Trong tương lai về lâu dài, có thể Mỹ và EU sẽ đầu tư trọng tâm vào phát triển vaccine theo hướng mRNA, vì hướng này giúp phát triển nhanh vaccine, hiệu quả kinh tế cao nữa. Dĩ nhiên các công nghệ chế tạo vaccine có thể cùng tồn tại song song: vector-based, protein-based, mRNA, vaccine truyền thống với virus bất hoạt, etc. nhưng có thể media phương tây sẽ lăng xê mRNA đề dìm hàng các kiểu vaccine khác, thậm chí đi xa hơn, có thể yêu cầu chỉ có vaccine mRNA mới có cơ hội thâm nhập thị trường họ, như là một cách bảo hộ thị trường, etc.
Dĩ nhiên, đây chỉ là dự đoán của tôi, nhưng có thể vậy lắm. Trừ khi là mRNA phát sinh biến cố gì đó thì còn xem xét. Nhưng cho đến nay, vaccine J & J mới có tí sự cố đã bị đánh tơi tả, vaccine Astrazeneca thì từ khi không đủ nguồn cung cho EU thì phát hiện ra một loạt scandal, trong khi các hiệu ứng phụ nghiêm trọng và/hoặc tử vong từ Pfizer/Moderna ở Mỹ và các nước khác không được điều tra kỹ, hoặc phán luôn là có thể không liên quan đến vaccine, thì trò chơi lợi ích phía sau vaccine này ngày càng lộ rõ.
Với người dân thì họ chỉ cần quan tâm đến độ an toàn và hiệu quả của vaccine, bằng công nghệ gì chả được. Thực ra có khi công nghệ mới lại càng lo, vì nó chưa qua thời gian dài thử nghiệm để biết cách dùng nó sao cho an toàn hiệu quả ấy chứ
Hàng tiêu dùng thì nên xài công nghệ mới, còn hàng công nghiệp, hay các hệ thống critical liên quan đến mạng người, hay y tế, thì nên xài đồ gì đã được kiểm chứng. Điện tử trên máy bay toàn đồ cách đây 10-20 năm, ai dám xài hàng mới
Chip trên ô tô cũng toàn được đúc bằng tiến trình 28-45 nm, ai dám chơi hàng 14, 7 nm hay dưới nữa đâu
Giàn bài văn mẫu của
langtubachkhoa :
- B1: trích một bài báo bất kỳ về vaccine, giọng điệu trung dung, để (theo chính lời cụ) tạo credit.
- B2: tung ra một nghi vấn lửng lơ, đánh tráo khái niệm, theo kiểu 'bạn tôi bảo', hoặc kiểu bịa chuyện như 'J&J chưa được reviewed'. Ai biết bạn cụ đâu mà kiểm chứng, phỏng ạ. Đa số người đọc cũng không có thời gian, hoặc hạn chế về ngoại ngữ và tiếp cận thông tin, để kiểm chứng chuyện reviewed hay chưa. Sau đấy có bị vạch ra là bịa thì vẫn đính chính được: 'ý tôi là blah blah'.
- B3: sau khi mục tiêu bị phốt, truyền thông đã ầm ỹ lên, bà con trong forum đã sợ sệt không dám xài, ta lại vào nói vài tiếng bênh vực. Để tỏ ra công bằng và 'tạo credit', again. Đằng nào mục tiêu cũng tiêu rồi, chả ai dám dùng nữa rồi, mất gì của bọ. Mà nhất là mấy vaccine đấy lại dùng cùng công nghệ viral vector với Sputnik V của nước mẹ Nga, phải bênh phòng xa
.
- B4: quay lại B2 với mục tiêu tiếp theo. Vẫn bài 'bạn tôi bảo'. Mục tiêu tối thượng là Pfizer, đối thủ chính của Sputnik. Moderna ban đầu không quan tâm vì không thấy VN đàm phán, nhung mới đây xuất hiện tin có cty đàm phán 50 triệu liều, nên quàng thêm thằng này vào cho chắc. Để tăng thêm credit ở bước này, khẳng định nhiều lần mình sẽ tiêm Pfizer, nhưng theo giọng điệu 'vì không có lựa chọn khác ở chỗ tôi' nên phải miễn cưỡng chọn cho xong. Ai biết mình thật ra đang sống ở Nga hay Mỹ hay Mù Cang Chải đâu mà kiểm chứng, phỏng ạ.
Bài văn mẫu này có thể áp dụng cho các loại mục tiêu khác của cụ, không cứ chỉ vaccine. Ngoài đời cần áp đặt tư tưởng cho ai thì ta áp dụng bài tương tự. Khổ những người sống quanh ta.
P/S: chip trên ô tô máy bay là chip điều khiển, tập trung điều khiển tác vụ nhỏ lẻ, không xử lý tập trung như CPU, không cần ưu tiên tốc độ, đồng thời giảm độ phức tạp về wiring, nên đương nhiên không cần công nghệ mới nhất như CPU. Một hệ thống điều khiển cần 100 con chip mà cứ xài 7nm thì chi phí đội lên vỡ mồm hả ông thánh. Thêm lý do nữa là các hệ thống công nghiệp bao giờ cũng đi sau vài thế hệ, chuyển đổi một dây chuyền sx công nghiệp đâu có đơn giản như thay cái smart phone hay cái laptop mà năm nào cũng đòi cập nhật công nghệ, hả thánh đánh tráo khái niệm.
P/S 2: cả mRNA lẫn viral vector đều là công nghệ mới, có thể coi là chưa được kiểm chứng. Nên nếu muốn dùng vaccine covid dựa trên công nghệ đã được kiểm chứng, thì chỉ có lựa chọn vaccine bất hoạt của TQ hoạc Bharat Ấn Độ, đấy chọn đi.