Bản năng gốc!
Hai ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền những bình luận mang tính chê bai về khu cách ly ở KTX Đại học Quốc gia của những người VN vừa từ nước ngoài trở về, bên dưới những chia sẻ thông tin chê bai, nhiều ý kiến bình luận nặng lời cũng liên tục xuất hiện...và có ý kiến còn cho rằng đây là thói đỏng đảnh của trời Tây. Nhưng theo tôi, nó là mang nhãn mác của người VN thì đúng hơn.
Trước tiên, chúng ta phải thừa nhận rằng những du học sinh là công dân VN chính hiệu. Các em đa phần là con nhà khá giả, quyền quí, các em lớn lên trong nhung lụa, trong sự cưng chiều thái quá của cha mẹ, các em muốn gì được nấy. Rồi khi lớn lên, các em được nhồi nhét là chỉ có môi trường giáo dục của phương Tây mới giúp cho các em phát triển hết những "tinh túy" của con người mình. Theo tiếng gọi của ảo ảnh, các em bắt đầu vấn thân và tư tưởng của các em cũng không ngừng bay bổng từ đấy. Môi trường sống giản dị, bình dân rất xa lạ với các em. Nên khi dịch bệnh bùng phát ở nhiều nước phương Tây, các em buộc phải trở về nơi sinh ra và lớn lên, các em bị buộc phải giam mình trong những nơi chật chội, điều kiện phòng ốc đơn sơ, cũ kỹ lập tức trong tâm lý của các em phản ứng chống lại hoàn cảnh, và các em thấy mình như bị ngược đãi, cảm thấy mình đang bị đẩy vào cái môi trường không hề phù hợp với sự cao cấp của con người mình...cộng với việc các em chưa từng được rèn giũa về sự nhẫn nại, chưa từng được dạy dỗ về cách cư xử hoài hòa với xung quanh, chưa hiểu rõ thế nào là sự chia sẻ, cảm thông và hy sinh một chút lòng tự tôn của mình vì người khác, vì xã hội, nên các em bộc phát ra những câu chê bai như trên cũng là điều dễ hiểu.
Đối với những người thuộc diện đi xuất khẩu lao động, lấy chồng nước ngoài thì sao? Tôi cho rằng những hành xử xấc xược của họ cũng mang made in VN. Đa phần họ (tôi nghĩ) đều có một tuổi thơ rất khó khăn, một quãng đời cơ cực, họ cũng từng là những người chạy đôn chạy đáo kiếm cơm hàng ngày trên mảnh đất hình chữ S. Rồi "cơ hội" đến với họ, họ quyết định mạo hiểm ra nước ngoài tìm vận may, mong đổi đời. Mặc dù khi họ trở về thăm quê với mác là Việt Kiều (thật ra những người ấy chưa đúng lắm với 2 chữ Việt Kiều), nhưng tôi cho rằng ở xứ người, họ cũng rất cơ cực (có người thì làm cái nghề hạ đẳng của nước bạn, làm neo, có người làm mướn trong các nông trại, mua bán nhỏ...có cả những trường hợp tham gia các băng đảng tội phạm nước ngoài), chắt chiu, dành dụm từng đồng nên họ cũng có được một khoản tiền, khi về nước nếu quy đổi ra VNĐ thì số tiền ấy cũng tương đối nhiều. Rủng rỉnh tiền trong túi, cộng với bà con, láng giềng quay quanh nhìn ngắm, rồi có người cũng nhân đó xin xỏ...nên vô tình tạo ra cho những Việt Kiều này ảo tưởng rằng mình đã gia nhập tầng lớp thượng lưu, mình hiện không còn là công dân nước nghèo như trước, mà là công dân của đất nước văn minh, giàu có. Sự ảo tưởng đó bắt đầu nở rộ trong đầu họ, rồi họ bắt đầu ba hoa về bản thân, về sự văn minh của xứ người... Họ đã quên mất tuổi thơ khốn khó và cuộc sống bần hàn trước đây của mình.
Rõ ràng, những hành xử cao ngạo đó không phải là "sản phẩm" của trời Tây, mà là "sản phẩm bị lỗi" của nền giáo dục và xã hội VN. Trời Tây chỉ là chất "xúc tác" giúp cho những "chồi non" đó sinh sôi, nảy nở!
Các cụ thấy thế nào...em thấy đúng quá.