Hơn 22 triệu người bị giảm thu nhập vì Covid-19
Trong hơn 32 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19, hơn 69% bị giảm thu nhập, gần 40% giảm giờ làm và hàng triệu người phải tạm nghỉ.
Theo báo cáo Tổng cục Thống kê vừa công bố, tính đến tháng 12, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch, bao gồm bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,...
Trong số này, 69,2%, tương đương hơn 22,2 triệu người, bị giảm thu nhập; gần 40% phải giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và khoảng 14% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khu vực dịch vụ chịu tổn thất nặng nề nhất với 71,6% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng (64,7%) và nông, lâm nghiệp và thủy sản (26,4%).
Tính chung năm 2020, lực lượng lao động của Việt Nam giảm 1,2 triệu người còn 54,6 triệu. Trong giai đoạn 2016-2019, trung bình mỗi năm lực lượng lao động tăng 0,8%.
"Nếu lực lượng lao động năm nay duy trì tốc độ tăng như giai đoạn 2016-2019 và không có dịch, nền kinh tế sẽ có thêm 1,6 triệu lao động. Nói cách khác, Covid-19 có thể đã tước đi cơ hội tham gia thị trường lao động của 1,6 triệu người", Tổng cục Thống kê cho biết.
Trong hơn 32 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19, hơn 69% bị giảm thu nhập, gần 40% giảm giờ làm và hàng triệu người phải tạm nghỉ.
Theo báo cáo Tổng cục Thống kê vừa công bố, tính đến tháng 12, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch, bao gồm bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,...
Trong số này, 69,2%, tương đương hơn 22,2 triệu người, bị giảm thu nhập; gần 40% phải giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và khoảng 14% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khu vực dịch vụ chịu tổn thất nặng nề nhất với 71,6% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng (64,7%) và nông, lâm nghiệp và thủy sản (26,4%).
Tính chung năm 2020, lực lượng lao động của Việt Nam giảm 1,2 triệu người còn 54,6 triệu. Trong giai đoạn 2016-2019, trung bình mỗi năm lực lượng lao động tăng 0,8%.
"Nếu lực lượng lao động năm nay duy trì tốc độ tăng như giai đoạn 2016-2019 và không có dịch, nền kinh tế sẽ có thêm 1,6 triệu lao động. Nói cách khác, Covid-19 có thể đã tước đi cơ hội tham gia thị trường lao động của 1,6 triệu người", Tổng cục Thống kê cho biết.