nikenneu

Xe buýt
Biển số
OF-76603
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
638
Động cơ
423,068 Mã lực
Nơi ở
Tiên Sơn, Hà Bắc
Sơn La ko hạn chế đi lại, bác đi đến đầu Lóng Luông Vân Hồ là có trạm, thì vào khai báo y tế. Em ko vào đến thành phố nhưng theo em được biêt, thì lên đến TP cũng có trạm khai báo y tế thì bác vào đó khai báo thôi. Ko cần giấy xác nhận nơi cư trú, ko bị cách ly. GIờ ko tỉnh nào cho cách ly tập trung cho người ngoài vào tỉnh đâu bác ơi.
Nhân viên của em CMT ghi Bắc Giang vẫn lên được thì chắc ko vấn đề gì. Vì đối tượng nào cần cách ly thì đã bị cách ly hoặc nguy cơ cao thì trong khu vực phong toả cả rồi
Trước kia thì chỉ cần khai báo y tế ở Chốt Vân Hồ, từ đầu tháng 6 ubnd tỉnh Sơn La có văn bản 276 yêu cầu cách ly tập trung 21 ngày với người từ vùng dịch đến Sơn La, chi phí tự trả.
 

tobe11

Xe tăng
Biển số
OF-357610
Ngày cấp bằng
10/3/15
Số km
1,104
Động cơ
272,035 Mã lực
Cơ bản covid vẫn còn dai dẳng như thế này thì bức tranh kinh tế còn ảm đạm dài hơi :)
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
13,624
Động cơ
505,489 Mã lực
Mời cụ Yellowtea cho ý kiến :)

DOANH NGHIỆP THỨC ĂN CHĂN NUÔI BỨC XÚC

Giữa tháng 5/2021, Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh thuốc thú y Việt Nam gửi Công văn đến Cục Chăn nuôi, kiến nghị dừng yêu cầu thực hiện hợp quy đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Theo đó, Thông tư số 04/2020/TT-BNNPTNT của Bộ NN-PTNT, đưa ra quy định, trước khi lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam phải công bố hợp quy đối với thức ăn chăn nuôi thương mại, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản. Thời gian bắt buộc phải thực hiện hợp quy sẽ bắt đầu từ 1/7/2021.

Ông Hoàng Triều, Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh thuốc thú y Việt Nam, cho rằng hiện đã có nhiều quy định đảm bảo chất lượng thức ăn chăn nuôi. Khi đăng ký lưu hành, sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã được kiểm nghiệm tại phòng thí nghiệm được chỉ định của Bộ NN&PTNT.

Bên cạnh đó, tất cả thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước đều được sản xuất tại nhà máy đủ điều kiện do Cục Chăn nuôi cấp và đánh giá giám sát định kỳ. Đối với sản phẩm nhập khẩu, phải có GMP, HACCP, FAMI-QS hoặc ISO. Khi nhập về phải kiểm tra chất lượng thông quan.

Ngoài ra, sản phẩm bảo quản trong kho cũng như lưu hành trên thị trường đều được các cơ quan chuyên ngành như: Chi cục Chăn nuôi và thú y địa phương, Chi cục Quản lý thị trường, thanh tra liên ngành... thường xuyên thực hiện kiểm soát chất lượng.

"Việc các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi phải làm thêm thủ tục công bố hợp quy sau khi đã làm đầy đủ hàng loạt các thủ tục trên là không cần thiết và gây lãng phí, làm đội giá thành sản phẩm và không ai khác chính bà con nông dân phải gánh khoản chi phí vô lí này".

Theo Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh thuốc thú y Việt Nam, thế giới không có hợp quy thức ăn chăn nuôi. Còn đối với công bố hợp quy an toàn thực phẩm, hiện Bộ Y tế cũng đã bãi bỏ.

Ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dabaco Việt Nam, chia sẻ: “Khi chúng tôi làm việc nhiều với cơ quan hải quan, họ bảo không hiểu ngành nông nghiệp quy định nhập khẩu thức ăn chăn nuôi thế nào mà mất nhiều thời gian thế, suốt ngày nợ hồ sơ nhập khẩu, trong khi bên y tế phụ trách thực phẩm cho người cũng không quy định khắt khe đến vậy. Nhà sản xuất đối tác không hiểu tại sao Việt Nam quy định hợp quy để làm gì, trong khi đó họ có đầy đủ giấy tờ chứng nhận, tiêu chuẩn quốc tế như GMP, HACCP, FAMI-QS hoặc ISO và CFS”.

“Chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi không phụ thuộc vào cái tem nhãn hợp quy đó nên kiến nghị Bộ NN&PTNT bãi bỏ thủ tục hợp quy sớm ngày nào tốt ngày đó để giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời phù hợp với chủ trương của Nhà nước về việc cắt giảm thủ tục, chi phí hành chính, tạo môi trường lành mạnh cho doanh nghiệp phát triển” ông So kiến nghị.

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, việc thực hiện công bố hợp quy sẽ gây lãng phí thời gian, nhân lực đối với doanh nghiệp do phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính trùng lặp, phức tạp, làm tăng chi phí sản xuất như chi phí kiểm nghiệm, chi phí in lại bao bì, nhãn mác, thay trục lô...

"Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi trước bối cảnh bệnh dịch hoành hành, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao", ông Sơn bức xúc.

Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi Dương Tất Thắng, cho biết đã nhận được Công văn kiến nghị của Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh thuốc thú y Việt Nam. Từ ngày 1/7 tới là thời điểm bắt buộc các doanh nghiệp hoàn thành thủ tục hợp quy thức ăn chăn nuôi.

Riêng QCVN 01:190 đối với thức ăn bổ sung đã có hiệu lực từ 1/7/2020. Thông tư số 04/2020 là cụ thể hóa những quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP. Cục Chăn nuôi cũng đã nhận thấy một số bất cập nêu trên, nhất là bất cập về quy định lô thức ăn nhập khẩu được miễn giảm kiểm tra nhưng vẫn phải công bố hợp quy.

“Trong thời gian tới, Cục Chăn nuôi tiếp tục lắng nghe góp ý của doanh nghiệp, hiệp hội và người chăn nuôi để tổng hợp đầy đủ, toàn diện những khó khăn, vướng mắc, bất cập liên quan đến quản lý thức ăn chăn nuôi nói chung và công bố hợp quy thức ăn nói riêng để báo cáo, đề xuất Bộ NN&PTNT kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền liên quan sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan”, ông Thắng cho biết.
Ôi sân sau nhiều triệu $ của các sếp rồi :)
Lấy đâu ra mà bỏ...
Quá húc đầu vào ...
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,047
Động cơ
3,837,287 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Loạt dự án giao thông quan trọng cấp bách "phá sản" kế hoạch về đích

10 dự án đường bộ quan trọng cấp bách triển khai thực hiện theo Nghị quyết 556 ngày 31/7/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có 3 dự án hoàn thành.

Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT), Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, 10 dự án đường bộ quan trọng, cấp bách có tổng mức đầu tư 8.000 tỷ đồng.

Hiện nay, 3 dự án đã hoàn thành thi công gồm dự án tuyến nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; dự án nâng cấp quốc lộ 4 (QL4) đoạn nối Hà Giang - Lào Cai; dự án cải tạo, nâng cấp QL3B đoạn Xuất Hóa - cửa khẩu Pò Mã, tỉnh Bắc Kạn.

7 dự án đang triển khai thi công, tập trung chủ yếu tại các dự án do địa phương làm chủ đầu tư. Trong đó, 4 dự án chậm tiến độ gồm dự án nâng cấp, mở rộng QL53; dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL24; dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL25 (trừ dự án thành phần 2); dự án đầu tư QL27 đoạn tránh Liên Khương.

Đơn cử như dự án thành phần 3 (dài 21km) thuộc dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL25 do Sở GTVT Gia Lai làm chủ đầu tư, khởi công tháng 7/2020 và kỳ vọng hoàn thành trong tháng 6 này. Tuy hiên, tính đến hết tháng 5 vừa qua, sản lượng thi công 4 gói thầu xây lắp của dự án mới đạt khoảng 52,3%, chậm 31,8% so với kế hoạch. Vì vậy, tiến độ thi công dự án đến nay vẫn đang rất chậm, việc hoàn thành theo kỳ vọng là bất khả thi. Đại diện Sở GTVT Gia Lai cho biết, mặt bằng của dự án hiện không còn vướng mắc, nhưng dự án bị chậm tiến độ chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết và dịch Covid-19.

Ở khu vực Tây Nam bộ, dự án nâng cấp, mở rộng QL53 đoạn Trà Vinh - Long Toàn do Ban Quản lý dự án 7 làm chủ đầu tư. Tổng chiều dài dự án 43,8 km có tổng mức đầu tư 800 tỷ đồng, được triển khai thi công từ đầu năm 2020. Sản lượng thi công 6 gói thầu xây lắp của dự án tính đến cuối tháng 5 mới đạt khoảng 89,3% và chưa đạt như kỳ vọng để hoàn thành trong tháng 6 này. Ban QLDA7 cho biết, vấn đề của dự án nằm ở gói thầu XL5 và XL6. Vướng mắc lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng tại gói thầu XL5. Nếu không thể xử lý dứt điểm thì Ban QLDA7 sẽ bàn giao lại cho địa phương đối với phần còn vướng mắc về mặt bằng.

Được biết, Bộ GTVT đã chấp thuận gia hạn tiến độ Dự án nâng cấp, mở rộng QL53 đoạn Trà Vinh - Long Toàn vào ngày 30/9 thay vì mốc ngày 30/6 như trước đây.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,047
Động cơ
3,837,287 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Giãn thuế có thể là một gánh nặng tài chính cộng dồn với doanh nghiệp
Phó viện trưởng Viện quản lý kinh tế TW (CIEM) lưu ý, lùi thời gian nộp thuế không phải miễn thuế nên doanh nghiệp cần tính toán kỹ để không dồn gánh nặng tài chính vào cuối năm.

Tại toạ đàm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế, thuê đất theo Nghị định 52, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng CIEM nhấn mạnh doanh nghiệp phải thực sự ý thức bản chất của chính sách là tạm lùi thời gian nộp để tránh "tính toán sai trong chiến lược kinh doanh".

Nghị định 52, theo Bộ Tài chính dự kiến sẽ gia hạn tổng tiền thuế (thu nhập doanh nghiệp, VAT, thu nhập cá nhân) và thuê đất lên đến 115.000 tỷ đồng. Theo ông Hiếu, nghị định có thể giúp doanh nghiệp giảm áp lực tài chính để cầm cự qua giai đoạn dịch bệnh.

Tuy nhiên, vì bản chất chỉ là hoãn nộp thuế, tiền thuê đất, khi hết khoản thời gian này, gánh nặng tài chính sẽ bị cộng dồn. Cuối năm thường là khoảng thời gian các doanh nghiệp phải nộp nhiều nghĩa vụ tài chính nên nhiều doanh nghiệp ngần ngại có nên thụ hưởng chính sách này hay không.

"Chúng ta tin tưởng dịch bệnh được kiểm soát nhưng giả sử kịch bản xấu nhất là nó vẫn tiếp tục, khó khăn của doanh nghiệp sẽ tăng lên rất nhiều lần", ông nói.

Do vậy, ông cho rằng cơ quan thuế phải tính đến trường hợp xấu nhất, doanh nghiệp không trả được phần cộng dồn thuế đến cuối năm trước tác động của dịch bệnh.

"Ngay bây giờ phải nghĩ đến việc, nếu tác động của dịch bệnh còn kéo dài, có nên gia hạn tiếp với những khoản thuế đã được gia hạn hay không", ông nói. Doanh nghiệp cần biết rõ điều này để xây dựng chiến lược kinh doanh.

Chia sẻ lo ngại này nhưng bà Nguyễn Thị Thu Hà, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế (Tổng cục Thuế) cho rằng trong sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp phải lường trước, phải chuẩn bị dòng tiền để thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

Theo bà, Nghị định 52 đã thiết kế để giãn cách thời hạn thanh toán, không để dồn tất cả vào tháng 12. Ví dụ, VAT của tháng 3 sẽ được gia hạn 5 tháng, thì tháng 9 sẽ phải nộp, của tháng 4 thì tháng 10 nộp...

Hay với tiền thuê đất, nếu tiền đợt một phải nộp vào ngân sách là cuối tháng 5, khi được gia hạn 6 tháng, đến cuối tháng 11 mới phải đóng. Do vậy, bà Hà nhấn mạnh, đã có sự giảm tải tập trung thanh toán tại một thời điểm, giúp người nộp thuế chủ động hơn./.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,047
Động cơ
3,837,287 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Khủng hoảng nguồn cung có thể đẩy giá dầu tăng vọt trên 100 USD/thùng
Các công ty giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới dự báo giá dầu có thể nhảy vọt lên mức 100 USD/thùng trong vài tháng tới do nguồn cung bị hạn chế, còn nhu cầu lại đạt đỉnh.

David Tawil - Chủ tịch của Maglan Capital, hôm 17/6 cho biết: “Do nhu cầu phục hồi mạnh mẽ, lạm phát tăng và áp lực của cổ đông đối với các nhà khai thác nhằm cắt giảm mạnh lượng khí thải có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ, và giá mặt hàng này có thể vọt lên hơn 100 USD/thùng trong vòng 3 năm tới.

David Tawil - Chủ tịch của Maglan Capital, hôm 17/6 cho biết: “Do nhu cầu phục hồi mạnh mẽ, lạm phát tăng và áp lực của cổ đông đối với các nhà khai thác nhằm cắt giảm mạnh lượng khí thải có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ, và giá mặt hàng này có thể vọt lên hơn 100 USD/thùng trong vòng 3 năm tới.
Ông Tawil cũng nhận định lạc quan về đà phục hồi của giá “vàng đen” trong ngắn hạn, cho rằng giá dầu thế giới có thể sớm đạt mức 100 USD/thùng trong vài tháng tới. “Thị trường nhiên liệu chắc chắn sẽ tiếp tục khởi sắc trong bối cảnh lạm phát tăng mạnh và nguồn cung bị hạn chế. Giá dầu mỏ sẽ duy trì đà tăng ổn định từ nay đến cuối năm” - chuyên gia Tawil nói với Fox Business.

Theo lãnh đạo của Maglan Capital, nguồn cung từ các công ty khai thác nhiên liệu lớn trên thế giới cũng có thể giảm do áp lực từ cổ đông và môi trường. “Tại Mỹ, do lo ngại tác động từ hoạt động khai thác dầu mỏ đối với môi trường, cùng với việc chính phủ Mỹ thúc đẩy năng lượng tái tạo và cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cũng sẽ góp phần làm giảm nguồn cung và dẫn đến tình trạng khan hiếm dầu trong những năm tới” - ông Tawil lưu ý thêm.

Trước đó, giám đốc điều hành các công ty giao dịch hàng hóa độc lập lớn nhất thế giới như Vitol, Glencore, Trafigura cũng nhận định giá “vàng đen” có thể tăng vọt lên tới 100 USD/thùng.

Phát biểu tại hội nghị Hàng hóa toàn cầu hôm 15/6, ông Jeremy Weir - Giám đốc điều hành Trafigura - một trong những đơn vị giao dịch dầu mỏ độc lập lớn nhất thế giới, nói rằng ông “lo ngại” tình trạng ít đầu tư mới cho nguồn cung bởi thế giới chưa sẵn sàng chuyển sang năng lượng sạch, điện hóa hoàn toàn.

“Tôi nghĩ giá dầu có thể lên tới 100 USD/thùng. Vấn đề không phải ở lực cầu, mà chủ yếu do lo ngại từ tình trạng nguồn cung toàn cầu. Chúng ta đã chứng kiến mức đầu tư từ 400 tỷ USD/năm cách đây 5 năm xuống còn chỉ 100 tỷ USD/năm hiện tại. Vì vậy, lo ngại là ở phía nguồn cung, tôi cho rằng điều này sẽ đẩy giá dầu tiếp tục leo dốc mạnh hơn trong thời gian tới”.

Alex Sanna - Giám đốc tiếp thị của Glencore, cũng nhận định kịch bản 100 USD/thùng là có thể. “Kịch bản này có thể sẽ trở thành hiện thực trong vòng 6 tháng nữa”.

Trong khi đó, Russell Hardy - Giám đốc điều hành của công ty kinh doanh dầu độc lập lớn nhất thế giới Vitol, cũng chung quan điểm với hai chuyên gia trên. Ông cũng nhấn mạnh rằng giá dầu còn dư địa để tăng khi Tổ chức Các nước xuất khẩu (OPEC) cùng các đồng minh, được gọi là nhóm OPEC+, vẫn đang giảm sản lượng 5 triệu thùng/ngày đến tháng 4/2022.

Các dự báo trên được đưa ra trong bối cảnh lo ngại lạm phát toàn cầu tăng và giá nhiều hàng hóa lập đỉnh lịch sử, do tình trạng thiếu cung khi đà phục hồi kinh tế ngày càng lớn.

Trong phiên giao dịch ngày 18/6, giá dầu Brent tương lai giao dịch ở mức 72,63 USD/thùng, giảm 45 xu Mỹ, tương đương 0,6%, sau khi mất 1,8% ở phiên trước đó. Trong khi đó, giá dầu WTI tương lai hạ 33 xu Mỹ, khoảng 0,5% về mức 70,71 USD/tháng sau khi sụt 1,5% trong phiên ngày 17/6.

Trước đó, kết thúc phiên giao dịch ngày 16/6, giá dầu Brent đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 4/2019, còn giá dầu WTI chạm mức đỉnh kể từ tháng 10/2018.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nga Ngọc Ngà

Xe buýt
Biển số
OF-743623
Ngày cấp bằng
20/9/20
Số km
643
Động cơ
57,937 Mã lực
phương án khả dĩ nhất là đánh thuế bds thứ 2 hoặc đánh thuế chuyển nhượng theo tg nắm giữ ( hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại )
Đánh thuế bds thứ 2 thì ok, chứ thuế chuyển nhượng theo tg nắm giữ thì cá nhân em thấy chưa hẳn đã hoàn toàn hợp lý cụ ạ. Người ta có quyền mua và bán khi muốn bán, khi cần bán, như khi muốn đổi nhà to, khi muốn có tiền dùng việc khác, hay vỡ nợ phải bán... Đó là quyền của cá nhân ah.
 

boy_spott

Xe điện
Biển số
OF-160637
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
4,609
Động cơ
1,852,917 Mã lực
Tuổi
48
Cụ không trong ngành không biết ngành này siêu lợi nhuận, nhà nhà đang sống tốt và mở mới công ty thương mại ngay cả trong thời dịch thì đừng vội đánh đồng, chê bai như vậy. Cụ cứ thử vào bất kỳ nhà máy sơn, cao su, nhựa, làm hạt độn Taical/ Filler masterbatch xem, có bên nào mà không dùng những hóa chất này em đi đầu xuống đất ạ. :)
Công nhận bạn em nghành này vẫn mua thêm nhà ầm ầm
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,047
Động cơ
3,837,287 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Người dân ngày càng ít gửi tiền ngân hàng

Tiền gửi dân cư chỉ tăng thêm 120.000 tỷ trong 4 tháng đầu năm nay, thấp nhất 6 năm và chỉ bằng một nửa so với trước khi có dịch.

Số liệu trên vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố. Đây là mức tăng thấp nhất trong 6 năm qua và chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2019, tức thời điểm trước khi có dịch Covid-19.

Tiền gửi của người dân tại ngân hàng có xu hướng tăng chậm lại trong các năm gần đây, nhưng xu hướng càng mạnh hơn từ năm 2020 khi Covid-19 xuất hiện. Xu hướng này diễn ra trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp.

Từ cuối năm 2019 đến nay, mặt bằng lãi suất đã giảm từ 1,5% đến 2,5%. Cùng với các đợt Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành, lãi suất tiết kiệm xuống thấp kỷ lục trong bối cảnh sức hấp thụ vốn của nền kinh tế kém, ngân hàng dư thừa thanh khoản. Kéo theo đó, người dân tìm đến các kênh đầu tư sinh lời tốt hơn, trong đó có chứng khoán.

Số tài khoản chứng khoán mở mới hàng tháng tăng mạnh từ cuối năm 2020 và liên tiếp lập các kỷ lục mới. Riêng trong tháng 5/2021 có hơn 113.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trong nước được mở, cao nhất từ trước đến nay.

Nhà đầu tư mới tham gia chứng khoán kéo theo dòng vốn ồ ạt chảy vào kênh này. Tổng giá trị giao dịch của ba sàn chứng khoán riêng trong tháng 5 đạt hơn 531.000 tỷ đồng, trong đó sàn TP HCM chiếm đến 448.500 tỷ đồng và tăng gần 20% so với tháng trước.

Trong khi đó, tiền gửi của tổ chức kinh tế thường biến động khó đoán trong 4 tháng đầu năm. Tính đến hết tháng 4 năm nay, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ tăng gần 100.000 tỷ đồng so với hồi đầu năm.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,047
Động cơ
3,837,287 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mỗi ngày 400 doanh nghiệp... biến mất, Bộ KH&ĐT đề xuất gì?

Đối diện với làn sóng COVID-19 mới, nhiều doanh nghiệp đã “tắc thở”, không còn ở trạng thái “lâm sàng”. Trước tình trạng này, Bộ KH&ĐT đề xuất giải pháp mới. Vậy những giải pháp này có kịp giải cứu những doanh nghiệp không còn sức gượng dậy?

Chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm 2021, cả nước có tới 59.800 doanh nghiệp (DN) biến mất. Tính trung bình, mỗi ngày có tới 400 DN rút lui khỏi thị trường. Trên cơ sở kiến nghị của DN, dự báo tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19 trong nước và quốc tế, khả năng mở cửa biên giới của một số quốc gia và khu vực trên thế giới, Bộ KH&ĐT đề xuất nhiều nhóm giải pháp.

Theo đó, Bộ KH&ĐT đề xuất nhóm chính sách về tái cơ cấu nợ vay và hỗ trợ lãi suất vay. Cụ thể, Bộ KH&ĐT đề xuất NHNN khẩn trương ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung nhằm cho phép việc cơ cấu nợ vay, giãn nợ vay đối với các khoản nợ phát sinh trong năm 2020-2021 và không chuyển nhóm nợ cho đến hết 31/12/2021. Bộ này cũng đề xuất NHNN chỉ đạo hệ thống ngân hàng áp dụng các giải pháp hỗ trợ về vốn cho DN như giảm từ 3% đến 5% lãi suất cho vay; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; giữ nguyên nhóm nợ; cho DN vay mới để bổ sung vốn lưu động khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
 

nvui0118

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-734442
Ngày cấp bằng
30/6/20
Số km
1,803
Động cơ
-2,221 Mã lực
Và trong lúc các cụ ở đây kêu nản, ngân hàng báo lãi khủng, chứng khoán - thước đo kinh tế vượt đỉnh, 2 gói hỗ trợ 62.000 tỷ và sắp tới là 115.000 tỷ, dự báo tăng trưởng mạnh 6.5% =))
 

Honghen2008

Xe container
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
9,563
Động cơ
462,736 Mã lực
Chưa thấy VN xuất hiện thì đất vẫn còn rẻ chán.
6E2A9F30-691F-47D9-AC0E-176A075C7240.jpeg
 

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,033
Động cơ
434,474 Mã lực
Chưa thấy VN xuất hiện thì đất vẫn còn rẻ chán.
6E2A9F30-691F-47D9-AC0E-176A075C7240.jpeg
Đây, mời cụ ạ :D

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/gia-nha-cao-gap-28-lan-thu-nhap-nguoi-tre-1316594.html

Giá nhà cao gấp 28 lần thu nhập người trẻ

dinhsonthanhnien@gmail.com
16:19 - 13/12/2020 3 THANH NIÊN ONLINE

Theo khảo sát từ Navigos, hiện giá nhà tại TP.HCM và Hà Nội đang cao hơn nhiều lần so với thu nhập của người dân.




Cụ thể, kết quả khảo sát cho thấy với thu nhập bình quân của sinh viên mới ra trường tại TP.HCM và Hà Nội là 72 triệu đồng một năm, trong khi giá căn hộ 2 phòng ngủ bình quân hiện đã lên đến 2 tỉ đồng. Như vậy, giá căn hộ hiện cao hơn thu nhập của người trẻ tới 28 lần.

Đối với nhân viên có kinh nghiệm lâu năm, thu nhập bình quân 120 triệu đồng một năm, thì giá căn hộ cũng cao gấp 17 lần thu nhập trung bình.

Đối với trưởng nhóm và giám sát có thu nhập trung bình 192 triệu đồng mỗi năm, thì giá căn hộ trên thị trường cao gấp 10 lần thu nhập.

Trong khi đó, cấp quản lý, trưởng phòng với thu nhập đạt 264 triệu đồng một năm, giá căn hộ trên thị trường cao gấp 7 lần thu nhập.
 

bintao

Xe tải
Biển số
OF-471024
Ngày cấp bằng
17/11/16
Số km
423
Động cơ
207,857 Mã lực
Tuổi
34
Chính sách như cái quần.
Đang dịch từa lưa thì hô hào giải cứu vải. Chạy vòng quanh khắp nới. Thế là riêng Đà Nẵng trả giá bằng 30 ngày liên tiếp ko có ca nhiễm thành hôm qua ăn thêm 2 ca. Mấy bác đợi thông tin công bố xét nghiệm thêm nhé. Thả tay...
Dân kinh doanh mà cứ lóp ngóp bò dậy đc cái tẩn cho sập mặt nồi.... Ngoi lên lại bị tẩn tiếp. Chán
 
Chỉnh sửa cuối:

Honghen2008

Xe container
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
9,563
Động cơ
462,736 Mã lực
Đây, mời cụ ạ :D

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/gia-nha-cao-gap-28-lan-thu-nhap-nguoi-tre-1316594.html

Giá nhà cao gấp 28 lần thu nhập người trẻ

dinhsonthanhnien@gmail.com
16:19 - 13/12/2020 3 THANH NIÊN ONLINE

Theo khảo sát từ Navigos, hiện giá nhà tại TP.HCM và Hà Nội đang cao hơn nhiều lần so với thu nhập của người dân.




Cụ thể, kết quả khảo sát cho thấy với thu nhập bình quân của sinh viên mới ra trường tại TP.HCM và Hà Nội là 72 triệu đồng một năm, trong khi giá căn hộ 2 phòng ngủ bình quân hiện đã lên đến 2 tỉ đồng. Như vậy, giá căn hộ hiện cao hơn thu nhập của người trẻ tới 28 lần.

Đối với nhân viên có kinh nghiệm lâu năm, thu nhập bình quân 120 triệu đồng một năm, thì giá căn hộ cũng cao gấp 17 lần thu nhập trung bình.

Đối với trưởng nhóm và giám sát có thu nhập trung bình 192 triệu đồng mỗi năm, thì giá căn hộ trên thị trường cao gấp 10 lần thu nhập.

Trong khi đó, cấp quản lý, trưởng phòng với thu nhập đạt 264 triệu đồng một năm, giá căn hộ trên thị trường cao gấp 7 lần thu nhập.
Thế mà hở căn nào ngon mà hết căn đấy, thế mới lạ🤦🏻‍♂️
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,047
Động cơ
3,837,287 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tình hình Xuất-Nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2021: tiếp tục tăng mạnh 🌻
  • Xuất khẩu: 131.1 tỷ$, tăng 30.9% (so cùng kỳ)
  • Nhập khẩu: 131.6 tỷ $, tăng 36.7% (so cùng kỳ)
  • Cán cân thương mại: thâm hụt $500 triệu $
  • Việt Nam có thặng dư thương mại với Hoa kỳ, EU nhưng thâm hụt với Trung quốc, Hàn quốc, Nhật bản và ASEAN.
1624072969220.png
 

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,033
Động cơ
434,474 Mã lực
Thế mà hở căn nào ngon mà hết căn đấy, thế mới lạ🤦🏻‍♂️
Em vừa Google theo key "tồn kho bất động sản" thấy cũng nhiều cái hay cụ ạ :D . Cụ thông cảm, em chỉ biết Google thôi vì không có nguồn số liệu nào đáng tin cậy hơn ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top