Trước nguy cơ dịch COVID-19 có thể xâm nhập vào Kiên Giang, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cử tổ phản ứng nhanh với 13 bác sĩ có nhiều kinh nghiệm lên đường hỗ trợ Kiên Giang xây dựng bệnh viện dã chiến, phòng chống dịch bệnh.
tienphong.vn
TTO - Lực lượng y tế của Bệnh viện Chợ Rẫy đang lên đường đi Kiên Giang hỗ trợ thiết lập bệnh viện dã chiến và chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân COVID-19. Dự kiến sẽ có 2 bệnh viện dã chiến được xây dựng ở Rạch Giá và Hà Tiên.
tuoitre.vn
TTO - Nhận định tình hình dịch COVID-19 tại Campuchia còn phức tạp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu phải siết chặt toàn tuyến biên giới để ngăn dịch.
tuoitre.vn
13 y bác sĩ đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, sáng 19/4 lên đường đến Kiên Giang, phối hợp lập hai bệnh viện dã chiến.
vnexpress.net
Kiên Giang- Trung tâm văn hóa phường Mỹ Đức sức chứa 1.200 người, gần cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, sẽ được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến đến 500 giường.
vnexpress.net
Lãnh đạo BV Chợ Rẫy họp phân công nhiệm vụ các thành viên trong tổ phản ứng nhanh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra và làm việc tại tỉnh Kiên Giang, nơi đang được
đánh giá là điểm nóng về dịch COVID-19 trong khu vực - Ảnh: Bộ Y tế
Đó là khẳng định của TS.BS Nguyễn Tri Thức - giám đốc
Bệnh viện Chợ Rẫy, sau chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong chuyến thị sát tại tỉnh Kiên Giang ngày 18-4.
Lực lượng tham gia chi viện Kiên Giang đợt này khá đông (trên 10 người), bao gồm các chuyên gia về hồi sức, thận nhân tạo, kiểm soát nhiễm khuẩn... trong đó có bác sĩ Trần Thanh Linh - phó khoa hồi sức cấp cứu, người từng được điều động chi viện hỗ trợ ở nhiều điểm nóng chống dịch như Đà Nẵng, Gia Lai...
Theo bác sĩ Thức, sau khi tới Kiên Giang, đoàn của Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ xây dựng một phòng ICU (đơn vị hồi sức tích cực), bao gồm cả chạy ECMO (tim phổi nhân tạo), chạy thận nhân tạo cho Bệnh viện Đa khoa Hà Tiên - nơi được xác định là đơn vị tuyến đầu tại địa phương trong tiếp nhận, chăm sóc và điều trị bệnh nhân COVID-19.
Đoàn cũng sẽ cùng địa phương khảo sát, xây dựng kế hoạch khẩn trương trình Bộ Y tế xây dựng khẩn cấp 2 bệnh viện dã chiến ở TP Hà Tiên (quy mô khoảng 500 giường) và TP Rạch Giá (có thể trên 500 giường).
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thăm, làm việc với lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang - Ảnh: Bộ Y tế
Trước đó, trong chuyến làm việc với tỉnh Kiên Giang ngày 18-4, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện Pasteur TP.HCM sẽ là hai đơn vị chủ lực hỗ trợ năng lực chăm sóc điều trị và xét nghiệm cho các địa phương biên giới Tây Nam, đặc biệt Kiên Giang, trong phòng chống dịch COVID-19.
Bộ Y tế đánh giá Kiên Giang - với hơn 56km đường biên giới chung với Campuchia - đang là điểm nóng về dịch COVID-19 trong khu vực, là địa phương có nguy cơ dịch bệnh xâm nhập rất lớn, đặc biệt là khu vực biên giới thị xã Hà Tiên.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định sẵn sàng hỗ trợ địa phương về các vấn đề chuyên môn và kỹ thuật. Bộ Y tế sẽ xem xét, có những hỗ trợ phù hợp để giải quyết nhanh chóng các khó khăn, vướng mắc trong công tác xét nghiệm, vật tư, điều trị.
Cụ thể, Bộ trưởng chỉ đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cử chuyên gia trực tiếp hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Hà Tiên nhằm nâng cao năng lực điều trị tại chỗ, đặc biệt là các trường hợp bệnh nặng cần đến ICU (đơn vị hồi sức tích cực), thậm chí là ECMO (tim phổi nhân tạo) kết nối với hệ thống hội chẩn, điều trị toàn quốc nhằm huy động lực lượng chuyên gia khi cần thiết.
Ngoài ra, giao Viện Pasteur TP.HCM làm việc với địa phương để hỗ trợ thiết lập các labo xét nghiệm đủ tiêu chuẩn tại Hà Tiên và Bệnh viện Đa khoa tỉnh để nâng cao năng suất và năng lực xét nghiệm tại chỗ.
Đề xuất tiêm vắc xin cho người dân đảo Phú Quốc
Để không xảy ra các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng từ người nhập cảnh trái phép cũng như sẵn sàng các điều kiện cách ly, chăm sóc, tiếp nhận điều trị bệnh nhân ngay tại tuyến đầu, UBND tỉnh Kiên Giang kiến nghị Bộ Y tế:
- Nâng cao năng lực xét nghiệm, hỗ trợ các trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao, đặc biệt là xem xét hỗ trợ 2 máy Real time RTR-PCR để xét nghiệm khẳng định COVID-19.
- Nâng cao hiệu quả và năng lực điều trị, nhất là các trường hợp đòi hỏi cao về kỹ thuật như ICU, ECMO.
- Ưu tiên phân bổ vắc xin, mở rộng cho các đối tượng tình nguyện viên. Đề xuất phương án tiêm vắc xin cho người dân trên đảo Phú Quốc để tạo tiền đề cho công tác du lịch, kích cầu du lịch, phát triển kinh tế.
HOÀNG LỘC
13 y bác sĩ đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, sáng 19/4 lên đường đến Kiên Giang, phối hợp lập hai bệnh viện dã chiến.
Tiến sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, đã tổ chức họp khẩn trước giờ đội phản ứng nhanh lên đường để phân công nhiệm vụ. 13 thành viên đến từ nhiều khoa, phòng như Hồi sức cấp cứu, Cấp cứu, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh nhiệt đới, Thận nhân tạo, Sinh hóa, Vi sinh..., do bác sĩ Trần Thanh Linh làm trưởng đoàn. Từ đầu dịch đến nay, các y bác sĩ Chợ Rẫy thường xuyên chi viện cho các điểm nóng như Hải Dương, Gia Lai, Đà Nẵng, Bình Thuận, Tây Ninh...
Lần này đội phản ứng nhanh của Chợ Rẫy có nhiệm vụ hỗ trợ chính quyền, Bộ Chỉ huy biên phòng và Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 Kiên Giang khảo sát, phân luồng, xây dựng khẩn cấp hai bệnh viện dã chiến ở TP Hà Tiên (quy mô khoảng 300-500 giường) và TP Rạch Giá (có thể trên 500 giường).
Theo bác sĩ Linh, tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tiên, đoàn sẽ phối hợp xây dựng một đơn vị hồi sức tích cực (ICU), có sức chứa lên đến 50 người, đủ các trang thiết bị hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân nặng, bao gồm cả hệ máy ECMO (tim phổi nhân tạo), lọc máu, chạy thận nhân tạo. Bệnh viện này được xác định là đơn vị tuyến đầu tại địa phương trong tiếp nhận, chăm sóc và điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.
Bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, từng chi viện Gia Lai hồi tháng 2/2021, Đà Nẵng trong đợt bùng dịch cuối tháng 7/2020. Anh cũng là một trong những người đóng góp lớn vào quá trình điều trị thành công bệnh nhân phi công người Anh hồi giữa năm ngoái.
Các lần trước, đoàn phản ứng nhanh Chợ Rẫy lên đường chi viện khi dịch đã bùng phát. Lần này, đoàn chủ động chi viện trước, các y bác sĩ "có thời gian xây dựng hệ thống hồi sức cấp cứu cũng như bệnh viện dã chiến, có kế hoạch chuẩn bị kỹ nếu tiếp nhận bệnh nhân nặng", theo bác sĩ Linh.
Khó khăn lần này là cơ sở mặt bằng tại TP Hà Tiên chưa có sẵn, khi xây dựng bệnh viện dã chiến phải làm rất nhiều thứ, lên từng kế hoạch chi tiết về trang bị, máy móc, nhân sự, thuốc men...
"Ba mục tiêu lần này rất lớn, các y bác sĩ vẫn chưa xác định ngày nào quay trở về, chỉ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thật tốt", bác sĩ Linh nói.
Tiến sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (áo blouse trắng) cùng đội phản ứng nhanh trước
giờ lên đường đến Kiên Giang.
Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Lần đầu tham gia đội phản ứng nhanh chi viện các tỉnh, bác sĩ Nguyễn Quí Hưng, Khoa Hồi sức cấp cứu, cho biết "cảm thấy hồi hộp lẫn vui sướng khi nhận nhiệm vụ quan trọng". "Đây là cơ hội để học hỏi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm triển khai chống dịch, để có thể giúp đỡ các địa phương khác về sau khi cần", bác sĩ Hưng nói.
Ngày 18/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cùng lãnh đạo Viện Pasteur TP HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy thị sát công tác chống dịch tại tỉnh Kiên Giang, kiểm tra hoạt động quản lý nhập cảnh, cách ly, giám sát y tế và triển khai tiêm vaccine Covid-19.
Bộ trưởng Y tế nhận định Kiên Giang là địa phương có "đường biên dài, vùng biển rộng nhưng khoảng cách nhỏ" với hơn 56 km đường biên giới chung Campuchia trên đường bộ lẫn trên biển, cùng hơn 145 hòn đảo lớn nhỏ, do đó nguy cơ dịch bệnh xâm nhập tại Kiên Giang, đặc biệt là khu vực biên giới tại thị xã Hà Tiên là rất lớn.
Bộ Y tế giao Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp cùng địa phương xây dựng các phương án thành lập các khu vực điều trị có thể tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân nặng đến rất nặng. Chợ Rẫy cũng tập huấn, hướng dẫn để ngành y tế địa phương có thể làm chủ các kỹ thuật khó trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu, kỹ thuật ECMO để thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ".
Bộ trưởng Y tế cũng giao Viện Pasteur TP HCM làm việc với địa phương để hỗ trợ thiết lập các labo xét nghiệm đủ tiêu chuẩn tại Hà Tiên và Bệnh viện đa khoa tỉnh, nâng cao năng suất và năng lực xét nghiệm tại chỗ cho TP Hà Tiên cũng như tỉnh Kiên Giang.
Campuchia đang trong đợt bùng phát mạnh mẽ Covid-19. Trong năm 2020, nước này ghi nhận hơn 400 ca nhiễm, song từ đầu năm đến nay gần 6.000 ca, 43 người tử vong. Số ca tăng đột biến từ cuối tháng 2 đến nay. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thủ đô Phnom Penh và thị xã Takhmao lân cận bị phong tỏa.
Lê Phương