Coltplus2008

Xe điện
Biển số
OF-24189
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,466
Động cơ
515,723 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Vừa xem bình luận Euro: Ở Bỉ vẫn chưa cho lắp màn hình lớn vì sợ Covid.
Còn ở Nga thì thoải mái, đúng Nga ngố không sợ covid nhỉ. Hẳn là tin vào vacxin.
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
17,101
Động cơ
505,521 Mã lực
Làm gì có bù lỗ hả mợ. Làng sx bên mợ chốt giá từ tháng 7 với 8, ai chậm chân thì đầu tháng 9. Giá nguyên liệu cao chủ yếu áp vào mấy ông sức yếu. Mấy ông mạnh mới xài giá cao cao từ tháng 3 năm nay thôi
Cụ nhầm, các to càng giá xấu, vì ôm sớm :P Lần này ko như mọi năm, nên cả làng choáng váng, một số ông nội địa ăn đủ vì ôm tốt. Nên các ông LD lên giá sớm hơn bình thường đó cụ.
Như lần này, nếu giá mua tốt, nhiều cty nội địa ko muốn lên giá, nhưng CP có kế hoạch lên thì cả làng cũng lên theo thôi :)
 

Coltplus2008

Xe điện
Biển số
OF-24189
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,466
Động cơ
515,723 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Tại sao cụ không tiêm Astra?
Em thấy báo cáo Astra gây chứng đông máu ở một tỷ lệ nhỏ người tiêm. Vài nước châu Âu đã ngưng tiêm để đánh giá thêm.
Dù tỷ lệ rủi ro rất nhỏ, nhưng ở Việt Nam đã có nạn nhân đầu tiên thiệt mạng. Nên em chờ đợi thêm.
 

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
3,244
Động cơ
407,784 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Cụ nhầm, các to càng giá xấu, vì ôm sớm :P Lần này ko như mọi năm, nên cả làng choáng váng, một số ông nội địa ăn đủ vì ôm tốt. Nên các ông LD lên giá sớm hơn bình thường đó cụ.
Như lần này, nếu giá mua tốt, nhiều cty nội địa ko muốn lên giá, nhưng CP có kế hoạch lên thì cả làng cũng lên theo thôi :)
Nói tóm lại sản xuất làng mợ năm ngoái chả ai phải bù lỗ như comment trước của mợ. Em làm rõ ý thế thôi, còn giải thích chỉ để đó.
Còn năm nay có thể làng sản xuất của mợ mới khó khăn vì dân...khôn rồi, chả chăn nuôi gì sất nhường cho đội chuỗi
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
17,101
Động cơ
505,521 Mã lực
Nói tóm lại sản xuất làng mợ năm ngoái chả ai phải bù lỗ như comment trước của mợ. Em làm rõ ý thế thôi, còn giải thích chỉ để đó.
Còn năm nay có thể làng sản xuất của mợ mới khó khăn vì dân...khôn rồi, chả chăn nuôi gì sất nhường cho đội chuỗi
Cụ quá nhầm ấy, làng cám nhiều cty bù lỗ nhiều nữa là khác, nhưng bên bán nguyên liệu ăn đủ và một số nhà máy ôm nguyên liệu có buôn nguyên liệu cũng ăn đủ :(
Trong kd, người này ăn đủ thì người kia chết đủ :P
Trong T11-T12, T1, khô đậu có lúc lên 14.700đ/kg, trong khi giá bọn em đang có là 9.100đ/kg, giá tăng của sản phẩm cho mỗi tháng chỉ 200-300đ/kg, trong khi khô đậu chiếm 20-25% tổng sản lượng của công thức. Ngang với mức cần tăng giá là 1.000đ - 1.100đ/kg thành phẩm sản xuất ra
Ngô lúc cao điểm thời đó là 8.700đ mà ngô chiếm 40-50% công thức, trong khi giá nền bọn em đang mua là 5.150đ. Giá tăng cả 1kg sp cho mỗi tháng cũng chỉ tăng 200-300đ/kg sản phẩm cho thị trường, chả lỗ sập mặt nếu phải mua nguyên liệu thời điểm đó, vì cần tăng luôn 1.200-1.500đ/kg mới bù đủ.
Mà làng cám bên em nhiều vô số cty mua theo thời điểm, ko mua xa (tất nhiên đổi lại có lúc họ cũng ăn đủ, nhưng năm ngoái tới nay cơn bão giá quá kinh khủng, chưa từng có).
 

thudo

Xe buýt
Biển số
OF-205219
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
794
Động cơ
325,316 Mã lực
Em thấy báo cáo Astra gây chứng đông máu ở một tỷ lệ nhỏ người tiêm. Vài nước châu Âu đã ngưng tiêm để đánh giá thêm.
Dù tỷ lệ rủi ro rất nhỏ, nhưng ở Việt Nam đã có nạn nhân đầu tiên thiệt mạng. Nên em chờ đợi thêm.
Vacxin AZ hay Pfizer đều test trên cơ thể người châu âu chứ k phải châu á, mấy nữa về Pfizer mà tỉ lệ biến chứng sau tiêm cao cụ lại đki tiêm AZ nhỉ. Quan trọng nhất là nếu k tiêm thì nên hạn chế đi lại chứ nhiều ng e thấy tâm lý là những ng xung quanh mình tiêm hết rồi mình k tiêm cũng k bị sao, đây là tâm lý ỷ lại và ích kỷ. Hy vọng cụ k phải thế.
 

Ngocanhqn

Xe buýt
Biển số
OF-481642
Ngày cấp bằng
2/1/17
Số km
857
Động cơ
204,362 Mã lực
Sắp tới VN sẽ nhập và tự sản xuất nhiều loại và số lượng lớn Vacxin phòng Covid-19.
Về công dụng, và nguy cơ các kiểu thì Các cụ các mợ biết hết rồi.
Vậy Có cụ mợ nào được suất ưu tiên tiêm mà còn chần chừ chưa dám tiêm hoặc sẽ không tiêm cho đến khi cảm thấy an toàn hơn?
Em thì sẽ không tiêm Astrazeneka rồi đấy.
Tiêm astra đầy ra rồi cụ ơi.nguy cơ thì vaccin nào cả có kể cả trẻ con tiêm chủng vẫn có trường hợp dị ứng biến chứng
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,742
Động cơ
226,913 Mã lực
Tiền đang chảy về đâu?

Vay nợ 110.000 tỷ đánh chứng khoán, cảnh báo trên đỉnh kỷ lục
Em thấy đợt này truyền thông nói nhiều thế này thì ko biết thị trường có đc minh bạch hay không



 

tobe11

Xe tăng
Biển số
OF-357610
Ngày cấp bằng
10/3/15
Số km
1,163
Động cơ
272,035 Mã lực
Em thấy đợt covid này là cơ hội phất lên của 1 nhóm nhỏ tham gia đầu tư mạo hiểm (coin, chứng, bds), còn đa số là khó khăn. Cty em cũng giảm nhân sự để chống chọi. :)
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
35,510
Động cơ
4,560,943 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
WB: Kinh tế Việt Nam chống chịu tốt với đợt dịch mới

Đánh giá kinh tế phát triển tương đối tốt dù có đợt dịch mới nhưng WB lưu ý, nếu đại dịch không được kiểm soát trong ngắn hạn, ngành sản xuất và bán lẻ có thể bị ảnh hưởng.

Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6, World Bank (WB) đánh giá cao khả năng chống chịu của hoạt động sản xuất công nghiệp trước đợt bùng phát Covid-19 lần thứ tư. So với những làn sóng dịch trước đó, đây là thời điểm số ca nhiễm bệnh tại Việt Nam tăng mạnh nhất, buộc Chính phủ phải áp dụng các biện pháp hạn chế di chuyển nghiêm ngặt tại những tỉnh thành bị ảnh hưởng, trong đó có 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng. Một số nhà máy, khu công nghiệp quan trọng tại Bắc Giang, Bắc Ninh cũng phải tạm đóng cửa vì dịch bệnh.

Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp trong tháng 5 ước tính tăng 1,6% so với tháng trước và 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số PMI đạt mức 53,1 trong tháng 5, cho thấy điều kiện kinh doanh cải thiện so với tháng trước, mặc dù thấp hơn so với mức 54,7 vào tháng 4.

Nhưng những con số trung bình này có thể không cho thấy sự khác biệt giữa các địa phương. Theo WB, hoạt động bị gián đoạn tại các nhà máy ở Bắc Giang và Bắc Ninh chắc chắn đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của một số sản phẩm điện tử, từ đó có thể làm giảm sản lượng trong những tuần tới.

Số liệu cho thấy chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tại Bắc Giang giảm 40,9% so với tháng 4 và 33,3% so với cùng kỳ trong tháng 5, trong khi chỉ số sản xuất hàng điện tử giảm lần lượt 53,6% và 46,9%.

Nhưng WB đồng thời chỉ ra những tác động mà kinh tế Việt Nam phải đối diện trước đợt dịch mới.
Dưới tác động của giãn cách xã hội, các cửa hàng phải đóng cửa, doanh số bán lẻ giảm 3,1% trong tháng 5 sau khi phục hồi ngắn ở tháng trước đó. Theo WB, có sự tác động không đồng đều của Covid-19 giữa các tiểu ngành bán lẻ vì doanh số của ngành dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, giảm 8,9% so với tháng trước, so với hàng hoá chỉ giảm 1,7%.

Nhìn chung, WB lưu ý, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của sản xuất công nghiệp và bán lẻ vì 2 ngành này đều có thể tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Xuất khẩu cũng có thể bị tác động do thu hẹp sản xuất ở một số khu công nghiệp.

"Nếu đợt bùng phát này không được nhanh chóng ngăn chặn, Chính phủ có thể cần xem xét áp dụng chính sách tài khoá thích ứng hơn để hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và kích thích nhu cầu trong nước", WB khuyến nghị.

Với các chỉ số kinh tế vĩ mô khác, theo WB, vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam giảm nhẹ trong tháng 5 do kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và cam kết vốn FDI giảm lần lượt 6,7% và 20% so với tháng 4. Mức sụt giảm xuất khẩu này là lớn nhất kể từ tháng 6/2020. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa vẫn đạt mức cao nhất mà Việt Nam từng ghi nhận, lần lượt tăng 29,1% và 35,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Điều này phản ánh sự tăng trưởng vững chắc trong xuất khẩu máy tính, điện tử và máy móc thiết bị và sự phục hồi mạnh mẽ của xuất khẩu điện thoại, dệt may và giày dép, lần lượt tăng 19,5%, 16,1% và 27,0%. Mức tăng trưởng trên diện rộng này được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ Mỹ và Trung Quốc cũng như nhu cầu đang phục hồi từ EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Với thu hút FDI, Việt Nam đã giảm tháng thứ hai liên tiếp. Mức cam kết thấp hơn này có thể phản ánh các yếu tố thời vụ, nhưng cũng thể hiện sự thận trọng của các nhà đầu tư nước ngoài do tình hình bùng phát dịch hiện nay. Trong 5 tháng đầu năm 2021, tổng vốn FDI cam kết đạt 14 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, lạm phát Việt Nam tiếp tục tăng do ảnh hưởng của tăng giá hàng hóa thế giới. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,3% so với tháng 4. Giá cả hàng hoá tăng gần đây phản ánh quyết định tăng giá nhiên liệu của Chính phủ vào cuối tháng 4 và giữa tháng 5, khiến giá xăng, dầu diesel và dầu hỏa lần lượt đều tăng. Do thiếu hụt nguồn cung, giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kim loại cũng tăng 4,8% so với tháng trước, làm tăng giá nhà ở và vật liệu xây dựng./.
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
35,510
Động cơ
4,560,943 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Giá thuê mặt bằng kinh doanh tiếp tục giảm sâu

TP HCM– Khi đợt dịch lần thứ tư bùng phát, giá thuê mặt bằng kinh doanh tiếp tục rớt thêm 30-50% dù đã lao dốc năm ngoái.

Theo khảo sát của VnExpress, đến tháng 6, nhiều mặt bằng kinh doanh là nhà phố mặt tiền tại TP HCM đang kéo dài chu kỳ giảm giá thuê bất chấp năm 2020 đã lao dốc 40-50% so với năm 2019. Các mặt bằng đã có khách thuê nhưng khi đại dịch diễn biến phức tạp trong tháng 5-6, các bên thuê đề nghị chủ nhà giảm giá do không kinh doanh được.

Từ đầu tháng 6, giá thuê nhà phố mặt tiền làm mặt bằng kinh doanh trên đường Kỳ Đồng, quận 3, TP HCM ghi nhận giảm 50%. Chủ nhà chấp nhận giảm giá để hỗ trợ cho khách thuê do phải đóng cửa ít nhất 15 ngày thậm chí nhiều khả năng có thể đóng cửa lâu hơn dự kiến theo chỉ thị cách ly phòng chống dịch bệnh của Thành phố.
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
35,510
Động cơ
4,560,943 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngoài Covid-19, còn một "bệnh dịch" khác phải giải quyết

Mục tiêu "kép" vừa chống dịch vừa đảm bảo phát triển kinh tế - quyết tâm là có, song để đạt được là khó, cần rất nhiều giải pháp đồng bộ.

"Tài sản lớn nhất của doanh nghiệp lữ hành là người lao động, nhưng các công ty dừng hoạt động, không có nguồn thu để giữ chân họ. Số người lao động trong ngành mất việc lên tới hàng chục nghìn, rất đau xót".

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Công ty Vietravel, đại diện ngành du lịch tại buổi gặp gỡ giữa TPHCM và cộng đồng doanh nghiệp diễn ra ngày 10/6. Theo đó, Covid-19 đã gây tác động nặng nề nhất trong lịch sử ngành du lịch, tất cả các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước gần như dừng hoạt động.

Ông Kỳ lấy ví dụ ngay tại doanh nghiệp của mình, chỉ còn 50 người trên tổng số hơn 1.700 lao động đang làm việc.

Không chỉ du lịch, rất nhiều hoạt động khác từ sản xuất, chế biến đến cung ứng dịch vụ đều gặp khó với Covid-19. Một số địa phương phải giãn cách hoặc tạm dừng một số hoạt động dịch vụ không thiết yếu, các khu công nghiệp bị Covid-19 tấn công.

Mục tiêu "kép" vừa chống dịch vừa đảm bảo phát triển kinh tế - quyết tâm là có, song để đạt được là khó, cần rất nhiều giải pháp đồng bộ.

Vấn đề nằm ở chỗ, ngay cả khi chúng ta kiểm soát được dịch thì câu chuyện phía sau công cuộc hồi phục của cộng đồng doanh nghiệp cũng vô cùng gian nan.

Tại TPHCM, 2.274 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 5% so với cùng kỳ; 9.308 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, tăng 23%; hơn 42.500 công nhân mất việc hoặc ngừng việc; 410 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để trả lương cho công nhân.

Tại cuộc tọa đàm về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội mới tổ chức, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn nêu lên một rủi ro rất đáng lưu tâm: Lạm phát!

"Những năm qua, mức lạm phát ở Việt Nam không cao nhưng xu hướng thời gian tới sẽ tăng cao. Đó là do các gói hỗ trợ, kích thích nền kinh tế đã bung ra, tới độ trễ vài tháng nữa sẽ thấy tác động. Hiện tại, các yếu tố đầu vào cho sản xuất, tiêu dùng cũng đã tăng mạnh, xăng dầu tăng 30%, các loại hàng hóa, nguyên vật liệu khác đã tăng 16%...".

Có lẽ bây giờ là hơi sớm để đặt vấn đề về lạm phát kèm suy thoái (Stagflation) - điều kiện tăng trưởng kinh tế chậm và tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao, hoặc trì trệ kinh tế kèm theo giá cả tăng hoặc lạm phát.

Tuy nhiên, khi quan sát về mức tăng của thị trường nguyên/nhiên liệu trên thế giới, thậm chí giới nghiên cứu kinh tế còn tính đến một siêu chu kỳ hàng hóa. Giá dầu tăng, nguyên liệu tăng, doanh nghiệp (nếu may mắn) vượt qua cú "sốc" Covid-19 rồi lại đương đầu với cơn bão lạm phát đầu vào, kèm sức mua của nền kinh tế suy giảm… có thể thấy, rất nhiều việc phải làm để vực dậy sức khỏe nền kinh tế thời gian tới.

"Thủ tướng nhấn mạnh với các cơ quan của Chính phủ khi đối diện những yêu cầu của người dân và doanh nghiệp là "không được nói không, không được nói khó, không được nói có mà không làm" - Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho hay và nhận xét thêm rằng: Một Chính phủ hành động với tinh thần trách nhiệm được đề cao sẽ tạo ra những cơ hội cho phát triển đất nước.

Chúng ta tin rằng, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, tới đây sẽ có những chính sách và quyết sách kịp thời (từ tài khóa đến tiền tệ - như gói kích thích, chính sách giãn, hoãn thuế, chính sách khoanh nợ) để hỗ trợ doanh nghiệp và bảo đảm an sinh.

Tuy nhiên, câu chuyện muôn thuở vẫn là sự "đồng bộ", tính nhất quán từ trên xuống dưới, không "trên nóng, dưới lạnh". Như ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI phản ánh: "Rất nhiều doanh nghiệp phát nản nói, muốn nhận chính sách hỗ trợ thì lên tivi".

Đó là thách thức nội tại và lực cản rất lớn, hay cũng là một thứ "dịch bệnh" về chây ỳ, cửa quyền mà người viết thiết nghĩ, Chính phủ sẽ phải giải quyết rốt ráo bên cạnh cuộc chiến cam go chống Covid-19 hiện nay./.
 

vcons

Xe máy
Biển số
OF-426760
Ngày cấp bằng
2/6/16
Số km
98
Động cơ
217,128 Mã lực
Em cũng mới tham gia chứng khoán do dịch
 

mypleasure

Xe buýt
Biển số
OF-156676
Ngày cấp bằng
13/9/12
Số km
940
Động cơ
357,009 Mã lực
Việt Nam mình em thấy hơi đặc biệt. Lãi xuất cũng được điều tiết bởi C Phỉnh chứ có được thả nổi đâu.

Điển hình là giá vàng.

Nếu lx tiết kiệm tăng, dẫn tới lx cho vay cũng tăng tương ứng. Covid vẫn lởn vởn vậy thì doanh nghiệp càng chết hơn phải ko ạ.
Tăng thôi các cụ. Giảm liên tục để thể hiện hỗ trợ DN hết dư địa rồi. Đầu năm đã có chất vấn về việc hạ LS mà vốn toàn vào CK, BĐS ko ai dại gì mà giảm thêm đâu. Thêm nữa LP thì lên toàn cầu, ông Fed cũng chịu sức ép phải tăng LS. VN dù có làm theo chỉ đạo CP đi nữa thì cũng chưa đủ tuổi cưỡng lại mấy yếu tố trên đâu. Trên thế giới giờ chỉ có anh Ủ n sâm đủ sức một mình một ngựa thôi các cụ.
 

mypleasure

Xe buýt
Biển số
OF-156676
Ngày cấp bằng
13/9/12
Số km
940
Động cơ
357,009 Mã lực
WB: Kinh tế Việt Nam chống chịu tốt với đợt dịch mới

Đánh giá kinh tế phát triển tương đối tốt dù có đợt dịch mới nhưng WB lưu ý, nếu đại dịch không được kiểm soát trong ngắn hạn, ngành sản xuất và bán lẻ có thể bị ảnh hưởng.

Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6, World Bank (WB) đánh giá cao khả năng chống chịu của hoạt động sản xuất công nghiệp trước đợt bùng phát Covid-19 lần thứ tư. So với những làn sóng dịch trước đó, đây là thời điểm số ca nhiễm bệnh tại Việt Nam tăng mạnh nhất, buộc Chính phủ phải áp dụng các biện pháp hạn chế di chuyển nghiêm ngặt tại những tỉnh thành bị ảnh hưởng, trong đó có 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng. Một số nhà máy, khu công nghiệp quan trọng tại Bắc Giang, Bắc Ninh cũng phải tạm đóng cửa vì dịch bệnh.

Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp trong tháng 5 ước tính tăng 1,6% so với tháng trước và 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số PMI đạt mức 53,1 trong tháng 5, cho thấy điều kiện kinh doanh cải thiện so với tháng trước, mặc dù thấp hơn so với mức 54,7 vào tháng 4.

Nhưng những con số trung bình này có thể không cho thấy sự khác biệt giữa các địa phương. Theo WB, hoạt động bị gián đoạn tại các nhà máy ở Bắc Giang và Bắc Ninh chắc chắn đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của một số sản phẩm điện tử, từ đó có thể làm giảm sản lượng trong những tuần tới.

Số liệu cho thấy chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tại Bắc Giang giảm 40,9% so với tháng 4 và 33,3% so với cùng kỳ trong tháng 5, trong khi chỉ số sản xuất hàng điện tử giảm lần lượt 53,6% và 46,9%.

Nhưng WB đồng thời chỉ ra những tác động mà kinh tế Việt Nam phải đối diện trước đợt dịch mới.
Dưới tác động của giãn cách xã hội, các cửa hàng phải đóng cửa, doanh số bán lẻ giảm 3,1% trong tháng 5 sau khi phục hồi ngắn ở tháng trước đó. Theo WB, có sự tác động không đồng đều của Covid-19 giữa các tiểu ngành bán lẻ vì doanh số của ngành dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, giảm 8,9% so với tháng trước, so với hàng hoá chỉ giảm 1,7%.

Nhìn chung, WB lưu ý, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của sản xuất công nghiệp và bán lẻ vì 2 ngành này đều có thể tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Xuất khẩu cũng có thể bị tác động do thu hẹp sản xuất ở một số khu công nghiệp.

"Nếu đợt bùng phát này không được nhanh chóng ngăn chặn, Chính phủ có thể cần xem xét áp dụng chính sách tài khoá thích ứng hơn để hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và kích thích nhu cầu trong nước", WB khuyến nghị.

Với các chỉ số kinh tế vĩ mô khác, theo WB, vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam giảm nhẹ trong tháng 5 do kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và cam kết vốn FDI giảm lần lượt 6,7% và 20% so với tháng 4. Mức sụt giảm xuất khẩu này là lớn nhất kể từ tháng 6/2020. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa vẫn đạt mức cao nhất mà Việt Nam từng ghi nhận, lần lượt tăng 29,1% và 35,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Điều này phản ánh sự tăng trưởng vững chắc trong xuất khẩu máy tính, điện tử và máy móc thiết bị và sự phục hồi mạnh mẽ của xuất khẩu điện thoại, dệt may và giày dép, lần lượt tăng 19,5%, 16,1% và 27,0%. Mức tăng trưởng trên diện rộng này được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ Mỹ và Trung Quốc cũng như nhu cầu đang phục hồi từ EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Với thu hút FDI, Việt Nam đã giảm tháng thứ hai liên tiếp. Mức cam kết thấp hơn này có thể phản ánh các yếu tố thời vụ, nhưng cũng thể hiện sự thận trọng của các nhà đầu tư nước ngoài do tình hình bùng phát dịch hiện nay. Trong 5 tháng đầu năm 2021, tổng vốn FDI cam kết đạt 14 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, lạm phát Việt Nam tiếp tục tăng do ảnh hưởng của tăng giá hàng hóa thế giới. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,3% so với tháng 4. Giá cả hàng hoá tăng gần đây phản ánh quyết định tăng giá nhiên liệu của Chính phủ vào cuối tháng 4 và giữa tháng 5, khiến giá xăng, dầu diesel và dầu hỏa lần lượt đều tăng. Do thiếu hụt nguồn cung, giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kim loại cũng tăng 4,8% so với tháng trước, làm tăng giá nhà ở và vật liệu xây dựng./.
Đọc báo cáo của anh này xác định trừ hao đi kha khá các cụ ạ. Em thấy dân trong nghề bảo vậy.
 

So_What

Xe tải
Biển số
OF-359392
Ngày cấp bằng
21/3/15
Số km
454
Động cơ
262,860 Mã lực
Hôm qua em mới nhậu với hội ngân hàng. Bọn nó khóc như cha mẹ chết. Bắt đầu ngấm đòn rồi. Năm 2020 cho vay thoải mái nên trong dịch thì tiền vô như nước, năm nay hạn mức tín dụng cho thấp, tài trợ đảo nợ cho mấy công ty sân sau của ông chủ ngân hàng full mịa rồi nên ko có room cho vay tư nhân.
Mấy bạn ngân hàng ko cho vay được nên phải chạy chỉ tiêu bảo hiểm rồi phát hành thẻ. Chạy lòi mắt nhưng chỉ là đủ để cầm cự. Đúng gọi là thê thảm luôn.
Khách đi buôn đất còn thê thảm hơn. Ai cũng nghĩ dịch năm nay hết. Năm ngoái dân buôn đất vay thêm 1 năm để trả nợ ngân hàng. Giờ room cạn ko cho vay giải ngân được chết sặc tiết. Chết ko giãy đc luôn đó các bác ơi.
Các bác đánh chứng khoán ăn thì làm phước gửi lại tiền vào ngân hàng, chứ ngân hàng đói vốn lắm luôn rồi đó=))=))
Cụ có thể chia sẻ là ngân hàng nào không cụ

Bác hình dung dân kinh doanh, dân buôn đất vay ngân hàng cứ cho như tỷ lệ thấp 30-40% tài sản đi. Thì tài sản cầm cố ở ngân hàng rồi. Giờ nguồn trả nợ ko có phải vay thêm trả nợ ngân hàng thì ngân hàng hết room ko giải ngân. Bạn em kể nhiều người gọi tới khóc lóc nói xin em cứu chị với mà lực bất tòng tâm.

Đời éo le cái là họa bất trùng lai. Khách ko trả đc nợ thì ngân hàng kẹt vốn ko cho vay tiếp đc. Mà ko cho vay tiếp đc thì lại nợ xấu lại càng ko trả nợ đc
Cụ cũng có thể chia sẻ giúp em bạn cụ làm bên ngân hàng nào được không vì em làm trong giới ngân hàng nhưng không thấy những tình huống như vậy. Có thể góc nhìn của em chưa đủ.
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
35,510
Động cơ
4,560,943 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đọc báo cáo của anh này xác định trừ hao đi kha khá các cụ ạ. Em thấy dân trong nghề bảo vậy.
Vâng cụ. Có lẽ các tổ chức quốc tế thường có xu hướng lạc quan hơn so với giới phân tích trong nước khi đánh giá, nhìn nhận về kinh tế VN?:)
Hoặc là họ khó tiếp cận các thông tin kinh tế trong nước?
 

So_What

Xe tải
Biển số
OF-359392
Ngày cấp bằng
21/3/15
Số km
454
Động cơ
262,860 Mã lực
Quyền trong tay chúng nó, chống sao dc.
Ko thì đằng nào chả 6 tháng đáo hạn 1 lần. Trò này thì ko bao giờ hết dc tín dụng đen. Người ta vay làm ăn,cho hết tiền vào hàng, giờ bắt đáo hạn, nộp lại xiền vào NH mới đc vay tiếp,khác gì bảo đi vay lãi ngoài.
Cụ nói thế này e thấy không đúng, vay đến hạn thì tất nhiên phải trả chứ :)). Còn cụ kinh doanh thì cũng xoay vòng tiền hàng chứ đâu phải như đầu tư là mấy năm mới thu lại tiền :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top