[TT Hữu ích] Tổng hợp tất cả mọi vấn đề liên quan về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID - 19 - Phần 2

Trạng thái
Thớt đang đóng

Quavtv

Xe buýt
Biển số
OF-44565
Ngày cấp bằng
26/8/09
Số km
627
Động cơ
513,167 Mã lực
Hải Phòng mở toang rồi. Chắc do chú phỉnh ép.
 

Mainboard o_o

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-720718
Ngày cấp bằng
18/3/20
Số km
352
Động cơ
81,940 Mã lực

Sáng nay (26/2), Bộ Y tế Campuchia thông báo đã phát hiện thêm 44 trường hợp nhiễm Covid-19 mới, trong đó có 40 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng và 4 trường hợp nhập cảnh.

Campuchia đã trải qua đúng 1 tuần kể từ đợt bùng phát dịch Covid-19 liên quan đến “Sự kiện cộng đồng ngày 20/2” với mỗi ngày phát hiện thêm hàng chục ca bệnh mới.

Theo số liệu của Bộ Y tế Campuchia công bố sáng nay, Campuchia đã phát hiện thêm 44 trường mới hợp bị Covid-19, trong đó có 40 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Nâng tổng số bệnh nhân của đợt bùng phát Covid-19 trong cộng đồng lên tới 234 người, trong đó đa số là người Trung Quốc. Các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng lần này chủ yếu xảy ra tại thủ đô Phnom Penh khiến chính quyền địa phương đã phải phong tỏa 66 địa điểm.

Hôm 22/2, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát sau “Sự kiện cộng đồng ngày 20/2”, Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia thông báo Thủ tướng Hun Sen đã đồng ý đề xuất của bộ này cho phép tạm ngừng hoạt động tất cả các trường công lập và tư thục tại thủ đô Phnom Penh và tỉnh Kandal (giáp ranh) trong thời gian 2 tuần.

Theo thông cáo báo chí của Bộ Y tế Campuchia, tính đến sáng 26/2, Campuchia ghi nhận 44 ca nhiễm mới, gồm 40 trường hợp liên quan tới “Sự kiện lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2” và 4 ca nhập cảnh. Trong số các ca lây nhiễm trong cộng đồng, ngoài công dân Campuchia, còn có công dân Malaysia và Việt Nam ở độ tuổi từ 19 đến 39. Đến nay, Campuchia đã có tổng số 741 ca mắc COVID-19, trong đó có 477 trường hợp đã bình phục và không có ca tử vong.

Các quốc gia Đông Nam Á khác cũng ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm mới. Thái Lan ngày 26/2 thông báo có thêm 45 ca nhiễm mới, trong đó 37 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Theo Trung tâm xử lý tình hình COVID-19 (CCSA), Thái Lan hiện có tổng cộng 25.809 ca nhiễm, trong đó 23.056 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh. Đến nay, 24.952 người đã bình phục và 774 ca đang được điều trị tại các bệnh viện. Số người không qua khỏi do COVID-19 tại Thái Lan là 83 người.

Trong khi đó, Bộ Y tế Philippines cùng ngày cho biết nước này có thêm 2.651 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày cao nhất trong hơn 4 tháng qua, và 46 ca tử vong do COVID-19. Theo cơ quan này, hiện tổng số ca nhiễm và tử vong tại Philippines đã tăng lên lần lượt là 571.327 ca và 12.247 ca.

Philippines, quốc gia có số ca bệnh cao thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á, dự kiến sẽ nhận được lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên vào cuối tuần này, theo đó cho phép khởi động chiến dịch tiêm chủng quốc gia từ tuần tới.

Theo Bộ Y tế, 5 ca mắc mới (bệnh nhân 2422-2426), trong đó có 4 ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương và 1 ca bệnh được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Đồng Tháp. Cụ thể:

- 2 ca tại huyện Kim Thành: 1 ca là F1 của bệnh nhân 2369, đã được cách ly tập trung từ ngày 19-2 (bệnh nhân 2422). Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 1.

Ca còn lại điều trị tại Trung tâm Y tế thành phố Chí Linh, là F1 của bệnh nhân 2407, được cách ly tập trung từ ngày 25-2 (bệnh nhân 2425). Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 3 - Đại học Sao Đỏ cơ sở 2.

- 1 ca tại huyện Cẩm Giàng là F1 của các bệnh nhân 2185, 2216, 2277, được cách ly tập trung từ ngày 13-2 đến ngày 22-2, theo dõi tại nhà từ ngày 22 đến ngày 25-2 và tiếp tục được cách ly tập trung từ ngày 25-2 (bệnh nhân 2423). Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 - Bệnh viện Đại học Kĩ thuật y tế Hải Dương.

- 1 ca tại huyện Tứ Kỳ là F1 của bệnh nhân 2415, được cách ly tập trung từ ngày 25-2 (bệnh nhân 2426). Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 - Bệnh viện Đại học Kĩ thuật y tế Hải Dương.

10 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng (Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh, TP.HCM).

- Ca bệnh nhập cảnh: Tỉnh Đồng Tháp ghi nhận 1 ca bệnh nhập cảnh: nữ, 24 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Thới Lai, thành phố cần Thơ.

Bệnh nhân nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua đường mòn lối mở về huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp ngày 23-2, đã được phát hiện và chuyển cách ly tập trung ngay sau khi về đến địa phương, kết quả xét nghiệm ngày 25-2 dương tính với SARS-CoV-2 (Ca bệnh 2424). Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hồng Ngự.

Với 5 ca bệnh mới, đến 26-2 ghi nhận 2424 ca bệnh COVID-19 tính từ đầu vụ dịch, trong đó có 1839 người đã khỏi bệnh và được ra viện.

L.ANH
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,450
Động cơ
606,690 Mã lực
Vụ giải cứu nông sản nếu bên bộ NN&PTNT cùng với bộ KH& CN cùng với bộ Y tế lập được ra quy trình để đảm bảo an toàn, khử khuẩn cho rau củ quả, các phương tiện vận chuyển và người tham gia được thì tốt. Chứ giờ làm kiểu loạn xạ thế này may thì tốt, không may để lây lan dịch bệnh thì lợi bất cập hại. Mà những kiểu quy trình kiểu này kiểu gì cũng nên có để còn đề phòng các trường hợp xấu khác.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Tin cũ rích. Sau khi cơ quan y tế Anh, châu Âu, và WHO review lại, thì câu chuyện không phải là nửa liều hay đủ liều nữa rồi, mà là khoảng cách giữa hai mũi tiêm. Hiệu quả 82% nếu tiêm cách nhau 12 tuần.
Giờ vẫn còn thiếu data đến mức người ta không chắc dám tiêm cho người trên 65 tuổi đấy bác.

Mà... whatever!

Vắc xin này là loại hạng 2, không phải bàn cãi. Thế giới có cần không? Có! Dân Đức có cần không? Chưa chắc. Nhà máy của BionTech đi vào hoạt động ở Đức rồi, năm 750 triệu liều, dùng sao hết?
 

Griselda

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-742009
Ngày cấp bằng
6/9/20
Số km
139
Động cơ
62,000 Mã lực
Tuổi
38
Tổ lái chủ đề sang vấn đề khác
Điểm cảnh cáo (Hết hạn 8/3/21)
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

baodem

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363481
Ngày cấp bằng
18/4/15
Số km
2,170
Động cơ
275,441 Mã lực
Dịch dã mới thấy tầm của lãnh đạo. Mấy ông lãnh đạo Hải Phòng chống dịch thể hiện trình độ hiểu biết pháp luật ngang học sinh cấp 3. Chính sách, công văn, biện pháp thay đổi xoành xoạch, bà mịa trình độ làm trưởng thôn mà leo lên được lãnh đạo thành phố.
Hết bắt xin giấy xác nhận nếu vào HP, chỉ đạo đến việc từng trường hợp gian dối, cấm mịa cả đường quốc lộ, cấm cả vào cái cảng lớn duy nhất miền bắc,
 

meomun346

Xe lăn
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
10,393
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Em ko hiểu tại sao phải giải cứu rau và nông sản trong khi chợ và siêu thị vẫn đc phép mở bán, người dân trong khu vực giãn cách hay ko giãn cách chỉ khác nhau ở hạn chế đi lại tiếp xúc, chứ việc ăn uống sinh hoạt, mua bán vẫn diễn ra bình thường, kể cả trong khu vực cách ly y tế thì đc tiếp tế lương thực....chứ có ai nhịn ăn vì dịch bệnh đâu mà phải giải cứu nhỉ ?
là rau ở đó ko có ai mua, ế đầy đồng nên phải giải cứu đó cụ.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,178
Động cơ
3,844,770 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dịch dã mới thấy tầm của lãnh đạo. Mấy ông lãnh đạo Hải Phòng chống dịch thể hiện trình độ hiểu biết pháp luật ngang học sinh cấp 3. Chính sách, công văn, biện pháp thay đổi xoành xoạch, bà mịa trình độ làm trưởng thôn mà leo lên được lãnh đạo thành phố.
Hết bắt xin giấy xác nhận nếu vào HP, chỉ đạo đến việc từng trường hợp gian dối, cấm mịa cả đường quốc lộ, cấm cả vào cái cảng lớn duy nhất miền bắc,
Vâng cụ! Các ông ấy coi HP là của riêng ông ấy! 😭
 

Xe cỏ cũ

Xe điện
Biển số
OF-306140
Ngày cấp bằng
24/1/14
Số km
3,326
Động cơ
322,639 Mã lực
Vụ giải cứu nông sản nếu bên bộ NN&PTNT cùng với bộ KH& CN cùng với bộ Y tế lập được ra quy trình để đảm bảo an toàn, khử khuẩn cho rau củ quả, các phương tiện vận chuyển và người tham gia được thì tốt. Chứ giờ làm kiểu loạn xạ thế này may thì tốt, không may để lây lan dịch bệnh thì lợi bất cập hại. Mà những kiểu quy trình kiểu này kiểu gì cũng nên có để còn đề phòng các trường hợp xấu khác.
Ý của cụ rất hay đến cụ Đam còn chưa nghĩ ra. Hy vọng cụ ý có nick OF đọc còn của cụ, biết lối mà làm, mà chỉ đạo. Dạo này trên TV cụ ý toàn cướp lời của Bộ Y tế :(
 
Chỉnh sửa cuối:

baodem

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363481
Ngày cấp bằng
18/4/15
Số km
2,170
Động cơ
275,441 Mã lực
Nhiều cụ hài vãi chưởng, ko làm chặt thì giờ này vớ vẩn ặc toàn tập chứ đợi đấy mà đòi ra cảng.
Làm lãnh đạo phải biết cân bằng nhiều việc, cân bằng giữa chống dịch và làm ăn kinh tế, cân bằng giữa việc áp dụng luật, quy định với cái lệ của địa phương.
Ông Hải Phòng chống dịch như làm trò trẻ con, văn bản ra hôm trước hôm sau lại sửa đổi.
 

Mainboard o_o

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-720718
Ngày cấp bằng
18/3/20
Số km
352
Động cơ
81,940 Mã lực
Đồng Tháp phát hiện 1 ca dương tính COVID-19, lo nguy cơ tản dịch từ Campuchia về - Ảnh 1.
Chiều 26-2, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Đồng Tháp đã họp khẩn thông tin trường hợp dương tính
COVID-19 phát hiện trên địa bàn - Ảnh: Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp​

Theo kết quả điều tra dịch tễ ban đầu, người nhiễm COVID-19 (Bộ Y tế xác định là bệnh nhân 2424) là nữ, quê ở thành phố Cần Thơ, trước đó xuất cảnh chui sang Campuchia, làm việc tại một casino ở thủ đô Phnom Penh.

Ngày 23-2, cô này cùng một phụ nữ khác vượt biên trái phép về Đồng Tháp, đến tối đã thuê khách sạn tại thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng nghỉ lại. Trong đêm, lực lượng chức năng phát hiện, đưa 2 người này đi cách ly tập trung.

Ngày 25-2, theo kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur TP.HCM, cô gái quê thành phố Cần Thơ dương tính SARS-CoV-2. Người phụ nữ còn lại có kết quả âm tính.

Trước mắt qua điều tra, truy vết, ngành chức năng xác định 11 trường hợp F1, đã cách ly 9, còn 2 trường hợp đang truy tìm và khoảng 40 trường hợp F2.

Hiện cô gái dương tính SARS-CoV-2 có dấu hiệu ho, đau họng và đang được cách ly, theo dõi tại khu cách ly Bệnh viện Đa khoa khu vực Hồng Ngự.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Đoàn Tấn Bửu - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh - lưu ý đây là trường hợp có dấu hiệu tản dịch từ Campuchia, nhập cảnh trái phép vào Đồng Tháp, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng rất cao.

Ngoài ra, ban chỉ đạo cũng yêu cầu các địa phương biên giới tăng cường lực lượng, kiểm soát thật chặt khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở, ngăn chặn, phát hiện và cách ly các trường hợp nhập cảnh trái phép. Đối với ngành y tế phối hợp ngành công an khẩn trương xây dựng quy trình tiếp nhận, khai báo, điều tra dịch tễ.

Ông Bửu khuyến cáo: "Người dân tiếp tục nâng cao ý thức cảnh giác, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế, đó là 5K. Đồng thời tích cực phối hợp ngành chức năng trong việc cung cấp thông tin, chủ động báo gọi khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 và các trường hợp có liên quan đến người về từ vùng dịch”.

NGỌC TÀI
 

gocbachop

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-297185
Ngày cấp bằng
30/10/13
Số km
238
Động cơ
313,382 Mã lực
Mới hôm trước em có lăn tăn vụ mấy ông bà trốn từ Campuchia và Lào hay Myanmar cũng như Khựa về Việttnam, cũng bảo là không quan tâm đến nhóm này khéo Việtnam ta lại no đòn với bọn chúng... Y rằng hôm nay có sinh chuyện

 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,178
Động cơ
3,844,770 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Góc nhìn của chuyên gia nước ngoài về sức chống chịu dẻo dai của người Việt nam qua đại dịch! 🇻🇳🇻🇳🇻🇳🌹🌺🌷

Năm của những phương trời cách biệt và hy vọng
Thứ Sáu, 26/2/2021, 12:57
Martin Rama (*)

(TBKTSG XUÂN) - Covid-19, không nghi ngờ gì nữa, chính là điểm nổi bật của năm 2020. Là một thách thức hoàn toàn mới, với sức tàn phá chết người, nó đã buộc các chính phủ trên toàn thế giới phải phản ứng nhanh chóng để kiềm chế sự mất mát về nhân mạng đồng thời cố gắng giữ cho nền kinh tế thịnh vượng.

Cả hai mặt sức khỏe và kinh tế, Việt Nam đã làm tốt hơn nhiều so với hầu hết các nước khác, kể cả những nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới. Việc siết chặt ban đầu rất hà khắc nhưng rất hiệu quả, và chỉ trong vài tuần, cuộc sống gần như trở lại bình thường. Chính phủ và người dân xứng đáng với nhiều lời ngợi khen vì thành quả ngoạn mục đó.

Góp phần không thể thiếu vào thành công này là việc đóng cửa nghiêm ngặt các biên giới. Năm 2020, cuộc sống diễn ra bình thường ở trong nước, nhưng lại hoàn toàn cô lập với thế giới. Sau nhiều thập kỷ hội nhập toàn cầu ngày càng nhanh chóng, đột nhiên việc đi du lịch đến Việt Nam gần như không thể.

Đã qua rồi cảnh hàng triệu du khách nước ngoài dạo chơi khắp Hà Nội, để rồi không tránh khỏi phải lòng “Cô ấy”. Nhưng việc đóng cửa biên giới cũng đã ảnh hưởng đến người Việt Nam, khiến họ trong nhiều tháng liên tiếp không thể đoàn tụ với những người thân đang ở nước ngoài. Còn tôi, đã gần một năm kể từ lần cuối cùng tôi có thể trở lại Hà Nội... và đến giờ tôi đang cảm thấy phát ốm vì nhớ nhung “Nàng"!

Tuy nhiên, những thời kỳ dài bị cô lập như vậy không phải là điều mới mẻ đối với người Việt Nam, và đặc biệt là với người Hà Nội. Suốt lịch sử gần đây, thành phố đã bị cắt chia với thế giới bên ngoài, theo những cách gây đau đớn cho những gia đình, những người yêu nhau và bạn bè. Từng sống và làm việc tại Hà Nội, năm dài chia ly này nhắc tôi nhớ lại những câu chuyện cá nhân đầy thương cảm được các đồng nghiệp Việt Nam của tôi chia sẻ.

Nhiều đồng nghiệp của tôi đã được sinh ra trong thời kỳ chiến tranh, khi mà tuổi trẻ được huy động để bảo vệ nền độc lập mới giành được của đất nước. Hồi đó, một thanh niên sẽ được động viên đi nghĩa vụ quân sự vài năm và sẽ chỉ được hưởng những đợt nghỉ phép rất ngắn để về thăm nhà. Nhưng tệ hơn, việc đi lại đường dài những năm đó là một thách thức.

Tôi nhớ người bạn tên Việt của tôi đã kể cho tôi nghe từ chuyện cha anh ấy phục vụ ở Sapa vào cuối những năm 1950 và chỉ được ban phép cho hai ngày để về gặp người vợ trẻ, người mà ông đã phải chia xa ngay sau đám cưới của họ. Cha của Việt đã không còn cách nào khác là phải chạy (theo đúng nghĩa đen!) từ Sapa đến Lào Cai để từ đó ông có thể bắt một chuyến tàu, rồi một chuyến tàu khác để về quê ông ở tỉnh Thái Nguyên. Phần lớn thời gian trong hai ngày nghỉ phép của ông là dành cho việc đi lại, chỉ còn vài giờ với người vợ trẻ.

Đến lượt bạn tôi, Quang, là một trong số rất nhiều trẻ em sơ tán khỏi Hà Nội trong những năm tháng tàn khốc cuối cùng của chiến tranh. Cậu bé Quang và anh chị em của cậu được chở bằng xe đạp khoảng 40 ki lô mét đến một làng gần Sơn Tây, nơi mà họ ở cả năm trời. Nhưng bố mẹ anh phải ở lại Hà Nội vì công việc, và anh nhớ bố mẹ vô cùng. Trong trận bom trút xuống Hà Nội cuối năm 1972, Quang và anh chị em của mình có thể nhìn và nghe thấy tiếng nổ từ xa và vô cùng sợ hãi về sự an nguy của cha mẹ mình.

Rồi đến thời kỳ bao cấp, nhiều tài năng trẻ Việt Nam được gửi đi học ở Liên Xô và Đông Âu. Đa phần họ phải ở nước ngoài nhiều năm ròng, không có cơ hội về Việt Nam. Nhiều người trong số họ cảm thấy nhớ nhà và cô đơn. Nhưng vào những năm 1970, các quy định rất nghiêm ngặt: sinh viên Việt Nam không thể hẹn hò, không thể tiệc tùng và không thể hòa nhập với người dân địa phương. Những người trẻ sáng láng này chỉ có thể giải tỏa phần nào sự cô lập của họ theo những cách được kiểm soát nặng nề, chẳng hạn như tham gia các buổi hòa nhạc hay thăm các viện bảo tàng.

Một câu chuyện chưa được xác thực tiết lộ về sự cô lập tột cùng mà những du học sinh này phải đối mặt. Rõ ràng, một nhóm trong số họ ở Saint Petersburg (khi đó là Leningrad) đã tìm thấy niềm an ủi khi đến thăm bảo tàng Hermitage và chiêm ngưỡng một tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp của nghệ sĩ người Pháp Auguste Rodin. Được gọi là Eternal Spring (Mùa xuân vĩnh cửu), tác phẩm cho thấy cặp đàn ông đàn bà khỏa thân đang ôm nhau say đắm, trong một sự pha trộn lôi cuốn giữa khêu gợi và cảm xúc. Rõ ràng điều này là quá nghiêm trọng, và các sinh viên đã bị kỷ luật vì sự khao khát yêu đương của họ.

Các quy định được nới lỏng vào những năm 1980, khi mà sinh viên Việt Nam ở nước ngoài có thể đi lại tự do hơn. Nhiều người trong số họ vẫn cảm thấy nhớ nhà, đặc biệt là vào những mùa đông khắc nghiệt, nhưng việc phá vỡ những mê hoặc ở xứ người ít nhất một lần trở nên khả thi. Được gọi một cách hài hước là “du lịch tình yêu”, những chuyến hành trình kiên nhẫn trở về nhà thường kéo dài hơn một tuần đi tàu qua Nga và Trung Quốc, trước khi đến được với vợ/chồng hay người yêu ở Việt Nam.

Trận bùng phát dịch Covid-19 mà Việt Nam phải đối mặt vào năm 2020 có những điểm tương đồng với các cuộc chiến tranh và những gian khổ mà đất nước phải chịu đựng trong thế kỷ 20. Nhưng phí tổn lần này đã giảm đi đáng kể, vì số người chết ít hơn nhiều và nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định. Gia đình, người yêu và bạn bè vẫn bị cách ngăn bởi việc đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại, nhưng kết quả của những chia ly này là ít đau đớn hơn vì giờ đây họ có thể giao tiếp thông qua Internet.

Nếu có bất cứ điều gì thì đó là những câu chuyện của các đồng nghiệp Việt Nam khiến tôi tin rằng Việt Nam sẽ nổi lên thậm chí còn mạnh mẽ hơn trước, như nó đã từng làm được từ những đoạn chia ly trước đây. Tôi chắc rằng cha của Việt đã hoàn toàn quên đi sự mệt mỏi sau chuyến hành trình dài từ Sapa khi ông được sà vào vòng tay của người vợ trẻ thương yêu.

Tôi biết rằng cậu bé Quang và các anh chị em của mình đã phát triển một mối liên hệ bền chặt với gia đình nông dân mà họ đã sống cùng ở Sơn Tây, nơi họ học cách chăn vịt và nhiều thứ khác. Và tôi không nghi ngờ gì rằng cái gọi là “du lịch tình yêu” của những du học sinh Việt Nam trước đây đã dẫn đến những cuộc đoàn tụ xúc động sâu sắc, mãi mãi gắn kết tình yêu giữa nhiều cặp đôi.

Những đứa trẻ được sinh ra từ những cuộc gặp gỡ như vậy, gia đình và các cặp vợ chồng chắc chắn là tuyệt vời, và đó có thể là một trong những lý do khiến Việt Nam tỏa sáng ngày hôm nay. Những tình thế bất thường đã đặt những đồng nghiệp của tôi, người thân và bạn bè của họ vào chỗ hiểm nguy với những thử thách rất khó khăn, nhưng họ đã dũng cảm đương đầu với chúng, và trên đường đi, họ đã học được điều gì là thực sự quan trọng trong cuộc sống.

Còn tôi, tôi không thể hứa rằng mình sẽ bền dẻo và thành công như các đồng nghiệp của tôi đã từng. Nhưng tôi hy vọng rằng sự chia cách lâu dài và đau đớn với Hà Nội do dịch Covid-19 sẽ củng cố thêm mối quan hệ tuyệt vời của tôi với “Nàng”.

(*) Martin Rama là chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribe của Ngân hàng Thế giới và là Giám đốc dự án của Trung tâm Phát triển đô thị bền vững thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Các quan điểm trong bài viết là quan điểm cá nhân./.

 
Chỉnh sửa cuối:

tomo21311

Xe tăng
Biển số
OF-472829
Ngày cấp bằng
24/11/16
Số km
1,759
Động cơ
219,923 Mã lực
Làm lãnh đạo phải biết cân bằng nhiều việc, cân bằng giữa chống dịch và làm ăn kinh tế, cân bằng giữa việc áp dụng luật, quy định với cái lệ của địa phương.
Ông Hải Phòng chống dịch như làm trò trẻ con, văn bản ra hôm trước hôm sau lại sửa đổi.
Cái văn bản yêu cầu xác nhận địa phương á, hôm trc tết hỏi thằng bạn sao ko về HP vì gỡ cái văn bản đó rồi, nó bảo gỡ trên giấy tờ thôi chứ ko có thì một là 14 ngày hai là quay đầu. Phòng hơn chống, mong vào ý thức dân mình có mà ăn cám.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,178
Động cơ
3,844,770 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không phải cứ cho là được nhận!
Bộ Y tế Singapore xác nhận lô vắc xin Sinovac (Trung quốc) đã có mặt tại nước này, nhưng nhấn mạnh rằng vắc xin của Trung Quốc vẫn chưa được cơ quan quản lý cấp phép, do vậy không thể sử dụng ngay lập tức như vắc xin của Pfizer và Moderna.
 

RangeRoverHSE2222

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-727654
Ngày cấp bằng
1/5/20
Số km
342
Động cơ
76,937 Mã lực
Tuổi
36
Dịch dã mới thấy tầm của lãnh đạo. Mấy ông lãnh đạo Hải Phòng chống dịch thể hiện trình độ hiểu biết pháp luật ngang học sinh cấp 3. Chính sách, công văn, biện pháp thay đổi xoành xoạch, bà mịa trình độ làm trưởng thôn mà leo lên được lãnh đạo thành phố.
Hết bắt xin giấy xác nhận nếu vào HP, chỉ đạo đến việc từng trường hợp gian dối, cấm mịa cả đường quốc lộ, cấm cả vào cái cảng lớn duy nhất miền bắc,
Em lại thấy làm như HP là chuẩn.
 

dr.anthony

Xe buýt
Biển số
OF-595953
Ngày cấp bằng
24/10/18
Số km
782
Động cơ
136,890 Mã lực
Nơi ở
Sì Gòn
Góc nhìn của chuyên gia nước ngoài về sức chống chịu dẻo dai của người Việt nam qua đại dịch! 🇻🇳🇻🇳🇻🇳🌹🌺🌷

Năm của những phương trời cách biệt và hy vọng
Thứ Sáu, 26/2/2021, 12:57
Martin Rama (*)

(TBKTSG XUÂN) - Covid-19, không nghi ngờ gì nữa, chính là điểm nổi bật của năm 2020. Là một thách thức hoàn toàn mới, với sức tàn phá chết người, nó đã buộc các chính phủ trên toàn thế giới phải phản ứng nhanh chóng để kiềm chế sự mất mát về nhân mạng đồng thời cố gắng giữ cho nền kinh tế thịnh vượng.

Cả hai mặt sức khỏe và kinh tế, Việt Nam đã làm tốt hơn nhiều so với hầu hết các nước khác, kể cả những nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới. Việc siết chặt ban đầu rất hà khắc nhưng rất hiệu quả, và chỉ trong vài tuần, cuộc sống gần như trở lại bình thường. Chính phủ và người dân xứng đáng với nhiều lời ngợi khen vì thành quả ngoạn mục đó.

Góp phần không thể thiếu vào thành công này là việc đóng cửa nghiêm ngặt các biên giới. Năm 2020, cuộc sống diễn ra bình thường ở trong nước, nhưng lại hoàn toàn cô lập với thế giới. Sau nhiều thập kỷ hội nhập toàn cầu ngày càng nhanh chóng, đột nhiên việc đi du lịch đến Việt Nam gần như không thể.

Đã qua rồi cảnh hàng triệu du khách nước ngoài dạo chơi khắp Hà Nội, để rồi không tránh khỏi phải lòng “Cô ấy”. Nhưng việc đóng cửa biên giới cũng đã ảnh hưởng đến người Việt Nam, khiến họ trong nhiều tháng liên tiếp không thể đoàn tụ với những người thân đang ở nước ngoài. Còn tôi, đã gần một năm kể từ lần cuối cùng tôi có thể trở lại Hà Nội... và đến giờ tôi đang cảm thấy phát ốm vì nhớ nhung “Nàng"!

Tuy nhiên, những thời kỳ dài bị cô lập như vậy không phải là điều mới mẻ đối với người Việt Nam, và đặc biệt là với người Hà Nội. Suốt lịch sử gần đây, thành phố đã bị cắt chia với thế giới bên ngoài, theo những cách gây đau đớn cho những gia đình, những người yêu nhau và bạn bè. Từng sống và làm việc tại Hà Nội, năm dài chia ly này nhắc tôi nhớ lại những câu chuyện cá nhân đầy thương cảm được các đồng nghiệp Việt Nam của tôi chia sẻ.


Nhiều đồng nghiệp của tôi đã được sinh ra trong thời kỳ chiến tranh, khi mà tuổi trẻ được huy động để bảo vệ nền độc lập mới giành được của đất nước. Hồi đó, một thanh niên sẽ được động viên đi nghĩa vụ quân sự vài năm và sẽ chỉ được hưởng những đợt nghỉ phép rất ngắn để về thăm nhà. Nhưng tệ hơn, việc đi lại đường dài những năm đó là một thách thức.

Tôi nhớ người bạn tên Việt của tôi đã kể cho tôi nghe từ chuyện cha anh ấy phục vụ ở Sapa vào cuối những năm 1950 và chỉ được ban phép cho hai ngày để về gặp người vợ trẻ, người mà ông đã phải chia xa ngay sau đám cưới của họ. Cha của Việt đã không còn cách nào khác là phải chạy (theo đúng nghĩa đen!) từ Sapa đến Lào Cai để từ đó ông có thể bắt một chuyến tàu, rồi một chuyến tàu khác để về quê ông ở tỉnh Thái Nguyên. Phần lớn thời gian trong hai ngày nghỉ phép của ông là dành cho việc đi lại, chỉ còn vài giờ với người vợ trẻ.

Đến lượt bạn tôi, Quang, là một trong số rất nhiều trẻ em sơ tán khỏi Hà Nội trong những năm tháng tàn khốc cuối cùng của chiến tranh. Cậu bé Quang và anh chị em của cậu được chở bằng xe đạp khoảng 40 ki lô mét đến một làng gần Sơn Tây, nơi mà họ ở cả năm trời. Nhưng bố mẹ anh phải ở lại Hà Nội vì công việc, và anh nhớ bố mẹ vô cùng. Trong trận bom trút xuống Hà Nội cuối năm 1972, Quang và anh chị em của mình có thể nhìn và nghe thấy tiếng nổ từ xa và vô cùng sợ hãi về sự an nguy của cha mẹ mình.

Rồi đến thời kỳ bao cấp, nhiều tài năng trẻ Việt Nam được gửi đi học ở Liên Xô và Đông Âu. Đa phần họ phải ở nước ngoài nhiều năm ròng, không có cơ hội về Việt Nam. Nhiều người trong số họ cảm thấy nhớ nhà và cô đơn. Nhưng vào những năm 1970, các quy định rất nghiêm ngặt: sinh viên Việt Nam không thể hẹn hò, không thể tiệc tùng và không thể hòa nhập với người dân địa phương. Những người trẻ sáng láng này chỉ có thể giải tỏa phần nào sự cô lập của họ theo những cách được kiểm soát nặng nề, chẳng hạn như tham gia các buổi hòa nhạc hay thăm các viện bảo tàng.

Một câu chuyện chưa được xác thực tiết lộ về sự cô lập tột cùng mà những du học sinh này phải đối mặt. Rõ ràng, một nhóm trong số họ ở Saint Petersburg (khi đó là Leningrad) đã tìm thấy niềm an ủi khi đến thăm bảo tàng Hermitage và chiêm ngưỡng một tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp của nghệ sĩ người Pháp Auguste Rodin. Được gọi là Eternal Spring (Mùa xuân vĩnh cửu), tác phẩm cho thấy cặp đàn ông đàn bà khỏa thân đang ôm nhau say đắm, trong một sự pha trộn lôi cuốn giữa khêu gợi và cảm xúc. Rõ ràng điều này là quá nghiêm trọng, và các sinh viên đã bị kỷ luật vì sự khao khát yêu đương của họ.

Các quy định được nới lỏng vào những năm 1980, khi mà sinh viên Việt Nam ở nước ngoài có thể đi lại tự do hơn. Nhiều người trong số họ vẫn cảm thấy nhớ nhà, đặc biệt là vào những mùa đông khắc nghiệt, nhưng việc phá vỡ những mê hoặc ở xứ người ít nhất một lần trở nên khả thi. Được gọi một cách hài hước là “du lịch tình yêu”, những chuyến hành trình kiên nhẫn trở về nhà thường kéo dài hơn một tuần đi tàu qua Nga và Trung Quốc, trước khi đến được với vợ/chồng hay người yêu ở Việt Nam.

Trận bùng phát dịch Covid-19 mà Việt Nam phải đối mặt vào năm 2020 có những điểm tương đồng với các cuộc chiến tranh và những gian khổ mà đất nước phải chịu đựng trong thế kỷ 20. Nhưng phí tổn lần này đã giảm đi đáng kể, vì số người chết ít hơn nhiều và nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định. Gia đình, người yêu và bạn bè vẫn bị cách ngăn bởi việc đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại, nhưng kết quả của những chia ly này là ít đau đớn hơn vì giờ đây họ có thể giao tiếp thông qua Internet.

Nếu có bất cứ điều gì thì đó là những câu chuyện của các đồng nghiệp Việt Nam khiến tôi tin rằng Việt Nam sẽ nổi lên thậm chí còn mạnh mẽ hơn trước, như nó đã từng làm được từ những đoạn chia ly trước đây. Tôi chắc rằng cha của Việt đã hoàn toàn quên đi sự mệt mỏi sau chuyến hành trình dài từ Sapa khi ông được sà vào vòng tay của người vợ trẻ thương yêu.

Tôi biết rằng cậu bé Quang và các anh chị em của mình đã phát triển một mối liên hệ bền chặt với gia đình nông dân mà họ đã sống cùng ở Sơn Tây, nơi họ học cách chăn vịt và nhiều thứ khác. Và tôi không nghi ngờ gì rằng cái gọi là “du lịch tình yêu” của những du học sinh Việt Nam trước đây đã dẫn đến những cuộc đoàn tụ xúc động sâu sắc, mãi mãi gắn kết tình yêu giữa nhiều cặp đôi.

Những đứa trẻ được sinh ra từ những cuộc gặp gỡ như vậy, gia đình và các cặp vợ chồng chắc chắn là tuyệt vời, và đó có thể là một trong những lý do khiến Việt Nam tỏa sáng ngày hôm nay. Những tình thế bất thường đã đặt những đồng nghiệp của tôi, người thân và bạn bè của họ vào chỗ hiểm nguy với những thử thách rất khó khăn, nhưng họ đã dũng cảm đương đầu với chúng, và trên đường đi, họ đã học được điều gì là thực sự quan trọng trong cuộc sống.

Còn tôi, tôi không thể hứa rằng mình sẽ bền dẻo và thành công như các đồng nghiệp của tôi đã từng. Nhưng tôi hy vọng rằng sự chia cách lâu dài và đau đớn với Hà Nội do dịch Covid-19 sẽ củng cố thêm mối quan hệ tuyệt vời của tôi với “Nàng”.

(*) Martin Rama là chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribe của Ngân hàng Thế giới và là Giám đốc dự án của Trung tâm Phát triển đô thị bền vững thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Các quan điểm trong bài viết là quan điểm cá nhân./.

Văn phong tốt quá cụ nhễ :-bd
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top