- Biển số
- OF-44565
- Ngày cấp bằng
- 26/8/09
- Số km
- 495
- Động cơ
- 513,167 Mã lực
Hải Phòng mở toang rồi. Chắc do chú phỉnh ép.
Giờ vẫn còn thiếu data đến mức người ta không chắc dám tiêm cho người trên 65 tuổi đấy bác.Tin cũ rích. Sau khi cơ quan y tế Anh, châu Âu, và WHO review lại, thì câu chuyện không phải là nửa liều hay đủ liều nữa rồi, mà là khoảng cách giữa hai mũi tiêm. Hiệu quả 82% nếu tiêm cách nhau 12 tuần.
là rau ở đó ko có ai mua, ế đầy đồng nên phải giải cứu đó cụ.Em ko hiểu tại sao phải giải cứu rau và nông sản trong khi chợ và siêu thị vẫn đc phép mở bán, người dân trong khu vực giãn cách hay ko giãn cách chỉ khác nhau ở hạn chế đi lại tiếp xúc, chứ việc ăn uống sinh hoạt, mua bán vẫn diễn ra bình thường, kể cả trong khu vực cách ly y tế thì đc tiếp tế lương thực....chứ có ai nhịn ăn vì dịch bệnh đâu mà phải giải cứu nhỉ ?
Chủ yếu là không xuất khẩu được cụ ạ. Tiêu thụ trong nước chỉ tầm 30-40% thôi.là rau ở đó ko có ai mua, ế đầy đồng nên phải giải cứu đó cụ.
Vâng cụ! Các ông ấy coi HP là của riêng ông ấy!Dịch dã mới thấy tầm của lãnh đạo. Mấy ông lãnh đạo Hải Phòng chống dịch thể hiện trình độ hiểu biết pháp luật ngang học sinh cấp 3. Chính sách, công văn, biện pháp thay đổi xoành xoạch, bà mịa trình độ làm trưởng thôn mà leo lên được lãnh đạo thành phố.
Hết bắt xin giấy xác nhận nếu vào HP, chỉ đạo đến việc từng trường hợp gian dối, cấm mịa cả đường quốc lộ, cấm cả vào cái cảng lớn duy nhất miền bắc,
Hải Phòng tạm dừng các chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại cửa ngõ
(Dân trí) - Từ 17h hôm nay (26/2), TP Hải Phòng tạm dừng hoạt động của các chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 liên ngành tại các cửa ngõ ra, vào thành phố bằng đường bộ.dantri.com.vn
Ý của cụ rất hay đến cụ Đam còn chưa nghĩ ra. Hy vọng cụ ý có nick OF đọc còn của cụ, biết lối mà làm, mà chỉ đạo. Dạo này trên TV cụ ý toàn cướp lời của Bộ Y tếVụ giải cứu nông sản nếu bên bộ NN&PTNT cùng với bộ KH& CN cùng với bộ Y tế lập được ra quy trình để đảm bảo an toàn, khử khuẩn cho rau củ quả, các phương tiện vận chuyển và người tham gia được thì tốt. Chứ giờ làm kiểu loạn xạ thế này may thì tốt, không may để lây lan dịch bệnh thì lợi bất cập hại. Mà những kiểu quy trình kiểu này kiểu gì cũng nên có để còn đề phòng các trường hợp xấu khác.
Làm lãnh đạo phải biết cân bằng nhiều việc, cân bằng giữa chống dịch và làm ăn kinh tế, cân bằng giữa việc áp dụng luật, quy định với cái lệ của địa phương.Nhiều cụ hài vãi chưởng, ko làm chặt thì giờ này vớ vẩn ặc toàn tập chứ đợi đấy mà đòi ra cảng.
Cái văn bản yêu cầu xác nhận địa phương á, hôm trc tết hỏi thằng bạn sao ko về HP vì gỡ cái văn bản đó rồi, nó bảo gỡ trên giấy tờ thôi chứ ko có thì một là 14 ngày hai là quay đầu. Phòng hơn chống, mong vào ý thức dân mình có mà ăn cám.Làm lãnh đạo phải biết cân bằng nhiều việc, cân bằng giữa chống dịch và làm ăn kinh tế, cân bằng giữa việc áp dụng luật, quy định với cái lệ của địa phương.
Ông Hải Phòng chống dịch như làm trò trẻ con, văn bản ra hôm trước hôm sau lại sửa đổi.
Em lại thấy làm như HP là chuẩn.Dịch dã mới thấy tầm của lãnh đạo. Mấy ông lãnh đạo Hải Phòng chống dịch thể hiện trình độ hiểu biết pháp luật ngang học sinh cấp 3. Chính sách, công văn, biện pháp thay đổi xoành xoạch, bà mịa trình độ làm trưởng thôn mà leo lên được lãnh đạo thành phố.
Hết bắt xin giấy xác nhận nếu vào HP, chỉ đạo đến việc từng trường hợp gian dối, cấm mịa cả đường quốc lộ, cấm cả vào cái cảng lớn duy nhất miền bắc,
Hải Phòng tạm dừng các chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại cửa ngõ
(Dân trí) - Từ 17h hôm nay (26/2), TP Hải Phòng tạm dừng hoạt động của các chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 liên ngành tại các cửa ngõ ra, vào thành phố bằng đường bộ.dantri.com.vn
Văn phong tốt quá cụ nhễGóc nhìn của chuyên gia nước ngoài về sức chống chịu dẻo dai của người Việt nam qua đại dịch!
Năm của những phương trời cách biệt và hy vọng
Thứ Sáu, 26/2/2021, 12:57
Martin Rama
(TBKTSG XUÂN) - Covid-19, không nghi ngờ gì nữa, chính là điểm nổi bật của năm 2020. Là một thách thức hoàn toàn mới, với sức tàn phá chết người, nó đã buộc các chính phủ trên toàn thế giới phải phản ứng nhanh chóng để kiềm chế sự mất mát về nhân mạng đồng thời cố gắng giữ cho nền kinh tế thịnh vượng.
Cả hai mặt sức khỏe và kinh tế, Việt Nam đã làm tốt hơn nhiều so với hầu hết các nước khác, kể cả những nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới. Việc siết chặt ban đầu rất hà khắc nhưng rất hiệu quả, và chỉ trong vài tuần, cuộc sống gần như trở lại bình thường. Chính phủ và người dân xứng đáng với nhiều lời ngợi khen vì thành quả ngoạn mục đó.
Góp phần không thể thiếu vào thành công này là việc đóng cửa nghiêm ngặt các biên giới. Năm 2020, cuộc sống diễn ra bình thường ở trong nước, nhưng lại hoàn toàn cô lập với thế giới. Sau nhiều thập kỷ hội nhập toàn cầu ngày càng nhanh chóng, đột nhiên việc đi du lịch đến Việt Nam gần như không thể.
Đã qua rồi cảnh hàng triệu du khách nước ngoài dạo chơi khắp Hà Nội, để rồi không tránh khỏi phải lòng “Cô ấy”. Nhưng việc đóng cửa biên giới cũng đã ảnh hưởng đến người Việt Nam, khiến họ trong nhiều tháng liên tiếp không thể đoàn tụ với những người thân đang ở nước ngoài. Còn tôi, đã gần một năm kể từ lần cuối cùng tôi có thể trở lại Hà Nội... và đến giờ tôi đang cảm thấy phát ốm vì nhớ nhung “Nàng"!
Tuy nhiên, những thời kỳ dài bị cô lập như vậy không phải là điều mới mẻ đối với người Việt Nam, và đặc biệt là với người Hà Nội. Suốt lịch sử gần đây, thành phố đã bị cắt chia với thế giới bên ngoài, theo những cách gây đau đớn cho những gia đình, những người yêu nhau và bạn bè. Từng sống và làm việc tại Hà Nội, năm dài chia ly này nhắc tôi nhớ lại những câu chuyện cá nhân đầy thương cảm được các đồng nghiệp Việt Nam của tôi chia sẻ.
Nhiều đồng nghiệp của tôi đã được sinh ra trong thời kỳ chiến tranh, khi mà tuổi trẻ được huy động để bảo vệ nền độc lập mới giành được của đất nước. Hồi đó, một thanh niên sẽ được động viên đi nghĩa vụ quân sự vài năm và sẽ chỉ được hưởng những đợt nghỉ phép rất ngắn để về thăm nhà. Nhưng tệ hơn, việc đi lại đường dài những năm đó là một thách thức.
Tôi nhớ người bạn tên Việt của tôi đã kể cho tôi nghe từ chuyện cha anh ấy phục vụ ở Sapa vào cuối những năm 1950 và chỉ được ban phép cho hai ngày để về gặp người vợ trẻ, người mà ông đã phải chia xa ngay sau đám cưới của họ. Cha của Việt đã không còn cách nào khác là phải chạy (theo đúng nghĩa đen!) từ Sapa đến Lào Cai để từ đó ông có thể bắt một chuyến tàu, rồi một chuyến tàu khác để về quê ông ở tỉnh Thái Nguyên. Phần lớn thời gian trong hai ngày nghỉ phép của ông là dành cho việc đi lại, chỉ còn vài giờ với người vợ trẻ.
Đến lượt bạn tôi, Quang, là một trong số rất nhiều trẻ em sơ tán khỏi Hà Nội trong những năm tháng tàn khốc cuối cùng của chiến tranh. Cậu bé Quang và anh chị em của cậu được chở bằng xe đạp khoảng 40 ki lô mét đến một làng gần Sơn Tây, nơi mà họ ở cả năm trời. Nhưng bố mẹ anh phải ở lại Hà Nội vì công việc, và anh nhớ bố mẹ vô cùng. Trong trận bom trút xuống Hà Nội cuối năm 1972, Quang và anh chị em của mình có thể nhìn và nghe thấy tiếng nổ từ xa và vô cùng sợ hãi về sự an nguy của cha mẹ mình.
Rồi đến thời kỳ bao cấp, nhiều tài năng trẻ Việt Nam được gửi đi học ở Liên Xô và Đông Âu. Đa phần họ phải ở nước ngoài nhiều năm ròng, không có cơ hội về Việt Nam. Nhiều người trong số họ cảm thấy nhớ nhà và cô đơn. Nhưng vào những năm 1970, các quy định rất nghiêm ngặt: sinh viên Việt Nam không thể hẹn hò, không thể tiệc tùng và không thể hòa nhập với người dân địa phương. Những người trẻ sáng láng này chỉ có thể giải tỏa phần nào sự cô lập của họ theo những cách được kiểm soát nặng nề, chẳng hạn như tham gia các buổi hòa nhạc hay thăm các viện bảo tàng.
Một câu chuyện chưa được xác thực tiết lộ về sự cô lập tột cùng mà những du học sinh này phải đối mặt. Rõ ràng, một nhóm trong số họ ở Saint Petersburg (khi đó là Leningrad) đã tìm thấy niềm an ủi khi đến thăm bảo tàng Hermitage và chiêm ngưỡng một tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp của nghệ sĩ người Pháp Auguste Rodin. Được gọi là Eternal Spring (Mùa xuân vĩnh cửu), tác phẩm cho thấy cặp đàn ông đàn bà khỏa thân đang ôm nhau say đắm, trong một sự pha trộn lôi cuốn giữa khêu gợi và cảm xúc. Rõ ràng điều này là quá nghiêm trọng, và các sinh viên đã bị kỷ luật vì sự khao khát yêu đương của họ.
Các quy định được nới lỏng vào những năm 1980, khi mà sinh viên Việt Nam ở nước ngoài có thể đi lại tự do hơn. Nhiều người trong số họ vẫn cảm thấy nhớ nhà, đặc biệt là vào những mùa đông khắc nghiệt, nhưng việc phá vỡ những mê hoặc ở xứ người ít nhất một lần trở nên khả thi. Được gọi một cách hài hước là “du lịch tình yêu”, những chuyến hành trình kiên nhẫn trở về nhà thường kéo dài hơn một tuần đi tàu qua Nga và Trung Quốc, trước khi đến được với vợ/chồng hay người yêu ở Việt Nam.
Trận bùng phát dịch Covid-19 mà Việt Nam phải đối mặt vào năm 2020 có những điểm tương đồng với các cuộc chiến tranh và những gian khổ mà đất nước phải chịu đựng trong thế kỷ 20. Nhưng phí tổn lần này đã giảm đi đáng kể, vì số người chết ít hơn nhiều và nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định. Gia đình, người yêu và bạn bè vẫn bị cách ngăn bởi việc đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại, nhưng kết quả của những chia ly này là ít đau đớn hơn vì giờ đây họ có thể giao tiếp thông qua Internet.
Nếu có bất cứ điều gì thì đó là những câu chuyện của các đồng nghiệp Việt Nam khiến tôi tin rằng Việt Nam sẽ nổi lên thậm chí còn mạnh mẽ hơn trước, như nó đã từng làm được từ những đoạn chia ly trước đây. Tôi chắc rằng cha của Việt đã hoàn toàn quên đi sự mệt mỏi sau chuyến hành trình dài từ Sapa khi ông được sà vào vòng tay của người vợ trẻ thương yêu.
Tôi biết rằng cậu bé Quang và các anh chị em của mình đã phát triển một mối liên hệ bền chặt với gia đình nông dân mà họ đã sống cùng ở Sơn Tây, nơi họ học cách chăn vịt và nhiều thứ khác. Và tôi không nghi ngờ gì rằng cái gọi là “du lịch tình yêu” của những du học sinh Việt Nam trước đây đã dẫn đến những cuộc đoàn tụ xúc động sâu sắc, mãi mãi gắn kết tình yêu giữa nhiều cặp đôi.
Những đứa trẻ được sinh ra từ những cuộc gặp gỡ như vậy, gia đình và các cặp vợ chồng chắc chắn là tuyệt vời, và đó có thể là một trong những lý do khiến Việt Nam tỏa sáng ngày hôm nay. Những tình thế bất thường đã đặt những đồng nghiệp của tôi, người thân và bạn bè của họ vào chỗ hiểm nguy với những thử thách rất khó khăn, nhưng họ đã dũng cảm đương đầu với chúng, và trên đường đi, họ đã học được điều gì là thực sự quan trọng trong cuộc sống.
Còn tôi, tôi không thể hứa rằng mình sẽ bền dẻo và thành công như các đồng nghiệp của tôi đã từng. Nhưng tôi hy vọng rằng sự chia cách lâu dài và đau đớn với Hà Nội do dịch Covid-19 sẽ củng cố thêm mối quan hệ tuyệt vời của tôi với “Nàng”.
Martin Rama là chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribe của Ngân hàng Thế giới và là Giám đốc dự án của Trung tâm Phát triển đô thị bền vững thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Các quan điểm trong bài viết là quan điểm cá nhân./.
Vâng cụ! Các bạn Thời báo kinh tế Sài gòn dịch rất tốt ah!Văn phong tốt quá cụ nhễ