Ơ hay. Các tỉnh vẫn đang cắp sách tới trường. Nghỉ là nghỉ thế nào. Nghỉ đến bao giờ.
Mạnh dạn online đi, tròn méo ntn sau này bổ túc thêm.
Chả nhẽ cả nước chờ 1 vài ông, rồi ông này hết thì ông kia dịch thì chờ nhau đến bao giờ.
Em nói thật nếu chỉ cần con mình đọc viết đc chứ k ham điểm thì học rất nhẹ nhàng, k phải sợ. Con em năm nay lớp 3, thâm niên 3 năm học online nhé, k nói suông.
Nhà cháu ủng hộ mạnh mẽ giáo dục phổ thông và đào tạo đại học chuyển mạnh mẽ sang học trực tuyến trong tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên cần 2 điểm chú ý:
1. Công bằng trong học trực tuyến: Không phải gia đình nào cũng có điều kiện trang bị máy tính, máy tính bảng, thiết bị chiếu màn hình lớn như TV, công cụ phần mềm đầy đủ… dẫn đến có sự khác biệt về lợi ích nhận được giữa các học sinh, sinh viên.
2. Có khó khăn trong việc triển khai học, thi trực tuyến cần khắc phục: Giáo trình, ngân hàng đề thi trực tuyến và hình thức giám sát thi, năng lực giáo viên giảng viên, trang thiết bị và trình độ ứng dụng của từng cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo, các điều kiện bên ngoài như băng thông, điểm kết nối mạng,…
Một số trường như ĐHBK Hà Nội có thể triển khai ngay học trực tuyến, nhưng đến khi thi trực tuyến lại vướng ở vấn đề giám sát thi thế nào để đảm bảo chất lượng, công bằng cho sinh viên.
Công cụ, thiết bị đã trang bị và tập huấn, tập dượt 2 năm qua việc dạy và học trực tuyến nhưng hầu hết giáo viên, giảng viên và người hỗ trợ (chuyên gia, bố mẹ) còn rất lúng túng. Mọi người (bao gồm cả cán bộ, công chức, viên chức nói chung hay giáo viên, giảng viên nói riêng) thì chát chít khá tốt với Zalo (thành trend), nhưng khá lúng túng, chật vật với các ứng dụng khác để dạy và học như Teams, Meeting hay Zoom, cách sử dụng lưu trữ dữ liệu đám mây, hay chuẩn trao đổi dữ liệu qua lại giữa người dạy và người học,…
Dạy và học trực tuyến thì cả người dạy và người học cần rất nhiều sự đầu tư và nhiều kỹ năng vừa cơ bản, vừa nâng cao. Rất khó triển khai cả nước trong tình hình hiện tại.