- Biển số
- OF-748300
- Ngày cấp bằng
- 30/10/20
- Số km
- 103
- Động cơ
- 56,339 Mã lực
Để 2022 phục thù thôi
Tổng tài sản của các hộ gia đình ở Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục 136,9 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3/2021...
Ảnh minh hoạ.
Tổng tài sản của các hộ gia đình ở Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục 136,9 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3/2021 – theo dữ liệu được Cục Dự trữ Liên bang (Fed) công bố ngày 10/6. Đây được xem là một chỉ báo về sự “bung nén” nhu cầu tiêu dùng khi đại dịch Covid-19 xuống thang và nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm là động lực chính cho sự gia tăng tài sản của người Mỹ. Trong quý 1, giá cổ phiếu tăng giúp tổng tài sản của các hộ gia đình ở nước này tăng 3,2 nghìn tỷ USD. Giá bất động sản tăng giúp tổng tài sản tăng thêm khoảng 1 nghìn tỷ USD.
Nếu so với thời điểm cuối quý 4/2020, tổng tài sản của các hộ gia đình Mỹ vào cuối quý 1 tăng thêm 5 nghìn tỷ USD – hãng tin Reuters dẫn báo cáo của Fed cho hay.
Số dư tiền mặt, tài khoản séc và tiền gửi tiết kiệm của các hộ gia đình Mỹ tăng 850 tỷ USD trong quý 1, đạt kỷ lục 14,5 nghìn tỷ USD. Sự gia tăng này có được một phần quan trọng nhờ các gói kích cầu khổng lồ liên tiếp của Chính phủ Mỹ.
Báo cáo của Fed chỉ đưa ra con số chung, không phản ánh sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập cao và thu nhập thấp, cũng như giữa người có việc làm và người thất nghiệp.
Dù vậy, bản báo cáo phản ánh khả năng tiêu dùng mạnh mẽ của người Mỹ trong quý này và cả những quý tiếp theo. Nhu cầu của người Mỹ được dự báo sẽ bung mở khi số ca nhiễm mới Covid tiếp tục giảm mạnh, người dân được tiêm phòng đầy đủ bắt đầu nối lại các hoạt động vui chơi giải trí, và các tiểu bang dỡ dần các hạn chế chống dịch. Giới chuyên gia dự báo kinh tế Mỹ năm nay sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong nhiều thập niên.
Cũng theo báo cáo trên, tổng nợ của các hộ gia đình Mỹ tăng 6,5% trong quý 1 so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 16,9 nghìn tỷ USD, chủ yếu do vay thế chấp nhà tăng mạnh. Tổng nợ vay thế chấp nhà của các hộ gia đình ở nước này tại thời điểm cuối tháng 3 là 11 nghìn tỷ USD.
Miễn phí tiền cách ly còn chưa miễn phí được thì trông chờ gì vào giải ngânAi biết giải ngân đc bao nhiêu. Bây giờ còn đang kêu gọi toàn dân góp tiền mua vaccine. Giãn cách toàn xã hội, lấy đâu ra tiền mà sống đây. Chỗ em cách ly 21 ngày, đóng 80k/ngày mà còn có người ko có tiền đóng, tối ra hành lang đứng khóc 1 mình. Thực sự thấy gay go quá cụ ạ!
ghét nhất cái thớt này là toàn cóp pết bài dài ngoằngVAFI cho rằng Thanh tra Bộ Tài chính tại HOSE cần làm rõ nhiều vấn đề, không chỉ là việc quá tải hệ thống mà còn cần xác minh chuyện doanh nghiệp "bán giấy lấy tiền thực", tăng vốn ảo để lừa nhà đầu tư non nớt.
Ngày 10/6, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính đã ký quyết định thanh tra hành chính Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) vì để tình trạng nghẽn lệnh xảy ra triền miên, ảnh hưởng tới hoạt động giao dịch của nhà đầu tư.
Ngày 11/6, Hiệp hội các Nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) đã có công văn gửi Bộ trưởng và Thanh tra Bộ Tài chính để bày tỏ sự hoàn nghênh với quyết định thanh tra nói trên, đồng thời chỉ ra nhiều nội dung cần làm rõ tại HOSE.
Tại sao HOSE không làm chủ được công nghệ sau 20 năm hoạt động?
Theo VAFI, đoàn thanh tra cần đi tìm nguyên nhân tại sao đã qua 20 năm vận hành phần mềm do Sở giao dịch Chứng khoán Thái Lan cung cấp mà sàn HOSE không thể làm chủ công nghệ vận hành?
Các Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan hay Hàn Quốc cũng phải mua công nghệ từ các công ty chuyên làm phần mềm, nhưng sau đó nhanh chóng làm chủ công nghệ vận hành và còn có thể bán phần mềm cho các đối tác nhỏ khác như HOSE.
Tại sao Việt Nam không thể làm chủ công nghệ mà mỗi lần gặp trực trặc là HOSE lại khẩn cấp mời chuyên gia Thái Lan sang giải quyết?
Một đại diện của Công ty cổ phần FPT tuyên bố có thể sữa chữa được tình trạng nghẽn lệnh tại sàn HOSE từ hệ thống phần mềm do Thái Lan cung cấp. "Vấn đề đặt ra là tại sao ban ******** HOSE không lựa chọn những đơn vị mạnh về công nghệ thông tin như FPT để làm nhà thầu bảo quản hệ thống giao dịch?", VAFI đặt câu hỏi.
"Nếu lựa chọn trong 20 năm qua thì chắc chắn rằng FPT dư sức không chỉ làm chủ công nghệ vận hành mà còn có khả năng nâng cấp và tình trạng nghẽn lệnh kéo dài như hiện nay đã không xảy ra", Hiệp hội này nói thêm.
Cũng theo VAFI, Bộ Tài chính cần thanh tra dự án làm phần mềm giao dịch mới được cung cấp bởi Sở giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX).
Dự án nhỏ được khởi động từ năm 2012 nhưng đã gần 10 năm rồi dự án vẫn chưa hoàn thành, vậy cần phải tìm nguyên nhân tại sao dự án chậm trễ, giá trị dự án có tăng lên so với ban đầu không, nguyên nhân làm cho giá tăng lên là gì?
Xác định vai trò của nhà thầu phụ (Việt Nam) trong dự án này? Do ai lựa chọn? Chất lượng nhà thầu ra sao? Có khả năng làm chủ công nghệ vận hành hệ thống mới hay không?
Một vấn đề nữa là tại sao không chọn những nhà thầu hàng đầu Việt Nam như FPT để sau này nếu có sự cố thì họ có khả năng nhanh chóng giải quyết mà không lệ thuộc vào chuyên gia nước ngoài?
Dọn sạch cổ phiếu rác khỏi thị trường
VAFI cũng đề xuất thanh tra tình trạng cổ phiếu rác, thực chất là không đủ tiêu chuẩn niêm yết tại sàn HOSE nhưng được lựa chọn vào chỉ số bluechip VN30 trong 6 năm từ 2014 đến 2020.
"Những cổ phiếu kém chất lượng này có đủ chiêu trò làm giá, thổi giá, thổi vốn điều lệ nhưng không bị ngăn cản, phát hiện". VAFI nói thêm: Hầu như tất cả nhà đầu tư giá trị đều tránh xa cổ phiếu rác này và chỉ có hàng vạn nhà đầu tư nhỏ lẻ không am hiểu chứng khoán bị dụ vào giao dịch để từ đó những chủ doanh nghiệp này có cơ hội bán giấy thu lợi hàng nghìn tỷ đồng.
Hiệp hội các Nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam không nêu tên cụ thể cổ phiếu nào nhưng cho biết: Có tình trạng giá cổ phiếu rác này thấp hơn nhiều so với mệnh giá 10.000 đồng/cp nhưng chủ doanh nghiệp vẫn tiến hành nhiều đợt bán cổ phiếu mới bằng với mệnh giá.
Những thương vụ này nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường không mua nổi, nhà đầu tư giá trị cũng không mua, vậy thì ai mua? Ai tài trợ hay là chỉ là vấn đề được tăng vốn điều lệ để bán giấy?
Hầu như tất cả nhà đầu tư tham gia thị trường đều biết đến các loại cổ phiếu rác này. "Thanh tra tài chính hãy vào diễn đàn chứng khoán F319 để tìm hiểu thêm", VAFI nói.
Dẹp nạn lợi nhuận giả, vốn điều lệ khống
Ông Nguyễn Hoàng Hải – Phó Chủ tịch VAFI cho biết trước nay, các cuộc thanh tra doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở nội dung chấp hành về nghĩa vụ thuế, về tham nhũng tại doanh nghiệp chứ chưa chú ý tới vấn nạn lợi nhuận giả, vốn điều lệ khống, thổi giá chứng khoán thu lợi bất chính.
VAFI đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cần tập hợp một lực lượng tinh nhuệ hàng trăm công chức giỏi từ các đơn vị thuộc Bộ như Thanh tra tài chính; Cục Tài chính doanh nghiệp; Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán; Vụ Tài chính ngân hàng; Vụ Pháp chế để tiến hành thanh tra các nội dung như trên.
Trong tình hình dịch COVID-19 như hiện nay, trước mắt có thể làm thí điểm một nhóm nhiều công ty cùng thuộc một nhóm cổ đông chủ chốt sở hữu, tiến hành thanh tra đồng bộ, trong đó mấu chốt có công ty chứng khoán để làm rõ những vi phạm. VAFI đề xuất cụ thể hóa ba nội dung thanh tra như sau:
1/ Thanh tra loại cổ phiếu rác mà các nhà đầu tư giá trị xa lánh, giá trị cổ phiếu dưới mệnh giá trong thời gian dài nhưng vẫn huy động được "nhà đầu tư chiến lược'' mua cổ phiếu mới phát hành bằng mệnh giá, giá phát hành cao hơn giá thị trường 40 - 50%.
- Không khó để xác định "các nhà đầu tư chiến lược'' từ cơ sở dữ liệu của Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán;
- Tại sao "nhà đầu tư chiến lược" mua cao rồi bán thấp, chẳng lẽ họ chấp nhận chịu lỗ hàng trăm tỷ hay đó chỉ là thủ tục mua sau đó toàn bộ tiền được rút ra hoàn trả và doanh nghiệp phát hành từ đó có cơ sở bán giấy thu tiền thực?
2/ Thanh tra việc tạo lập vốn điều lệ khống gấp hàng trăm lần giá vốn ban đầu, sau đó cho doanh nghiệp đó niêm yết và chủ doanh nghiệp bán giấy thu tiền về:
- Với loại hình doanh nghiệp này, dù bán cổ phiếu với giá 1.000 đồng/cp thì họ cũng thu lợi rất nhiều, tuy nhiên không ít nhà đầu tư nhỏ lẻ tưởng lầm rằng giá đó là rất hấp dẫn, VAFI nhận định.
- Những dạng doanh nghiệp này thường đối phó để có báo cáo tài chính có vẻ hợp pháp bằng cách gần đến kỳ báo cáo họ tạo lập báo cáo giả để kiểm toán ghi nhận.
- Để thanh tra một đơn vị thì phải tiến hành kiểm tra số sách nhiều đơn vị liên quan;
3/ Thanh tra một công ty chứng khoán làm công cụ làm giá chứng khoán cho những ông chủ của mình:
- Cần xác định có hàng nghìn tài khoản giao dịch được mượn đứng tên từ người lao động trong doanh nghiệp, người thân thích nhưng giao dịch hàng ngày là do công ty chứng khoán thực hiện;
- Không khó xác định khi người có thu nhập bình thường không thể thường xuyên có những giao dịch hàng chục, hàng trăm tỷ …
- Cần yêu cầu Trung tâm lưu ký cung cấp dữ liệu để xác định những đối tượng đầu tư giả;
- Với những công ty chứng khoán không tin cậy thì hầu như không có nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư giá trị mở tài khoản tại đó. Từ đây dễ dàng xác định được danh sách các nhà đầu tư giả được công ty chứng khoán sử dụng để thao túng giá chứng khoán;
- Tại công ty chứng khoán này cũng xác định danh sách "nhà đầu tư nước ngoài'' đang mở tại đó xác định xem giả hay thật, điều này không khó;
- Nhà đầu tư nước ngoài giả thường là lao động Việt ở nước ngoài và bị lợi dụng.
VAFI cho rằng cần thiết phải có đợt thanh tra toàn diện như trên để tình trạng thao túng trục lợi cổ phiếu giảm dần, bảo đảm thực thi pháp luật chứng khoán nghiêm minh và tăng cường củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư chứng khoán và cộng đồng các công ty niêm yết.
VAFI: Thanh tra HOSE không chỉ để làm rõ việc nghẽn lệnh mà cả vấn nạn bơm thổi cổ phiếu rác
VAFI cho rằng Thanh tra Bộ Tài chính tại HOSE cần làm rõ nhiều vấn đề, không chỉ là việc quá tải hệ thống mà còn cần xác minh chuyện doanh nghiệp 'bán giấy lấy tiền thực', tăng vốn ảo để lừa nhà đầu tư non nớt.vietnambiz.vn
Bọn nó chết đến đít rồi cụ nhỉchứng tỏ lạm phát cao, cung tiền nhiều quá.
lượng hàng hóa thì vẫn thế, thậm chí còn ít hơn. tiền thì lại tăng nhiều?
Có lẽ cháu bị thuyết âm mưu nào đó chi phối, nhưng đó là suy nghĩ thật và vẫn chưa đổi khi đáng nt với cụ. Tính mạng hàng triệu người, hay hàng trăm triệu người trên phạm vi rộng không phải là số lượng mà tác động tới sự chùn tay, nếu thế thì thế giới tốt đẹp quá rồi!Ý cụ tất cả là đang diễn .???, liệu có ai đem tính mạng cả triệu người ra để đóng kịch hả cụ, cụ lại nghe thuyết âm mưu nào rồi
Dưới thời Trump dân mẽo hưởng lợi. Bai đần mới lên chưa ốp kịp các loại thuế thôiCông của anh Đần hay Trăm nhỉ
Họ sợ tiêm hay ngại vacxn của họ nhỉDân Nga không muốn tiêm vacxin, mặc dù tỷ lệ lây nhiễm vẫn tăng, nên chính phủ phải treo thưởng cho người đi tiêm. Chẳng bù cho mình mọi người nô nức đi tiêm chỉ tội không có vacxin.
Ca Covid-19 tăng vọt, Nga treo thưởng ô tô "hút" dân đi tiêm chủng
(Dân trí) - Thủ đô Moscow, Nga tổ chức bốc thăm tặng ô tô cho người dân đi tiêm vắc xin Covid-19 trong nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng chậm chạp khi số ca bệnh đang tăng vọt trong thời gian qua.dantri.com.vn
chuẩn cụ. Khu cn lây lan nhanh nhấtTiêm chứ. Có nơi còn bắt tiêm, k thì ko cho làm tiếp đấy các cụ ( khu cn)
Bên Mỹ hình như họ vẫn đang tiêm màcụ đợi làm gì, vacxin Mỹ để ở kho lâu ngày toàn sắp hết hạn thôi.
bởi vì em tiếp cận được nhiều thông tin về vắc xin của Mỹ hơn cụ, đồng thời em không có định kiến như cụ. Thường người có định kiến sẽ rất khó tiếp thu sự thậtChắc cụ có đủ cơ sở để khẳng định.
Còn em đã bị một định kiến về TQ, nên từ chối ngay từ suy nghĩ.