Một vài thông tin đáng lưu ý về đợt dịch này ở Hà Nam, để chúng ta có thể hình dung sơ qua về sách lược phòng dịch trong thời kỳ mới :
1-. Đã ngay lập tức có 600 cán bộ y tế của các tỉnh bạn, thêm lực lượng quân y đến hỗ trợ Hà Nam chống dịch.
Như vậy, tương lai có thể cả nước sẽ tổ chức lực lượng cơ động chống dịch. Tỉnh nào có dịch, khu vực nào có dịch thì lực lượng này sẽ đến hỗ trợ. Giải pháp này sẽ khắc phục được tình trạng yếu kém về y tế ở các địa phương, đồng thời giúp cắt giảm lực lượng thường trực phòng chống dịch tại các địa phương, chống quá tải về y tế.
2-. Hà Nam đang thực hiện đồng bộ 2 biện pháp: phong toả hẹp, nhưng xét nghiệm tầm soát diện rộng.
Em đánh giá đây thực sự là 1 giải pháp hay. Phong toả hẹp, để nhân dân ở các khu vực không bị phong toả có thể kinh doanh sản xuất sinh hoạt với trạng thái bình thường mới, mà vẫn đảm bảo kiểm soát dịch tốt.
Hai lưu ý là:
1-a. Hà Nam lần này chưa thể truy vết triệt để nguồn lây và các F1. Do vậy, áp dụng kinh nghiệm của Hà Nội khi có nhiều ca cộng đồng chưa rõ đường lây nhiễm, Hà Nam đã tiến hành xét nghiệm tầm soát diện rộng. Biện pháp này cũng đã được Sài Gòn và Bình Dương áp dụng. Trường hợp nguy cơ cao hơn, cần xét nghiệm 100% dân số toàn tỉnh.
1-b. Theo em biết, ngay khi có tin Hà Nam nổ dịch, tỉnh bạn Nam Định đã kích hoạt cơ chế phòng dịch cao độ, kiểm soát người ra vào từ Hà Nam ở mức độ cao hơn. Vì thế, dịch chưa lây sang Nam Định. Như vậy, trong tương lai, về cơ bản cần tạo những rào cản nhất định với địa phương có dịch. Điều này có thể hiểu một cách thô sơ là: phong toả tỉnh Hà Nam, nhưng ở mức độ mềm dẻo hơn để hạn chế các tác động tiêu cực đến hoạt động giao thương giữa Hà Nam và Nam Định.
3-. Ca đầu tiên đã cách ly tại nhà 21 ngày, 3 lần xét nghiệm âm tính. Dương tính 2 ngày sau khi hết cách ly. Và dịch bệnh hiện nay đã lây lan ra nhiều khu vực trong tỉnh Hà Nam.
Thực tế này chỉ ra 2 nghi vấn (Lưu ý rằng đây chỉ là nghi vấn, chưa đủ cơ sở để khẳng định):
3-a. Thứ nhất, về vấn đề xét nghiệm 3 lần âm tính và dương tính sau 25 ngày: có thể việc xét nghiệm hoặc kit xét nghiệm có vấn đề.
3-b. Ngày 17/9, bệnh nhân có triệu chứng ho sốt. Vậy mà tới ngày 19/9 mới đi viện xét nghiệm. Qua đó, có thể thấy nhận thức phòng dịch của một số đông người Việt Nam là chưa cao. Trong 2 ngày hết cách ly đó, bệnh nhân đã tiếp xúc và lây nhiễm thêm cho bao nhiêu người?! Đây có thể là 1 nguyên nhân gây ra tình trạng dịch bệnh lây lan rất bất ngờ.
Thêm nữa, số lượng bệnh nhân tăng đột biến có thể gợi ý cho thấy rằng ổ dịch này đã qua nhiều chu kỳ lây nhiễm. Vậy, hoàn toàn có thể đặt nghi vấn là dịch bệnh đã lây lan từ trước ngày 16/9 - là ngày bệnh nhân kết thúc cách ly tại nhà. Tức là bệnh nhân đã không tuân thủ đúng các biện pháp phòng chống lây lan dịch bệnh.
Nếu nghi vấn 3-b. này là đúng, cần đề xuất với chính phủ hủy bỏ giải pháp cách ly tại nhà. Yêu cầu cách ly tập trung 100% với đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao.
Về lâu dài, việc cách ly tại các doanh nghiệp cần bị hủy bỏ, yêu cầu cách ly tập trung nếu thấy doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu cách ly tại doanh nghiệp.
Tất nhiên, việc doanh nghiệp có 1 F0 và hàng trăm F1 mà yêu cầu cách ly tập trung F1 sẽ gây gián đoạn sản xuất, không phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới. Vì vậy, chỉ áp dụng hạn chế với các doanh nghiệp không làm tốt công tác phòng chống dịch