VN dự đoán kiều hối năm nay chỉ sụt giảm ~17%
(mà năm 2019 nguồn kiều hối chính thức ~17 tỷ$) thì cũng không đến nỗi thê thảm lắm?!
Hậu Covid19 thì toàn cầu hóa kiểu cũ
(với chuỗi cung ứng dựa vào công xưởng TQ) sẽ thay đổi nhiều theo xu hướng khu vực hóa và hình thành chuỗi cung ứng dự phòng. Ngoài ra, VN hiện có 16 hiệp định FTA
(đáng kể nhất là CPTPP, EVFTA) thì vẫn là địa chỉ ưu tiên đầu tư trong 'làn sóng" DN phương Tây chạy khỏi TQ chứ nhỉ???
(TBKTSG Online) - Nguồn kiều hối chảy về Việt Nam trong năm 2020 được dự báo sẽ có thể giảm tới 17% so với năm 2019 do các ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 lên triển vọng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là những nền kinh tế có nguồn kiều hối chảy mạnh về Việt Nam trong những năm qua.
www.thesaigontimes.vn
Cụ cũng nhắc đến toàn cầu hóa kiểu cũ sẽ thay đổi - các hiệp định mà cụ đưa ra đã được ký kết trong định hình kinh tế thế giới " kiểu cũ " .
Cụ cũng đồng ý thế giới " hậu covid" sẽ hoàn toàn khác - nên những hiệp định đó , nếu còn tồn tại thì chưa chắc sẽ phát huy theo ý định ban đầu mà các quốc gia đã ký kết .
Trong bài em viết , em có nhắc đến khái niệm " Việt nam= Trung quốc +1 " trong khái niệm của giới đầu tư phuơng tây trước đây .Nói ngắn gọn , bọn nó xem Việt nam là điểm đến thuận lợi nhất khi di chuyển công xưởng khỏi Trung quốc vì " kiến trúc thượng tầng , đặc điểm lao động, cấu trúc dân số,văn hóa xã hội v.v. " có nét tuơng đồng với Trung quốc , nếu không muốn nói là giống Trung quốc nhất trong các nước châu á ... Điều quan trọng nữa là vị trí địa lý VN thuận tiện cho hàng hải và giáp ranh với trung quốc nên rất gần chuỗi nguyên liệu từ Trung quốc hay nói cách khác trong con mắt nhà đầu tư phuơng tây , Việt nam như " một Trung quốc nối dài " nếu xét về mặt đầu tư .
Cái họ sợ duy nhất , mà Việt nam cũng rất dè chừng là Thái độ cũa Mỹ đối với Việt nam . Đầu tư phương tây thấy " ưu điểm " của thị trường Việt thì dĩ nhiện Trung quốc cũng thấy - Cụ chắc không lạ khi thấy một "làn sóng" đầu tư Trung quốc vào Việt nam trước đây -và rất nhiều dự án chỉ là " hồn truơng ba, da hàng thịt " Và đó là lý do Mỹ đã " bắn tiếng" vài lần trong năm ngoái .
Nhưng đó là câu chuyện trước đây nằm trong cuộc giằng co thuơng chiến Mỹ- Hoa . Mọi chuyện vẫn còn có thể đẩy đưa " ngã giá " .
Hậu đại dịch sẽ khác , sẽ có chọn phe vì " sự sống còn " Con covid đã đẩy các cường quốc đến một ranh giới không thể lùi và khái niệm win-win solution đã lui vào dĩ vãng .
Trung quốc- như bao nhiêu lần trong lịch sử , chuyển lửa ra ngoài hay " tiện tay dắt dê" là nghề , Câu chuyện biển đông ngày càng khó đoán định và Việt Nam , nếu có chuyện xảy ra thì sẽ là " nạn nhân" bị cuốn vào đầu tiên
Đầu tư là câu chuyện dài tính bằng năm nên không ai mạo hiểm , và nói đến điều nầy thì phải quay lại xem " tư duy chống dịch " của Việt nam .
Nhà đầu tư chỉ biết quan tâm đến " lợi nhuận " họ không bao giờ quan tâm đến số người chết - cay nghiệt nhưng đó là thực tế .Họ sẽ bỏ tiền vô nơi nào chính phủ quan tâm đến kinh tế hơn nhân mạng vì như thế mới bảo toàn được đồng tiền của họ với nguy cơ thấp nhất .
Việt nam ngày xưa- ngoài ưu điểm mang tính " Trung quốc +1 " Việt nam còn một thế mạnh khác là " sự ổn định " .Và nhà đầu tư rất cần điều nầy .
Giờ thì , nếu phải chọn phe thì rất khó cho Việt nam, Tư duy chống dịch rất ưu Việt, nhân bản, nhưng vô hình chung nó triệt tiệu " sư ổn định " vận hành nền kinh tế ... những yếu tố bên trên họp lai sẽ sinh ra cộng hưởng tồi tệ làm nhà đầu tư sẽ quay lưng vì họ có nhiều lựa chọn khác ở nam á và đông nam á tốt hơn .
Em sorry chả, hôm nay em nói " chuyện Việt nam hơi nhiều " vì muốn trao đổi vài điều với cụ Caoxanh về góc nhìn của em trong hậu dịch . Đây sẽ là bài cuối cùng của em bàn luận liên quan đến tình hình Việt nam .