Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
32,964
Động cơ
3,835,981 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lãi suất tiết kiệm có thể sớm tăng trở lại?

SSI Research đánh giá lãi suất huy động có thể nhích tăng từ cuối quý II khi hoạt động kinh tế sôi động hơn.

Theo báo cáo mới nhất từ Công ty Chứng khoán SSI, từ đầu tháng 3 đến nay, một số ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi với khách hàng cá nhân từ 0,1-0,4 điểm phần trăm nhưng vẫn giữ nguyên lãi suất với khách hàng tổ chức. SSI cho rằng lãi suất tiền gửi và cho vay sẽ vẫn ổn định trong quý I, đầu quý II và có thể nhích tăng từ cuối quý II khi nhu cầu tín dụng tăng.

Vào đầu tháng 3, Công ty chứng khoán Bảo Việt cũng cho rằng lãi suất huy động có thể tăng trong bối cảnh dịch bệnh có dấu hiệu được kiểm soát, việc tiêm vaccine chuẩn bị được triển khai và lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại.

Theo khảo sát của VnExpress, diễn biến lãi suất từ đầu tháng 3 tới nay có sự trái chiều giữa các nhà băng, nhưng xu thế chủ đạo vẫn là giảm. Bên cạnh nhiều nhà băng giảm thêm lãi suất tiết kiệm, một vài đơn vị như Techcombank, Sacombank, VPBank hay SeABank đã tăng lãi suất huy động từ khách hàng cá nhân.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
32,964
Động cơ
3,835,981 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao đao giữa “muôn trùng vòng vây” chi phí
Bị bủa vây bởi "muôn trùng" chi phí như cước phí vận chuyển, phí dịch vụ tại cảng... nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang rơi vào khó khăn...

XUẤT - NHẬP ĐỀU KHÓ

Liên tục mấy tháng nay, mỗi container tiêu xuất cho khách hàng ở châu Âu, công ty B. ở Tp.HCM luôn mất phải chấp nhận giá 8.000 – 9.000 đô la Mỹ tiền cước vận chuyển quốc tế. Có những đơn hàng gấp, công ty còn phải chi đến 10.000 đô la Mỹ/container để đi hàng.

Lúc cuộc khủng hoảng thiếu vỏ container chưa diễn ra, cùng quãng đường đó, cước vận chuyển chỉ đâu đó khoảng 1.000 đô la Mỹ . Trong khi hợp đồng mà Công ty này vừa tái ký với khách hàng vào tháng 10/2020 với các điều khoản bán hàng là giá bán đã bao gồm giá tiền hàng và tiền cước vận chuyển. Với mức cước vận chuyển tăng "phi mã" như trên, Công ty B. đang ở tình trạng "xuất thì lỗ mà không xuất thì khổ".

Không phải chịu mức tăng gấp cả chục lần như Công ty B. nhờ đi tuyến ngắn hơn nhưng các lô hàng xuất thời gian vừa qua của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phân phối Sài Gòn cũng bị ảnh hưởng không ít. Ở lô hàng mới nhất đi Qatar, container 20 feet chứa trái cây các loại của công ty này phải trả 1.500 đô la Mỹ tiền cước, trong khi giá bình thường chỉ dao động từ 800 đến 1.200 đô la Mỹ. Và để đi được hàng, công ty đã phải chờ rất lâu, cả tháng trời mới có container đóng hàng.

Đây chỉ là hai trong số rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng thiếu vỏ container đang diễn ra trên thế giới. Giá cước vận tải, tuỳ tuyến đường dài, ngắn, tuỳ thị trường mà mức tăng có thể từ một lần đến chục lần so với thời điểm chưa có khủng hoảng, nhất là giai đoạn thị trường xuất khẩu sụt giảm mạnh khi dịch Covid-19 mới bắt đầu bùng phát đầu 2020. Bên cạnh đó, việc giao hàng cũng bị trì hoãn, kéo dài.

Tuy nhiên, không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu bị ảnh hưởng mà các công ty nhập hàng cũng chịu tác động không ít. Đơn giản là các hãng tàu ưu tiên vỏ container cho hàng xuất từ Việt Nam (đưa hàng đi và quay lại ngay) hơn chờ để đưa hàng nhập về.

Ông Võ Thanh Tú, Giám đốc Công ty ONEX Logistics, một đơn vị làm dịch vụ hải quan cho biết: rất nhiều khách hàng của công ty ông rơi vào tình cảnh này. Có doanh nghiệp nhập gạch từ Ấn Độ, cước hồi tháng 9/2020 cho mỗi container là 390 đô la Mỹ, thì ở đợt nhập hàng hồi tháng 2/2021 đã vọt lên 650 đô la Mỹ/container. Đã vậy, đặt chỗ (booking) với hàng tàu cũng mất vài lần, cứ xác nhận lại hủy vì không có container.

Giá cước vận chuyển tăng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đóng thuế nhiều hơn. Bởi lẽ, các loại thuế của hàng nhập khẩu tính theo giá CIF, gồm giá bán cộng phí bảo hiểm quốc tế cộng phí vận chuyển.

Giữa tình cảnh này, doanh nghiệp lại nhận thêm một thông tin mới. Đó là từ 1/4, phí dịch vụ tại cảng Cát Lái, cảng xuất và nhập khẩu hàng chính của các doanh nghiệp phía Nam, sẽ tăng thêm từ vài phần trăm đến vài chục phần trăm (tùy loại container hàng khô hoặc lạnh) so với giá hiện hành. Trong đó, mức tăng phí dịch vụ với các loại container hàng lạnh ở mức cao nhất, có thể lên đến 30% so với trước.

Theo tính toán của các doanh nghiệp, với biểu giá mới, mỗi container hàng nhập về, trong trường hợp luồng vàng và phải bốc container chuyển bãi để kiểm hóa, thêm quá thời hạn ở bãi… thì số tiền tăng thêm lên tới 10%. Con số tuyệt đối của từng container có thể không nhiều nhưng nhiều container thì lại là con số không nhỏ.

CHI PHÍ TĂNG, HỨNG KHỞI GIẢM

Báo cáo PMI ngành sản xuất Việt Nam do IHS Markit công bố hồi đầu tháng 3 cho biết, chỉ số này đã tăng từ 51,3 của tháng 1/2021 lên 51,6 trong tháng 2/2021. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp, "sức khỏe" của lĩnh vực sản xuất đã mạnh lên sau khi xuống dưới ngưỡng trung tính (50 điểm) vào tháng 11/2020. Tuy nhiên, niềm tin kinh doanh tiếp tục giảm với các lo ngại về ảnh hưởng tiếp tục của đại dịch Covid-19.

IHS Markit cho biết, từ dữ liệu được lấy trong tháng 2 có thể thấy số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng (và tăng sáu tháng liên tiếp) và qua đó đẩy sản lượng tăng trở lại. Việc làm theo đó cũng đã tăng lần thứ hai trong ba tháng.

Nhưng, điều cũng đồng thời thấy là thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục bị kéo dài. Nguyên nhân là thiếu container chuyển hàng và nhu cầu nguyên vật liệu của thế giới vượt quá khả năng cung cấp.

Những mất cân bằng này tiếp tục làm chi phí đầu vào tăng mạnh trong tháng 2. Mức tăng giá đầu vào, được đánh giá nhanh hơn mức trung bình của lịch sử khảo sát mười năm qua. Các nhà sản xuất đối phó với chi phí đầu vào tăng bằng cách tăng tương ứng giá bán hàng. Tuy nhiên, mức tăng giá chỉ là nhẹ, và là chậm nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.

Bà Trần Thị Trang Như, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phân phối Sài Gòn, chia sẻ: "Giá cước vận chuyển tăng đã khiến các khách hàng của chúng tôi chịu áp lực về việc phải tăng giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, điều này không dễ bởi chính khách hàng của khách hàng này cũng đang thắt chặt chi tiêu, cắt giảm những mặt hàng không phải quá thiết yếu khi kinh tế khó khăn. Hệ quả là họ cũng sẽ giảm mua hàng từ chúng tôi".

Năm 2020, doanh thu của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phân phối Sài Gòn đã giảm khá mạnh khi nhiều trong số 12 thị trường mà công ty này xuất khẩu giảm nhu cầu. Và từ đầu năm đến nay, cộng với tình trạng cước vận tải tăng, các thị trường còn lại cũng tiếp tục giảm thêm.

Vì vậy, công ty bà Như cũng đang phải tìm mọi cách để giảm thiểu thiệt hại. "Hiện tại, chúng tôi không chào hàng với quá nhiều khách mà chỉ tập trung vào các khách hàng đã gắn bó lâu năm và đang thực sự cần hàng để khách hiểu và chia sẻ những khó khăn về giá cả, thời gian giao hàng… Mục tiêu trước mắt là tồn tại", bà Như nói.

Chia sẻ vấn đề này, ông Võ Thanh Tú, cho biết: chỉ riêng ở mảng nhập khẩu, khi chi phí tăng thì người tiêu dùng cuối sẽ là người chịu tác động trực tiếp. Điều này, trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, thu nhập của người dân sụt giảm, sẽ làm cho sức mua đã thấp lại càng khó hồi phục. Và khi đó, chính doanh nghiệp lại là người chịu hệ quả.
 

kingkong9000

Xe máy
Biển số
OF-761799
Ngày cấp bằng
4/3/21
Số km
93
Động cơ
43,640 Mã lực
Tuổi
34
Em thấy cụ nào bảo BĐS giảm giá rồi kêu gọi mọi người nên đổ tiền vào đất là toàn trật lất hết. Đất chỗ em vẫn tăng từng ngày.
làm sao giảm được bác, khi mà kinh doanh kém, bank giảm, thì người ta dồn vào đất thôi, thì phải tăng chứ
 

kingkong9000

Xe máy
Biển số
OF-761799
Ngày cấp bằng
4/3/21
Số km
93
Động cơ
43,640 Mã lực
Tuổi
34
Lãi suất tiết kiệm có thể sớm tăng trở lại?

SSI Research đánh giá lãi suất huy động có thể nhích tăng từ cuối quý II khi hoạt động kinh tế sôi động hơn.

Theo báo cáo mới nhất từ Công ty Chứng khoán SSI, từ đầu tháng 3 đến nay, một số ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi với khách hàng cá nhân từ 0,1-0,4 điểm phần trăm nhưng vẫn giữ nguyên lãi suất với khách hàng tổ chức. SSI cho rằng lãi suất tiền gửi và cho vay sẽ vẫn ổn định trong quý I, đầu quý II và có thể nhích tăng từ cuối quý II khi nhu cầu tín dụng tăng.

Vào đầu tháng 3, Công ty chứng khoán Bảo Việt cũng cho rằng lãi suất huy động có thể tăng trong bối cảnh dịch bệnh có dấu hiệu được kiểm soát, việc tiêm vaccine chuẩn bị được triển khai và lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại.

Theo khảo sát của VnExpress, diễn biến lãi suất từ đầu tháng 3 tới nay có sự trái chiều giữa các nhà băng, nhưng xu thế chủ đạo vẫn là giảm. Bên cạnh nhiều nhà băng giảm thêm lãi suất tiết kiệm, một vài đơn vị như Techcombank, Sacombank, VPBank hay SeABank đã tăng lãi suất huy động từ khách hàng cá nhân.
có thể thôi, bây giờ em thấy rút ra rất nhiều
 

tienaka

Xe container
Biển số
OF-440445
Ngày cấp bằng
27/7/16
Số km
5,012
Động cơ
264,783 Mã lực
Nơi ở
đang load
tiền cả thế giới bơm ra, dùng cái in được mua tài sản thật.
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,724
Động cơ
226,889 Mã lực
Tình hình kinh doanh dịch vụ du lịch chắc sẽ còn khó khăn trong nhiều năm nữa. Nếu chỉ phục vụ khách trong nước thì cung vượt quá cầu

Ồ ạt rao bán khách sạn ở Nha Trang

Lượng khách đến Nha Trang giảm đến 80% so với thời điểm trước dịch Covid-19. Nhiều khách sạn, cơ sở lưu trú ngưng hoạt động, thậm chí phải rao bán cắt lỗ hàng chục tỷ.

Giảm giá 20-30% vẫn không có người mua

Anh Phú lý giải, thời điểm trước dịch Covid-19 đất để xây khách sạn ở Nha Trang là một món hàng "hot" thật sự.

“Giai đoạn 2016-2018, nếu một sale bất động sản gom được mảnh đất rộng từ 150-300 m2 ở trung tâm TP Nha Trang thì có thể kiếm hàng trăm triệu tiền môi giới, hoa hồng. Bởi đất diện tích lớn xây được khách sạn cao tầng lúc đó rất sốt. Người có tiền chỉ cần đất rộng, vị trí gần biển để xây khách sạn, còn lại ít quan tâm giá cả cao thấp nên giá trị bị đẩy lên rất cao”, anh Phú thổ lộ.

Tuy nhiên, sau khi dịch Covid-19 bùng phát thì tình hình ngược lại. Hiện, tỷ lệ người bán khách sạn, đất khách sạn ở Nha Trang nhiều hơn người đi mua.

Anh Hoàng Văn Tiến (ngụ Hà Nội) cho biết đầu năm 2021, anh quyết định bán khách sạn vì không còn khả năng cầm cự thêm.

“Khách sạn tôi đưa vào sử dụng giữa năm 2020. Lúc đó để xây dựng, gia đình phải vay ngân hàng 50 tỷ đồng. Khi dịch lần 2 ập đến cũng là lúc khách sạn vừa đưa vào sử dụng. Công suất phòng nhiều tháng không quá 10%, việc kinh doanh khó khăn khiến mình phải bán để bù lỗ và lãi vay ngân hàng lâu nay”, anh Tiến cho biết.

Khách sạn của anh Tiến cao 21 tầng, cách biển khoảng 100 m chỉ có giá 85 tỷ đồng. "Trước dịch vị trí của khách sạn của tôi không dưới 120 tỷ, giá hiện nay đã giảm rất sâu nhưng vẫn khó bán”, anh Tiến cho hay.

Liên lạc với người tên H. đang rao bán khách sạn trên đường Trần Quang Khải, phường Lộc Thọ, TP Nha Trang. Anh này cho biết khách sạn của mình sắp hoàn công nhưng quyết định bán để bù tiền lỗ và tiền vay ngân hàng.

“Công ty có 2 khách sạn ở Nha Trang, nhưng vì dịch nên kinh doanh cầm chừng. Khách sạn kia đầu năm đến nay chỉ hoạt động khoảng 15% công suất. Cái còn lại sắp hoàn công chúng tôi buộc phải bán để trang trải và bù lỗ cho khách sạn còn lại cũng là để cầm cự chờ thị trường du lịch khởi sắc”, anh H. nói và cho biết khách sạn của mình cao 20 tầng, có 70 phòng nhưng chỉ rao bán giá 90 tỷ, có thương lượng.

Anh H. cũng cho biết mình rao bán khách sạn 10 ngày nay mà chưa có khách hàng nào đến hỏi mua.

Theo bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Phó giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa, đến nay đã có khoảng 100 khách sạn, cơ sở lưu trú trên địa bàn xin tạm ngưng hoạt động. "Các chủ cơ sở này cho biết họ tạm ngưng hoạt động để giảm chi phí, cắt lỗ và để chờ thị trường du lịch ấm dần lên mới hoạt động trở lại", bà Thanh cho biết.

Thời điểm để tái cấu trúc phân khúc nghỉ dưỡng

Theo một số môi giới bất động sản, khách sạn được rao bán ở Nha Trang có đủ các phân khúc từ nhà nghỉ đến tiêu chuẩn 3, 4 sao. Nhưng nhiều nhất vẫn là phân khúc khách sạn 2 sao, nhà nghỉ. Những sản phẩm ở phân khúc này có giá dao động 10-30 tỷ đồng.

“Nhiều người ít vốn nhưng cầm cố bất động sản vay ngân hàng xây nhà nghỉ, khách sạn. Nay thị trường du lịch đóng băng nên tiền gốc và lãi ngân hàng lớn, không cầm cự được phải rao bán. Phân khúc này giá rất mềm và giảm tới 30% giá trị so với thời điểm trước dịch, nhưng cũng ế ẩm”, một môi giới cho hay.

Qua khảo sát thì các khách sạn đang được rao bán tập trung ở các phường như: Lộc Thọ, Tân Lập, Xương Huân, Vĩnh Hòa. Đây là những phường nằm sát biển và từng là những khu vực tập trung đông du khách nhất của TP Nha Trang.

Trao đổi với Zing, ông Phan Việt Hoàng, Tổng thư ký Hội môi giới Bất động sản tỉnh Khánh Hòa, cho biết khó khăn về kinh tế, để cắt lỗ, giảm chi phí nên các chủ khách sạn, cơ sở lưu trú rao bán khách sạn là điều không thể tránh khỏi.

Theo ông Hoàng, giai đoạn 2015-2019 là thời kỳ hoàng kim của nghành du lịch và bất động sản Nha Trang. “Du lịch giai đoạn đó phát triển mạnh nên không ai bán khách sạn vì tần suất khai thác phòng, dịch vụ quá tốt”, ông nói.

Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay thị trường du lịch bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nên lượng khách quốc tế bị cắt đứt và khách nội địa lưu trú nhỏ giọt, trong khi chi phí để vận hành các khách sạn lại rất lớn. Lúc này buộc các chủ khách sạn, cơ sở lưu trú phải bán bớt hoặc chu thuê sang nhượng để giảm áp lực về kinh tế.

Tuy nhiên, theo ông Hoàng, nếu nhìn ở góc độ thị trường thì việc rao bán khách sạn là quy luật tự nhiên, diễn ra thường xuyên. "Còn nhìn ở góc độ tích cực thì việc ồ ạt rao bán khách sạn dịp này là thời điểm tốt để sàng lọc, tái cấu trúc lại phân khúc nghỉ dưỡng mà lâu nay đang bị thả nổi", ông Hoàng nhìn nhận.
 

greenkar

Xe tăng
Biển số
OF-27871
Ngày cấp bằng
25/1/09
Số km
1,313
Động cơ
498,135 Mã lực

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
32,964
Động cơ
3,835,981 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mới báo lãi cách đây hơn tháng đó cụ😁
Các hãng tàu bay tư nhân đòi vay 15 ngàn ty ưu đãi????
[/QUOTE]
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,724
Động cơ
226,889 Mã lực
Các hãng tàu bay tư nhân đòi vay 15 ngàn ty ưu đãi????
[/QUOTE]
Đợt này ko thấy CP có gói hỗ trợ nào cho DN nhỏ và nhân dân cụ nhỉ
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
32,964
Động cơ
3,835,981 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đợt này ko thấy CP có gói hỗ trợ nào cho DN nhỏ và nhân dân cụ nhỉ
[/QUOTE]
Nếu có chắc cũng chẳng ăn thua- giống như bác sỹ kê vài gói thực phẩm chức năng, động viên tinh thần thôi ah 😭
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,724
Động cơ
226,889 Mã lực
Hệ quả của việc in tiền nhiều dẫn đến lạm phát

Thị trường tài chính Thổ Nhĩ Kỳ đồng loạt lao dốc sau cú sốc sa thải Thống đốc NHTW

Các thị trường chứng khoán, trái phiếu và đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ đồng loạt lao dốc khi cú sốc sa thải Thống đốc NHTW châm ngòi cho lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ sắp bước vào giai đoạn biến động về tiền tệ một lần nữa.

Là một trong những đợt bán tháo mạnh nhất trong nhiều năm qua, chỉ số Borsa Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ mất hơn 9%, châm ngòi cho tình trạng ngắt mạch tự động. Đồng Lira cũng lao dốc hơn 9%, trong khi lợi suất trái phiếu bằng Lira và USD của Thổ Nhĩ Kỳ đồng loạt tăng vọt.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng bán cổ phiếu của các ngân hàng châu Âu có gắn với Thổ Nhĩ Kỳ. Banco Bilbao Vizcaya Argentaria SA của Tây Ban Nha – vốn sở hữu 50% cổ phần tại ngân hàng Garanti – sụt hơn 7%.

Tình trạng biến động trên các thị trường củng cố cho lo ngại rằng việc Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sa thải Thống đốc Naci Agbal sẽ đặt dấu chấm hết cho một kỷ nguyên chính sách tiền tệ chính thống – vốn là một yếu tố giúp khôi phục niềm tin của nhà đầu tư. Người kế nhiệm ông Agbal là Sahap Kavcioglu – một nhà bình luận và giảng viên đại học.

Ông Kavcioglu từ lâu đã chỉ trích những đợt nâng lãi suất dưới thời của Naci Agbal, bao gồm cả đợt nâng lãi suất mạnh hơn dự báo trong tuần trước.

“Quyết định thay thế Thống đốc NHTW là một cú tát vào niềm tin của nhà đầu tư ở Thổ Nhĩ Kỳ”, Adam Cole, Trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ tại RBCCapital Markets, cho hay. “Chẳng có gì ngạc nhiên, những tài sản tại châu Âu bị tác động mạnh nhất vì gần gũi về địa lý”.
B09ABFB8-CF4B-4615-B127-A2BC24271F99.jpeg


Quyết định sa thải Agbal của ông Erdogan đã làm nảy sinh lời đồn đại rằng Thổ Nhĩ Kỳ sắp giảm lãi suất một lần nữa. Trước thời của ông Agbal, nhà đầu tư thường xuyên chỉ trích cơ quan tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ vì nới lỏng chính sách quá nhanh, song lại chậm chạp trong việc đối phó với rủi ro, gần đây nhất là hồi tháng 8/2018 – thời điểm Lira mất 25% giá trị.

“Quyết định sa thải ông Agbal đã châm ngòi cho giai đoạn bất ổn về chính sách và dẫn tới những thách thức về thể chế và rủi ro về tình hình tài chính”, Madhavi Bokil và Dima Cvetkova, các chuyên viên phân tích tại Moody’s Investors Service, cho biết.

Dưới thời của ông Agbal từ tháng 11/2020, lãi suất đã tăng thêm tổng cộng 875 điểm cơ bản (bao gồm cả đợt nâng 200 điểm của tuần trước). Nhờ đó, dòng vốn nước ngoài đã trở lại với thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.

“Giông tố đã trở lại với thị trường Thổ Nhĩ Kỳ”, Stephen Innes, Trưởng bộ phận chiến lược toàn cầu tại Axicorp Financial Services Pty, cho hay. “Thị trường cảm thấy tràn trề hy vọng với sự bình thường về chính sách tiền tệ kể từ tháng 11/2020. Nhưng quyết định sa thải của Tổng thống Erdogan đã tạt gáo nước lạnh vào hy vọng đó”.

Các diễn biến chính trên thị trường

- Chỉ số Borsa Istanbul Banks – vốn có sở hữu nước ngoài khá lớn – lao dốc 9.9%.

- Lợi suất trái phiếu bằng Lira kỳ hạn 10 năm của Thổ Nhĩ Kỳ tăng 483 điểm cơ bản lên 18.89%.

- Lợi suất trái phiếu bằng USD kỳ hạn 10 năm tăng 138 điểm cơ bản lên 7.344%.

- Các hợp đồng hoán đổi tín dụng kỳ hạn 5 năm tăng kỷ lục lên 455 điểm cơ bản.
 

1234abcd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147762
Ngày cấp bằng
2/7/12
Số km
3,908
Động cơ
356,973 Mã lực
Giá tăng phi mã từ đầu năm đến nay.
 
Chỉnh sửa cuối:

IQ Man

Xe tải
Biển số
OF-428131
Ngày cấp bằng
7/6/16
Số km
242
Động cơ
218,810 Mã lực
Sốt đất quê là cách giúp nhà nước xóa đói giảm nghèo nhanh nhất, kích cầu tiêu dùng tốt nhất khi dân TP mang tiền về quê cho dân tiêu, xây sửa nhà cửa, mua sắm tiện nghi sinh hoạt, mua chung cư HN cho con cháu lên học ĐH. Ko sốt đất thì các vùng quê làm gì có cơ hội cầm tiền tỉ từ bán đất ??

Covid cũng có cái tích cực cái hay của nó. Tuy làm tầng lớp trung lưu làm công ăn lương, buôn bán kd vừa và nhỏ ở TP nghèo đi nhưng lại giúp các vùng quê giàu lên, xóa bớt chênh lệch XH.
Không có tiền tỷ đâu, toàn đặt cọc thôi cụ. Người xuống tiền cuối cùng có khi lại là dân quê :D.
Xong dùng mảnh đất đấy đi cắm ngân hàng, mà tiền của ngân hàng bơm ra lại chính là tiền tiết kiểm của nhân dân cần lao chứ ở đâu.
 

psy

Xe buýt
Biển số
OF-194729
Ngày cấp bằng
19/5/13
Số km
682
Động cơ
335,479 Mã lực
Em lại nghĩ ngược lại!
Thế hệ trẻ bây giờ nhiều người ảo tưởng hơn các thế hệ trước.
Trừ 1 số người mà phụ huynh có thể "chăm lo" để đến cả cuối đời mà không phá nhiều mà vẫn đủ sống,
Cũng trừ 1 số kiệt suất, không chỉ chăm chỉ học hành tử tế, còn biết nhậy bén, thu nhận thông tin tự làm và phát triển tốt,
Còn lại thì sống trong ảo tưởng, không hề tự biết mình, chẳng thấy được việc gì phù hợp với mình,...
Các thế hệ trước đã qua nghèo khó nên biết chăm lo cho cuộc sống, cho công việc, thường họ cũng biết việc gì mình làm được!
Em thông cảm được với các bạn ảo tưởng, vì em đang thấy hệ thống hỗ trợ định hướng nghề nghiệp đang mạnh về vỏ mà yếu về lõi, thị trường việc làm lại tăng trưởng nóng, nên thậm chí bậc cha mẹ còn ko kịp định hướng giúp con mình.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top