So_What

Xe tải
Biển số
OF-359392
Ngày cấp bằng
21/3/15
Số km
327
Động cơ
262,860 Mã lực
Quyền trong tay chúng nó, chống sao dc.
Ko thì đằng nào chả 6 tháng đáo hạn 1 lần. Trò này thì ko bao giờ hết dc tín dụng đen. Người ta vay làm ăn,cho hết tiền vào hàng, giờ bắt đáo hạn, nộp lại xiền vào NH mới đc vay tiếp,khác gì bảo đi vay lãi ngoài.
Cụ nói thế này e thấy không đúng, vay đến hạn thì tất nhiên phải trả chứ :)). Còn cụ kinh doanh thì cũng xoay vòng tiền hàng chứ đâu phải như đầu tư là mấy năm mới thu lại tiền :))
 

longpasa

Xe tải
Biển số
OF-525270
Ngày cấp bằng
4/8/17
Số km
338
Động cơ
178,373 Mã lực
Tuổi
45
Nản gì các cụ, ngã ở đâu, gấp đôi ở đó, mùa euro tới rồi, cứ gấp thếp đập vào tới chung kết là ấm no mùa dịch
 

longpasa

Xe tải
Biển số
OF-525270
Ngày cấp bằng
4/8/17
Số km
338
Động cơ
178,373 Mã lực
Tuổi
45
Hôm qua em mới nhậu với hội ngân hàng. Bọn nó khóc như cha mẹ chết. Bắt đầu ngấm đòn rồi. Năm 2020 cho vay thoải mái nên trong dịch thì tiền vô như nước, năm nay hạn mức tín dụng cho thấp, tài trợ đảo nợ cho mấy công ty sân sau của ông chủ ngân hàng full mịa rồi nên ko có room cho vay tư nhân.
Mấy bạn ngân hàng ko cho vay được nên phải chạy chỉ tiêu bảo hiểm rồi phát hành thẻ. Chạy lòi mắt nhưng chỉ là đủ để cầm cự. Đúng gọi là thê thảm luôn.
Khách đi buôn đất còn thê thảm hơn. Ai cũng nghĩ dịch năm nay hết. Năm ngoái dân buôn đất vay thêm 1 năm để trả nợ ngân hàng. Giờ room cạn ko cho vay giải ngân được chết sặc tiết. Chết ko giãy đc luôn đó các bác ơi.
Các bác đánh chứng khoán ăn thì làm phước gửi lại tiền vào ngân hàng, chứ ngân hàng đói vốn lắm luôn rồi đó=))=))
Mùa này để trên sàn cho lành cụ ơi, đợi vài tháng nữa lại bắt bitcoin. Quên cái anh Ngân hàng đi cụ ạ
 

mypleasure

Xe buýt
Biển số
OF-156676
Ngày cấp bằng
13/9/12
Số km
904
Động cơ
357,117 Mã lực
Vâng cụ. Có lẽ các tổ chức quốc tế thường có xu hướng lạc quan hơn so với giới phân tích trong nước khi đánh giá, nhìn nhận về kinh tế VN?:)
Hoặc là họ khó tiếp cận các thông tin kinh tế trong nước?
Quốc tế cũng dăm bảy loại. Cụ cứ xem đội nào về phe cầm tiền của thằng khác vào VN rải thì sẽ luôn tô hồng. Luôn muốn VN thành con hàng hot để ăn theo. Chú này thuộc phe đấy.
 

NGC

Xe tăng
Biển số
OF-465948
Ngày cấp bằng
28/10/16
Số km
1,483
Động cơ
223,834 Mã lực
Việt Nam mình em thấy hơi đặc biệt. Lãi xuất cũng được điều tiết bởi C Phỉnh chứ có được thả nổi đâu.

Điển hình là giá vàng.

Nếu lx tiết kiệm tăng, dẫn tới lx cho vay cũng tăng tương ứng. Covid vẫn lởn vởn vậy thì doanh nghiệp càng chết hơn phải ko ạ.
Mấy quận hạt lớn của Cali đã có thống kê sơ bộ... doanh nghiệp nhỏ khoảng 30 % chết mất xác.
 

NGC

Xe tăng
Biển số
OF-465948
Ngày cấp bằng
28/10/16
Số km
1,483
Động cơ
223,834 Mã lực
Đọc báo cáo của anh này xác định trừ hao đi kha khá các cụ ạ. Em thấy dân trong nghề bảo vậy.
Muốn biết chính xác thì phải bỏ tiền ra mua report của đám " nhà nghề "- mà giá thì không hề rẻ ,và không phải ai mua cũng được ka ka.

Còn mấy tổ chức quốc tế hả " văn phong ngoại giao " nghe cho vui thôi.
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,724
Động cơ
226,889 Mã lực
VAFI cho rằng Thanh tra Bộ Tài chính tại HOSE cần làm rõ nhiều vấn đề, không chỉ là việc quá tải hệ thống mà còn cần xác minh chuyện doanh nghiệp "bán giấy lấy tiền thực", tăng vốn ảo để lừa nhà đầu tư non nớt.

Ngày 10/6, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính đã ký quyết định thanh tra hành chính Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) vì để tình trạng nghẽn lệnh xảy ra triền miên, ảnh hưởng tới hoạt động giao dịch của nhà đầu tư.

Ngày 11/6, Hiệp hội các Nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) đã có công văn gửi Bộ trưởng và Thanh tra Bộ Tài chính để bày tỏ sự hoàn nghênh với quyết định thanh tra nói trên, đồng thời chỉ ra nhiều nội dung cần làm rõ tại HOSE.

Tại sao HOSE không làm chủ được công nghệ sau 20 năm hoạt động?


Theo VAFI, đoàn thanh tra cần đi tìm nguyên nhân tại sao đã qua 20 năm vận hành phần mềm do Sở giao dịch Chứng khoán Thái Lan cung cấp mà sàn HOSE không thể làm chủ công nghệ vận hành?

Các Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan hay Hàn Quốc cũng phải mua công nghệ từ các công ty chuyên làm phần mềm, nhưng sau đó nhanh chóng làm chủ công nghệ vận hành và còn có thể bán phần mềm cho các đối tác nhỏ khác như HOSE.

Tại sao Việt Nam không thể làm chủ công nghệ mà mỗi lần gặp trực trặc là HOSE lại khẩn cấp mời chuyên gia Thái Lan sang giải quyết?

Một đại diện của Công ty cổ phần FPT tuyên bố có thể sữa chữa được tình trạng nghẽn lệnh tại sàn HOSE từ hệ thống phần mềm do Thái Lan cung cấp. "Vấn đề đặt ra là tại sao ban lãnh đạo HOSE không lựa chọn những đơn vị mạnh về công nghệ thông tin như FPT để làm nhà thầu bảo quản hệ thống giao dịch?", VAFI đặt câu hỏi.

"Nếu lựa chọn trong 20 năm qua thì chắc chắn rằng FPT dư sức không chỉ làm chủ công nghệ vận hành mà còn có khả năng nâng cấp và tình trạng nghẽn lệnh kéo dài như hiện nay đã không xảy ra", Hiệp hội này nói thêm.

Cũng theo VAFI, Bộ Tài chính cần thanh tra dự án làm phần mềm giao dịch mới được cung cấp bởi Sở giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX).

Dự án nhỏ được khởi động từ năm 2012 nhưng đã gần 10 năm rồi dự án vẫn chưa hoàn thành, vậy cần phải tìm nguyên nhân tại sao dự án chậm trễ, giá trị dự án có tăng lên so với ban đầu không, nguyên nhân làm cho giá tăng lên là gì?

Xác định vai trò của nhà thầu phụ (Việt Nam) trong dự án này? Do ai lựa chọn? Chất lượng nhà thầu ra sao? Có khả năng làm chủ công nghệ vận hành hệ thống mới hay không?

Một vấn đề nữa là tại sao không chọn những nhà thầu hàng đầu Việt Nam như FPT để sau này nếu có sự cố thì họ có khả năng nhanh chóng giải quyết mà không lệ thuộc vào chuyên gia nước ngoài?

Dọn sạch cổ phiếu rác khỏi thị trường

VAFI cũng đề xuất thanh tra tình trạng cổ phiếu rác, thực chất là không đủ tiêu chuẩn niêm yết tại sàn HOSE nhưng được lựa chọn vào chỉ số bluechip VN30 trong 6 năm từ 2014 đến 2020.

"Những cổ phiếu kém chất lượng này có đủ chiêu trò làm giá, thổi giá, thổi vốn điều lệ nhưng không bị ngăn cản, phát hiện". VAFI nói thêm: Hầu như tất cả nhà đầu tư giá trị đều tránh xa cổ phiếu rác này và chỉ có hàng vạn nhà đầu tư nhỏ lẻ không am hiểu chứng khoán bị dụ vào giao dịch để từ đó những chủ doanh nghiệp này có cơ hội bán giấy thu lợi hàng nghìn tỷ đồng.

Hiệp hội các Nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam không nêu tên cụ thể cổ phiếu nào nhưng cho biết: Có tình trạng giá cổ phiếu rác này thấp hơn nhiều so với mệnh giá 10.000 đồng/cp nhưng chủ doanh nghiệp vẫn tiến hành nhiều đợt bán cổ phiếu mới bằng với mệnh giá.

Những thương vụ này nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường không mua nổi, nhà đầu tư giá trị cũng không mua, vậy thì ai mua? Ai tài trợ hay là chỉ là vấn đề được tăng vốn điều lệ để bán giấy?

Hầu như tất cả nhà đầu tư tham gia thị trường đều biết đến các loại cổ phiếu rác này. "Thanh tra tài chính hãy vào diễn đàn chứng khoán F319 để tìm hiểu thêm", VAFI nói.

Dẹp nạn lợi nhuận giả, vốn điều lệ khống

Ông Nguyễn Hoàng Hải – Phó Chủ tịch VAFI cho biết trước nay, các cuộc thanh tra doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở nội dung chấp hành về nghĩa vụ thuế, về tham nhũng tại doanh nghiệp chứ chưa chú ý tới vấn nạn lợi nhuận giả, vốn điều lệ khống, thổi giá chứng khoán thu lợi bất chính.

VAFI đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cần tập hợp một lực lượng tinh nhuệ hàng trăm công chức giỏi từ các đơn vị thuộc Bộ như Thanh tra tài chính; Cục Tài chính doanh nghiệp; Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán; Vụ Tài chính ngân hàng; Vụ Pháp chế để tiến hành thanh tra các nội dung như trên.

Trong tình hình dịch COVID-19 như hiện nay, trước mắt có thể làm thí điểm một nhóm nhiều công ty cùng thuộc một nhóm cổ đông chủ chốt sở hữu, tiến hành thanh tra đồng bộ, trong đó mấu chốt có công ty chứng khoán để làm rõ những vi phạm. VAFI đề xuất cụ thể hóa ba nội dung thanh tra như sau:


1/ Thanh tra loại cổ phiếu rác mà các nhà đầu tư giá trị xa lánh, giá trị cổ phiếu dưới mệnh giá trong thời gian dài nhưng vẫn huy động được "nhà đầu tư chiến lược'' mua cổ phiếu mới phát hành bằng mệnh giá, giá phát hành cao hơn giá thị trường 40 - 50%.

- Không khó để xác định "các nhà đầu tư chiến lược'' từ cơ sở dữ liệu của Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán;

- Tại sao "nhà đầu tư chiến lược" mua cao rồi bán thấp, chẳng lẽ họ chấp nhận chịu lỗ hàng trăm tỷ hay đó chỉ là thủ tục mua sau đó toàn bộ tiền được rút ra hoàn trả và doanh nghiệp phát hành từ đó có cơ sở bán giấy thu tiền thực?

2/ Thanh tra việc tạo lập vốn điều lệ khống gấp hàng trăm lần giá vốn ban đầu, sau đó cho doanh nghiệp đó niêm yết và chủ doanh nghiệp bán giấy thu tiền về:

- Với loại hình doanh nghiệp này, dù bán cổ phiếu với giá 1.000 đồng/cp thì họ cũng thu lợi rất nhiều, tuy nhiên không ít nhà đầu tư nhỏ lẻ tưởng lầm rằng giá đó là rất hấp dẫn, VAFI nhận định.

- Những dạng doanh nghiệp này thường đối phó để có báo cáo tài chính có vẻ hợp pháp bằng cách gần đến kỳ báo cáo họ tạo lập báo cáo giả để kiểm toán ghi nhận.

- Để thanh tra một đơn vị thì phải tiến hành kiểm tra số sách nhiều đơn vị liên quan;

3/ Thanh tra một công ty chứng khoán làm công cụ làm giá chứng khoán cho những ông chủ của mình:

- Cần xác định có hàng nghìn tài khoản giao dịch được mượn đứng tên từ người lao động trong doanh nghiệp, người thân thích nhưng giao dịch hàng ngày là do công ty chứng khoán thực hiện;

- Không khó xác định khi người có thu nhập bình thường không thể thường xuyên có những giao dịch hàng chục, hàng trăm tỷ …

- Cần yêu cầu Trung tâm lưu ký cung cấp dữ liệu để xác định những đối tượng đầu tư giả;

- Với những công ty chứng khoán không tin cậy thì hầu như không có nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư giá trị mở tài khoản tại đó. Từ đây dễ dàng xác định được danh sách các nhà đầu tư giả được công ty chứng khoán sử dụng để thao túng giá chứng khoán;

- Tại công ty chứng khoán này cũng xác định danh sách "nhà đầu tư nước ngoài'' đang mở tại đó xác định xem giả hay thật, điều này không khó;

- Nhà đầu tư nước ngoài giả thường là lao động Việt ở nước ngoài và bị lợi dụng.

VAFI cho rằng cần thiết phải có đợt thanh tra toàn diện như trên để tình trạng thao túng trục lợi cổ phiếu giảm dần, bảo đảm thực thi pháp luật chứng khoán nghiêm minh và tăng cường củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư chứng khoán và cộng đồng các công ty niêm yết.
 

tromtrau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-13219
Ngày cấp bằng
16/2/08
Số km
3,626
Động cơ
555,297 Mã lực
WB: Kinh tế Việt Nam chống chịu tốt với đợt dịch mới

Đánh giá kinh tế phát triển tương đối tốt dù có đợt dịch mới nhưng WB lưu ý, nếu đại dịch không được kiểm soát trong ngắn hạn, ngành sản xuất và bán lẻ có thể bị ảnh hưởng.

Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6, World Bank (WB) đánh giá cao khả năng chống chịu của hoạt động sản xuất công nghiệp trước đợt bùng phát Covid-19 lần thứ tư. So với những làn sóng dịch trước đó, đây là thời điểm số ca nhiễm bệnh tại Việt Nam tăng mạnh nhất, buộc Chính phủ phải áp dụng các biện pháp hạn chế di chuyển nghiêm ngặt tại những tỉnh thành bị ảnh hưởng, trong đó có 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng. Một số nhà máy, khu công nghiệp quan trọng tại Bắc Giang, Bắc Ninh cũng phải tạm đóng cửa vì dịch bệnh.

Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp trong tháng 5 ước tính tăng 1,6% so với tháng trước và 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số PMI đạt mức 53,1 trong tháng 5, cho thấy điều kiện kinh doanh cải thiện so với tháng trước, mặc dù thấp hơn so với mức 54,7 vào tháng 4.

Nhưng những con số trung bình này có thể không cho thấy sự khác biệt giữa các địa phương. Theo WB, hoạt động bị gián đoạn tại các nhà máy ở Bắc Giang và Bắc Ninh chắc chắn đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của một số sản phẩm điện tử, từ đó có thể làm giảm sản lượng trong những tuần tới.

Số liệu cho thấy chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tại Bắc Giang giảm 40,9% so với tháng 4 và 33,3% so với cùng kỳ trong tháng 5, trong khi chỉ số sản xuất hàng điện tử giảm lần lượt 53,6% và 46,9%.

Nhưng WB đồng thời chỉ ra những tác động mà kinh tế Việt Nam phải đối diện trước đợt dịch mới.
Dưới tác động của giãn cách xã hội, các cửa hàng phải đóng cửa, doanh số bán lẻ giảm 3,1% trong tháng 5 sau khi phục hồi ngắn ở tháng trước đó. Theo WB, có sự tác động không đồng đều của Covid-19 giữa các tiểu ngành bán lẻ vì doanh số của ngành dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, giảm 8,9% so với tháng trước, so với hàng hoá chỉ giảm 1,7%.

Nhìn chung, WB lưu ý, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của sản xuất công nghiệp và bán lẻ vì 2 ngành này đều có thể tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Xuất khẩu cũng có thể bị tác động do thu hẹp sản xuất ở một số khu công nghiệp.

"Nếu đợt bùng phát này không được nhanh chóng ngăn chặn, Chính phủ có thể cần xem xét áp dụng chính sách tài khoá thích ứng hơn để hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và kích thích nhu cầu trong nước", WB khuyến nghị.

Với các chỉ số kinh tế vĩ mô khác, theo WB, vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam giảm nhẹ trong tháng 5 do kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và cam kết vốn FDI giảm lần lượt 6,7% và 20% so với tháng 4. Mức sụt giảm xuất khẩu này là lớn nhất kể từ tháng 6/2020. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa vẫn đạt mức cao nhất mà Việt Nam từng ghi nhận, lần lượt tăng 29,1% và 35,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Điều này phản ánh sự tăng trưởng vững chắc trong xuất khẩu máy tính, điện tử và máy móc thiết bị và sự phục hồi mạnh mẽ của xuất khẩu điện thoại, dệt may và giày dép, lần lượt tăng 19,5%, 16,1% và 27,0%. Mức tăng trưởng trên diện rộng này được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ Mỹ và Trung Quốc cũng như nhu cầu đang phục hồi từ EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Với thu hút FDI, Việt Nam đã giảm tháng thứ hai liên tiếp. Mức cam kết thấp hơn này có thể phản ánh các yếu tố thời vụ, nhưng cũng thể hiện sự thận trọng của các nhà đầu tư nước ngoài do tình hình bùng phát dịch hiện nay. Trong 5 tháng đầu năm 2021, tổng vốn FDI cam kết đạt 14 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, lạm phát Việt Nam tiếp tục tăng do ảnh hưởng của tăng giá hàng hóa thế giới. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,3% so với tháng 4. Giá cả hàng hoá tăng gần đây phản ánh quyết định tăng giá nhiên liệu của Chính phủ vào cuối tháng 4 và giữa tháng 5, khiến giá xăng, dầu diesel và dầu hỏa lần lượt đều tăng. Do thiếu hụt nguồn cung, giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kim loại cũng tăng 4,8% so với tháng trước, làm tăng giá nhà ở và vật liệu xây dựng./.
Trong lúc khó khăn bủa vây mà nghe báo cáo thế này thì có thể hiểu là đang ung thư được bác sĩ nó chích cho liều móc-phin rồi.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,301
Động cơ
74,743 Mã lực
Vâng cụ. Có lẽ các tổ chức quốc tế thường có xu hướng lạc quan hơn so với giới phân tích trong nước khi đánh giá, nhìn nhận về kinh tế VN?:)
Hoặc là họ khó tiếp cận các thông tin kinh tế trong nước?
Cụ phải đọc cả báo cáo thì mới biết nó đánh giá tốt hay xấu, chứ đừng đọc mấy mẩu tin do bọn lều báo cắt gọn.
Bọn Tây nhiều khi nó có thói quen khen trước để chê sau... nhiều khi nghe nó khen mấy câu đã sướng âm ỉ, ù tai hoa mắt rồi thì còn quan tâm đến nó chê cái gì nữa :))
 

Imperia Garden

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-763073
Ngày cấp bằng
10/3/21
Số km
1,059
Động cơ
47,218 Mã lực
Tuổi
38
Cụ cầm sổ sang MBBank xem vay được ko?. Nhiều ngân hàng full room ko chỉ có MB nha. Mấy thằng lớn như Vietcom, Viettin thì vẫn còn chứ mấy ngân hàng khác full gần hết rồi. Mà MB thuộc ngân hàng top 5 đấy nhé
MB bank không hiểu sao vay.
 
Chỉnh sửa cuối:

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
13,622
Động cơ
505,489 Mã lực
Em thấy đợt covid này là cơ hội phất lên của 1 nhóm nhỏ tham gia đầu tư mạo hiểm (coin, chứng, bds), còn đa số là khó khăn. Cty em cũng giảm nhân sự để chống chọi. :)
Một số ngành sống tốt như may mặc, hoá chất, thực phẩm và nông nghiệp, dược phẩm ... Tất nhiên trong mỗi ngành có thằng rất tốt, tốt, bình thg và kém...
Sắt thép và nhựa cũng tốt...
 

tobe11

Xe tăng
Biển số
OF-357610
Ngày cấp bằng
10/3/15
Số km
1,104
Động cơ
272,035 Mã lực
Một số ngành sống tốt như may mặc, hoá chất, thực phẩm và nông nghiệp, dược phẩm ... Tất nhiên trong mỗi ngành có thằng rất tốt, tốt, bình thg và kém...
Sắt thép và nhựa cũng tốt...
Những ngành tiêu dùng thiết yếu vẫn trụ được hoặc tương đối tốt. Nhưng đó là những ngành sản xuất phụ thuộc vào nguyên vật liệu.

Dịch vụ thì chết hẳn, mà đó mới là những ngành mà tỷ lệ margin cao.
 

TPS

Xe điện
Biển số
OF-138152
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
2,285
Động cơ
391,380 Mã lực
E thấy tiêm loại nào bản thân cảm thấy tin tưởng là được, còn việc lựa chọn tiêm loại nào còn phụ thuộc việc mỗi loại có liên quan đến vấn đề đi lại giữa các nước hay không. Vì vacxin hiện giờ đa phần nhiều loại được CP phê duyệt lưu hành rồi thì e thấy nó vẫn có sự đảm bảo cho miễn dịch cộng đồng khi triển khai đầy đủ.

Vd như người phải thường xuyên đi lại giữa các nước và tiêu chuẩn hộ chiếu vacxin chưa đồng nhất, cũng có nhiều khác biệt nếu một số nước chỉ ưu tiên cho 1 hoặc 2 loại vacxin cụ thể.

Người hay giao thương giữa VN-TQ thì tiêm loại của TQ là cần thiết cho việc đáp ứng tiêu chuẩn hộ chiếu vacxin của họ cũng như việc VN đã phê duyệt loại vacxin này để việc xuất nhập cảnh dễ dàng hơn ở thời điểm hậu covid trong thời gian tới.

Miễn là mọi ngươi đều có đề kháng tốt, dịch hết và đi lại giao thương được, nền kinh tế hồi phục lại thì đấy là điều đáng mừng và ai cũng mong đợi.
Vâng, như dân Nga, tự chủ được văcxin rồi, nhưng vì ít nước duyệt văcxin Nga, tiêm xong cũng chả đi đâu được + chưa tin vắc xin nội đâm ra mới tiêm được 10% dân số. Nga vừa cho phong toả thủ đô do số ca nhiễm tăng mạnh, dân được nghỉ làm có lương 8 ngày.
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
13,622
Động cơ
505,489 Mã lực
Những ngành tiêu dùng thiết yếu vẫn trụ được hoặc tương đối tốt. Nhưng đó là những ngành sản xuất phụ thuộc vào nguyên vật liệu.

Dịch vụ thì chết hẳn, mà đó mới là những ngành mà tỷ lệ margin cao.
Chuẩn luôn cụ ah!
Ngành sx thì margin ko cao nhưng tổng doanh thu lại cao... Trong ngành em các cty cao tầm 5-8% thôi nhưng họ là DN vô số nghìn tỷ :)
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,724
Động cơ
226,889 Mã lực
Giá cước container tăng vượt tầm kiểm soát, chuẩn bị cho kịch bản giá mọi loại hàng hóa tăng vọt

Giá cước vận chuyển hàng hóa tăng vọt trên toàn cầu sẽ tác động lên túi tiền của bạn sớm hơn so với tưởng tượng. Từ tách café bạn uống mỗi sáng cho đến những món đồ chơi trẻ em, tất cả đều sẽ tăng giá.

Theo dữ liệu từ Drewry Shipping, chi phí để vận chuyển 1 container hàng hóa kích thước 40 feet bằng đường biển từ Thượng Hải tới Rotterdam hiện đã chạm mức cao kỷ lục 10.522 USD – tăng 547% so với mức trung bình 5 năm gần đây. Vì 80% hàng hóa trên toàn thế giới được vận chuyển bằng đường biển, cước phí tăng đe dọa sẽ kéo theo giá của mọi mặt hàng đều tăng, từ đồ chơi trẻ em, đồ nội thất, linh kiện ô tô đến cả những thứ nhỏ nhặt như café, đường. Điều này khiến nỗi lo về lạm phát càng tăng lên trong bối cảnh áp lực lạm phát vẫn đang đến từ nhiều phía.

"Suốt 40 năm trong nghề bán lẻ đồ chơi, tôi chưa từng thấy tình hình giá cả căng thẳng đến vậy", Gary Grant, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của chuỗi đồ chơi The Entertainer ở nước Anh chia sẻ. Ông đã phải ngừng nhập khẩu những con gấu teddy cỡ đại từ Trung Quốc vì sẽ phải tăng gấp đôi giá bán lẻ mới đủ để bù đắp chi phí vận chuyển.

Hiện thị trường đang phải cùng lúc đối mặt với một loạt yếu tố căng thẳng: nhu cầu tăng vọt, tình trạng thiếu container, các cảng tắc nghẽn và cả thiếu tàu cũng như thiếu công nhân bốc dỡ tại cảng. Hệ quả là mọi tuyến đường đều phải chịu sức ép lớn. Gần đây dịch bệnh lại bùng phát tại một số trung tâm xuất khẩu của châu Á như tại một số cảng của Trung Quốc khiến tình hình càng tồi tệ hơn.

Các chặng đường dài bị ảnh hưởng nặng nề nhất, ví dụ chi phí vận chuyển hàng từ Thượng Hải đến Rotterdam hiện cao hơn 67% so với tới bờ Tây nước Mỹ.

Trước đây chi phí vận chuyển thường được coi là không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát bởi chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí. Tuy nhiên hiện nay các nhà kinh tế học cho rằng cần phải chú ý nhiều hơn đến yếu tố này. HSBC ước tính giá cước vận chuyển bằng container tăng 205% sẽ khiến chi phí sản xuất của khu vực euro tăng thêm 2%.

Các nhà bán lẻ đối mặt với 3 lựa chọn: tạm ngừng nhập hàng, tăng giá hoặc tự hấp thụ chi phí để sau này mới chuyển gánh nặng lên người tiêu dùng. Cuối cùng thì cả 3 lựa chọn đều sẽ dẫn đến giá cả tăng, theo Jordi Espin – chuyên gia của Hội đồng các nhà vận tải biển ở châu Âu, tổ chức đại diện cho khoảng 100.000 nhà bán lẻ, bán buôn và nhà sản xuất. Theo ông, hiện tại thì một phần gánh nặng chi phí đã được chuyển sang cho người tiêu dùng.

Gần đây châu Âu đã ngừng nhập khẩu cá trống từ Peru vì với cước phí quá cao thì giá không còn cạnh tranh so với nguồn nội địa nữa. Tương tự, người trồng olive ở châu Âu đã ngừng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong khi đó những nút thắt cổ chai trên chuỗi cung ứng và chi phí gia tăng ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu những hạt café Arabica mà Starbucks ưa chuộng cũng như những hạt café robusta từ châu Á thường được dùng để sản xuất café hòa tan.

Bị ảnh hưởng nhiều hơn là những công ty sản xuất các mặt hàng cồng kềnh nhưng giá trị không cao như đồ chơi và đồ nội thất. Đối với một số nhà sản xuất đồ nội thất giá rẻ, cước phí hiện đã chiếm tới 62% tổng giá bán lẻ, theo Alan Murphy, CEO của công ty tư vấn Sea-Intelligence ở Copenhagen.


Các công ty vẫn đang cố gắng hết sức để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Một số ngừng xuất khẩu đến một vài thị trường trong khi một số thử tìm kiếm nguồn hàng hóa hoặc nguyên vật liệu ở gần hơn để cắt giảm chi phí. Tình trạng càng kéo dài lâu thì sẽ càng có nhiều công ty phải tái cấu trúc, rút ngắn chuỗi cung ứng.

Cho đến nay các NHTW vẫn coi nhẹ hiện tượng cước phí vận tải tăng lên trên toàn cầu với lập luận đà tăng giá xuất phát từ những điểm tắc nghẽn trên chuỗi cung ứng sẽ sớm phai nhạt dù có thể kéo dài đến hết năm nay. Thêm nữa các công ty thường ký hợp đồng theo năm với các hãng tàu, vì thế giá cước trên thực tế có thể thấp hơn nhiều so với giá giao ngay mà báo chí giật tít.

Tuy nhiên giới phân tích cảnh báo không nên coi thường nguy cơ lạm phát. "Kể cả khi mức độ nhỏ hơn so với ước tính, cơn sóng lạm phát đã tích tụ suốt hơn 1 năm và do đó sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Tồn tại nguy cơ chúng ta đang đánh giá các tác động thấp hơn so với thực tế có thể xảy ra", giáo sư Volker Wieland của Goethe University (Frankfurt, Đức) nhận định.

 

Menlor

Xe tải
Biển số
OF-752255
Ngày cấp bằng
7/12/20
Số km
267
Động cơ
-269 Mã lực
Tuổi
43
tiêm vắc xin mà vẫn dính như thường.

Đáng sợ nhất là những người đã tiêm vắc xin lại tin rằng sẽ ko sợ bị bệnh và đi khắp nơi lây bệnh

 

bintao

Xe tải
Biển số
OF-471024
Ngày cấp bằng
17/11/16
Số km
424
Động cơ
208,018 Mã lực
Tuổi
34
Bắt đầu hô hào bỏ trần lãi suất huy động rồi.
Sắp có kịch hay để xem. Các cụ lạc quan cứ chuẩn bị tinh thần.
 

Menlor

Xe tải
Biển số
OF-752255
Ngày cấp bằng
7/12/20
Số km
267
Động cơ
-269 Mã lực
Tuổi
43

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,255
Động cơ
3,837,597 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bắt đầu hô hào bỏ trần lãi suất huy động rồi.
Sắp có kịch hay để xem. Các cụ lạc quan cứ chuẩn bị tinh thần.
Tiếng than vãn và kêu cứu của mấy ông bank còi, vốn mỏng, nợ xấu nhiều, uy tín thấp, khó huy động vốn.... lại muốn cho vay quá liều thôi! :))
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,724
Động cơ
226,889 Mã lực
'Tuyên bố' sắp phá sản, ngân hàng đòi nợ giám đốc nói hết tiền

Nhiều DN cho biết dịch Covid lần thứ tư gây tác hại nặng nề, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ gặp khó khăn, đứng trước nguy cơ phá sản. Các DN mong muốn Chính phủ sớm có gói hỗ trợ về thuế, lãi vay ngân hàng.

Nguy cơ phá sản

Hiệp hội Taxi ba miền (Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải vượt qua khó khăn trước đại dịch Covid-19.

Theo hiệp hội, dịch bệnh bùng phát lần thứ 4 ở nhiều tỉnh thành khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải taxi lâm vào khốn khó. Lượng hành khách giảm đến 80-90% dẫn đến doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, đời sống người lao động lao đao, không có thu nhập. Hàng loạt doanh nghiệp taxi đứng trước nguy cơ phá sản, nợ xấu tăng cao.

Hiệp hội Taxi ba miền kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo hệ thống ngân hàng áp dụng các giải pháp hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp. Cụ thể, giảm từ 3 đến 5% lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới để bổ sung vốn lưu động, khôi phục hoạt động kinh doanh.

Một loạt doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cũng than thở, hoạt động vận tải hành khách hơn một tháng qua gần như tê liệt vì dịch Covid. Nhiều doanh nghiệp chỉ đạt công suất 10-20% nên thua lỗ nặng nề. Nguyện vọng chung của các doanh nghiệp này là muốn được ngân hàng giảm lãi suất về mức 3-5%/năm. Chưa kịp hồi phục sau những đợt dịch trước, giờ thêm đợt dịch này, xe còn nằm “đắp chiếu”. Nếu không được giảm lãi vay hay khoanh nợ, giãn nợ, nguy cơ phá sản rất cao.

Vì thế, các doanh nghiệp mong muốn được ngân hàng khoanh nợ gốc và lãi phải trả đến cuối năm 2021 để tái đầu tư, phục vụ hoạt động kinh doanh sắp tới.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện ảnh cũng kêu cứu. Một số doanh nghiệp phát hành và chiếu phim cũng vừa có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ, phản ánh từ cuối tháng 1/2020 đến nay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động điện ảnh. Doanh thu từ hoạt động chiếu phim và phát hành phim gần như bằng 0 do khách không đến rạp. Nguồn phim và kế hoạch sản xuất phim cũng chịu tác động dây chuyền.

Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn phải chịu các loại chi phí như: thuê mặt bằng, lương và phúc lợi cho nhân viên. Các doanh nghiệp lo lắng, với tình trạng hiện nay, có thể lâm vào phá sản nên kiến nghị hỗ trợ về thuế, lãi vay ngân hàng và gia hạn nộp bảo hiểm.

Ngành du lịch cũng chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch Covid-19 khi cao điểm du lịch hè năm nay sắp qua, doanh nghiệp coi như mất trắng. Hầu hết các doanh nghiệp đều đang trong tình trạng ngừng hoạt động. Những doanh nghiệp vay vốn ngân hàng “ngồi trên lửa”. "Chúng tôi đang vay vốn ngắn hạn từ ngân hàng với lãi suất 9,5%/năm nên mong nhất là được giảm lãi vay", giám đốc một công ty du lịch ở Hà Nội chia sẻ.

Mong chờ gói hỗ trợ

Nhân viên tín dụng một Ngân hàng TMCP lớn tại Hà Nội cho biết, từ cuối tháng 5 đến nay, nhiều doanh nghiệp đã liên hệ hỏi về chính sách hỗ trợ, giảm lãi vay. Thực tế hiện nay, nhu cầu được giảm lãi vay, cơ cấu lại nợ hoặc miễn, giảm phí giao dịch của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đang rất lớn.

Còn tại một số ngân hàng, việc thu hồi nợ trong tháng 5 vừa qua gặp khó khăn do dịch Covid. Nhiều doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nên không thể tất toán nợ đúng hạn, nguy cơ nợ xấu gia tăng.

Theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại cần tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, cho vay mới... theo thẩm quyền và theo quy định; kiểm tra, giám sát chặt việc triển khai chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân chưa trả được nợ do dịch bệnh. Đồng thời, cắt giảm tối đa chi phí nhằm tạo nguồn lực tài chính hỗ trợ khách hàng. Từng tổ chức tín dụng căn cứ năng lực, khả năng tài chính của đơn vị mình để tính toán giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và các biện pháp hỗ trợ khác.

Các doanh nghiệp rất chờ đợi sự hỗ trợ này. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, yêu cầu này chưa hẳn đã được các ngân hàng thương mại thực hiện bởi không mang tính bắt buộc và khó hy vọng lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm mạnh cũng như việc khoanh nợ, giãn nợ được xem xét, quyết định nhanh.

Lãi suất cho vay mới cũng khó hy vọng giảm. Nếu giảm lãi suất trong tình hình hiện nay, lượng cung tiền được bơm ra nhiều, có thể tạo áp lực lạm phát. Dư địa giảm lãi suất cho vay không nhiều trong bối cảnh một số ngân hàng vừa điều chỉnh tăng lãi suất đầu vào gần đây và thanh khoản không còn dồi dào.

Một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy, Covid có tác động rất lớn đến thu nhập của các hộ gia đình Việt Nam. Tác động của đại dịch sẽ làm giảm thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình trung bình 9,8%. Khi thu nhập giảm, chi tiêu sẽ bị thắt chặt, đầu ra của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, tăng trưởng giảm. Trong hoàn cảnh này, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ tốt hơn. Các doanh nghiệp, ngoài mong muốn được giảm lãi vay, còn kỳ vọng được giảm thuế Giá trị gia tăng (VAT) để kích cầu tiêu dùng.

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top