Sáng giờ tui đọc về Thụy Điển. Chưa biết họ thành công hay không, nhưng bây giờ VN nới lỏng tức là quay về áp dụng biện pháp của TD: trông cậy phần lớn vào ý thức của dân để giảm lây nhiễm.
Có 1 VD rất hay về tính tự giác của 1 cty lắp ráp/sửa chữa dân dụng gì đó không thiết yếu. Bình thường họ sẽ đi 2 người, thợ phụ chạy vặt. Giờ họ chỉ cho ông thợ chính đi làm luôn phần thợ phụ => vừa mắc, vừa lâu, bù lại đảm bảo giãn cách XH. Còn nếu việc nào bắt buộc phải 2 người đi thì sẽ xếp các team 2 người cố định thay vì thay ca như trước ==> lỡ có bị thì 2 ng đó bị với nhau, không lây dây chuyền.
Với việc sống chung với lũ, mấy cái này sẽ trở thành new normal. Ước gì VN làm được như vậy thì nới lỏng xong có lẽ mình cũng sẽ giảm bớt lây nhiễm 1 chút. VD như Trường Sinh, nếu đề phòng trước thì không có đến 70% nv lây như vậy.
Tuy nhiên là ở VN thì không thể trông đợi ai đứng ra làm vậy cả. Đơn giản là mình đang cạnh tranh bằng giá, làm cho lắm rồi đội giá lên, thằng kế bên không làm nó cướp sạch khách.
Thế nên là các bác ấy có muốn làm được vậy, vì có khi còn phải 2 năm nữa mới hết dịch, thì phải bỏ khối công sức ra hướng dẫn, tuyên truyền, viết luật (chế tài, khen thưởng), v.v... Chẳng những với công ty mà còn phải tuyên truyền để dân đổi cách sống ngàn đời nay. VD như bớt qua chơi hàng xóm, có qua thì tự đem ly theo

, ngồi đâu rửa tay đó, v.v...
Chứ nếu xác định VN bỏ hẳn khâu tự giác này thì chúng ta cũng nên xác định luôn là kinh tế sẽ còn đóng mở đóng mở dài dài, nguy cơ mở ra xong dính 1 quả như Sing rồi lại đóng là rất cao. Được cái các bác mình cảnh giác cao độ nên chắc không đến nỗi tăng 50 lần/tháng như vậy, tự an ủi.