, và chốc sau có 1 xe cứu thương tư đến. Sau khi hai bên (cứu hỏa của thị xã và xe cứu thương của tư nhân) chẩn bệnh, bên cứu hỏa hỏi tôi muốn họ chở đến cấp cứu hay là dùng xe cứu thương tư; xe này có nhiều phương tiện hơn. Bang Cali trong thập niên 80 là bang đầu tiên thực hành việc chữa chạy trên xe dọc đường đến nhà thương. Tôi được truyền thuốc và nước biển và được nghe còi hụ mở đường. Tất nhiên, đến bệnh viện tôi vào thẳng phòng cấp cứu, không phải ngồi rầu rĩ đợi. Quang tuyến, scan, lấy máu xét nghiệm được làm tại đây. Khoảng 3 tiếng hay là 4 tiếng sau tôi xuất viện, được chẩn đoán là vertigo hay là xây xẩm, lý do sao thì nào ai biết, do cái tính hay ngước mặt nhìn đời và thách đố thương đau?


Nhân viên cấp cứu. Ảnh từ trang này

Phí tổn cho ca cấp cứu này tạm thời đến đây là $18.702 (mười tám ngàn bảy trăm lẻ hai đô). Tạm thời tôi chưa nhận được giấy tính tiền của sở cứu hỏa thị xã, chắc thêm khoảng vài trăm gì đó. Tôi hiện nhận được 3 hóa đơn:


(Các bạn bấm vào hình để xem chi tiết nhé)

Phần $2.340, nếu đi xe cứu hỏa thì rẻ hơn, còi hụ rẻ hơn vì cũng có còi hụ, nếu đi xe nhà thì miễn phí nhưng không có còi hụ, và đứng thở thì không có ai giật điện cho sống dậy mà tiếp tục làm thơ.

Như vậy, nhờ mỗi năm đóng đều đặn định kỳ $18.000 cho bảo hiểm, tôi chỉ còn phải đóng có $4.339 cho chuyện chóng mặt này. Năm nay kể như là sắp huề, lấy được về $13.804! Các năm trước năm nào cũng lỗ to, nhưng đợi ông đi cấp cứu lượt nữa thì mày biết tay! Chưa hết năm nhé, và biết đâu còn có dịp scan lại cổ và đầu ($5.420) chụp hình ngực ($559) để trả thù.


Hóa đơn tôi nhận được. Các bạn bấm vào hình để xem chi tiết số tiền.

Tại các nước Âu C\châu, việc chữa chạy là hầu như miễn phí và không ai quan tâm đến con số bao nhiêu tổn phí. Bệnh thì nhập viện, tưởng chết sắp đến đít (hay đến đầu) thì gọi cấp cứu. Nói qua, ngay tại Lybia dưới thời nhà độc tài dở hơi Gaddafi, việc chữa chạy là hoàn toàn miễn phí, nếu trong nước không điều trị được thì gửi sang Italy. Tại Hoa Kỳ, số người không có bảo hiểm trước đạo luật ACA (Obamacare) là 43 triệu người, sau khi đạo luật này thực thi thì vẫn còn là 28 triệu. Một trong những mục tiêu mà chính quyền Trump hiện nay hứa sẽ thực hiện là bãi bỏ cho bằng được đạo luật này để nước Mỹ được vĩ đại trở lại.

*
Trở lại với dừa Xiêm và vườn bar, tại Thái Lan các bệnh viện tư dành cho du lịch y tế, phục vụ ân cần và chu đáo, trở thành một kỹ nghệ từ khi chính quyền Thaksin ra đạo luật thăm bác sĩ chỉ mất có 30 Baht ($1 USD). Các thầy thuốc khám cho người Thái chỉ được lấy có $1 nên dùng tay trái, và luôn cả tay phải để khám cho du khách nước ngoài.

Mấy tháng qua, trong khi ở Malaysia, tôi hết bị chóng mặt thì lại bị sưng chân, hẳn là do quả báo hai đằng, ăn ở thất đức. Tôi đi khám bác sĩ tại Kuala Lumpur hai bận, cho thuốc vớ vẩn, mỗi bận khám mất $6. Hệ thống y tế của Malaysia rất tốt nhưng tôi không có dịp khám phá thêm. Bác sĩ bảo phải thử máu nhưng không có thời gian. Tôi phải đi, nên tôi sang thử máu tại Philippines. Tại khu tôi ngụ ở Manila, phòng xét nghiệm, chụp quang tuyến, khám bệnh đầy đường. Sáng ra các văn phòng còn có nhân viên đứng trước cửa, đợi khách vừa đổ xuống từ xe Jeepney là níu kéo như trước cửa hàng bán lẩu ở Hà Nội. Lý do là Philippines có 10 triệu lao động nước ngoài, và ai cũng cần có một hồ sơ y tế nên các văn phòng này đâu cũng có mặt, hoặc do tôi lạc nhầm phố phòng mạch cũng nên.

Thử máu của tôi tại Philippines, kết quả lấy liền, là $12. Tại bệnh viện Hoa Kỳ, nó đâu đó $1.000. Nếu phải thử máu nữa, tôi sẽ đi Philippines nhe. Vé máy bay hiện nay khứ hồi Los Angeles-Manila có $557, dư tiền khách sạn và thêm mấy lon San Miguel nhậu với hột vịt lộn.


Một bệnh viện Bangkok tại Phuket (Thái)

Trong các nước phát triển cao, về y tế Hoa Kỳ dễ dàng chiếm hạng… chót. Tuy nhiên, về tỉ số tiền dùng cho y tế tính trên GDP thì Hoa Kỳ lại dễ dàng chiếm hạng đầu. Tỉ số này bốc vọt lên khỏi nhóm từ thập niên 1980. Nói ngắn gọn, thì y tế Hoa Kỳ dở nhất nhóm mà lại mắc nhất. Thập niên 80 là thời kỳ Reagan tháo tung các luật lệ để cho các tập đoàn tự do rong chơi, trong trường hợp này là các tập đoàn y dược cuối trời quên lãng.

“Ở nhà Tây, ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật” là câu các cụ hay nói 50-70 năm về trước. Đây còn thiếu vế sức khỏe và chắc không phải là “đi bệnh viện Mỹ”. Năm 1980, tôi làm ca đêm tại trạm xăng trên đường Vermont tại Los Angles, ngay lối ra xa lộ 101. Một tối, tôi thấy một anh người Mexico thất thểu lết đến ngồi tựa vào cái cột. Tôi ra hỏi việc gì, anh kéo áo lên cho thấy phỏng khắp bụng, anh làm trong một tiệm ăn và bị chảo dầu đổ trúng! Chủ bảo, mày đi về nhà! Tôi nói để tôi gọi cứu thương, anh bảo không, đừng có gọi ai hết, cho tôi ngòi đây một chút. Lúc bé, đi hướng đạo, tôi có học được là người bị phỏng nên cho họ uống cà phê. Tôi vào làm cho anh một ly, khi trở ra thì anh đã lòm còm bò đi đâu mất trong đêm, có lẽ sợ tôi gọi cứu thương hay cứu hỏa. Có lẽ do anh không được như tôi như hiện nay, thuộc giới trung lưu rủng rỉnh, mỗi tháng đóng $1.500 cho bảo hiểm…
 

taplai2012

Xe ngựa
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,794
Động cơ
591,810 Mã lực
Bác của bệnh nhân 17; 01 người Anh và 1 người nữa ko đưa tên lên
Người giấu tên này là ai các cụ, sao phải dấu?
Bây giờ là ai cũng không quan trọng mấy, virus nó có biết bao tuổi, có bao nhiêu tiền, địa vị ra sao đâu.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,127
Động cơ
237,143 Mã lực
Tuổi
38
may mà tỉnh quảng ninh phát hiện kịp ko thì còn mệt, cả thế giới dính rồi mà mình mới hạn chế 1 số nơi thì lọt nhiều lắm.

Du học sinh về từ Nhật Bản ngày 20/3 (chưa có quy định cách ly bắt buộc), bắt xe khách về Quảng Ninh, về đến chốt kiểm định của Tỉnh thì có dấu hiệu sốt khiến cả xe bị bế đi cách ly.
Ngày 21/3/2020, lực lượng tại chốt tại khu vực Cổng tỉnh (Đông Triều) kiểm tra xe khách 14B-006.31, phát hiện 1 trường hợp là du học sinh tại Nhật Bản về, người này đi trên chuyến bay VJ933, đến Nội Bài lúc 15h ngày 20/3/2020 có biểu hiện sốt 37,3 độ, đã đưa đến Bệnh viện số 2 để cách ly, theo dõi.
Thời điểm đến Chốt, xe khách có 20 người, gồm 03 lái xe, 01 chủ xe, 15 hành khách. Xe khách và 19 người trên xe được đưa về khách sạn Bưu Điện (Phường Bãi Cháy) để cách ly, kiểm tra y tế và phun thuốc khử trùng theo quy định, đang tiếp tục xác minh lịch trình hoạt động của du học sinh nói trên và những người liên quan để phục vụ công tác phòng, chống dịch.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1062906447442858&set=gm.3166226840123441&type=3&eid=ARC_2Fghx3jzWmrvS3N4XAA9vsQoXYIUMTGo5LyRxNAW5OPMHGe8Rzm_QQRDXMWJFe8f6-czbkvHb_5f&ifg=1
Nhật Bản cũng là 1 nước nên cảnh giác như Anh. Họ làm 1 cách để con số đẹp. Ví dụ tàu Diamond Princess.
Nhưng VN có vẻ chưa dám đơn phương. Chỉ đến ngày 31.3 mới dám khi Mã Lai, Singapore... thông báo phong tỏa.
 

AuntMargy

Xe hơi
Biển số
OF-715414
Ngày cấp bằng
9/2/20
Số km
141
Động cơ
83,110 Mã lực
Nơi ở
HN
Mấy nước có đồng tiền mạnh mới dám làm thế, như mẽo phát tiền chùa hàng nghìn tỉ đô mà đồng tiền vẫn đi lên

Còn đa số các nước nghèo mà làm thế thì chỉ tổ lạm phát phi mã
Ok bác, vậy như nước mình thì đầu tư công áp dụng dc nhỉ. Chi phí y tế thì vẫn duy trì BHYT thôi.
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,491
Động cơ
23,543 Mã lực
Bản năng gốc!

Hai ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền những bình luận mang tính chê bai về khu cách ly ở KTX Đại học Quốc gia của những người VN vừa từ nước ngoài trở về, bên dưới những chia sẻ thông tin chê bai, nhiều ý kiến bình luận nặng lời cũng liên tục xuất hiện...và có ý kiến còn cho rằng đây là thói đỏng đảnh của trời Tây. Nhưng theo tôi, nó là mang nhãn mác của người VN thì đúng hơn.

Trước tiên, chúng ta phải thừa nhận rằng những du học sinh là công dân VN chính hiệu. Các em đa phần là con nhà khá giả, quyền quí, các em lớn lên trong nhung lụa, trong sự cưng chiều thái quá của cha mẹ, các em muốn gì được nấy. Rồi khi lớn lên, các em được nhồi nhét là chỉ có môi trường giáo dục của phương Tây mới giúp cho các em phát triển hết những "tinh túy" của con người mình. Theo tiếng gọi của ảo ảnh, các em bắt đầu vấn thân và tư tưởng của các em cũng không ngừng bay bổng từ đấy. Môi trường sống giản dị, bình dân rất xa lạ với các em. Nên khi dịch bệnh bùng phát ở nhiều nước phương Tây, các em buộc phải trở về nơi sinh ra và lớn lên, các em bị buộc phải giam mình trong những nơi chật chội, điều kiện phòng ốc đơn sơ, cũ kỹ lập tức trong tâm lý của các em phản ứng chống lại hoàn cảnh, và các em thấy mình như bị ngược đãi, cảm thấy mình đang bị đẩy vào cái môi trường không hề phù hợp với sự cao cấp của con người mình...cộng với việc các em chưa từng được rèn giũa về sự nhẫn nại, chưa từng được dạy dỗ về cách cư xử hoài hòa với xung quanh, chưa hiểu rõ thế nào là sự chia sẻ, cảm thông và hy sinh một chút lòng tự tôn của mình vì người khác, vì xã hội, nên các em bộc phát ra những câu chê bai như trên cũng là điều dễ hiểu.

Đối với những người thuộc diện đi xuất khẩu lao động, lấy chồng nước ngoài thì sao? Tôi cho rằng những hành xử xấc xược của họ cũng mang made in VN. Đa phần họ (tôi nghĩ) đều có một tuổi thơ rất khó khăn, một quãng đời cơ cực, họ cũng từng là những người chạy đôn chạy đáo kiếm cơm hàng ngày trên mảnh đất hình chữ S. Rồi "cơ hội" đến với họ, họ quyết định mạo hiểm ra nước ngoài tìm vận may, mong đổi đời. Mặc dù khi họ trở về thăm quê với mác là Việt Kiều (thật ra những người ấy chưa đúng lắm với 2 chữ Việt Kiều), nhưng tôi cho rằng ở xứ người, họ cũng rất cơ cực (có người thì làm cái nghề hạ đẳng của nước bạn, làm neo, có người làm mướn trong các nông trại, mua bán nhỏ...có cả những trường hợp tham gia các băng đảng tội phạm nước ngoài), chắt chiu, dành dụm từng đồng nên họ cũng có được một khoản tiền, khi về nước nếu quy đổi ra VNĐ thì số tiền ấy cũng tương đối nhiều. Rủng rỉnh tiền trong túi, cộng với bà con, láng giềng quay quanh nhìn ngắm, rồi có người cũng nhân đó xin xỏ...nên vô tình tạo ra cho những Việt Kiều này ảo tưởng rằng mình đã gia nhập tầng lớp thượng lưu, mình hiện không còn là công dân nước nghèo như trước, mà là công dân của đất nước văn minh, giàu có. Sự ảo tưởng đó bắt đầu nở rộ trong đầu họ, rồi họ bắt đầu ba hoa về bản thân, về sự văn minh của xứ người... Họ đã quên mất tuổi thơ khốn khó và cuộc sống bần hàn trước đây của mình.

Rõ ràng, những hành xử cao ngạo đó không phải là "sản phẩm" của trời Tây, mà là "sản phẩm bị lỗi" của nền giáo dục và xã hội VN. Trời Tây chỉ là chất "xúc tác" giúp cho những "chồi non" đó sinh sôi, nảy nở!

Các cụ thấy thế nào...em thấy đúng quá.
 

boyboy1990

Xe điện
Biển số
OF-126857
Ngày cấp bằng
6/1/12
Số km
3,158
Động cơ
405,793 Mã lực
E vẫn tin họ hết dịch trước mình, nhất là Đức. Họ hết dịch thì mình mới hết, khi cả thế giới đạt đỉnh thì dịch mới hết dần và nước ta cũng phải theo xu thế đó.
Theo đồ thị miễn dịch cộng đồng, thì nếu lấy thời gian làm chỉ tiêu, muốn hết dịch sớm nhất thì đơn giản là ... không làm gì cả, tự sinh tự diệt, chết nhiều tự khắc sẽ hết dịch.

1584430375827.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top