Thiết bị y tế là ngành có chuyên môn hóa cực cao, mỗi nước có thế mạnh riêng, và mỗi nước có sản phẩm chiến lược riêng.
Trong top 15 các công ty sản xuất máy thở, Đức 80 triệu dân mà có tới 3 hãng (aXcent medical, Drägerwerk AG , Löwenstein Medical Innovation) , Thụy Sĩ ít dân có 2 hãng làm máy thở (Hamilton Medical, ACUTRONIC Medical Systems AG) trong khi Pháp có 65 triệu dân mà chỉ có 1 hãng (Air Liquide Healthcare), Anh dân số tương đương Pháp có 1 hãng (Smiths Group), Italy có 1 hãng (Dima Italia), Nga có 2 hãng (Rostec (đúng ra là công ty con của Rostec), Triton Electronics Systems, Ltd. ) và Hà Lan có 1 hãng (Philips), TQ có 1 hãng nhưng sản xuất lớn (AEONMED CO., LTD). Mỹ có nhiều hãng (GE HealthCare, Becton Dickinson and Company, Bio-Med Devices, Inc. etc.)
Ở đây chỉ nói đến các hãng top thế giới, chứ mỗi nước có thể có các hãng nhỏ khác.
Các hãng này đều sản xuất rất nhiều thiết bị y tế, trong đó có máy thở nhưng tầm quan trọng của chúng khác nhau. Máy thở là 1 trong những sản phẩm chính của Đức, Mỹ, mà 2 nước này cũng đang k dám cho xuất khẩu máy thở vì đang bị thiếu. Trong khi đó với các nước khác thì máy thở chỉ là 1 trong các sản phẩm của nó, ví dụ hãng Air Liquide của Pháp là nằm trong số các world leader về công nghiệp gaz, các sản phẩm hóa chất và y tế và điện tử, doanh thu 1 năm lên đến 22 tỷ USD vượt hơn không ít các hãng thiết bị y tế của Mỹ (ví dụ GE Healthcare là 19 tỷ USD, Becton Dickinson and Company là 16 tỷ USD, etc.) và Đức (ví dụ Drägerwerk AG chỉ có 3 tỷ USD), nhưng máy thở k phải sản phẩm chủ chốt của nó.
Bây giờ dịch đến, chính phủ Pháp đặt nó sản xuất thêm, nếu làm hết công suất may ra 1 tháng làm được 1K máy, trong khi chính phủ Đức có thể đặt hàng 1 lèo thêm 10K máy thở từ các doanh nghiệp của nó, và 10K này chắc chỉ 3 tháng Đức nó làm xong. Mỹ cũng có bao nhiêu hãng làm thiết bị y tế, hãng nào doanh thu cũng 10-20 tỷ USD/năm nhưng vẫn thiếu máy thở trầm trọng, đến nỗi phải xem xét yêu cầu các hãng ô tô như General Motor, Ford, etc. tham gia làm máy thở. Hãng ô to Peugeot của Pháp cũng đang cân nhắc đổi dây chuyền sang làm máy thở, giống như hãng LVHM (Louis Vuitton) và hãng rượu Penord Ricard của Pháp đều chuyển sang sản xuất nước gel rửa tay vậy. Nhưng vấn đề là máy thở với ô tô quá khác nhau, không rõ các hãng ô tô kia phải kiêm khuôn máy thở và hóa chất thế nào.
Những hãng y tế này đã tồn tại từ lâu (ví dụ Air France của Pháp và Drägerwerk AG của Đức tồn tại gần 120 năm), nên có thể các hãng này vẫn còn sản xuất ở trong nước, dù họ vẫn sở hữu nhiều cơ sở sản xuất ở nước ngoài, nhất là Pháp hay sở hữu cơ sở sản xuất ở châu Phi, vùng thuộc địa cũ, nên chưa chắc lệ thuộc TQ. Còn các hãng thiết bị y tế của Mỹ thì nhiều khả năng sản xuất ở TQ thật, vì Mỹ sở hữu nhiều cơ sở sản xuất ở TQ nhất, và những hãng Mỹ có nhiều hãng rất trẻ, nhiều khi thành lập từ những năm 90s (như General Healthcare) hay 50s (Medtronic), etc. Những hãng trẻ này thì dễ sản xuất rất nhiều linh kiện ở TQ
Em không làm trong ngành y tế nên không chắc, nhưng theo kinh nghiệm cua em thì có lẽ kể cả máy thở mà được gọi là Anh hay Pháp, mà có khi cả Đức, sản xuất thì cũng nhiều khả năng mua linh kiện Trung Quốc về lắp.
Những nhà máy ở Anh hay Ý (hình như cả nước chỉ có đúng 1 nhà máy sản xuất) đang được chính phủ kêu gọi tăng công suất hoặc chuyển đổi sang sản xuất máy thở thì chắc cũng là mua phụ tùng về lắp chứ làm sao chế tạo từ A-Z được, hoặc đùng một cái thay đổi cả dây chuyền được. Để sản xuất được 1 cái điện thoại có lẽ cũng phải cần đến cả nghin xưởng rồi, ô-tô xăng/diesel cũng vậy. Mà nhập linh kiện thi gần như cả thế giới chỉ từ TQ