Trong thời gian này, người dân thủ đô Vientiane sẽ không được rời khỏi thành phố, trong khi người dân ngoại tỉnh cũng không được vào thành phố trừ những người được giao nhiệm vụ và lái xe chở hàng hóa
www.vietnamplus.vn
Thủ đô Vientiane của Lào đã đóng cửa một số cơ sở kinh doanh, trường học sau khi phát hiện người bệnh Covid-19 đã đến nhằm giảm thiểu nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát tiếp tục trong cộng đồng, đặc biệt sau khi phát hiện người bệnh gần đây có lịch trìn
nhandan.com.vn
Được tin tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Campuchia, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn ********* đã có Điện thăm hỏi gửi Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia.
baodantoc.vn
Những ngày qua, dù thủ đô Phnom Penh và TP.Takhmao đã được phong tỏa để phòng chống dịch, nhưng tình hình Covid-19 lây lan ở Campuchia vẫn nghiêm trọng - như lời Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhận xét là nước này đang "bên bờ vực sinh tử'.
thanhnien.vn
Trước hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy cảnh sát thủ đô được cấp roi tre để phạt người vi phạm lệnh phong tỏa, đô trưởng Phnom Penh nói việc này cũng như "bố mẹ dạy dỗ con cái".
zingnews.vn
Bộ Thương mại Campuchia bắt đầu triển khai xe tải tiếp tế thực phẩm đến các gia đình sống trong khu vực có diễn biến dịch nghiêm trọng tại thủ đô.
zingnews.vn
Người dân đeo khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN
Người dân tham gia lễ hội té nước Songkran tại Luang Prabang, Lào, ngày 15/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
(Ảnh: Thu Phương/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, trước sự gia tăng đột biến số ca mắc virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, đặc biệt là tại thủ đô Vientiane, trong những ngày qua, chiều 21/4, Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh đã ra chỉ thị yêu cầu
phong tỏa thủ đô Vientiane.
Theo chỉ thị có hiệu lực từ 6h sáng ngày 22/4 đến 0h ngày 6/5, trong thời gian này, người dân thủ đô Vientiane sẽ không được rời khỏi thành phố, trong khi người dân ngoại tỉnh cũng không được vào thành phố trừ những người được giao nhiệm vụ và lái xe chở hàng hóa; tạm dừng việc vận chuyển hành khách từ thủ đô Vientiane đi các tỉnh và ngược lại; cấm người dân Vientiane và người nước ngoài ở thủ đô Vientiane rời khỏi nơi cư trú trừ đi mua đồ tiêu dùng, đi viện, đi làm nhiệm vụ được giao.
Để duy trì giãn cách xã hội, các bộ, ban, ngành ở thủ đô Vientiane và các công ty trên toàn thành phố phải giảm số lượng nhân viên và bố trí cán bộ, nhân viên, công nhân đi làm ở số lượng phù hợp, trừ những người có nhiệm vụ.
Những người không đến nơi làm việc vẫn làm việc bình thường tại nhà qua các hình thức như họp trực tuyến, trao đổi email, điện thoại.
Chỉ thị cũng cấm tổ chức hội họp và tổ chức các sự kiện tập trung quá 20 người, tiếp tục đóng cửa các cửa hàng giải trí, karaoke, Internet cà phê, massage, trung tâm thể thao; cấm lợi dụng cơ hội để tăng giá hàng hóa như thiết bị y tế, đồ ăn uống và đồ dùng hàng ngày; lập thêm các điểm xét nghiệm, tiếp tục truy vết các ca tiếp xúc gần các bệnh nhân COVID-19 tại thủ đô Vientiane; tiếp tục tiến hành tiêm vaccine cho các đối tượng ưu tiên trên cả nước.
Quyết định phong toả Vientiane đã được Chính phủ Lào đưa ra chỉ vài giờ sau khi ghi nhận thêm 26 ca nhiễm mới trong cộng đồng ở thủ đô Vientiane trong 24 giờ qua, trong đó có 11 ca tiếp xúc với ca bệnh số 59 và 3 người bạn của bệnh nhân này.
Các trường hợp còn lại được ghi nhận ở một số khu vực rải rác trong các quận ở thủ đô Vientiane. Ngoài 26 ca mắc mới ở Vientiane, trong ngày hôm nay, Lào còn có thêm 2 ca mắc COVID-19 ở tỉnh Champasak và đều được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Đây cũng là lần đầu tiên Lào ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày ở mức 2 con số kể từ khi dịch bùng phát. Tính đến nay, Lào đã có 88 người mắc COVID-19 và chưa có trường hợp nào tử vong.
Thủ tướng Campuchia kêu gọi người dân chia sẻ khó khăn chung
Ngày 21/4, phóng viên TTXVN tại Phnom Penh cho biết Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã kêu gọi người dân chia sẻ với chính phủ và cảm thông với nhau trong những ngày khó khăn do lệnh phong tỏa tại thủ đô Phnom Penh và thành phố Ta Khmao.
Trong thông điệp gửi tới người dân cả nước, Thủ tướng Hun Sen đã trấn an người dân, mong người dân thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn chung của đất nước này khi mà có nhiều ý kiến phàn nàn về sự gián đoạn các hoạt động hỗ trợ của chính phủ dành cho các gia đình có người thân tử vong, người bị ảnh hưởng và phải cách ly vì dịch COVID-19.
Theo ông, gói hỗ trợ 300.000 riel (75 USD)/gia đình chỉ được thực hiện ở các khu vực cách ly, chứ không phải những vùng bị phong tỏa như Phnom Penh và Ta Khmao, hoặc với một số ít trường hợp ở một quận/huyện, chứ không phải ở thủ đô, nơi dân số lên đến hàng triệu người.
Học sinh đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 8/4/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tuy nhiên, Thủ tướng Campuchia khẳng định chính quyền các cấp đã cung ứng cho người dân các nhu yếu phẩm cứu trợ gồm gạo, mì gói, cá hộp, nước mắm… Ông cũng đề nghị chính quyền thủ đô Phnom Penh và tỉnh Kandal chú ý tới các nhà sư vì trong thời gian phong tỏa, người dân không thể đến chùa và các nhà sư không thể đi khất thực.
Trong 24 giờ qua, Campuchia ghi nhận thêm 303 ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Toàn bộ các ca nhiễm mới này đều liên quan tới sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2, trong đó bao gồm người dân Campuchia và Trung Quốc sinh sống tại các tỉnh/thành Kampot, Takeo, Kandal, Sihanoukville và Phnom Penh.
Tính đến thời điểm này, Campuchia có 7.747 ca mắc COVID-19, trong đó 2.794 trường hợp đã được điều trị bình phục.
Thái Lan ghi nhận thêm hơn 1.400 ca nhiễm mới
Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) của Chính phủ Thái Lan thông báo nước này có thêm 1.458 ca nhiễm mới và 2 trường hợp tử vong, đưa tổng số ca nhiễm và tử vong tại nước này lên lần lượt là 46.643 và 110.
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong ngày 21/4 tăng nhẹ so với con số 1.443 của ngày trước đó. Thủ đô Bangkok ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm mới nhất, với 365 ca, tiếp đó là Chiang Mai (134 ca), Chonburi (80 ca) và Nonthaburi (69 ca).
Bộ Y tế Thái Lan đang xem xét có hành động pháp lý đối với một số bệnh nhân COVID-19 từ chối chuyển sang bệnh viện dã chiến để tiếp tục điều trị do cho rằng điều kiện ở đó bất tiện.
Trong khi đó, cũng có tin nói rằng một số bệnh nhân COVID-19 đã buộc phải chờ từ 1-3 ngày trước khi có xe cứu thương đưa đi bệnh viện./.
(TTXVN/Vietnam+)