Leopard1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-349641
Ngày cấp bằng
6/1/15
Số km
975
Động cơ
113,534 Mã lực
Nguyên vùng trọng điểm phía Nam, khả năng sắp tới là toàn quốc lock chặt lâu dài. các hoạt động sản xuất lưu thông có khả năng ngưng trệ hết. Các cụ lo tính dần lối sống tiết kiệm đi. Với con Covid đã đi vào cộng đồng rồi thì 6 tháng cũng khó mà dập dc. Nền kinh tế của mình là gia công là chủ yếu, hết mồ hôi là hết tiền, em nói về số đông ấy. Khi đa số cùng cực thì thiểu số cũng bị ảnh hưởng. Mong là vaccine về kịp và đóng cửa không quá lâu.
 

bintao

Xe tải
Biển số
OF-471024
Ngày cấp bằng
17/11/16
Số km
423
Động cơ
207,857 Mã lực
Tuổi
34
Nên cách ly nghiêm ngặt ít nhất 6 tháng. Việc phân phối thực phẩm giao cho quân đội. Ko đc để ai đói nhưng cách ly nghiêm ngặt, nội bất xuất, ngoại bất nhập
 

CDX2011

Xe tăng
Biển số
OF-773968
Ngày cấp bằng
10/4/21
Số km
1,607
Động cơ
72,148 Mã lực
Website
casca.vn
Mở cửa tiếp thì cũng đến lúc ko bán được hàng mà cụ, còn mất mạng nữa. Em cũng làm kinh doanh, lúc có lợi nhuận là phải trích lập dự phòng rủi ro ngay. Bây giờ dịch thì nhân viên cũng phải chấp nhận giảm lương đến mức đủ sinh hoạt thôi, mặt bằng người thuê cũng phải chia sẻ nữa. Chịu ko nổi nữa thì giải tán cho đỡ lỗ thôi cụ. Nếu ngay từ lúc chớm mà phong toả cục bộ sớm thì đã hạn chế được thiệt hại ở qui mô lớn thế này.

Được gửi từ iPhone 7 - Otofun
Mẹ cái bà chủ nhà ko chịu giảm cho e xu nào. Thương lượng mãi ko được!
Đang covid nên ko đi tìm đc nhà khác!
Ý em ko phải là mở cửa, mà hi vọng chính quyền có giải pháp tổng thể hơn.
Khó khăn đẩy ng lao động ra đường thì còn nói chuyện làm gì!
 

nissan103

Xe đạp
Biển số
OF-73072
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
15
Động cơ
425,096 Mã lực
Bác nào hôm nay đã đi từ Thái Nguyên xuống Hà Nội cho e xin ít kinh nghiệm qua chốt kiểm soát Covid19 với? cuối tuần e có việc đi xe cá nhân lên TN mà sợ lúc quay lại không vào được HN thì chết dở?
Hóng cái, muốn đi mà chả biết cần gì mới ổn.

Sent from SM-J810Y via OTOFUN
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,182
Động cơ
3,837,659 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thế tức là lừa nhà đầu tư à?

Giới đầu tư đắng lòng vì nghe lãnh đạo doanh nghiệp rót "mật ngọt" vào tai

18:46, 17/07/2021

Dân trí - Cổ phiếu vận động theo cung - cầu thị trường, tuy nhiên với nhiều nhà đầu tư, sự hứa hẹn của lãnh đạo doanh nghiệp vào giá cổ phiếu lại thường được coi như sự "bảo lãnh".


DXS với màn ra mắt "đáng quên"

Phiên chào sàn Hà Nội (HNX) của cổ phiếu DXS - Công ty Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Dat Xanh Services) trong tuần này trở thành một phiên ra mắt rất đáng quên đối với doanh nghiệp này.

Trước đó, trong đợt IPO của DXS, toàn bộ gần 72 triệu cổ phiếu DXS đã được chào bán thành công với mức giá 32.000 đồng, còn lãnh đạo công ty còn khẳng định thương vụ niêm yết DXS là "bom tấn" với mức giá chào sàn dự kiến là 40.000 đồng (trên 40.000 đồng/cổ phiếu - PV).

Trên thực tế, DXS không phải mã duy nhất chào sàn bất lợi. Cổ phiếu MML của CTCP Masan MeatLife hồi tháng 12/2019 cũng chào sàn UPCoM với mức giảm 8,7% xuống 73.000 đồng trong 30 phút giao dịch đầu tiên trước khi đóng cửa với mức giảm hơn 12,2%.

Tuy nhiên, tại phiên vừa rồi, DXS bị cổ đông bán mạnh ngay từ đầu phiên đã nói lên sự thất vọng của nhà đầu tư với doanh nghiệp này. Việc bán cổ phiếu với giá thấp hơn giá tham chiếu cho thấy nhà đầu tư chấp nhận thua lỗ thay vì gắn bó với doanh nghiệp.

Trong bản cáo bạch của DXS cũng thể hiện Chủ tịch công ty là ông Lương Trí Thìn cùng 4 thành viên HĐQT khác không sở hữu cổ phiếu nào của công ty. Giới đầu tư cho rằng, đây không khác gì một "pha lật kèo" của lãnh đạo DXS.

Sự thất hứa của lãnh đạo với nhà đầu tư như tại DXS không hiếm. Thị trường từng chứng kiến những lời hứa "đi vào lòng đất" của những lãnh đạo doanh nghiệp khác. Hoặc cũng có những sự hứa hẹn mà nhà đầu tư phải chờ đợi rất lâu mới được hiện thực hóa. Lại có một số lãnh đạo "nói một đằng, làm một nẻo" khi hứa mua vào cổ phiếu, rốt cuộc lại không thực hiện đúng như cam kết.

Đại gia Trịnh Văn Quyết và cổ phiếu FLC, ROS

Vào giữa năm 2019, tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên của Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết từng cam kết với cổ đông sẽ không bán cổ phiếu ROS nhằm bảo đảm quyền lợi cổ đông trong bối cảnh giá ROS liên tục suy giảm. Ông Quyết cũng khẳng định chưa có kế hoạch bán trong những năm sau đó.

"Tôi và các cổ đông lớn đang nắm giữ hơn 80% vốn ROS và sẽ không bán ra ngoài, nếu có bán cũng chỉ chuyển sang tay cổ đông khác" - ông Quyết khẳng định.

Tuy nhiên, đến tháng 10/2019, ông Quyết lại bán ra 70 triệu cổ phiếu ROS, giảm tỷ lệ sở hữu từ 67,34% xuống còn 55,01% trước khi đăng ký bán tiếp 21 triệu cổ phiếu ROS vào đầu tháng 12 cùng năm.

Sang năm 2020, ông Quyết từ nhiệm Chủ tịch FLC Faros vào ngày 7/4 và thực hiện tổng cộng 6 đợt thoái vốn trong vòng 2 tháng, giảm tỷ lệ sở hữu xuống mức 4,17%, từ bỏ quyền cổ đông lớn tại công ty này.

Cũng trong năm 2019, ông Trịnh Văn Quyết tuyên bố 2 mã cổ phiếu BAV của Bamboo Airways và FHH của FLC Homes sẽ đạt mức "3 con số" và đưa FLC về mệnh giá vào 2020. Vị này còn tuyên bố, "nếu không làm được việc đó, tôi sẽ xin phá sản và thương hiệu FLC coi như vứt đi".

Cho đến nay, BAV và FHH vẫn chưa niêm yết trên hai sàn HSX/HNX sau nhiều lần "on/off", nâng lên đặt xuống. Còn FLC phải tới năm 2021 mới chinh phục được mệnh giá như hứa hẹn của ông Trịnh Văn Quyết.

Đại gia Đặng Thành Tâm và cổ phiếu ITA

Trước khi Chủ tịch HĐQT Tân Tạo là bà Đặng Thị Hoàng Yến tái xuất trong năm 2020 thì suốt nhiều năm, em trai bà - ông Đặng Thành Tâm (Chủ tịch Khu đô thị Kinh Bắc - KBC) đã thay bà Yến điều hành các phiên họp ĐHĐCĐ của Tân Tạo.

Năm 2017, trong phiên họp ĐHĐCĐ của tập đoàn này, ông Đặng Thành Tâm với cương vị cố vấn cấp cao đã tuyên bố chắc nịch với cổ đông rằng "cổ phiếu ITA sẽ tăng về mệnh giá là mức thấp nhất". Vị đại gia còn nói thêm: "Sắp tới, tôi cũng sẽ mua vào cổ phiếu ITA với kỳ vọng giá cổ phiếu ngày càng tốt lên".

Sau đó, giá cổ phiếu ITA có cải thiện, song, cho đến thời điểm này, 4 năm đã trôi qua, ITA vẫn chưa thể chính thức chinh phục lại mức mệnh giá. Mức đỉnh của ITA thiết lập ngày 15/4 năm nay là 9.100 đồng nhưng đến nay đã lùi về 6.140 đồng tại phiên 16/7.

Cổ phiếu ITA từng suýt về mệnh giá nhưng nay đã giảm mạnh (Ảnh chụp màn hình - Trading View).
Việc lãnh đạo hứa hẹn về giá cổ phiếu xét về yếu tố quản trị là điều bình thường, bởi mọi lãnh đạo đều tự tin với triển vọng của công ty và nhà đầu tư nếu tin tưởng vào triển vọng đó sẽ cần trở thành nhà đầu tư dài hạn. Cổ phiếu vận động theo cung - cầu thị trường, có những trường hợp phải nhờ vào thiên thời địa lợi mới đạt được mục tiêu.

Lấy ví dụ như "họ" FLC, những mã này sau nhiều giao dịch với mức thị giá "bó rau, cọng hành" thì hiện đã bứt tốc, riêng FLC đã vượt mệnh. Hay cổ phiếu FIT, tại ĐHĐCĐ năm 2017 của công ty này, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Tổng Giám đốc, từng khẳng định ít nhất FIT phải đạt 15.600 đồng/cổ phiếu, nhưng sau đó FIT lại rơi xuống dưới mức mệnh giá. Cho đến cuối năm 2020 và đầu năm nay, FIT đã vượt mệnh giá và có lúc đạt mức thị giá 21.750 đồng.

Tuy nhiên, sự cam kết về giá cổ phiếu của các lãnh đạo cũng có thể "lợi bất cập hại", sẽ khiến những vị lãnh đạo này và cả doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng về uy tín, nếu như cam kết không đạt được
 

tuantk15

Xe hơi
Biển số
OF-778281
Ngày cấp bằng
24/5/21
Số km
100
Động cơ
36,060 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
cầu giấy
Mẹ cái bà chủ nhà ko chịu giảm cho e xu nào. Thương lượng mãi ko được!
Đang covid nên ko đi tìm đc nhà khác!
Ý em ko phải là mở cửa, mà hi vọng chính quyền có giải pháp tổng thể hơn.
Khó khăn đẩy ng lao động ra đường thì còn nói chuyện làm gì!
Tuỳ người đấy bác, người mà họ có thu nhập chính từ cho thuê nhà thì họ k giảm đâu, còn họ có nguồn thu khác nữa từ bên ngoài thì may ra! Em có tháng k ở ngày nào cũng trả đủ hết cũng xót lắm
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,182
Động cơ
3,837,659 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đừng bình ổn thị trường trên giấy!

Trong khi thị trường thực phẩm tại TP.HCM trở nên căng thẳng hơn tuần nay, sau khi TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, nhiều bản tin về tình hình hàng hóa, giá cả được Bộ Công thương phát ra lại đều khẳng định nguồn hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định, việc khan hàng sốt giá chỉ cục bộ một vài nơi…

Chỉ đến các bản tin ngày 15 và 16-7, tình trạng người dân tại TP.HCM phải xếp hàng khi đi mua thực phẩm ở các siêu thị mới được ghi nhận với lý do quá nhiều người đi mua sắm, "giá các loại hàng trong siêu thị tăng nhẹ do chi phí vận chuyển tăng"... Những bản tin trước đó đều đưa ra những thông tin rất xa rời thực tế.

Chẳng hạn, tại bản tin ngày 14-7, bộ này cho biết thị trường Cần Thơ ổn định, siêu thị đủ hàng và không tăng giá…

Tương tự, tại Đồng Nai cũng "không xảy ra hiện tượng đầu cơ, găm hàng". Trước đó, bản tin ngày 11-7 khẳng định TP.HCM có lượng hàng hóa dồi dào, không có tình trạng khan hiếm, giá cả ổn định...

Trong thực tế, tràn ngập trên các mặt báo và những trang mạng xã hội là thông tin và hình ảnh người dân TP.HCM phải sắp hàng vài giờ trước siêu thị chờ mua hàng, nhưng vào được siêu thị lại chỉ thấy các quầy kệ trống trơn.

Nhiều người đội nắng sắp hàng lúc 12h trưa nhưng chỉ nhận được... phiếu hẹn đến 22h quay lại mua hàng!

Việc đóng cửa tất cả các chợ tự phát, hàng trăm chợ truyền thống và 3 chợ đầu mối lớn nhất trên địa bàn phải tạm ngừng hoạt động để phòng chống dịch, sau khi TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, khiến nguồn cung hàng bị đứt gãy, nhu cầu mua hàng đều dồn về các siêu thị.

Việc mua hàng online cũng không khá hơn. Nhiều người đã thanh toán đơn hàng mua thực phẩm nhưng có khi... một tuần sau mới nhận được hàng, đặt đồ ăn trưa nhưng khuya mới nhận được, rồi thực phẩm không đảm bảo chất lượng... chủ yếu do các siêu thị quá tải và thiếu đội ngũ giao hàng.

Nhưng giá cả hàng hóa mới là nỗi ám ảnh trong thời buổi củi quế gạo châu. Nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm, nhất là rau củ, tăng giá gấp 2-3 lần, thậm chí 8-10 lần so với bình thường dù không dễ mua. Như hành lá có nơi bán với giá 100.000 - 120.000 đồng/kg, một củ gừng có giá hơn 20.000 đồng…

Trong khi đó, nhà vườn tại nhiều địa phương đang khóc ròng vì không tìm được người mua. Nhiều nông dân tại Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu rao bán hành lá với giá 10.000 đồng/kg cũng không có ai mua.

Người chăn nuôi tại Đồng Nai kêu bán gà với giá 12.000 đồng/kg gà lông, chỉ hơn... 1/3 giá thành chăn nuôi nhưng thương lái từ chối lấy hàng.

Sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng hàng hóa, mà chủ yếu là điểm nghẽn trong khâu vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương, là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt vấn đề nêu trên.

Trước khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16, Bộ Công thương từng lên tiếng khẳng định đã làm việc với các địa phương phía Nam, đồng thời cam kết đảm bảo đủ nguồn hàng đáp ứng tiêu dùng của người dân với giá cả ổn định.

Thậm chí bộ này còn lập cả một ban chỉ đạo cung ứng hàng hóa cho TP.HCM và các tỉnh miền Nam. Thế nhưng, mọi thứ đến nay vẫn cứ loay hoay trong công tác tổ chức, phân phối.

Và với nhiều thông tin lạc hậu, xa rời thực tế trong các bản tin về hàng hóa và giá cả do bộ công bố hằng ngày, liệu có phải là chất liệu để bộ này xây dựng các chính sách, đưa ra giải pháp điều chỉnh thị trường một cách phù hợp?

 

sontranvu

Xe điện
Biển số
OF-76914
Ngày cấp bằng
3/11/10
Số km
4,058
Động cơ
456,091 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình 2
Thế tức là lừa nhà đầu tư à?

Giới đầu tư đắng lòng vì nghe lãnh đạo doanh nghiệp rót "mật ngọt" vào tai
18:46, 17/07/2021

Dân trí - Cổ phiếu vận động theo cung - cầu thị trường, tuy nhiên với nhiều nhà đầu tư, sự hứa hẹn của lãnh đạo doanh nghiệp vào giá cổ phiếu lại thường được coi như sự "bảo lãnh".

DXS với màn ra mắt "đáng quên"

Phiên chào sàn Hà Nội (HNX) của cổ phiếu DXS - Công ty Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Dat Xanh Services) trong tuần này trở thành một phiên ra mắt rất đáng quên đối với doanh nghiệp này.

Trước đó, trong đợt IPO của DXS, toàn bộ gần 72 triệu cổ phiếu DXS đã được chào bán thành công với mức giá 32.000 đồng, còn lãnh đạo công ty còn khẳng định thương vụ niêm yết DXS là "bom tấn" với mức giá chào sàn dự kiến là 40.000 đồng (trên 40.000 đồng/cổ phiếu - PV).

Trên thực tế, DXS không phải mã duy nhất chào sàn bất lợi. Cổ phiếu MML của CTCP Masan MeatLife hồi tháng 12/2019 cũng chào sàn UPCoM với mức giảm 8,7% xuống 73.000 đồng trong 30 phút giao dịch đầu tiên trước khi đóng cửa với mức giảm hơn 12,2%.

Tuy nhiên, tại phiên vừa rồi, DXS bị cổ đông bán mạnh ngay từ đầu phiên đã nói lên sự thất vọng của nhà đầu tư với doanh nghiệp này. Việc bán cổ phiếu với giá thấp hơn giá tham chiếu cho thấy nhà đầu tư chấp nhận thua lỗ thay vì gắn bó với doanh nghiệp.

Trong bản cáo bạch của DXS cũng thể hiện Chủ tịch công ty là ông Lương Trí Thìn cùng 4 thành viên HĐQT khác không sở hữu cổ phiếu nào của công ty. Giới đầu tư cho rằng, đây không khác gì một "pha lật kèo" của lãnh đạo DXS.

Sự thất hứa của lãnh đạo với nhà đầu tư như tại DXS không hiếm. Thị trường từng chứng kiến những lời hứa "đi vào lòng đất" của những lãnh đạo doanh nghiệp khác. Hoặc cũng có những sự hứa hẹn mà nhà đầu tư phải chờ đợi rất lâu mới được hiện thực hóa. Lại có một số lãnh đạo "nói một đằng, làm một nẻo" khi hứa mua vào cổ phiếu, rốt cuộc lại không thực hiện đúng như cam kết.

Đại gia Trịnh Văn Quyết và cổ phiếu FLC, ROS

Vào giữa năm 2019, tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên của Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết từng cam kết với cổ đông sẽ không bán cổ phiếu ROS nhằm bảo đảm quyền lợi cổ đông trong bối cảnh giá ROS liên tục suy giảm. Ông Quyết cũng khẳng định chưa có kế hoạch bán trong những năm sau đó.

"Tôi và các cổ đông lớn đang nắm giữ hơn 80% vốn ROS và sẽ không bán ra ngoài, nếu có bán cũng chỉ chuyển sang tay cổ đông khác" - ông Quyết khẳng định.

Tuy nhiên, đến tháng 10/2019, ông Quyết lại bán ra 70 triệu cổ phiếu ROS, giảm tỷ lệ sở hữu từ 67,34% xuống còn 55,01% trước khi đăng ký bán tiếp 21 triệu cổ phiếu ROS vào đầu tháng 12 cùng năm.

Sang năm 2020, ông Quyết từ nhiệm Chủ tịch FLC Faros vào ngày 7/4 và thực hiện tổng cộng 6 đợt thoái vốn trong vòng 2 tháng, giảm tỷ lệ sở hữu xuống mức 4,17%, từ bỏ quyền cổ đông lớn tại công ty này.

Cũng trong năm 2019, ông Trịnh Văn Quyết tuyên bố 2 mã cổ phiếu BAV của Bamboo Airways và FHH của FLC Homes sẽ đạt mức "3 con số" và đưa FLC về mệnh giá vào 2020. Vị này còn tuyên bố, "nếu không làm được việc đó, tôi sẽ xin phá sản và thương hiệu FLC coi như vứt đi".

Cho đến nay, BAV và FHH vẫn chưa niêm yết trên hai sàn HSX/HNX sau nhiều lần "on/off", nâng lên đặt xuống. Còn FLC phải tới năm 2021 mới chinh phục được mệnh giá như hứa hẹn của ông Trịnh Văn Quyết.

Đại gia Đặng Thành Tâm và cổ phiếu ITA

Trước khi Chủ tịch HĐQT Tân Tạo là bà Đặng Thị Hoàng Yến tái xuất trong năm 2020 thì suốt nhiều năm, em trai bà - ông Đặng Thành Tâm (Chủ tịch Khu đô thị Kinh Bắc - KBC) đã thay bà Yến điều hành các phiên họp ĐHĐCĐ của Tân Tạo.

Năm 2017, trong phiên họp ĐHĐCĐ của tập đoàn này, ông Đặng Thành Tâm với cương vị cố vấn cấp cao đã tuyên bố chắc nịch với cổ đông rằng "cổ phiếu ITA sẽ tăng về mệnh giá là mức thấp nhất". Vị đại gia còn nói thêm: "Sắp tới, tôi cũng sẽ mua vào cổ phiếu ITA với kỳ vọng giá cổ phiếu ngày càng tốt lên".

Sau đó, giá cổ phiếu ITA có cải thiện, song, cho đến thời điểm này, 4 năm đã trôi qua, ITA vẫn chưa thể chính thức chinh phục lại mức mệnh giá. Mức đỉnh của ITA thiết lập ngày 15/4 năm nay là 9.100 đồng nhưng đến nay đã lùi về 6.140 đồng tại phiên 16/7.

Cổ phiếu ITA từng suýt về mệnh giá nhưng nay đã giảm mạnh (Ảnh chụp màn hình - Trading View).
Việc lãnh đạo hứa hẹn về giá cổ phiếu xét về yếu tố quản trị là điều bình thường, bởi mọi lãnh đạo đều tự tin với triển vọng của công ty và nhà đầu tư nếu tin tưởng vào triển vọng đó sẽ cần trở thành nhà đầu tư dài hạn. Cổ phiếu vận động theo cung - cầu thị trường, có những trường hợp phải nhờ vào thiên thời địa lợi mới đạt được mục tiêu.

Lấy ví dụ như "họ" FLC, những mã này sau nhiều giao dịch với mức thị giá "bó rau, cọng hành" thì hiện đã bứt tốc, riêng FLC đã vượt mệnh. Hay cổ phiếu FIT, tại ĐHĐCĐ năm 2017 của công ty này, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Tổng Giám đốc, từng khẳng định ít nhất FIT phải đạt 15.600 đồng/cổ phiếu, nhưng sau đó FIT lại rơi xuống dưới mức mệnh giá. Cho đến cuối năm 2020 và đầu năm nay, FIT đã vượt mệnh giá và có lúc đạt mức thị giá 21.750 đồng.

Tuy nhiên, sự cam kết về giá cổ phiếu của các lãnh đạo cũng có thể "lợi bất cập hại", sẽ khiến những vị lãnh đạo này và cả doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng về uy tín, nếu như cam kết không đạt được
Con mợ Y đang DBQH này bỏ họp sang USA chìm phải k các cụ nhỉ
 

lum..zzz

Xe điện
Biển số
OF-49224
Ngày cấp bằng
22/10/09
Số km
3,198
Động cơ
491,560 Mã lực
Tới hôm nay là 14/7 cụ có thấy nó tốt hơn không hay càng lúc càng nát.

- Lần đầu cách li quận Gò Vấp thì dồn ứ lại xong thả xong chặn xong thả. Lây f0 đợt này thì không ai dám nói.

- Bầu cử đi giữa dịch lây cũng không ai dám nói.

- Xóa chợ 5 ngày xong mở 5 ngày. Xong lại dẹp chợ cho vào siêu thị hết.

- Chặn quận 1 tuần xong hôm nay là chỉ thị bỏ hết chốt? Xong lại chuẩn bị cho đi chợ theo ngày?

Không biết cụ nghĩ sao chứ em và chung quanh em nó thấy cách làm nửa mùa giống như là dân là đám ruồi giấm phòng thí nghiệm, các ông nghĩ ra cách gì thì test cách đó không được thì 5 ngày lại dẹp. Nó khổ trăm bề. Em mới xin cái giấy công ty đi qua các quận vào thứ 7 tuần trước đến hôm nay 5 ngày là lại dẹp chốt rồi. Cụ nghĩ xem dân chúng lao động có rảnh chạy theo cách chỉ thị của mấy ông đấy 5 ngày 1 lần không?
30/4-1/5 vẫn đang có ca Covid nhưng đông nghẹt người các điểm vui chơi, cố cứu du lịch kiểu vớt vát, rồi bầu cử thì luôn bảo an toàn và đảm bảo, rồi thì tốt nghiệp… càng ngày càng tăng nhưng chẳng lãnh đạo nào dám quyết rồi cuối cùng lan rộng và tất cả lại ở nhà, kinh tế lao đao hơn cả trc bầu cử với nghỉ lễ
 

@xichlo@

Xe điện
Biển số
OF-77263
Ngày cấp bằng
7/11/10
Số km
2,509
Động cơ
1,549,985 Mã lực
30/4-1/5 vẫn đang có ca Covid nhưng đông nghẹt người các điểm vui chơi, cố cứu du lịch kiểu vớt vát, rồi bầu cử thì luôn bảo an toàn và đảm bảo, rồi thì tốt nghiệp… càng ngày càng tăng nhưng chẳng lãnh đạo nào dám quyết rồi cuối cùng lan rộng và tất cả lại ở nhà, kinh tế lao đao hơn cả trc bầu cử với nghỉ lễ
30/04 đến h là 17/07 gần 8 chục ngày em nghĩ đổ cho 30/04 hơi oan!
 

Peter16388

Xe tải
Biển số
OF-518043
Ngày cấp bằng
24/6/17
Số km
293
Động cơ
180,792 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Thế tức là lừa nhà đầu tư à?

Giới đầu tư đắng lòng vì nghe lãnh đạo doanh nghiệp rót "mật ngọt" vào tai
18:46, 17/07/2021

Dân trí - Cổ phiếu vận động theo cung - cầu thị trường, tuy nhiên với nhiều nhà đầu tư, sự hứa hẹn của lãnh đạo doanh nghiệp vào giá cổ phiếu lại thường được coi như sự "bảo lãnh".

DXS với màn ra mắt "đáng quên"

Phiên chào sàn Hà Nội (HNX) của cổ phiếu DXS - Công ty Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Dat Xanh Services) trong tuần này trở thành một phiên ra mắt rất đáng quên đối với doanh nghiệp này.

Trước đó, trong đợt IPO của DXS, toàn bộ gần 72 triệu cổ phiếu DXS đã được chào bán thành công với mức giá 32.000 đồng, còn lãnh đạo công ty còn khẳng định thương vụ niêm yết DXS là "bom tấn" với mức giá chào sàn dự kiến là 40.000 đồng (trên 40.000 đồng/cổ phiếu - PV).

Trên thực tế, DXS không phải mã duy nhất chào sàn bất lợi. Cổ phiếu MML của CTCP Masan MeatLife hồi tháng 12/2019 cũng chào sàn UPCoM với mức giảm 8,7% xuống 73.000 đồng trong 30 phút giao dịch đầu tiên trước khi đóng cửa với mức giảm hơn 12,2%.

Tuy nhiên, tại phiên vừa rồi, DXS bị cổ đông bán mạnh ngay từ đầu phiên đã nói lên sự thất vọng của nhà đầu tư với doanh nghiệp này. Việc bán cổ phiếu với giá thấp hơn giá tham chiếu cho thấy nhà đầu tư chấp nhận thua lỗ thay vì gắn bó với doanh nghiệp.

Trong bản cáo bạch của DXS cũng thể hiện Chủ tịch công ty là ông Lương Trí Thìn cùng 4 thành viên HĐQT khác không sở hữu cổ phiếu nào của công ty. Giới đầu tư cho rằng, đây không khác gì một "pha lật kèo" của lãnh đạo DXS.

Sự thất hứa của lãnh đạo với nhà đầu tư như tại DXS không hiếm. Thị trường từng chứng kiến những lời hứa "đi vào lòng đất" của những lãnh đạo doanh nghiệp khác. Hoặc cũng có những sự hứa hẹn mà nhà đầu tư phải chờ đợi rất lâu mới được hiện thực hóa. Lại có một số lãnh đạo "nói một đằng, làm một nẻo" khi hứa mua vào cổ phiếu, rốt cuộc lại không thực hiện đúng như cam kết.

Đại gia Trịnh Văn Quyết và cổ phiếu FLC, ROS

Vào giữa năm 2019, tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên của Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết từng cam kết với cổ đông sẽ không bán cổ phiếu ROS nhằm bảo đảm quyền lợi cổ đông trong bối cảnh giá ROS liên tục suy giảm. Ông Quyết cũng khẳng định chưa có kế hoạch bán trong những năm sau đó.

"Tôi và các cổ đông lớn đang nắm giữ hơn 80% vốn ROS và sẽ không bán ra ngoài, nếu có bán cũng chỉ chuyển sang tay cổ đông khác" - ông Quyết khẳng định.

Tuy nhiên, đến tháng 10/2019, ông Quyết lại bán ra 70 triệu cổ phiếu ROS, giảm tỷ lệ sở hữu từ 67,34% xuống còn 55,01% trước khi đăng ký bán tiếp 21 triệu cổ phiếu ROS vào đầu tháng 12 cùng năm.

Sang năm 2020, ông Quyết từ nhiệm Chủ tịch FLC Faros vào ngày 7/4 và thực hiện tổng cộng 6 đợt thoái vốn trong vòng 2 tháng, giảm tỷ lệ sở hữu xuống mức 4,17%, từ bỏ quyền cổ đông lớn tại công ty này.

Cũng trong năm 2019, ông Trịnh Văn Quyết tuyên bố 2 mã cổ phiếu BAV của Bamboo Airways và FHH của FLC Homes sẽ đạt mức "3 con số" và đưa FLC về mệnh giá vào 2020. Vị này còn tuyên bố, "nếu không làm được việc đó, tôi sẽ xin phá sản và thương hiệu FLC coi như vứt đi".

Cho đến nay, BAV và FHH vẫn chưa niêm yết trên hai sàn HSX/HNX sau nhiều lần "on/off", nâng lên đặt xuống. Còn FLC phải tới năm 2021 mới chinh phục được mệnh giá như hứa hẹn của ông Trịnh Văn Quyết.

Đại gia Đặng Thành Tâm và cổ phiếu ITA

Trước khi Chủ tịch HĐQT Tân Tạo là bà Đặng Thị Hoàng Yến tái xuất trong năm 2020 thì suốt nhiều năm, em trai bà - ông Đặng Thành Tâm (Chủ tịch Khu đô thị Kinh Bắc - KBC) đã thay bà Yến điều hành các phiên họp ĐHĐCĐ của Tân Tạo.

Năm 2017, trong phiên họp ĐHĐCĐ của tập đoàn này, ông Đặng Thành Tâm với cương vị cố vấn cấp cao đã tuyên bố chắc nịch với cổ đông rằng "cổ phiếu ITA sẽ tăng về mệnh giá là mức thấp nhất". Vị đại gia còn nói thêm: "Sắp tới, tôi cũng sẽ mua vào cổ phiếu ITA với kỳ vọng giá cổ phiếu ngày càng tốt lên".

Sau đó, giá cổ phiếu ITA có cải thiện, song, cho đến thời điểm này, 4 năm đã trôi qua, ITA vẫn chưa thể chính thức chinh phục lại mức mệnh giá. Mức đỉnh của ITA thiết lập ngày 15/4 năm nay là 9.100 đồng nhưng đến nay đã lùi về 6.140 đồng tại phiên 16/7.

Cổ phiếu ITA từng suýt về mệnh giá nhưng nay đã giảm mạnh (Ảnh chụp màn hình - Trading View).
Việc lãnh đạo hứa hẹn về giá cổ phiếu xét về yếu tố quản trị là điều bình thường, bởi mọi lãnh đạo đều tự tin với triển vọng của công ty và nhà đầu tư nếu tin tưởng vào triển vọng đó sẽ cần trở thành nhà đầu tư dài hạn. Cổ phiếu vận động theo cung - cầu thị trường, có những trường hợp phải nhờ vào thiên thời địa lợi mới đạt được mục tiêu.

Lấy ví dụ như "họ" FLC, những mã này sau nhiều giao dịch với mức thị giá "bó rau, cọng hành" thì hiện đã bứt tốc, riêng FLC đã vượt mệnh. Hay cổ phiếu FIT, tại ĐHĐCĐ năm 2017 của công ty này, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Tổng Giám đốc, từng khẳng định ít nhất FIT phải đạt 15.600 đồng/cổ phiếu, nhưng sau đó FIT lại rơi xuống dưới mức mệnh giá. Cho đến cuối năm 2020 và đầu năm nay, FIT đã vượt mệnh giá và có lúc đạt mức thị giá 21.750 đồng.

Tuy nhiên, sự cam kết về giá cổ phiếu của các lãnh đạo cũng có thể "lợi bất cập hại", sẽ khiến những vị lãnh đạo này và cả doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng về uy tín, nếu như cam kết không đạt được
cụ viết nhiều nhưng tóm lại cũng một câu là Gà. Có tật giật mình nhé ;). em k cố ý nói cụ mà nói những NĐT trong nội dung của cụ viết
Em nói thế không phải nhưng thực sự trong thị trường chưa có ai giám hứa là cổ phiếu hay đồng coin của tôi sẽ tăng cả. Hoặc là cụ là gà cho người ta lùa hoặc là cụ đi lùa gà.
Đã thuộc vào lớp Đ thì có nghĩa là bạn phải đương đầu với những người giỏi ít ra cũng bằng hoặc hơn mình. Thế thì tại sao mình không dùng tai để nghe mắt để nhìn đầu óc để phân tích mà lại đi nghe nhờ, nhìn nhờ và cũng suy luận hộ luôn.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,182
Động cơ
3,837,659 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
cụ viết nhiều nhưng tóm lại cũng một câu là Gà. Có tật giật mình nhé ;). em k cố ý nói cụ mà nói những NĐT trong nội dung của cụ viết
Em nói thế không phải nhưng thực sự trong thị trường chưa có ai giám hứa là cổ phiếu hay đồng coin của tôi sẽ tăng cả. Hoặc là cụ là gà cho người ta lùa hoặc là cụ đi lùa gà.
Đã thuộc vào lớp Đ thì có nghĩa là bạn phải đương đầu với những người giỏi ít ra cũng bằng hoặc hơn mình. Thế thì tại sao mình không dùng tai để nghe mắt để nhìn đầu óc để phân tích mà lại đi nghe nhờ, nhìn nhờ và cũng suy luận hộ luôn.
Đúng vậy! Trò này vẫn có lợi cho đội lướt sóng và có inside information! Suy cho cùng nó cũng là chỉ là một canh bạc?
 

CDX2011

Xe tăng
Biển số
OF-773968
Ngày cấp bằng
10/4/21
Số km
1,607
Động cơ
72,148 Mã lực
Website
casca.vn
Tuỳ người đấy bác, người mà họ có thu nhập chính từ cho thuê nhà thì họ k giảm đâu, còn họ có nguồn thu khác nữa từ bên ngoài thì may ra! Em có tháng k ở ngày nào cũng trả đủ hết cũng xót lắm
Bà chủ nhà e thuê có tới chục cái để cho thuê. Thời gian rảnh bà đánh bạc + nhậu!
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,952 Mã lực
Vào giữa năm 2019, tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên của Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết từng cam kết với cổ đông sẽ không bán cổ phiếu ROS nhằm bảo đảm quyền lợi cổ đông trong bối cảnh giá ROS liên tục suy giảm. Ông Quyết cũng khẳng định chưa có kế hoạch bán trong những năm sau đó.

"Tôi và các cổ đông lớn đang nắm giữ hơn 80% vốn ROS và sẽ không bán ra ngoài, nếu có bán cũng chỉ chuyển sang tay cổ đông khác" - ông Quyết khẳng định.

Tuy nhiên, đến tháng 10/2019, ông Quyết lại bán ra 70 triệu cổ phiếu ROS, giảm tỷ lệ sở hữu từ 67,34% xuống còn 55,01% trước khi đăng ký bán tiếp 21 triệu cổ phiếu ROS vào đầu tháng 12 cùng năm.
Bác không được dè bỉu anh Quyết êm như rứa.
Ảnh thất hứa có mỗi 2 lần, mỗi lần đều nho nhỏ.
 

Lucifer2306

Xe tăng
Biển số
OF-495292
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
1,273
Động cơ
212,039 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ cho em hỏi quần áo với kính mắt có phải mặt hàng thiết yếu ko ta? Thế quái nào mà em thấy các shop này ở Hà Nội vẫn mở được nhỉ?

Được gửi từ iPhone 7 - Otofun
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,182
Động cơ
3,837,659 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tốt quá! Hai tư lệnh ngành đã hứa👍

Ngành Công Thương và Nông nghiệp sẽ chịu trách nhiệm nếu để thiếu hàng thiết yếu

Trong mọi tình huống, ngành Công Thương và Nông nghiệp sẽ "chịu trách nhiệm trước dân, Chính phủ nếu để đứt gãy chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu".

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Công Thương và Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tại cuộc họp trực tuyến về cung ứng hàng hóa cho 19 tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội kể từ 0h ngày 19/7
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,182
Động cơ
3,837,659 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top