Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,192
Động cơ
3,844,953 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảnh báo về khả năng lạm phát trên khắp toàn cầu tăng cao trong thời gian tới
THỨ 2, 22/03/2021, 11:19
Quá trình phục hồi kinh tế tại Trung Quốc và Mỹ cũng như các yếu tố gây gián đoạn hoạt động hàng hải khiến cho giá bán buôn hàng hóa tăng cao.

Giá cả hàng hóa đang tăng trên khắp thế giới, tính đến thời điểm tháng 1/2021, mức tăng ghi nhận từ 1% đến 4% so với mùa thu năm ngoái.

Theo báo Nikkei, giá dầu thô và kim loại quý tăng vọt dẫn đến giá hóa chất cũng như nhiều sản phẩm từ thép tăng. Quá trình phục hồi kinh tế tại Trung Quốc và Mỹ cũng như các yếu tố gây gián đoạn hoạt động hàng hải cũng đã khiến cho giá bán buôn hàng hóa tăng cao.

Nhìn vào chỉ số giá cả hàng hóa doanh nghiệp hoặc giá sản xuất tại nhiều nền kinh tế như Nhật, Mỹ hay nhiều nước khác tại châu Âu, có thể thấy mức tăng của các chỉ số hoàn toàn không đồng đều. Tính từ mùa thu năm ngoái đến nay, chỉ số giá sản xuất tăng khoảng 1% tại Nhật và Anh; 2% tại Đức và Mỹ; 3% tại Nga và khoảng 4% tại Pháp.

Chỉ số giá sản xuất tại Mỹ, Đức, Nga và Pháp hiện đã cao hơn so với ngưỡng vào tháng 1/2020, thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra.

Chỉ số giá sản xuất tại Mỹ, Đức, Nga và Pháp hiện đã cao hơn so với ngưỡng vào tháng 1/2020, thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra.

Giá dầu tăng cũng khiến cho giá cả hàng hóa tăng. Cùng lúc đó, hoạt động triển khai vắc xin Covid-19 và các gói kích cầu kinh tế được đưa ra tại nhiều nước khiến nhiều người dự báo về khả năng nhu cầu dầu sẽ phục hồi.

Phần lớn các nước sản xuất dầu giờ đây đang tính đến phương án giảm sản lượng. Nhà đầu tư đồng thời cũng kỳ vọng nhiều vào thị trường hàng hóa trong bối cảnh hàng loạt ngân hàng trung ương trên thế giới đang nới lỏng chính sách tiền tệ, giá của dầu thô trên thị trường New York hiện ở mức khoảng 60USD/thùng, cao hơn so với ngưỡng của tháng 1/2020 trước khi đại dịch Covid-19 "tàn phá" thế giới.

Việc giá dầu tăng cao kéo theo hàng loạt sản phẩm hóa dầu cũng như hàng hóa nguyên liệu khác tăng cao.

Trưởng bộ phận tài chính của công ty 3M, ông Monish Patolawala, nói: "Chúng ta đang phải chứng kiến tình trạng lạm phát tồi tệ. Mục tiêu của chúng ta là phải điều chỉnh được giá bán hàng hóa nhằm tính đến tỷ lệ lạm phát qua các năm". Như vậy ông đã nói rõ ràng về khả năng sẽ tăng giá bán sản phẩm.

Theo nghiên cứu của Wolf, giá các sản phẩm của 3M đã bắt đầu tăng tại châu Âu, Trung Đông và châu Á.

Ngoài ra, tình trạng giá lạnh tại bang Texas của Mỹ vào giữa tháng 2/2021 cũng khiến cho nguồn cung dầu và các sản phẩm liên quan thiếu hụt hơn.

Trong tháng 3/2021, Cục dự trữ liên bang Mỹ chi nhánh tại Philadelphia công bố tỷ lệ những người trả lời rằng giá cả đang tăng lên so với người cho rằng giá cả đang giảm xuống đang tăng chóng mặt so với tháng trước đó và lên ngưỡng cao nhất tính từ tháng 3/1980.

Cùng lúc đó, khi mà kinh tế Trung Quốc hồi phục, giá polypropylene, loại nguyên liệu sử dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau, đã tăng đến 10% tại châu Á chỉ từ đầu năm 2021 đến nay. Chính vì vậy tại châu Âu, nguyên liệu này cũng thiếu hụt.

Theo IHS Markit, tỷ lệ hàng hóa thành phẩm hay chỉ số các đơn hàng mới hiện ở mức thấp nhất trong 1 thập kỷ./.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,192
Động cơ
3,844,953 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cả xã hội quay cuồng trong cơn sốt bất động sản, người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất
CHỦ NHẬT, 21/03/2021, 09:24

Thời gian gần đây, giá BĐS sôi sục khắp nơi, giá tăng chóng mặt, trung bình tăng 10% sau 1 tháng. Cục bộ một số nơi tăng 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng. Nhiều nơi, người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất. Tiền gửi ngân hàng cũng được rút ra để đi đầu tư.

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, hiện tượng giá đất tăng tại nhiều địa phương đã tạo ra những cơn sóng sốt đất khó tin. Về vấn đề này, trước hết chúng ta cần hiểu rằng, đất đai là loại hàng hóa có thể lưu giữ lâu dài, khả năng sinh lợi cao, hơn nữa lại luôn có mức giá thấp (kể cả đã được đầu tư hạ tầng,…). Bởi lẽ đó, đầu tư vào đất vẫn luôn là loại hình được ưa chuộng của các nhà đầu tư nhỏ, lẻ.

Vậy! Cơn sốt đất lần này thực hư ra sao? Để cùng nhau làm rõ vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính – Tổng Thư ký Hội môi giới BĐS Việt Nam đã có những chia sẻ, đồng thời đưa ra kiến nghị đối với chính quyền địa phương để giải quyết tình trạng trên. Chúng tooi xin được trích dẫn nguyên văn ý kiến của ông:

Về nguyên nhân giá đất tăng

Khung giá đất được chính quyền các địa phương đồng loạt điều chỉnh tăng 15-20%.
Nhu cầu ở vẫn rất mạnh trên toàn thị trường nhưng việc phê duyệt đầu tư các dự án BĐS, tạo nguồn cung vẫn chưa có tín hiệu khả quan. Vì vậy, nguồn cung trên thị trường không được cải thiện, vẫn thiếu. Đặc biệt là các dự án nhà ở phân khúc bình dân, nhà ở xã hội và dự án đất nền.

Nhu cầu đầu tư, gửi tiền vào đất tăng mạnh, đột biến do đầu tư các ngành kinh tế khác không hiệu quả bởi dịch bệnh.

Lãi xuất ngân hàng giảm sâu cộng với việc đầu tư ngắn hạn thời gian vừa qua vào chứng khoán và vàng có lãi lớn nên nhiều nhà đầu tư nhanh chóng chốt lãi và găm giữ bằng đất.

Như vậy, có thể nói, cầu đầu tư tăng trong khi lượng hàng khan hiếm khiến giá đất tăng tăng mạnh. Đồng thời, xuất hiện nhiều hiện tượng đầu tư bất chấp quy định pháp luật.

Thực trạng thị trường đất đai trên cả nước (sau dịp Tết Nguyên đán đến nay)?

Sôi sục khắp nơi, giá tăng chóng mặt, trung bình tăng 10% sau 1 tháng. Cục bộ một số nơi tăng 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng. Nhiều nơi, người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất. Tiền gửi ngân hàng cũng được rút ra để đi đầu tư.

Ở nhiều địa phương, xuất hiện hiện tượng tung tin không đúng sự thật về quy hoạch và phát triển dự án. Thậm chí lợi dụng những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo nhà nước, tạo dựng tài liệu giả để tung tin, tạo sóng. Điều này tác động rất xấu đến lợi ích của các nhà đầu tư thiếu kiến thức, kinh nghiệm.

Hiện tượng rao bán đất không phù hợp với quy định pháp luật như: đất rừng, đất ruộng, vườn…. xuất hiện thường xuyên trên thị trường. Nhiều cò mồi thường xuyên quy tụ, tập hợp ở những khu vực này, tạo ra sự sôi động, tung nhiều thông tin không có cơ sở, đẩy giá lên từng giờ, từng ngày để lôi kéo các nhà đầu tư vào cuộc. Đây chủ yếu là cò đất tự phát, không phải lực lượng môi giới BĐS chuyên nghiệp đang hoạt động tại các Sàn giao dịch BĐS chuyên nghiệp, uy tín.

Hệ quả của việc tăng giá đất nóng, sốt

Hút nguồn lực của các nhà đầu tư cả nước lao vào vòng xoáy tăng giá đất đai, làm giảm nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất ở nhiều ngành, lĩnh vực khác của Quốc gia.

Nhiều loại tài nguyên trên đất đai bị xâm phạm, chuyển đổi chức năng không phù hợp quy định pháp luật. Điều này làm lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng phát triển kinh tế, thậm chí gây bất ổn cho địa phương tại những khu vực đó.

Cản trở rất mạnh việc kêu gọi, thu hút đầu tư chính thống vào các địa phương bởi tăng giá đất kéo theo hàng loạt các chi phí khác tăng theo, đặc biệt là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng… Như vậy, việc phát triển kinh tế địa phương nơi có sốt đất là khó có thể xảy ra. Kinh tế không phát triển thì giá đất sẽ lại giảm mạnh, những người đầu tư đất chưa kịp bán ra sẽ thua lỗ nặng. Đặc biệt là những người sử dụng đòn bẩy tín dụng có cầm cố tài sản của chính mình.

Có thể sẽ làm tăng chi phí phát triển nhà ở, càng khó hơn cho việc thực thi các chính sách để phát trển nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội của Chính phủ. Đồng thời, cũng tạo áp lực tăng giá các loại nhà ở trong bối cảnh một số thị trường lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang… cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm căn hộ là điều không nên.

Gây bất ổn cho thị trường bất động sản toàn quốc nói chung và các khu vực nóng sốt nói riêng. Ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường BĐS Việt Nam và triển khai các chính sách về phát triển nhà ở của Nhà nước.

Kiến nghị

Chính quyền các địa phương phải vào cuộc quyết liệt để kiểm soát mọi hoạt động sử dụng đất đai, thực hiện các dự án đầu tư, giao dịch đất đai,.. đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luât.

Cần gắn trách nhiệm của lãnh đạo địa phương đối với các hiện tượng sốt đất…

Quản lý các đối tượng tham gia chuỗi rao, chào bán, tổ chức giao dịch ….trên địa bàn.

Cung cấp đầy đủ thông tin về chủ trương phát triển kinh tế, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn.

Kịp thời phát hiện và xử lý hoạt động tung tin thất thiệt, gây ảnh hưởng đến thị trường, đặc biệt là những tin tức tạo dựng làm sốt đất, bất ổn ở địa phương.

Nhà nước cần thiết phải điều chỉnh pháp luật theo hướng số hóa quy hoạch, sản phẩm bất động sản người dân có thể thuận tiện tra cứu thông tin. Đồng thời, quản lý Sàn giao dịch và môi giới BĐS được chặt chẽ, hiệu quả hơn".
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,742
Động cơ
226,933 Mã lực
Cả xã hội quay cuồng trong cơn sốt bất động sản, người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất
CHỦ NHẬT, 21/03/2021, 09:24

Thời gian gần đây, giá BĐS sôi sục khắp nơi, giá tăng chóng mặt, trung bình tăng 10% sau 1 tháng. Cục bộ một số nơi tăng 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng. Nhiều nơi, người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất. Tiền gửi ngân hàng cũng được rút ra để đi đầu tư.

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, hiện tượng giá đất tăng tại nhiều địa phương đã tạo ra những cơn sóng sốt đất khó tin. Về vấn đề này, trước hết chúng ta cần hiểu rằng, đất đai là loại hàng hóa có thể lưu giữ lâu dài, khả năng sinh lợi cao, hơn nữa lại luôn có mức giá thấp (kể cả đã được đầu tư hạ tầng,…). Bởi lẽ đó, đầu tư vào đất vẫn luôn là loại hình được ưa chuộng của các nhà đầu tư nhỏ, lẻ.

Vậy! Cơn sốt đất lần này thực hư ra sao? Để cùng nhau làm rõ vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính – Tổng Thư ký Hội môi giới BĐS Việt Nam đã có những chia sẻ, đồng thời đưa ra kiến nghị đối với chính quyền địa phương để giải quyết tình trạng trên. Chúng tooi xin được trích dẫn nguyên văn ý kiến của ông:

Về nguyên nhân giá đất tăng

Khung giá đất được chính quyền các địa phương đồng loạt điều chỉnh tăng 15-20%.
Nhu cầu ở vẫn rất mạnh trên toàn thị trường nhưng việc phê duyệt đầu tư các dự án BĐS, tạo nguồn cung vẫn chưa có tín hiệu khả quan. Vì vậy, nguồn cung trên thị trường không được cải thiện, vẫn thiếu. Đặc biệt là các dự án nhà ở phân khúc bình dân, nhà ở xã hội và dự án đất nền.

Nhu cầu đầu tư, gửi tiền vào đất tăng mạnh, đột biến do đầu tư các ngành kinh tế khác không hiệu quả bởi dịch bệnh.

Lãi xuất ngân hàng giảm sâu cộng với việc đầu tư ngắn hạn thời gian vừa qua vào chứng khoán và vàng có lãi lớn nên nhiều nhà đầu tư nhanh chóng chốt lãi và găm giữ bằng đất.

Như vậy, có thể nói, cầu đầu tư tăng trong khi lượng hàng khan hiếm khiến giá đất tăng tăng mạnh. Đồng thời, xuất hiện nhiều hiện tượng đầu tư bất chấp quy định pháp luật.

Thực trạng thị trường đất đai trên cả nước (sau dịp Tết Nguyên đán đến nay)?

Sôi sục khắp nơi, giá tăng chóng mặt, trung bình tăng 10% sau 1 tháng. Cục bộ một số nơi tăng 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng. Nhiều nơi, người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất. Tiền gửi ngân hàng cũng được rút ra để đi đầu tư.

Ở nhiều địa phương, xuất hiện hiện tượng tung tin không đúng sự thật về quy hoạch và phát triển dự án. Thậm chí lợi dụng những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo nhà nước, tạo dựng tài liệu giả để tung tin, tạo sóng. Điều này tác động rất xấu đến lợi ích của các nhà đầu tư thiếu kiến thức, kinh nghiệm.

Hiện tượng rao bán đất không phù hợp với quy định pháp luật như: đất rừng, đất ruộng, vườn…. xuất hiện thường xuyên trên thị trường. Nhiều cò mồi thường xuyên quy tụ, tập hợp ở những khu vực này, tạo ra sự sôi động, tung nhiều thông tin không có cơ sở, đẩy giá lên từng giờ, từng ngày để lôi kéo các nhà đầu tư vào cuộc. Đây chủ yếu là cò đất tự phát, không phải lực lượng môi giới BĐS chuyên nghiệp đang hoạt động tại các Sàn giao dịch BĐS chuyên nghiệp, uy tín.

Hệ quả của việc tăng giá đất nóng, sốt

Hút nguồn lực của các nhà đầu tư cả nước lao vào vòng xoáy tăng giá đất đai, làm giảm nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất ở nhiều ngành, lĩnh vực khác của Quốc gia.

Nhiều loại tài nguyên trên đất đai bị xâm phạm, chuyển đổi chức năng không phù hợp quy định pháp luật. Điều này làm lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng phát triển kinh tế, thậm chí gây bất ổn cho địa phương tại những khu vực đó.

Cản trở rất mạnh việc kêu gọi, thu hút đầu tư chính thống vào các địa phương bởi tăng giá đất kéo theo hàng loạt các chi phí khác tăng theo, đặc biệt là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng… Như vậy, việc phát triển kinh tế địa phương nơi có sốt đất là khó có thể xảy ra. Kinh tế không phát triển thì giá đất sẽ lại giảm mạnh, những người đầu tư đất chưa kịp bán ra sẽ thua lỗ nặng. Đặc biệt là những người sử dụng đòn bẩy tín dụng có cầm cố tài sản của chính mình.

Có thể sẽ làm tăng chi phí phát triển nhà ở, càng khó hơn cho việc thực thi các chính sách để phát trển nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội của Chính phủ. Đồng thời, cũng tạo áp lực tăng giá các loại nhà ở trong bối cảnh một số thị trường lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang… cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm căn hộ là điều không nên.

Gây bất ổn cho thị trường bất động sản toàn quốc nói chung và các khu vực nóng sốt nói riêng. Ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường BĐS Việt Nam và triển khai các chính sách về phát triển nhà ở của Nhà nước.

Kiến nghị

Chính quyền các địa phương phải vào cuộc quyết liệt để kiểm soát mọi hoạt động sử dụng đất đai, thực hiện các dự án đầu tư, giao dịch đất đai,.. đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luât.

Cần gắn trách nhiệm của lãnh đạo địa phương đối với các hiện tượng sốt đất…

Quản lý các đối tượng tham gia chuỗi rao, chào bán, tổ chức giao dịch ….trên địa bàn.

Cung cấp đầy đủ thông tin về chủ trương phát triển kinh tế, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn.

Kịp thời phát hiện và xử lý hoạt động tung tin thất thiệt, gây ảnh hưởng đến thị trường, đặc biệt là những tin tức tạo dựng làm sốt đất, bất ổn ở địa phương.

Nhà nước cần thiết phải điều chỉnh pháp luật theo hướng số hóa quy hoạch, sản phẩm bất động sản người dân có thể thuận tiện tra cứu thông tin. Đồng thời, quản lý Sàn giao dịch và môi giới BĐS được chặt chẽ, hiệu quả hơn".
Tình hình hiện nay giống với đợt sốt đất cách đây 10 năm.....người người, nhà nhà đi buôn đất, nhưng đợt sốt lần này em thấy khác với lần trước là dịch bệnh, kinh tế khó khăn, SX kinh doanh bị ngừng trệ...trong khi đó tiền lại đổ nhiều vào CK và BĐS, nhiều nơi bong bóng đã hiện rất rõ

Hôm nay thấy giá USD thị trường tự do lại tăng mạnh
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,192
Động cơ
3,844,953 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sốt đất khắp nơi!

Những thông tin về đầu tư, quy hoạch đang bị giới đầu cơ lợi dụng để đẩy giá đất nhiều nơi tăng cao một cách bất thường

Bất chấp đại dịch Covid-19 tác động đến nền kinh tế khiến nhiều ngành nghề điêu đứng, giá nhà đất trong năm 2020 vẫn tăng tốc không theo quy luật nào. Từ đầu năm 2021 đến nay, sự biến động càng bất thường hơn khi nhiều địa phương ghi nhận hiện tượng giá đất tăng chóng mặt. Thị trường bất động sản (BĐS) xuất hiện những cơn sốt đất khó tin, tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Biến động vì sân bay

Theo khảo sát của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, giá đất ở nhiều nơi tăng trung bình 10% sau một tháng, thậm chí một số nơi tăng 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng. Nhiều nơi người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất. Tiền gửi ngân hàng cũng được rút ra để đi đầu tư BĐS.

Rầm rộ nhất có lẽ phải kể đến đợt sốt đất ảo ở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước chỉ diễn ra vài ngày hồi cuối tháng 2 và đầu tháng 3-2021 vừa qua. Chỉ từ thông tin UBND tỉnh Bình Phước có chuyến khảo sát thực địa tại Hớn Quản vào ngày 19-2 để có cơ sở đề xuất Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng và Chính phủ giao lại sân bay quân sự Téc-ních để xây dựng sân bay lưỡng dụng (vừa phát triển kinh tế vừa thực hiện nhiệm vụ quốc phòng), rất nhiều người ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và những địa phương khác đã đổ xô tìm đến Hớn Quản để mua bán đất.

Nhiều đối tượng đầu cơ, môi giới đất đai trong và ngoài tỉnh Bình Phước tụ tập đông người, đẩy giá đất lên cao gấp nhiều lần so với giá thực tế, dẫn đến nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự, lây nhiễm dịch Covid-19. Một số đối tượng còn lôi kéo, xúi giục người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, bán đất, dẫn đến không còn đất sản xuất nông nghiệp, gây khó khăn cho công tác quản lý. Điều đáng nói là số nhà đầu tư có nhu cầu thực tế thì rất ít, thay vào đó lực lượng cò mồi chiếm đa số đã tạo ra cơn "sốt đất ảo", đẩy giá đất lên gấp 3-4 lần so với giá thị trường.

Những ngày tiếp theo, tại các tuyến đường lớn khu vực gần sân bay Téc-ních, ở đâu cũng treo bảng bán đất, nhất là các quán cà phê, nhà hàng, quán nhậu. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian ngắn, hầu hết cò đất đều phải rút khỏi khu vực này vì trên thực tế, việc giao dịch mua bán đất không diễn ra.

Cũng lấy thông tin "sân bay Phan Thiết sắp khởi công" từ buổi làm việc giữa Bộ Quốc phòng với UBND tỉnh Bình Thuận vào đầu tháng 3-2021, hàng loạt ôtô từ khắp nơi đã ùn ùn kéo về xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết - nơi quy hoạch xây dựng sân bay, để tìm mua đất khiến nhịp sống thường ngày của người dân đảo lộn.

Đường ĐT 715 nối tuyến Võ Nguyên Giáp vào sân bay Phan Thiết đầu tháng 3 ùn ứ người và xe. Hàng loạt ôtô mang biển số TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và cả các tỉnh phía Bắc kéo nhau đậu kín tuyến đường trung tâm xã Thiện Nghiệp. Những quán nước quanh trung tâm xã Thiện Nghiệp không còn vắng vẻ như thường thấy mà tấp nập lạ thường. Câu chuyện trên bàn nước cũng không còn xoay quanh việc đồng áng mà là chuyện mua bán, sang nhượng đất, được dẫn dắt bởi nhiều vị khách "lạ mặt và sang trọng".

Đáng chú ý, đất xung quanh khu vực sân bay Phan Thiết đã có rất nhiều đợt sốt kể từ khi động thổ sân bay này hồi tháng 1-2015. Nếu như trước đây, mỗi sào đất trên trục đường vào sân bay chỉ có giá trên dưới 200 triệu đồng thì khi các cơn sốt đất xuất hiện, giá đã tăng phi mã, lên 1 tỉ đồng. Đặc biệt, thời gian cơn sốt lên đỉnh điểm, giá đất nhảy múa từng ngày, thậm chí từng giờ, mỗi sào đất đường ĐT 715 có lúc lên đến 4 tỉ đồng - gấp 20 lần so với trước đó.

Đón đầu quy hoạch

Theo những người môi giới, giá đất có thể tăng thêm vài lần khi có quy hoạch chính thức. Cụ thể, đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng của UBND TP Hà Nội bao phủ diện tích trên địa giới hành chính 55 phường, xã và 13 quận, huyện của Hà Nội, gồm: Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm.

Thông tin về quy hoạch này đã khiến giá đất tại khu vực lân cận sông Hồng, trong đó có thể kể đến các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh của huyện Đông Anh, bị đẩy lên rất cao. Hàng loạt văn phòng tư vấn đất đai, môi giới BĐS đã nắm bắt thời cơ để quảng cáo cơ hội đầu tư sinh lời nếu kịp thời "xuống tiền" để đón đầu quy hoạch.

Tại xã Xuân Canh, trong vai nhà đầu tư có nhu cầu tìm mua đất, chúng tôi được người môi giới tận tình săn đón, tư vấn thông tin. Chúng tôi tỏ ra vô cùng ngạc nhiên khi họ nắm rõ các thông tin về quy hoạch. Thậm chí, họ còn khẳng định nắm rõ các thông tin "chưa từng công bố", giúp nhà đầu tư hưởng lợi nếu mua đất kịp thời. Nếu như tuần trước, ở các khu vực ven sông xã Xuân Canh, giá đất chỉ dao động 17-18 triệu đồng/m2 vì nằm "trong hang cùng ngõ hẻm" thì giờ đã lên đến 28-30 triệu đồng. Một người môi giới tên Ng.T.V cho biết khoảng 4 ngày qua, lượng khách đến tìm mua đất và đặt cọc rất đông. Dù vậy, khi chúng tôi tỏ ý muốn xem những lô đất đã bán, gặp chủ đất để tìm hiểu thì người này không tiết lộ.

Theo khảo sát của phóng viên, giá đất có sổ đỏ ở huyện Đông Anh đang dao động khoảng 35-70 triệu đồng/m2. Tại khu vực trung tâm thị trấn Đông Anh, đất đấu giá ở ngưỡng 80-100 triệu đồng/m2. Khi quảng bá thông tin về đất ở Đông Anh, hầu hết dân môi giới đều khẳng định huyện này đang được quy hoạch lên quận.

Không chỉ ở TP Hà Nội mà các địa phương như Ninh Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng... cũng có hiện tượng sốt đất trong thời gian qua. Tại Ninh Bình, mới đây, UBND tỉnh có quyết định phê duyệt đồ án lập quy hoạch chung khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ở huyện Gia Viễn và Nho Quan. Cùng với đó, hàng loạt khu dân cư mới được cấp phép phát triển đã khiến giá đất tại nhiều khu vực tăng chóng mặt.

Nếu như thời điểm giữa năm 2020, đất nền tại khu Gia Thịnh (huyện Gia Viễn) dao động 400-600 triệu đồng/lô hơn 100 m2 thì hiện nay đã tăng tới 200%-300%. Con số này cũng khiến chính người dân địa phương bất ngờ. Hàng loạt cơ sở tư vấn nhà đất mọc lên, ôtô ra vào nườm nượp các khu dân cư ở Gia Thịnh để hỏi thăm giá đất, cò đất cũng xuất hiện nhiều hơn. Người dân địa phương cho biết thời điểm cuối tháng 2 và đầu tháng 3, giá đất tại đây bị thổi lên cao do có thông tin về dự án khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình vừa được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt quy hoạch.

Ở tỉnh Bắc Giang, theo một người môi giới nhà đất tại khu vực Lan Mẫu và Yên Sơn (huyện Lục Nam), giá đất khu vực này có nơi đã tăng nhiều lần so với trước đó, hiện được rao với mức 20-30 triệu đồng/m2, có lô được thổi giá lên tới 40 triệu đồng/m2. Đáng chú ý, việc mua bán sang tay diễn ra rất nhanh để hưởng chênh lệch cả trăm triệu đồng/lô. Tình trạng này cũng đang diễn ra tại các thôn Chiền, Si, Nội của xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng - nơi gần các KCN Song Khê - Nội Hoàng, Vân Trung.

Tại tỉnh Quảng Trị, thời gian qua, tình trạng mua bán đất diễn ra khá rầm rộ tại khu vực dự kiến triển khai thực hiện dự án xây dựng Cảng Hàng không Quảng Trị ở xã Gio Quang, huyện Gio Linh. Hằng ngày, có rất nhiều người đến các khu vực này để giao dịch mua bán, giá đất vì thế được "đẩy" lên từng ngày.

Ông Lê Văn Thông, Chủ tịch UBND xã Gio Quang, cho hay việc mua bán đất "đón" dự án xây dựng sân bay diễn ra trên địa bàn khoảng 1 năm trở lại đây và trở nên rầm rộ từ sau Tết nguyên đán. Hiện ở 4 thôn Trúc Lâm, Tân Kỳ, Vinh Quang Thượng, Vinh Quang Hạ của xã Gio Quang, giá đất đang tăng cao. Qua nắm bắt thông tin, được biết giá đất đã tăng lên 300 - 400 triệu đồng mỗi lô diện tích 1,5 ha. Ngay cả đất sản xuất đã cấp cho các hộ dân tái định cư cũng được đẩy giá lên 1,5 - 1,7 tỉ đồng cho 3.000 m2, dù khu vực này cách vị trí dự kiến xây dựng sân bay... hơn 2 km.

Sốt vì dự án ngàn tỉ

Khoảng 1 tháng trở lại đây, khi hay tin Sun Group sẽ khởi công dự án nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí lên tới 10.000 tỉ đồng tại Vườn Quốc gia Bến En, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, giá đất tại địa phương này đã nhảy vọt, tăng theo cấp số nhân. Giới buôn bán đất lùng sục khắp các xã Hải Long, Hải Vân, Xuân Thái - những nơi nằm trong quy hoạch - để "săn" đất. Không chỉ đất ở mà đất rừng hay đất ruộng họ đều mua.

Anh Chu Đình Đức, một người dân xã Xuân Thái, cho biết trước đây, một mảnh đất 2.000-2.500 m2 (trong đó có 400 m2 đất ở, còn lại là đất rừng) chỉ khoảng 150-200 triệu đồng thì nay đã tăng lên 2-3 tỉ đồng, thậm chí còn cao hơn.
 

greenkar

Xe tăng
Biển số
OF-27871
Ngày cấp bằng
25/1/09
Số km
1,650
Động cơ
498,135 Mã lực
Nhìn những hình ảnh này mới thấy ngành du lịch Đà Nẵng thiệt hại quá lớn sau một năm Covid


Nhà đất ở các tuyến đường phố Tây Đà Nẵng (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) đang được rao bán ồ ạt.

Theo khảo sát của người viết, nhiều nhà đất ở các tuyến đường An Thượng 3, An Thượng 5, An Thượng 7, An Thượng 10, Hoàng Kế Viêm, Ngô Thì Sĩ,... đang được rao bán trên Chotot.com, Batdongsan.com.vn, Alonhadat.com.vn.,... trung bình khoảng 20 tin mỗi ngày.

Nhiều môi giới rao bán với giá rất rẻ. Cụ thể, một môi giới đăng tải bán căn nhà hai tầng đường An Thượng 5, diện tích 67,5 m2, với giá 7 tỷ đồng; nhà ba tầng, diện tích 60 m2, giá 7,5 tỷ đồng; nhà 7 tầng, 105 m2 với 10 phòng ngủ, giá 18,5 tỷ đồng,...

Ghi nhận thực tế của người viết, nhiều nhà đất ở các tuyến đường đang rao bán hiện bỏ trống, không kinh doanh, không người ở. Đồ đạc kinh doanh trước đó bỏ hoang, bụi bẩn bám dày.

Không chỉ có nhà người dân, các khách sạn ở phố Tây cũng đang được rao bán hoặc ngừng kinh doanh hơn một năm qua. Nhà hàng cũng đìu hiu trong tình trạng đóng cửa, bỏ hoang.
03138A70-D233-499D-A55B-CA7719D65FD3.jpeg
9AAD0159-DC7F-4178-BD39-7BE35E7CAD67.jpeg
675D5028-729B-4FA1-9A00-732623156CE2.jpeg
577107D1-F363-4492-983B-C3E99346E10C.jpeg
999C40E6-014E-41E5-A38E-FC583104C271.jpeg
C6BB4635-07F2-41C6-BB7D-DBE5260007A8.jpeg

Giá bđs đang tăng từng phút cụ nhé, vắng khách tý chả ảnh hưởng gì hết.
 

greenkar

Xe tăng
Biển số
OF-27871
Ngày cấp bằng
25/1/09
Số km
1,650
Động cơ
498,135 Mã lực
Sốt đất khắp nơi!

Những thông tin về đầu tư, quy hoạch đang bị giới đầu cơ lợi dụng để đẩy giá đất nhiều nơi tăng cao một cách bất thường

Bất chấp đại dịch Covid-19 tác động đến nền kinh tế khiến nhiều ngành nghề điêu đứng, giá nhà đất trong năm 2020 vẫn tăng tốc không theo quy luật nào. Từ đầu năm 2021 đến nay, sự biến động càng bất thường hơn khi nhiều địa phương ghi nhận hiện tượng giá đất tăng chóng mặt. Thị trường bất động sản (BĐS) xuất hiện những cơn sốt đất khó tin, tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Biến động vì sân bay

Theo khảo sát của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, giá đất ở nhiều nơi tăng trung bình 10% sau một tháng, thậm chí một số nơi tăng 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng. Nhiều nơi người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất. Tiền gửi ngân hàng cũng được rút ra để đi đầu tư BĐS.

Rầm rộ nhất có lẽ phải kể đến đợt sốt đất ảo ở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước chỉ diễn ra vài ngày hồi cuối tháng 2 và đầu tháng 3-2021 vừa qua. Chỉ từ thông tin UBND tỉnh Bình Phước có chuyến khảo sát thực địa tại Hớn Quản vào ngày 19-2 để có cơ sở đề xuất Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng và Chính phủ giao lại sân bay quân sự Téc-ních để xây dựng sân bay lưỡng dụng (vừa phát triển kinh tế vừa thực hiện nhiệm vụ quốc phòng), rất nhiều người ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và những địa phương khác đã đổ xô tìm đến Hớn Quản để mua bán đất.

Nhiều đối tượng đầu cơ, môi giới đất đai trong và ngoài tỉnh Bình Phước tụ tập đông người, đẩy giá đất lên cao gấp nhiều lần so với giá thực tế, dẫn đến nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự, lây nhiễm dịch Covid-19. Một số đối tượng còn lôi kéo, xúi giục người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, bán đất, dẫn đến không còn đất sản xuất nông nghiệp, gây khó khăn cho công tác quản lý. Điều đáng nói là số nhà đầu tư có nhu cầu thực tế thì rất ít, thay vào đó lực lượng cò mồi chiếm đa số đã tạo ra cơn "sốt đất ảo", đẩy giá đất lên gấp 3-4 lần so với giá thị trường.

Những ngày tiếp theo, tại các tuyến đường lớn khu vực gần sân bay Téc-ních, ở đâu cũng treo bảng bán đất, nhất là các quán cà phê, nhà hàng, quán nhậu. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian ngắn, hầu hết cò đất đều phải rút khỏi khu vực này vì trên thực tế, việc giao dịch mua bán đất không diễn ra.

Cũng lấy thông tin "sân bay Phan Thiết sắp khởi công" từ buổi làm việc giữa Bộ Quốc phòng với UBND tỉnh Bình Thuận vào đầu tháng 3-2021, hàng loạt ôtô từ khắp nơi đã ùn ùn kéo về xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết - nơi quy hoạch xây dựng sân bay, để tìm mua đất khiến nhịp sống thường ngày của người dân đảo lộn.

Đường ĐT 715 nối tuyến Võ Nguyên Giáp vào sân bay Phan Thiết đầu tháng 3 ùn ứ người và xe. Hàng loạt ôtô mang biển số TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và cả các tỉnh phía Bắc kéo nhau đậu kín tuyến đường trung tâm xã Thiện Nghiệp. Những quán nước quanh trung tâm xã Thiện Nghiệp không còn vắng vẻ như thường thấy mà tấp nập lạ thường. Câu chuyện trên bàn nước cũng không còn xoay quanh việc đồng áng mà là chuyện mua bán, sang nhượng đất, được dẫn dắt bởi nhiều vị khách "lạ mặt và sang trọng".

Đáng chú ý, đất xung quanh khu vực sân bay Phan Thiết đã có rất nhiều đợt sốt kể từ khi động thổ sân bay này hồi tháng 1-2015. Nếu như trước đây, mỗi sào đất trên trục đường vào sân bay chỉ có giá trên dưới 200 triệu đồng thì khi các cơn sốt đất xuất hiện, giá đã tăng phi mã, lên 1 tỉ đồng. Đặc biệt, thời gian cơn sốt lên đỉnh điểm, giá đất nhảy múa từng ngày, thậm chí từng giờ, mỗi sào đất đường ĐT 715 có lúc lên đến 4 tỉ đồng - gấp 20 lần so với trước đó.

Đón đầu quy hoạch

Theo những người môi giới, giá đất có thể tăng thêm vài lần khi có quy hoạch chính thức. Cụ thể, đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng của UBND TP Hà Nội bao phủ diện tích trên địa giới hành chính 55 phường, xã và 13 quận, huyện của Hà Nội, gồm: Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm.

Thông tin về quy hoạch này đã khiến giá đất tại khu vực lân cận sông Hồng, trong đó có thể kể đến các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh của huyện Đông Anh, bị đẩy lên rất cao. Hàng loạt văn phòng tư vấn đất đai, môi giới BĐS đã nắm bắt thời cơ để quảng cáo cơ hội đầu tư sinh lời nếu kịp thời "xuống tiền" để đón đầu quy hoạch.

Tại xã Xuân Canh, trong vai nhà đầu tư có nhu cầu tìm mua đất, chúng tôi được người môi giới tận tình săn đón, tư vấn thông tin. Chúng tôi tỏ ra vô cùng ngạc nhiên khi họ nắm rõ các thông tin về quy hoạch. Thậm chí, họ còn khẳng định nắm rõ các thông tin "chưa từng công bố", giúp nhà đầu tư hưởng lợi nếu mua đất kịp thời. Nếu như tuần trước, ở các khu vực ven sông xã Xuân Canh, giá đất chỉ dao động 17-18 triệu đồng/m2 vì nằm "trong hang cùng ngõ hẻm" thì giờ đã lên đến 28-30 triệu đồng. Một người môi giới tên Ng.T.V cho biết khoảng 4 ngày qua, lượng khách đến tìm mua đất và đặt cọc rất đông. Dù vậy, khi chúng tôi tỏ ý muốn xem những lô đất đã bán, gặp chủ đất để tìm hiểu thì người này không tiết lộ.

Theo khảo sát của phóng viên, giá đất có sổ đỏ ở huyện Đông Anh đang dao động khoảng 35-70 triệu đồng/m2. Tại khu vực trung tâm thị trấn Đông Anh, đất đấu giá ở ngưỡng 80-100 triệu đồng/m2. Khi quảng bá thông tin về đất ở Đông Anh, hầu hết dân môi giới đều khẳng định huyện này đang được quy hoạch lên quận.

Không chỉ ở TP Hà Nội mà các địa phương như Ninh Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng... cũng có hiện tượng sốt đất trong thời gian qua. Tại Ninh Bình, mới đây, UBND tỉnh có quyết định phê duyệt đồ án lập quy hoạch chung khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ở huyện Gia Viễn và Nho Quan. Cùng với đó, hàng loạt khu dân cư mới được cấp phép phát triển đã khiến giá đất tại nhiều khu vực tăng chóng mặt.

Nếu như thời điểm giữa năm 2020, đất nền tại khu Gia Thịnh (huyện Gia Viễn) dao động 400-600 triệu đồng/lô hơn 100 m2 thì hiện nay đã tăng tới 200%-300%. Con số này cũng khiến chính người dân địa phương bất ngờ. Hàng loạt cơ sở tư vấn nhà đất mọc lên, ôtô ra vào nườm nượp các khu dân cư ở Gia Thịnh để hỏi thăm giá đất, cò đất cũng xuất hiện nhiều hơn. Người dân địa phương cho biết thời điểm cuối tháng 2 và đầu tháng 3, giá đất tại đây bị thổi lên cao do có thông tin về dự án khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình vừa được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt quy hoạch.

Ở tỉnh Bắc Giang, theo một người môi giới nhà đất tại khu vực Lan Mẫu và Yên Sơn (huyện Lục Nam), giá đất khu vực này có nơi đã tăng nhiều lần so với trước đó, hiện được rao với mức 20-30 triệu đồng/m2, có lô được thổi giá lên tới 40 triệu đồng/m2. Đáng chú ý, việc mua bán sang tay diễn ra rất nhanh để hưởng chênh lệch cả trăm triệu đồng/lô. Tình trạng này cũng đang diễn ra tại các thôn Chiền, Si, Nội của xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng - nơi gần các KCN Song Khê - Nội Hoàng, Vân Trung.

Tại tỉnh Quảng Trị, thời gian qua, tình trạng mua bán đất diễn ra khá rầm rộ tại khu vực dự kiến triển khai thực hiện dự án xây dựng Cảng Hàng không Quảng Trị ở xã Gio Quang, huyện Gio Linh. Hằng ngày, có rất nhiều người đến các khu vực này để giao dịch mua bán, giá đất vì thế được "đẩy" lên từng ngày.

Ông Lê Văn Thông, Chủ tịch UBND xã Gio Quang, cho hay việc mua bán đất "đón" dự án xây dựng sân bay diễn ra trên địa bàn khoảng 1 năm trở lại đây và trở nên rầm rộ từ sau Tết nguyên đán. Hiện ở 4 thôn Trúc Lâm, Tân Kỳ, Vinh Quang Thượng, Vinh Quang Hạ của xã Gio Quang, giá đất đang tăng cao. Qua nắm bắt thông tin, được biết giá đất đã tăng lên 300 - 400 triệu đồng mỗi lô diện tích 1,5 ha. Ngay cả đất sản xuất đã cấp cho các hộ dân tái định cư cũng được đẩy giá lên 1,5 - 1,7 tỉ đồng cho 3.000 m2, dù khu vực này cách vị trí dự kiến xây dựng sân bay... hơn 2 km.

Sốt vì dự án ngàn tỉ

Khoảng 1 tháng trở lại đây, khi hay tin Sun Group sẽ khởi công dự án nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí lên tới 10.000 tỉ đồng tại Vườn Quốc gia Bến En, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, giá đất tại địa phương này đã nhảy vọt, tăng theo cấp số nhân. Giới buôn bán đất lùng sục khắp các xã Hải Long, Hải Vân, Xuân Thái - những nơi nằm trong quy hoạch - để "săn" đất. Không chỉ đất ở mà đất rừng hay đất ruộng họ đều mua.

Anh Chu Đình Đức, một người dân xã Xuân Thái, cho biết trước đây, một mảnh đất 2.000-2.500 m2 (trong đó có 400 m2 đất ở, còn lại là đất rừng) chỉ khoảng 150-200 triệu đồng thì nay đã tăng lên 2-3 tỉ đồng, thậm chí còn cao hơn.
Giá đất tăng sẽ khiến GDP tăng ngoạn mục luôn, tuyệt vời, năm nay GDP VN vượt 1000 tỏi Mẽo.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
22,999
Động cơ
398,613 Mã lực
Rất nhiều cái khó hiểu thời hậu Covid. Hy vọng sớm ổn định để làm ăn sinh sống
 

Messi33

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-767444
Ngày cấp bằng
18/3/21
Số km
357
Động cơ
45,261 Mã lực
Tuổi
37
Sốt đất quê là cách giúp nhà nước xóa đói giảm nghèo nhanh nhất, kích cầu tiêu dùng tốt nhất khi dân TP mang tiền về quê cho dân tiêu, xây sửa nhà cửa, mua sắm tiện nghi sinh hoạt, mua chung cư HN cho con cháu lên học ĐH. Ko sốt đất thì các vùng quê làm gì có cơ hội cầm tiền tỉ từ bán đất ??

Covid cũng có cái tích cực cái hay của nó. Tuy làm tầng lớp trung lưu làm công ăn lương, buôn bán kd vừa và nhỏ ở TP nghèo đi nhưng lại giúp các vùng quê giàu lên, xóa bớt chênh lệch XH.
 

dogolegia

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-413488
Ngày cấp bằng
29/3/16
Số km
4,658
Động cơ
247,368 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Hà Nội
Website
dogolegia.vn

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,192
Động cơ
3,844,953 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ ơi nội thất mình cũng ảnh hưởng gián tiếp cụ nhề
Em nghe báo chí nói xuất khẩu đồ gỗ đạt mức kỷ lục! Trong nước thì dân mua bán nhà cũng rầm rộ thì đồ gỗ, nội thất ... cũng có cơ hội làm ăn tốt chứ ạ!
 

VietSonic

Xe tăng
Biển số
OF-812
Ngày cấp bằng
18/7/06
Số km
1,345
Động cơ
591,675 Mã lực
Website
everagon.com
Cu em họ em làm sắt, inox ở Trâu Quỳ, cũng kêu như vạc vì gần nửa năm ko có khách mấy, ít nhà xây dựng nên nhu cầu làm đồ này cũng giảm mặc dù ở ngay khu ĐH Nông nghiêpk.
 
Biển số
OF-709814
Ngày cấp bằng
8/12/19
Số km
673
Động cơ
7,538 Mã lực
Em nghe báo chí nói xuất khẩu đồ gỗ đạt mức kỷ lục! Trong nước thì dân mua bán nhà cũng rầm rộ thì đồ gỗ, nội thất ... cũng có cơ hội làm ăn tốt chứ ạ!
Đầu cơ đất nền vứt đấy thôi cụ. Thậm chí người mua nhà để ở sẽ khó hơn vì giá cao, thì ảnh hưởng xấu đến xây dựng, nội thất chứ
 

toyota219

Xe điện
Biển số
OF-645333
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
2,928
Động cơ
152,058 Mã lực
Tuổi
38
Em thấy cả TG in tiền, sản suất hàng thiết íu- còn lại xìu xìu ểnh ểnh, tiêu dùng cũng không quá mạnh tay...Nên BĐS tuỳ vùng tăng là bthuong. Mà có nhìu người đâm 100% hay hơn vào đó đến khi cần tiêu dùng thì lại chạy vòng. Gặp khôn vậy em toàn từ chối, chỉ ra nganhang hay bốc bát. E suy nghĩ 1 2 năm nữa nhìu cái hay lắm, chờ thôi.
 

Keep trying be better

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-745781
Ngày cấp bằng
9/10/20
Số km
188
Động cơ
59,429 Mã lực
Tuổi
29
Em nghĩ đất quê sẽ không bền, bong bóng sẽ sớm xẹp. Ai nhanh nhạy thoát kịp đi mua đất SG HN thì mới đổi vận được.
Rất nhanh thôi khi con sóng qua đi, chỉ những vùng có nhu cầu ở thật hoặc có thể khai thác cho dòng tiền mới giữ được giá
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
12,472
Động cơ
661,853 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Taxi công nghệ khu nhà e thấy tập trung tán gẫu suốt. Tuy nhiên đi ngoài đường e vẫn thấy rất nhiều xe công nghệ mới đăng ký. Khách khéo phải giảm 1/2 so với trước dịch ấy chứ.
 

ok.

Xe tăng
Biển số
OF-396393
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
1,299
Động cơ
247,955 Mã lực
Tuổi
34
Taxi công nghệ khu nhà e thấy tập trung tán gẫu suốt. Tuy nhiên đi ngoài đường e vẫn thấy rất nhiều xe công nghệ mới đăng ký. Khách khéo phải giảm 1/2 so với trước dịch ấy chứ.

Vòng tròn luẩn quẩn thôi bác, tinh hoa bán không mãnh liệt thì lại dỗi bô cơ chế, anh cơ chế lại nựng bằng cách bảo banh ép người tiêu dùng mua trả góp cho đẳng cấp......người tiêu dùng vốn đã không nghề ngỗng, lại bị cái thói hoa tinh làm ít đơm nhiều nó nhiễm cmn vào đầu rồi....chả biết làm gì cho ra xèng lại nghĩ quẩn làm áp dịch vụ xe hoặc huy động góp xe...làm áp hay huy động thì banh nó lại chờ sẵn.....

Cứ thế tiền nó xoay vòng tạo tăng trưởng, còn các loại khách thì hết xèng òi nên cánh mua trả góp cho mãnh liệt thì lại ngồi bàn chuyện tinh hoa & xậu nớ lại increase. ;))

Đây gọi là nền kinh tế ưu tiên. :))
 

dogolegia

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-413488
Ngày cấp bằng
29/3/16
Số km
4,658
Động cơ
247,368 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Hà Nội
Website
dogolegia.vn
Em nghe báo chí nói xuất khẩu đồ gỗ đạt mức kỷ lục! Trong nước thì dân mua bán nhà cũng rầm rộ thì đồ gỗ, nội thất ... cũng có cơ hội làm ăn tốt chứ ạ!
Chắc xuất khẩu tốt cụ nhỉ, thế cũng mừng cụ ạ. Trong nước thì bất động sản tăng ạ, là tăng đất ạ, còn chung cư mua bán thấp cụ ạ. Khách đặt đồ cũng giảm quá nhiều cụ ạ. Năm ngoái khách hàng toàn thấy các nhà giàu hẳn cụ ạ, nên có tiền mua đồ gỗ thôi. Còn tầm vừa vừa giảm nhiều lắm ạ.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,192
Động cơ
3,844,953 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bất động sản 'sôi sục' khắp nơi: Cẩn trọng với những cơn sốt đất ảo
Giá bất động sản đang tăng chóng mặt, trung bình tăng 10%; có những dự án tăng 20 - 30% so với thời điểm trước tết. Nhiều nơi người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất; tiền gửi ngân hàng cũng được rút ra để đi đầu tư.

Tránh chạy theo cơn sốt đất kẻo tiền mất, tật mang

Giới chuyên gia bất động sản (BĐS) cho rằng, từ lực đẩy tăng giá quý IV/2020, "sóng tăng giá" BĐS đang được đẩy lên rất cao. Có những dự án tăng 20 - 30% so với thời điểm trước tết. Một vài dự án được gọi là dành cho giới “thượng lưu” có giá hàng trăm triệu đồng/m2, thậm chí có nơi, có địa phương xảy ra sốt ảo cục bộ.

Điển hình tại Hà Nội, cuối năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, đất khu vực Hoài Đức, Đan Phượng đột nhiên rầm rộ lên cơn sốt; hay khu vực xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, nơi dự kiến sẽ được định hướng xây dựng các khu đô thị mới, được biết chỉ sau một tuần giá đất đã tăng gấp đôi. Đất không chỉ dự án của các doanh nghiệp lớn mà ngay cả đất làng cũng lao vào cuộc chơi này. Giá đất ngoại ô đã bị đẩy lên một mặt bằng giá mới.

Một khảo sát mới đây của kênh thông tin Batdongsan.com.vn cho biết, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh, trước việc UBND TP. Hồ Chí Minh phê duyệt nâng cấp mở rộng và xây mới một loạt tuyến đường giao thông đã khiến giá đất ở huyện này tăng lên không ngừng.

Bên cạnh thông tin quy hoạch đô thị, xây mới các tuyến đường giao thông mới, thông tin quy hoạch, xây dựng sân bay gần đây đang gây ra cơn sốt đất ở nhiều địa phương trên cả nước.

Điển hình tại xã An Khương, Tân Lợi huyện Hớn Quản (Bình Phước), trước tin đồn quy hoạch đất tại địa phương để xây sân bay Téc-Ních, ngay lập tức giá BĐS nơi đây sôi động và nhảy giá theo từng ngày. Hay tại xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) cơn sốt đất bùng lên, nhất là từ khi các cơ quan chức năng thông báo Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho sử dụng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 để xây dựng cảng hàng không Phan Thiết, dự án sẽ khởi công xây dựng trong tháng 3. Ngay lập tức, thông tin này đã khuấy động thị trường BĐS quanh khu vực này.

Giới chuyên gia BĐS cho rằng, sốt đất là hiện tượng giá đất tăng với một tốc độ đột biến trên diện rộng trong thời gian ngắn. Đa phần các cơn sốt đất xuất phát từ hiệu ứng đám đông khi nhiều cá nhân có nhu cầu mua và làm đẩy giá lên cao do nguồn cung có hạn.

Cẩn trọng khi đầu tư vào đất nền

Nhận định về cơn sốt dịch chuyển đầu tư đất nền từ khu vực nội thành sang các khu vực vùng ven, bà Nguyễn Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Bộ phận định giá và Tư vấn Tài chính Savills Hà Nội, cho biết: “Quỹ đất khu vực nội thành đang dần hạn hẹp và thủ tục pháp lý đầu tư còn phức tạp, làm giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đang có không ít các dự án đang dần phát triển tại các khu vực ngoại thành và các tỉnh lân cận, với cơ sở hạ tầng tốt hơn, tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư với đất nền. Do đó, khi thị trường đất nền ghi nhận có nhiều mức giá, nhà đầu tư cần có khả năng so sánh, định giá và đánh giá đúng giá trị của lô đất nền”.

Theo bà Vân, trên bình diện định giá một tài sản đất nền, có hai tình huống đặt ra cho các nhà đầu tư bao gồm: Làm thế nào xác định giá trị của một dự án phát triển đất nền ở khu vực ngoại thành có quy mô diện tích trên 1000m2 đã có phê duyệt quy hoạch và đã hoàn thành nghĩa vụ về tiền sử dụng đất? Làm thế nào xác định giá trị của một lô đất ở nhỏ lẻ với diện tích thông thường dưới 100m2 nằm bên ngoài khu đô thị mới ở khu vực ngoai thành?

Đối với tình huống số 1, có thể áp dụng hai phương pháp xác định giá trị như sau. Thứ nhất, là phương pháp so sánh. Để xác định giá trị từ phương pháp so sánh, người định giá phải tìm được ít nhất 3 so sánh trên thị trường tương đồng về quy mô diện tích, vị trí, phê duyệt phát triển, thời hạn sử dụng đất... Sau đó, tiến hành điều chỉnh các khác biệt dựa trên các yếu tố kể trên và lập luận các điều chỉnh dựa trên các bằng chứng thị trường. Từ đó quy ra được giá trị trên một mét vuông đất xác định.

Thứ hai, là phương pháp giá trị đất thặng dư. Dựa vào phê duyệt phát triển, chúng ta sẽ giả định các doanh thu và chi phí ước tính liên quan đến việc phát triển dự án để xác định giá trị đất thặng dư. Theo đó, đối với ước tính doanh thu, người định giá sẽ phải xác định giá bán, tỷ lệ tăng giá, lịch thu tiền, tốc độ bán dựa trên các dữ liệu thị trường của các dự án tương đồng đang chào bán trên thị trường.

Đối với ước tính chi phí, người định giá phải xác định đơn giá xây dựng trên đơn vị, thời gian xây dựng, tỷ lệ lạm phát, chi phí lãi vay các số liệu này cũng được ước tính theo dữ liệu thị trường… Từ đó, chúng ta sẽ so sánh giá trị ước tính từ hai phương pháp định giá để xác định giá trị thị trường của dự án này.

Đối với tình huống số 2, do giao dịch đối với các diện tích đất nhỏ lẻ khá phổ biến trên thị trường nên phương pháp so sánh được áp dụng. Đối với những khu vực có hiện tượng tăng giá ảo, người định giá cần kiểm tra và xác định dựa trên các giao dịch thực thay vị dựa trên các giá chào trên thị trường do giá chào thường bị đẩy lên khá cao.

Ngoài ra, người định giá cần phải so sánh với các lô đất tương tự cũng nằm bên ngoài các khu đô thị mới phát triển thay vì so sánh với giá đất ở đang chào bán trong khu đô thị cho dù có nằm ngay sát bên. Vì để đạt được đơn giá đất ở cao trong khu đô thị, thì chủ đầu tư của các đô thị lớn này đã phải bỏ ra các chi phí rất lớn về phát triển hạ tầng và tiện ích đồng bộ chưa kể đến các chi phí liên quan đến phê duyệt dự án.

Trên thực tế, có không ít người mua đất nền ở ngoại thành không căn cứ vào giá trị thực. Về dài hạn, khi dòng tiền tiếp tục có xu hướng đổ về thị trường đất nền, nhà đầu tư cần tránh vội vàng và có quyết định phù hợp sau khi cân nhắc các yếu tố quan trọng về giá trị tài sản và tránh tâm lý đám đông./.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,192
Động cơ
3,844,953 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lãi suất tiết kiệm có thể sớm tăng trở lại?

SSI Research đánh giá lãi suất huy động có thể nhích tăng từ cuối quý II khi hoạt động kinh tế sôi động hơn.

Theo báo cáo mới nhất từ Công ty Chứng khoán SSI, từ đầu tháng 3 đến nay, một số ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi với khách hàng cá nhân từ 0,1-0,4 điểm phần trăm nhưng vẫn giữ nguyên lãi suất với khách hàng tổ chức. SSI cho rằng lãi suất tiền gửi và cho vay sẽ vẫn ổn định trong quý I, đầu quý II và có thể nhích tăng từ cuối quý II khi nhu cầu tín dụng tăng.

Vào đầu tháng 3, Công ty chứng khoán Bảo Việt cũng cho rằng lãi suất huy động có thể tăng trong bối cảnh dịch bệnh có dấu hiệu được kiểm soát, việc tiêm vaccine chuẩn bị được triển khai và lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại.

Theo khảo sát của VnExpress, diễn biến lãi suất từ đầu tháng 3 tới nay có sự trái chiều giữa các nhà băng, nhưng xu thế chủ đạo vẫn là giảm. Bên cạnh nhiều nhà băng giảm thêm lãi suất tiết kiệm, một vài đơn vị như Techcombank, Sacombank, VPBank hay SeABank đã tăng lãi suất huy động từ khách hàng cá nhân.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top