- Biển số
- OF-719166
- Ngày cấp bằng
- 7/3/20
- Số km
- 1,153
- Động cơ
- 91,315 Mã lực
- Nơi ở
- Nơi đất trời giao hoan
Đã trải qua hơn một năm dịch dã tại một quốc gia có số người nhiễm bệnh thuộc Top thế giới, em có vài dòng trải nghiệm về dịch bệnh và cách mà chính quyền nơi em sống xử lí với đại dịch.
Tất cả những người có xét nghiệm dương tính, trước hết phải tự cách li tại nhà. Chủ doanh nghiệp và nơi làm Test sẽ phải báo ngay cho sở y tế. Khi sở y tế đã nhận được kết quả xét nghiệm của F0, thì sở y tế sẽ gọi lại cho F0 để hỏi xem F0 đã tiếp xúc trực tiếp với ai. Sau đó sở y tế ra quyết định cách li tiếp theo với F1 (cũng theo cách gọi điện). Đôi khi số F1 bị cách ly ít hơn số người mà F0 đã khai, sau khi sở y tế đã gọi điện hỏi cả hai.
Khi đã thống nhất được các biện pháp y tế với F0 và F1 thì sở y tế sẽ ra tiếp 1 văn bản bằng giấy gửi theo đường bưu điện tới từng F, trong đó có ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc giai đoạn cách ly. Trong văn bản cũng ghi rõ chế tài nếu vi phạm sẽ bị phạt tới 25.000€, hoặc tới 2 năm tù. Nếu ai không đồng ý với các điều ghi trong văn bản thì có thể kháng nghị trong vòng 2 tuần sau kể từ ngày văn bản gửi đi.
Ngay cuộc gọi đầu tiên, sở y tế đã hỏi ngay F1 có muốn tự nguyện đi làm Test không, nếu F1 đồng ý thì sở y tế sẽ bố trí lịch Test với trung tâm Test. Trong thời gian cách li, F1 có thể Test một lần hay 2 lần cũng được. Chi phí Test do bảo hiểm y tế đảm nhận.
Nếu các F1 muốn Test nhanh, thì cũng có thể ra các trung tâm Test nằm rải rác trong thành phố. Kết quả sẽ được trả lời trong vòng 15 phút. Mỗi trung tâm Test nhanh sẽ cho Test một số lượng miễn phí. Mọi người có thể làm lịch Test, nếu số lượng miễn phí đã hết, thì người đặt Test sẽ phải bỏ tiền túi ra thanh toán. Mỗi người được phép Terst miễn phí 1 lần/tuần.
Kết quả Test nhanh không có giá trị pháp lý. Muốn được sở y tế công nhận, thì phải có kết quả Test PCR.
F0 sẽ được coi là khỏi bệnh chỉ đã có kết quả âm tính với Test PCR. Với F1 thì sẽ hết cách ly trong vòng 2 tuần, nếu không có triệu chứng (cũng không cần phải nộp kết quả Test). Nhưng hầu hết F1 đều đi Test vì nhiều lí do khác nhau.
F2 thì sẽ được tự do như người bình thường. Tức là một người trong gia đình nếu là F1, thì chỉ người đó phải cách ly tại nhà. Còn các thành viên khác vẫn được tự do đi làm, đi học.
Khái niệm tiếp xúc gần thì cũng hơi mông lung. Ví dụ trong một hãng, xưởng, nếu chia ra từng phòng hay từng khoang cho người lao động cụ thể. Thì nếu một người trong công ty bị, thì những người khác làm cùng sẽ không bị coi là F1, nếu như hai người không tiếp xúc gần với nhau. Ngay cả trong một nhà hàng, nếu bồi bàn và nhân viên bếp không có tiếp xúc gần thì nếu một trong số bồi bàn hay người trong bếp bị, cũng không phải đóng cửa quán để cách ly tất cả.
F0 sẻ phải ở nhà trong thời gian cách ly mà không có điều trị y tế gì. Chỉ đến khi phát bệnh nặng (khó thở), thì y tế sẽ tới nhà can thiệp, chở đi bệnh viện.
Hàng xóm là F0, thì những người xung quanh cũng không bị cách ly, nếu không có tiếp xúc gần, tức là chưa giáp mặt nói chuyện với nhau.
Em đã từng bị cách ly, vì thỉnh thoảng lại có đồng nghiệp bị dương tính. Hàng xóm cũng đã có người bị. Nhưng chưa từng thấy những người bị có ai đã chết, mặc dù những người đó cũng đã có tuổi và có bệnh nền. Sẽ có những cụ nói, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Nhưng theo quan điểm của em thì những người có bệnh nền cũng rất dễ tử vong từ những nguyên nhân khác nhau. Covid chỉ đẩy nhanh tốc độ tử vong cho người đó. Các biện pháp chống dịch của chính quyền ngoài việc hạn chế rủi ro tốt nhất cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao, thì còn giảm thiểu tốt nhất quá tải cho hệ thống y tế và chao đảo xã hội. Em vẫn tuân thủ rất tốt các qui định phòng dịch, chứ không coi thường.
Những đồng nghiệp và hàng xóm của em cũng đã khỏi hết và đi làm lại bính thường với năng suất như trước khi bị Covid. Có người thì nói rất mệt, ho nặng khi bị dương tính, còn người khác thì nói không có triệu chứng gì, chỉ hơi mệt chút.
Cho tới tận bây giờ em đã sống cùng đại dịch, làm cùng người bị dịch, hàng ngày vẫn nhảy tàu điện đến chỗ làm, vì hãng vẫn chưa đóng cửa ngày nào. Vậy mà vẫn không hiểu nổi cơ chế lây bệnh và phá hủy cơ thể của con Virus này. Có người thì rất cẩn thận khẩu trang, tiếp xúc, thế mà vẫn dính. Có người thì buông thả mà vẫn không dính. Dĩ nhiên tỉ lệ người buông thả bị dính là cao hơn người cẩn thận. Có người thì trở nặng nhanh, có người thì hầu như không hề có triệu chứng. Chỉ phát hiện ra có Virus do đi làm xét nghiệm.
Chính vì lí do này, chính phủ đã ra qui định tất cả các doanh nhgiệp phải cho người lao động xét nghiệp một lần hàng tuần. Chi phí cho Kit Test, doanh nghiệp phải tự trả. Tất cả các học sinh phải tự làm Test hai lần/tuần tại trường học dưới sự giám sát của giáo viên, chi phí do chính quyền đảm nhận. Ngoại trừ đi vào siêu thị. Còn đi vào cửa hàng và quán ăn phải có giấy xét nghiệm âm tính.
Đầu năm nay, do tranh cãi không hồi hết giữa các thống đốc tiểu bang và giữa các chuyên gia y tế về vấn đề phong tỏa, cách ly. Chính phủ đã quyết định đưa ra luật Phanh Gấp để thống nhất các biện pháp mà không cần phải tranh cãi nhiều nữa. Luật được thông qua tại quốc hội và đã có hiệu lực. Tức là lấy chỉ số tỉ lệ người nhiễm bệnh trên 100 ngàn dân. Nếu chỉ số này trên 100 thì luật tự động có hiệu lực phong tỏa, thiết quân luật.....
Còn dưới 100 thì lại tự động nới lỏng phong tỏa, cách ly.
Em mở thớt này không nhằm mục đích nói quốc gia nào chống dịch tốt hơn quốc gia nào. Mà đây chỉ là những gì trải nghiệm của bản thân trong đại dịch và những gì được chứng kiến cách mà chính quyền xử lý với đại dịch cho các cụ nào quan tâm. Dịch chưa chấm dứt ở bất cứ quốc gia nào. Các biện pháp chống dịch ở tất cả các quốc gia cũng đều không thừa.
Đây là bộ Test cho tất cả người lao động và học sinh, nó hiện diện trong từng gia đình nơi em ở.
.
Nếu Mod, Min thấy thớt này thừa thải thì có thể đóng giùm.
.
Tất cả những người có xét nghiệm dương tính, trước hết phải tự cách li tại nhà. Chủ doanh nghiệp và nơi làm Test sẽ phải báo ngay cho sở y tế. Khi sở y tế đã nhận được kết quả xét nghiệm của F0, thì sở y tế sẽ gọi lại cho F0 để hỏi xem F0 đã tiếp xúc trực tiếp với ai. Sau đó sở y tế ra quyết định cách li tiếp theo với F1 (cũng theo cách gọi điện). Đôi khi số F1 bị cách ly ít hơn số người mà F0 đã khai, sau khi sở y tế đã gọi điện hỏi cả hai.
Khi đã thống nhất được các biện pháp y tế với F0 và F1 thì sở y tế sẽ ra tiếp 1 văn bản bằng giấy gửi theo đường bưu điện tới từng F, trong đó có ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc giai đoạn cách ly. Trong văn bản cũng ghi rõ chế tài nếu vi phạm sẽ bị phạt tới 25.000€, hoặc tới 2 năm tù. Nếu ai không đồng ý với các điều ghi trong văn bản thì có thể kháng nghị trong vòng 2 tuần sau kể từ ngày văn bản gửi đi.
Ngay cuộc gọi đầu tiên, sở y tế đã hỏi ngay F1 có muốn tự nguyện đi làm Test không, nếu F1 đồng ý thì sở y tế sẽ bố trí lịch Test với trung tâm Test. Trong thời gian cách li, F1 có thể Test một lần hay 2 lần cũng được. Chi phí Test do bảo hiểm y tế đảm nhận.
Nếu các F1 muốn Test nhanh, thì cũng có thể ra các trung tâm Test nằm rải rác trong thành phố. Kết quả sẽ được trả lời trong vòng 15 phút. Mỗi trung tâm Test nhanh sẽ cho Test một số lượng miễn phí. Mọi người có thể làm lịch Test, nếu số lượng miễn phí đã hết, thì người đặt Test sẽ phải bỏ tiền túi ra thanh toán. Mỗi người được phép Terst miễn phí 1 lần/tuần.
Kết quả Test nhanh không có giá trị pháp lý. Muốn được sở y tế công nhận, thì phải có kết quả Test PCR.
F0 sẽ được coi là khỏi bệnh chỉ đã có kết quả âm tính với Test PCR. Với F1 thì sẽ hết cách ly trong vòng 2 tuần, nếu không có triệu chứng (cũng không cần phải nộp kết quả Test). Nhưng hầu hết F1 đều đi Test vì nhiều lí do khác nhau.
F2 thì sẽ được tự do như người bình thường. Tức là một người trong gia đình nếu là F1, thì chỉ người đó phải cách ly tại nhà. Còn các thành viên khác vẫn được tự do đi làm, đi học.
Khái niệm tiếp xúc gần thì cũng hơi mông lung. Ví dụ trong một hãng, xưởng, nếu chia ra từng phòng hay từng khoang cho người lao động cụ thể. Thì nếu một người trong công ty bị, thì những người khác làm cùng sẽ không bị coi là F1, nếu như hai người không tiếp xúc gần với nhau. Ngay cả trong một nhà hàng, nếu bồi bàn và nhân viên bếp không có tiếp xúc gần thì nếu một trong số bồi bàn hay người trong bếp bị, cũng không phải đóng cửa quán để cách ly tất cả.
F0 sẻ phải ở nhà trong thời gian cách ly mà không có điều trị y tế gì. Chỉ đến khi phát bệnh nặng (khó thở), thì y tế sẽ tới nhà can thiệp, chở đi bệnh viện.
Hàng xóm là F0, thì những người xung quanh cũng không bị cách ly, nếu không có tiếp xúc gần, tức là chưa giáp mặt nói chuyện với nhau.
Em đã từng bị cách ly, vì thỉnh thoảng lại có đồng nghiệp bị dương tính. Hàng xóm cũng đã có người bị. Nhưng chưa từng thấy những người bị có ai đã chết, mặc dù những người đó cũng đã có tuổi và có bệnh nền. Sẽ có những cụ nói, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Nhưng theo quan điểm của em thì những người có bệnh nền cũng rất dễ tử vong từ những nguyên nhân khác nhau. Covid chỉ đẩy nhanh tốc độ tử vong cho người đó. Các biện pháp chống dịch của chính quyền ngoài việc hạn chế rủi ro tốt nhất cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao, thì còn giảm thiểu tốt nhất quá tải cho hệ thống y tế và chao đảo xã hội. Em vẫn tuân thủ rất tốt các qui định phòng dịch, chứ không coi thường.
Những đồng nghiệp và hàng xóm của em cũng đã khỏi hết và đi làm lại bính thường với năng suất như trước khi bị Covid. Có người thì nói rất mệt, ho nặng khi bị dương tính, còn người khác thì nói không có triệu chứng gì, chỉ hơi mệt chút.
Cho tới tận bây giờ em đã sống cùng đại dịch, làm cùng người bị dịch, hàng ngày vẫn nhảy tàu điện đến chỗ làm, vì hãng vẫn chưa đóng cửa ngày nào. Vậy mà vẫn không hiểu nổi cơ chế lây bệnh và phá hủy cơ thể của con Virus này. Có người thì rất cẩn thận khẩu trang, tiếp xúc, thế mà vẫn dính. Có người thì buông thả mà vẫn không dính. Dĩ nhiên tỉ lệ người buông thả bị dính là cao hơn người cẩn thận. Có người thì trở nặng nhanh, có người thì hầu như không hề có triệu chứng. Chỉ phát hiện ra có Virus do đi làm xét nghiệm.
Chính vì lí do này, chính phủ đã ra qui định tất cả các doanh nhgiệp phải cho người lao động xét nghiệp một lần hàng tuần. Chi phí cho Kit Test, doanh nghiệp phải tự trả. Tất cả các học sinh phải tự làm Test hai lần/tuần tại trường học dưới sự giám sát của giáo viên, chi phí do chính quyền đảm nhận. Ngoại trừ đi vào siêu thị. Còn đi vào cửa hàng và quán ăn phải có giấy xét nghiệm âm tính.
Đầu năm nay, do tranh cãi không hồi hết giữa các thống đốc tiểu bang và giữa các chuyên gia y tế về vấn đề phong tỏa, cách ly. Chính phủ đã quyết định đưa ra luật Phanh Gấp để thống nhất các biện pháp mà không cần phải tranh cãi nhiều nữa. Luật được thông qua tại quốc hội và đã có hiệu lực. Tức là lấy chỉ số tỉ lệ người nhiễm bệnh trên 100 ngàn dân. Nếu chỉ số này trên 100 thì luật tự động có hiệu lực phong tỏa, thiết quân luật.....
Còn dưới 100 thì lại tự động nới lỏng phong tỏa, cách ly.
Em mở thớt này không nhằm mục đích nói quốc gia nào chống dịch tốt hơn quốc gia nào. Mà đây chỉ là những gì trải nghiệm của bản thân trong đại dịch và những gì được chứng kiến cách mà chính quyền xử lý với đại dịch cho các cụ nào quan tâm. Dịch chưa chấm dứt ở bất cứ quốc gia nào. Các biện pháp chống dịch ở tất cả các quốc gia cũng đều không thừa.
Đây là bộ Test cho tất cả người lao động và học sinh, nó hiện diện trong từng gia đình nơi em ở.
Nếu Mod, Min thấy thớt này thừa thải thì có thể đóng giùm.
Các nước ‘ứng xử’ với các ca F1 thế nào?
TTO - Hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ yêu cầu những trường hợp tiếp xúc gần với người bệnh COVID-19 tự cách ly. Nhưng yêu cầu không quá cứng nhắc, có nơi đòi hỏi phải cách ly có căn cứ, có ý kiến bác sĩ.
tuoitre.vn