[Funland] Tổng hợp tất cả các vấn đề về sách giáo khoa, sách lớp 1

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,425
Động cơ
114,123 Mã lực
Bạn phải đưa mấy bộ kia ra ko CĐM lại hiểu nhầm! Mình thấy có bộ khá hay,

Mình thích bộ 5, xem qua thấy ít lỗi và dễ học.
Bộ "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" ấy ạ? Bộ này em lướt qua thấy trình bày hơi xấu. Mà tình cờ thấy 2 trang này. Con em mà học sách này thì đến bài "Bẫy chuột" nó khóc hết cả nước mắt vì thương em chuột mất:




 

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
5,546
Động cơ
255,839 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Phủ Khai Thông

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,163
Động cơ
339,109 Mã lực
Liên tưởng tới vụ sách CGD của ông Đại đợt trước.
- Giống: vụ bới chữ như gà để bắt lỗi, suy diễn nội dung ví dụ tập đọc để quy kết là dạy trẻ lươn lẹo là giống nhau. Thực tế sau tầm 10 năm không ai nhớ nổi ví dụ tập đọc của chính mình nữa.
- Khác:
+) Bộ sách 40 năm không đổi (cũng hơi bảo thủ, nên cập nhật lại từ ngữ), phải tập huấn giáo viên rất kỹ, kết quả là ít bài tập (hay là không có) về nhà, giáo viên phải nhắc phụ huynh đừng dạy đọc khác với phương pháp trên lớp thì "á à mày khinh tao không biết dạy con"
+) Bộ sách vừa viết: không nhắc tới việc tập huấn gv mất công hay không, nhưng bài tập nhiều bò ra không hết, phụ huynh được thỏa sức kèm con quát nạt cả buổi cho vui cửa nhà. Nếu các phụ huynh lớp 1 này năm ngoái chửi sách ông Đại thì thật giống quả báo.

Tuy nhiên với sự khách quan em vẫn phải nói, nhờ link cụ nào trên kia em có thấy sách tập huấn của môn tiếng việt 1 bộ Cánh Diều của ông Thuyết http://sachcanhdieu.com/product/tap-huan-tieng-viet-1/#page/14 . Theo em các phụ huynh nên chửi thằng nào dạy khác với tập huấn, trong đấy không hiểu chỗ nào có bắt buộc phụ huynh phải ngồi luyện từng chữ, từng vần, từng từ với con ở nhà.
 

Grayson

Xe buýt
Biển số
OF-742563
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
638
Động cơ
66,660 Mã lực
Bộ "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" ấy ạ? Bộ này em lướt qua thấy trình bày hơi xấu. Mà tình cờ thấy 2 trang này. Con em mà học sách này thì đến bài "Bẫy chuột" nó khóc hết cả nước mắt vì thương em chuột mất:




Dạy trẻ con đi láo giữa lòng đường! Hay tác giả SGK muốn dạy về luật nhân quả: chuột xuống phố vi phạm luật lệ GT nên kết cục sẽ chui vào "bẫy" CSGT chăng?

1602436367901.png
 

robertlang8282

Xe tải
Biển số
OF-745287
Ngày cấp bằng
5/10/20
Số km
266
Động cơ
59,893 Mã lực

Trần đình sử (chủ tịch hội đồng thẩm định sgk tiếng việt). Có cụ nào thấy quen không? Haha. Chính là tên trong cuộc họp chỉ trích sách Gs ĐẠI để sau đấy cả đàn cừu nhảy bổ vào phê phán sách công nghệ giáo dục. giống như một lộ trình lobby dư luận mở đường cho sách cánh diều 4 làn ra đời
 

cupido1

Xe tải
Biển số
OF-403313
Ngày cấp bằng
30/1/16
Số km
464
Động cơ
233,701 Mã lực
Chẳng phải lần đầu :( Vn mấy chục ngàn gs ts ghế ít đuýt nhiều, em tưởng sai sót 1 lần phải bay ghế rồi chứ.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết và những“sự cố” liên quan đến việc biên soạn sách


 

hanpham158

Xe buýt
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
823
Động cơ
264,169 Mã lực
Cụ đã hỏi thì trả lời cụ.
Em thì em lại không thích thế. Em không thích " năm sau cần thay đổi"_ em là em muốn " đập 1 phát chết ngay đứ đứ đừ "như người ta đập đầu con rắn độc ấy. Mấy thằng biên soạn, thẩm định, ban hành cho vào lò 1 loạt. Đập để làm gương, để răn đe những kẻ có lòng tham vô đáy biết sợ mà chùn bước , mà sửa chữa. Chứ cứ để thế cho đến hết năm, sang năm lại cải tiến , thế thì lại nảy ra cái thằng khác cũng làm ăn láo lếu như thế nữa. Mắc mưu chúng nó à.
Trước hết, cái cuốn sách ấy, vứt vào sọt rác. Thay bằng cuốn khác phù hợp hơn. Không nhất thiết tất cả các đầu sách cứ phải cùng 1 bộ của 1 nhóm tác giả. Các trường đang dạy, dừng lại đổi sang sach mới cũng được . Đang học đến vần nào ở sách này thì sang sách kia học tiếp.
Còn cụ thắc mắc sao em lại quote cụ, là vì mọi người đang tập trung bàn về quyển TV này, tự dưng cụ đưa mấy còm về Tiếng Anh dài dằng dặc, làm loãng thớt. Em bực, cho rằng cụ làm thế là có ý đồ.
Sáng kiến của cụ thật là "hay". Em hỏi lại cho chắc ý cụ là vứt là vứt cuốn sách ấy tức là vứt cuốn sách Tiếng Việt thuộc bộ Cánh diều phải không? Với nói cho cụ thông chứ hiện tại các trường được quyền chọn kiểu vài cuốn thuộc bộ này và vài cuốn thuộc bộ khác mà?

Em thắc mắc ý của cụ là cái gì khi vặn vẹo em chuyện "người dùng" sách :)) Còn cụ nói oan cho em quá, em viết đúng 3 còm có liên quan tới sách Tiếng Anh. 1 còm em đơn giản chỉ dẫn bài post FB của người khác mà em cũng chỉ dẫn link chứ còn không viết dài ra. 2 còm còn lại thì để trả lời một cụ khác thắc mắc chứ người ta không hỏi thì em cũng không trả lời đâu cụ. Cụ đọc kĩ kĩ và tập hiểu thông trước khi còm cho em nhờ :)
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
Sáng kiến của cụ thật là "hay". Em hỏi lại cho chắc ý cụ là vứt là vứt cuốn sách ấy tức là vứt cuốn sách Tiếng Việt thuộc bộ Cánh diều phải không? Với nói cho cụ thông chứ hiện tại các trường được quyền chọn kiểu vài cuốn thuộc bộ này và vài cuốn thuộc bộ khác mà?

Em thắc mắc ý của cụ là cái gì khi vặn vẹo em chuyện "người dùng" sách :)) Còn cụ nói oan cho em quá, em viết đúng 3 còm có liên quan tới sách Tiếng Anh. 1 còm em đơn giản chỉ dẫn bài post FB của người khác mà em cũng chỉ dẫn link chứ còn không viết dài ra. 2 còm còn lại thì để trả lời một cụ khác thắc mắc chứ người ta không hỏi thì em cũng không trả lời đâu cụ. Cụ đọc kĩ kĩ và tập hiểu thông trước khi còm cho em nhờ :)
!!!!!!
"Em thắc mắc ý của cụ là cái gì khi vặn vẹo em chuyện "người dùng" sách :))"
Thật ra em " chả " vặn vẹo gì cụ cả. Em cảm nhận thấy cụ làm loãng thớt, lại nhắc đến " phản hồi của người dùng". Em đang là người dùng , nên nảy sinh lòng tò mò muốn được biết cụ nhìn nhận như thế nào về phản ứng , về sự cầu thị của nhóm tác giả khi có ý kiến của "người dùng". Vây nên em mới hỏi cụ câu đó.
 

TaiNon1974

Xe buýt
Biển số
OF-340720
Ngày cấp bằng
29/10/14
Số km
873
Động cơ
289,160 Mã lực
Nơi ở
Tp HCM
Hình như nội dung bài 63, 64 sách Tiếng Việt tập một, bộ sách Cánh diều, đang gây tranh cãi ?

Untitled4.jpg


Nguồn: http://sachcanhdieu.com/product/tieng-viet-1-tap-mot/#page/117

Untitled5.jpg


Nguồn: http://sachcanhdieu.com/product/tieng-viet-1-tap-mot/#page/118

Quan điểm của những nhà soạn sách Tiếng Việt tập một, bộ sách Cánh diều: dạy trẻ em tính cảnh giác.
Đấy là lời ngụy biện của một bọn trí thức lưu manh. Trẻ con học sách của bọn này xong ra đời những chuyện xấu, khôn lỏi, gian dối ở XH chúng nó xem là bt, cái này mới nguy hại.
 

hanpham158

Xe buýt
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
823
Động cơ
264,169 Mã lực
Rất cảm ơn cụ qddt vì đã chia sẻ link đọc online các bộ sách. Với mục đích nhận xét từng bộ một cách rõ ràng nhất thì em đã bỏ thời gian đọc lướt các bộ và đọc lại cả bộ cũ đợt cải cách 2002, bộ giai đoạn 1990-2003 và bộ giai đoạn 1989-1990. Do mỗi bộ có cách chia bài khác nhau nên em chọn chung chung mốc là bài 28 (khoảng tuần 5-6) để để dễ so sánh phần bài đọc:

1. Bộ Cánh diều (http://sachcanhdieu.com/product/tieng-viet-1-tap-mot/#page/54)

Cảm quan em thấy bộ này minh họa không bắt mắt nếu như không muốn nói thẳng là minh họa khá xấu. Bộ này cũng là bộ có các phần tập đọc dài + nặng nhưng nội dung không hay và không gần gũi. Em đánh giá bộ này kém nhất do khó, nặng và hình ảnh không đẹp. Tuy nhiên cũng phải lưu ý là bộ này học phần vần trễ hơn so với các bộ khác, tận bài 36 mới bắt đầu học. Điểm này càng cho thấy sự không hợp lý của bộ này do bài đọc thì dài nhưng lại chậm học tới vần.
1602444671179.png


2. Bộ Kết nối trí thức với cuộc sống (https://hanhtrangso.nxbgd.vn/ebook/read/tieng-viet-1-tap-mot-409)

Xem qua mạng thì em thấy bộ này màu sắc bắt mắt, hình vẽ sắc nét và rất dễ thương. Ý tưởng giới thiệu và sử dụng hai nhân vật chính là Hà và Nam để theo suốt các bạn nhỏ qua các bài học là một ý tưởng rất hay và tạo sự gần gũi. Phần tập đọc nhẹ nhàng, ngắn vừa sức và dễ hiểu. Bộ này cách trình bày tương tự như bộ 2002 và độ khó cũng chỉnh nhỉnh hơn một chút. Em đánh giá cao nhất là bộ này.
1602441723685.png


3. Bộ Chân trời sáng tạo (https://hanhtrangso.nxbgd.vn/ebook/read/tieng-viet-1-tap-mot-418)

Hình ảnh minh họa bộ này tạm ổn nhưng không phải gọi là xuất sắc vì nét vẽ không đồng nhất, chỗ thì hình vẽ chỗ thì lại hình ảnh loạn hết. Màu sắc hơi nhợt nhạt so với bộ 2. Bộ này có phần tập đọc cũng khá đơn giản nhưng điểm trừ là không có hình minh họa dành riêng cho phần tập đọc. Điểm đặc biệt của bộ này là các bài học được gộp lại theo chủ đề, cứ bốn bài là thuộc một chủ đề nào đó gần gũi với trẻ con và cũng giúp liên kết các bài học. Bộ này em cho hạng 2.
1602445196137.png


4. Bộ Cùng học để phát triển năng lực (https://hanhtrangso.nxbgd.vn/ebook/read/tieng-viet-1-tap-mot-556)

Bộ này màu sắc đẹp và tươi sáng. Phần tập đọc cũng khá nhiều, như ví dụ dưới đây thì tập đọc tận 2 phần là 2c. và 4. và đều đọc những câu dài thay vì 1 phần đọc các từ và 1 phần đọc đoạn văn ngắn như các bộ khác. Điểm khó của bộ này thì ngoài việc mới khoảng bài 28 đã học vần thì như phần 2c dưới đây đã yêu cầu các bạn điền âm vào ô trống. Bộ này với em hạng 4 do khó và nặng.
1602444783507.png


5. Bộ Vì sự bình đẳng trong giáo dục (https://hanhtrangso.nxbgd.vn/ebook/read/tieng-viet-1-tap-mot-563)

Bộ này có cách chia bài khác hẳn so với 4 bộ còn lại dạy âm và vần xen kẽ. Bộ này màu sắc cũng đẹp nhưng hình vẽ không sắc nét như bộ 2 hoặc bộ 4. Bài đọc dài nhưng nội dung thật ra khá đơn giản và cũng dễ thương. Bộ này cũng bắt đầu học vần khá sớm do dạy kiểu xen kẽ. Em cho bộ này hạng 3.

1602444905301.png


6. Bộ cải cách năm 2002 (https://downloadsachmienphi.com/story/sach-giao-khoa-tieng-viet-lop-1-tap-1-bai-29-ia)

Vì bài 28 là dạy về chữ in hoa nên em lấy bài 29 làm minh họa, bài 29 cũng là bài đầu tiên học vần. Bộ này thì hình vẽ không đẹp và không sắc nét do tuổi đời đã khá lâu rồi. Nội dung phần bài đọc ngắn gọn và dễ nhất so với các bộ mới và so cả với các bộ cũ hơn nó. Bộ này khác với các bộ khác là tuyệt nhiên tất cả các bài đọc trước bài chữ Hoa sẽ không in chữ in hoa. Việc này giúp các bạn nhỏ dễ nhận biết mặt chữ lúc đầu nhưng sau này đến khi học chữ hoa sẽ phải làm quen lại quy tắc.

Sach-Giao-Khoa-Tieng-Viet-lop-1-Tap-1-Trang-61.png

Sach-Giao-Khoa-Tieng-Viet-lop-1-Tap-1-Trang-62.png



7. Bộ sách giai đoạn 1990-2003 (http://thuongmaitruongxua.vn/sach/giai-doan-1990-2003/doc-sach/tieng-viet-1-tap-1-1990-1.html#page21)

Em chỉ nhận xét về nội dung bài đọc thì độ khó tương tự bộ 2 và 3, khó hơn bộ 6 và dễ hơn các bộ còn lại đặc biệt nếu so với bộ Cánh diều. Giai đoạn này ngoài sách Tập đọc này thì các bạn có thêm sách Truyện đọc với các mẩu truyện ngắn rất hay nữa. Cụ nào hôm trước còm về nhà nghỉ thì đây bộ này cũng có nhà nghỉ :))

1602445621162.png


8. Bộ giai đoạn 1989-1990 (http://thuongmaitruongxua.vn/sach/giai-doan-1980-1989/doc-sach/hoc-van-lop-1-tap-1-1981.html#page23)

Bộ này không có số bài nên em lấy tượng trưng bài gần nhất trước khi học vần làm minh họa. Bài đọc nội dung gần gũi và đa số là các mẩu thơ chứ không phải văn xuôi. Nếu tính về độ khó thì thật ra cũng dài và khó ngang với các bộ 2020. Tuy nhiên do đa phần là thơ nên dễ đọc và dễ nhớ hơn.

1602443810468.png


Sau khi lướt qua tất cả các bộ sách thì có vẻ khoảng tuần 5 hoặc tuần 6 (thời điểm hiện tại) thì đa số bộ nào cũng yêu cầu các bạn đã học xong các chữ hoặc vần dễ và tiến tới học vần hoặc học vần khó hơn. Các bài thơ và bài đọc đa số cũng sẽ tăng lên ít nhát 2-3 câu. Tức là thật ra nội dung chương trình mới cũng tương đương chương trình cũ chứ không phải quá khó như cư dân mạng lên tiếng. Tuy nhiên em cũng phải đồng ý với các cụ trên này là riêng phần tập đọc của các bộ sách mới năm nay khó hơn hai bộ tiền nhiệm (bộ 6 và 7) nhưng cũng ngang ngang với bộ 8 - bộ mà nhiều cụ có con tuổi lớp 1 hồi xưa đã được học. Nhận xét riêng giữa các bộ sách mới thì bộ Cánh diều nặng hơn hẳn, nội dung không hay và hình ảnh cũng không đẹp. Đúng là vớ vẩn khi nó lại trở thành bộ được nhiều trường/địa phương chọn nhất. Nếu nhận xét về phần minh hoạ thì các bộ mới đương nhiên hơn đứt các bộ cũ về khoản màu sắc và độ sắc nét. Bộ Cánh diều khoản minh hoạ kém hơn nhưng cũng ở tầm ngang ngửa các bộ cũ.

Em chỉ có thời gian tìm hiểu và đọc lướt tập 1 của các bộ sách nhưng em tin em tìm hiểu đã nhiều hơn một số cụ trên này. Em đã cố gắng so sánh một cách công tâm nhất, mong cụ nào có ý kiến thì cứ góp ý, chỉ cần các cụ đừng bới gà ra thóc thì em vẫn muốn bàn luận cùng. Em cũng nhận ra rằng đa số các bài chê trong topic này đều là về bộ Cánh diều nên em mong có thêm nhiều ý kiến nhặt sạn nữa của các cụ có con học các bộ khác cho nó đa dạng hơn ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
TRAO ĐỔI THẲNG với 2 Giáo sư Trần Đình Sử và Nguyễn Minh Thuyết.
Tôi đọc tất cả những bài trả lời phỏng vấn của 2 ông trên một số tờ báo về sách tiếng Việt, vui mừng nhất là cả hai ông đều tự hào nhận mình là Chủ biên sách tiếng Việt ( Giáo sư Trần Đình Sử) và Tổng chủ biên Sách Tiếng Việt 1 Cánh diều ( Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết).
Trên các trả lời, các ông đều khôn khéo, mạnh mẽ, cương quyết, kiên định bảo vệ mọi thứ mà dư luận xã hội lên án, tất tần tật dư luận lên án đều sai, các ông đúng, rất đúng, sáng tạo vì có nghiên cứu, có cân nhắc, có tổng hợp xưa nay, có cả hội đồng biên soạn cứng cựa…

Bây giờ, tôi trân trọng và từ tốn trao đổi thẳng với 2 ông như sau (chỉ là tóm tắt):
1. Chuyện bài toán “ 4 cái làn” mà các ông cho rằng không có trong sách giáo khoa nào do các ông chủ biên, đúng thế, và cho đó là bịa đặt thì sai hoàn toàn. Nó có trong sách tham khảo “ Vở bé làm quen với chữ số” ( ảnh kèm)/ Và các ông nói, các ông chỉ biết sách giáo khoa, các sách khác các ông không biết. Ơ kìa, thì ít nhất nếu có chút lương tâm, các ông phải giật mình, các ông phải truy cho ra, ai là người kí cho ra sách “ 4 làn” này chứ, nhà sách Minh Thắng là ai để cho ra cuốn sách này? Hoặc có quyền lợi gì mà say mê giới thiệu cuốn sách này? Là một nhà giáo dục phải đau nếu đâu đó sai chứ, sao phủi tay nhanh thế?
'
2. Các ông nói các ông đã xem xét cẩn trọng, đọc từng dòng, từng trang tiếng Việt/ Vâng. Nhưng liệu các ông sẽ nghĩ thế nào khi lỗi của Sách Tiếng Việt 1 của nhóm Cánh Diều lại be bét như thế này không? Một bạn đọc gửi cho tôi sau khi bỏ nhiều thời gian đọc:
1) Về văn bản:
- 46 bài/82 bài đọc là các văn bản sao phỏng từ các truyện ngụ ngôn nước ngoài , trong đó có 8 bài được tách ra thành 2 phần cho 2 bài, làm lệch lạc về nội dung.
- 02 bài văn vần, trong đó có bài vè nói ngược, kiểu "Chó thì mổ mổ". Vắng bóng thơ, đồng dao, ca dao...
- Còn lại là các bài văn xuôi tiếng Việt, không có tác giả hoặc loại tác giả "vô danh", văn vẻ lặp đi lặp lại nhiều câu ngô nghê, nội dung ít tính giáo dục.
Việc lựa chọn văn bản như trên dẫn đến những hạn chế về nội dung và ngôn ngữ diễn đạt của sách, như nhiều người đã chỉ ra.
2) Về nội dung:
- Có gần 50% các bài đọc dựa trên các cốt truyện có nội dung liên quan đến các yếu tố bạo lực, thói xấu, hoặc xa lạ với trẻ (đe doạ, bắt nạt, lừa đảo, lười biếng, sinh đẻ), không có tính giáo dục.
- Các nhân vật chủ yếu trong bài đọc chủ yếu có quan hệ không thân thiện (dê đen- dê trắng, quạ - sẻ, hổ- thỏ, thỏ- rùa, ve - gà, gà nhí -quạ, cò - quạ, chó - quạ, quạ -gà, cua- cò -cá, chuột út - mèo, chuột út - gà trống, chồn - gà rừng, cá măng- cá mập, thợ săn - vượn, lừa - thỏ - cọp v.v), hoặc không có quan hệ gì trong thực tế để liên tưởng (thỏ - cún - vượn)...
- Các hoạt động, cảm xúc chủ yếu của các nhân vật này là: sợ (thống kê sơ bộ ở mấy bài đã khoảng chục lần), lo, ăn thịt, doạ, dữ, dám, giả vờ, la, than, cuỗm, quắp, tợp, tha, la, cắn, mổ, nhá, chộp, tóm cổ, kẹp cổ, nuốt mồi, bắt, chén, hùng hục, phàn nàn,than thở, lầm rầm, van xin, than thở, liếm, la liếm, vùng vằng, lem lẻm, cằn nhằn, gật gù..
3) Về ngôn từ:
- Dùng quá nhiều các từ ngữ phương ngữ, khẩu ngữ, từ ngữ ít dùng: gà nhí, gà nhép, sẻ ri, ca ri ri, pianô, xe téc, nhá cỏ, nhá dưa, quà quà, chả (lo), tí gì, vù, vọt, hí hóp, la liếm, tỏ vẻ, thô lố, ngó, ngộ, nom, ướt nhẹp, dăm (nhà)...
- Dùng nhiều kết hợp bất thường: quạ 'quà quà", sẻ ca riri, cho ve tí gì, chả có gì, (đẹp) mà chẳng khôn, giúp má sắp cơm, quạ kiếm cớ la cà, cua khệ nệ ôm yếm, chó thì mổ mổ, gà thì la liếm...
- Dùng nhiều câu quá dài (Khỉ đi thăm bà. Khi đi nó hứa sẽ đem về đủ thứ cỏ lạ hoa thơm làm quà cho thỏ và nhím. Cả nhà Nga đi phố, ghé nhà dì, nghe pi a nô. Giá bà ra phố chơi, Bi đỡ nhớ bà, nhớ bố mẹ) hoặc kiểu câu không thông dụng (quà là rổ khế, rổ mơ, cá rô, cá quả. Cò chả đáp gì)
- Một số mẫu câu lặp lại đơn điệu ở nhiều bài, ví dụ X có Y... (Bề có cá, có cỏ. Hà có ghế gỗ, ba Hà có ghế da. Bờ Hồ có ghế đá. Cỗ có giò, có gà. Hồ có cá mè, ba ba. Nhà có na, nho, khế. Nhà bà có gà, có nghé. Gà có ngô. Nghé có cỏ, có mía. Bi có phở. Bé Li có na. Bố có cà phê....).

3. Kho tàng văn học Việt Nam ở đâu trong bộ sách của các ông, hay các ông cố ý né tiền bản quyền tác giả?
Tôi nói thêm lần nữa với hai ông: Với con trẻ bước vào lớp 1, ngôn ngữ giao tiếp, học, đọc là một ưu tiên hàng đầu. Ngay từ mẫu giáo, bố mẹ, cô giáo đã phải dạy, uốn nắn, chỉ bày từng từ, từng câu, cách gọi, cách nói, cách xưng hô. Đến khi vào lớp 1, chữ đầu tiên, câu đầu tiên trong sách cũng phải thế, hết sức cẩn trọng, hết sức sạch sẽ, hết sức trong sáng. Tuổi các cháu là tuổi học theo, nói theo, rất dễ thấm sâu vào tư duy, vào ý nghĩ, vào cảm xúc. Nếu bỏ qua vẻ đẹp của ngôn từ, bỏ qua sự tinh tế của câu chữ, bỏ qua cảm xúc, ngữ điệu văn của từng câu, từng đoạn văn, chỉ chú ý đến thao tác kĩ thuật từ mới, thì chắc chắn không chỉ thất bại mà nguy hiểm. Nhà biên soạn sách không thế máy móc áp từ mới vào bất cứ câu nào, đoạn văn nào, miễn là phù hợp, hơn thế, hơn thế nữa, những câu, đoạn văn, khúc thơ có sự xuất hiện từ mới phải được lựa chọn vô cùng công phu, bảo đảm những câu văn thật nuột nà, ý tứ thật nhân văn, đoạn văn phải diễn đạt thật trong sáng, thật gần gũi, gần gũi ở mức mà các cháu đọc lên, ngân lên là thuộc ngay, thích ngay, thuộc và thích đã thì mới bắt đầu bước phân tích từ mới. Chúng ta dạy chữ, dạy kiến thức cho con trẻ không phải là cách sắp đặt chữ vào đầu, mà đưa chữ, đưa kiến thức vào đầu các con, vào tư duy các con, muốn thế, “ phương tiện” chuyên chở phải thật ngọt ngào, thật lung linh, thật lôi cuốn, để không chỉ các con nhận mặt được từ mới, mà còn là cách để các con bổ sung nhận thức mình về cảm quan, về xúc cảm, làm giàu tâm hồn, mỗi tiết học như thế nó gần gũi, thương mến, lôi cuốn và sống động, học là nhớ luôn.'

Như đã nói, chọn câu, đoạn văn, khổ thơ đưa vào sách nhằm chuyên chở từ mới cho các con là phải hết sức kĩ. Trước khi nghĩ tới từ mới, thì đoạn văn đó, khổ thơ đó phải đẹp, đẹp cả ngôn ngữ, đẹp cả nội dung, đẹp cả đạo đức. Không thể dùng những câu chữ với thứ ngôn ngữ hàng chợ, thứ ngôn ngữ bông phèng, thứ ngôn ngữ bỗ bã để chuyển tải từ mới. Kho tàng văn hoá dân gian, thơ ca, hò vè, văn học xưa nay ở nước ta tha hồ lựa chọn, và biết bao nhiêu câu, đoạn, khổ thơ hay, hay và trong trẻo và gần gũi, tại sao lại phải lấy từ văn học nước ngoài, tại sao lại phải “ phỏng theo”? Một nhà biên soạn sách phỏng theo nguyên tác một nhà văn lớn mà dễ thế sao? Văn chương trước khi đưa ý, đưa chuyện, đưa đạo tới người xem là ngôn từ, ngôn từ không hay, ngôn từ khô khốc, vô cảm như người ta đang làm theo cách “ phỏng theo” liệu lợi hay hại? Biết chữ nhưng lại biết thêm những ngôn từ xấu, ý tứ xấu thì biết chữ làm gì? Đây là cơ hội cho con trẻ không chỉ học chữ mà còn tiếp nhận văn hoá dân tộc, tại sao không làm?
Vốn chữ, nghĩa của từ Việt phổ thông nó phong phú, nó đủ sức chuyển tải mọi thứ trong câu, trong đoạn văn, khổ thơ, tại sao phải dùng phương ngữ. Tại sao lại phải ép học sinh học phương ngữ khi vốn từ vựng Việt đang rất phong phú và quý giá? Đó sự là sự áp đặt khiên cưỡng, tai hại, cần phê phán và loại bỏ.
Nếu có thời gian, có thể, ở buổi học thêm, ở cuối mỗi tiết học, thầy cô có thể nêu ra cho học sinh tham khảo thêm một số từ ngữ phổ thông nhưng ở các địa phương, vùng miền trong nước lại dùng từ khác để gọi tên, như thế là cách để bổ sung vốn từ cho các con. Chứ dứt khoát không thể dùng phương ngữ thay thế từ phổ thông.
4. Ai đã lệnh cho các cơ sở giáo dục quán triệt giáo viên im lặng, huỷ diệt ý kiến cá nhân, không like, không thả tim, không comment vào các trao đổi, bài viết về Sách Tiếng Việt 1 trên mạng xã hội?
NGUYỄN QUANG VINH
 

newmtc

Xe tăng
Biển số
OF-194599
Ngày cấp bằng
18/5/13
Số km
1,878
Động cơ
345,208 Mã lực
Cụ nói chuẩn. Phải có thực nghiệm.
Bên Tây nó có cả thí nghiệm chửi mắng cái cây và khen ngợi cái cây. Hai cây giống hệt nhau đặt gần nhau. Kết quả cái cây bị ăn chửi nhiều nó chết héo, còn cây được khen ngợi càng ngày càng xanh tốt.
Đây lại là con người, quá nhiều phụ huynh đã có con từng đi học lớp 1 , đến khóa này phải kêu" con chưa phát điên bố mẹ đã phát điên". Không khí học tập mà như thế thì kết quả như thế nào? Bố mẹ, con sau một thời gian " đánh vật " với nhau rồi tâm lý có bị ảnh hưởng không?
Sách này mặc dù là BGD ban hành, nhưng xét về phương diện hàng hóa, nó cũng chỉ là thứ hàng hóa thông thường, bố mẹ hs là người bỏ tiền mua Họ có quyền đòi hỏi. Người bán nó, người làm ra nó phải lắng nghe ,phải chỉnh sửa để đáp ứng nhu cầu của người mua. Ở đây bọn chúng vẫn giữ tư duy kiểu ban phát.
một loại hàng hoá độc quyền!
 

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
Tôi không mạ lị, cũng chẳng bông lơn, mặc dù tôi cảm thấy căm tức ông Thuyết và các cộng sự. Tôi thử so sánh và phân tích một bài học bình thường, không chia phần, với tư cách một phụ huynh. Các bạn hãy cùng chiêm nghiệm hai câu chuyện trong ảnh:
Con cáo có lừa con quạ không? Có! Nhưng nó có nặng nề và lưu manh không? Không hề! Nó đơn giản và dễ nhớ.
Còn con chó và quạ của Cánh Diều:
Con quạ không phải chiếc xe mà “đỗ” được, “mõm đá” là phần chìa ra ở một nơi cheo leo (vực, biển). “Khổ” mỡ là phương ngữ, dùng “khối” mỡ nghe đã khó, sao không cùng “miếng”, “cục”?
“Mõm”, “tợp” hơi dung tục. Mõm chó cố gắng thì có thể chấp nhận. Còn “tợp” là phương ngữ, nó là văn nói bình dân không phổ quát.
..........
Tại sao tôi phải phân tích từng từ? Vì nếu con tôi học, cháu sẽ hỏi. Đọc và đánh vần là cách dễ nhất để nhớ từ vựng, khái niệm. Một đứa trẻ biết hỏi là một nỗi vui mừng, đó mới là giáo dục!
Đối với câu chuyện của Cánh Diều, phụ huynh và giáo viên sẽ vô cùng khó khăn để tự cắt nghĩa cho mình, chưa nói là giúp đứa trẻ hiểu.
Quan trọng là nó có khơi gợi cảm xúc cho các cháu, để các cháu nhớ những bài học đầu tiên không? Thưa không! Vì nó quá vô duyên, nhạt nhẽo và thậm chí đểu cáng tục tĩu. Ngay cả một người lớn bình thường cũng không thể nào nuốt nổi câu chuyện.
Các cháu sẽ không nhớ bài học nhưng sẽ có ấn tượng trực quan và ghi nhớ những từ ngữ không chuẩn mực. Đó mới là sự nguy hại.
..........
Có nghĩa rằng, những người soạn sách đã không nghĩ đến bọn trẻ. Họ soạn cuốn sách với tư duy và văn phong của người lớn. Và tôi xin lỗi, những người lớn này là những người không bình thường!
Không có mô tả ảnh.
Nguyễn Tiến Tường
 

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
Bác giáo sư nói chuyện rất buồn cười!
Bác giáo sư soạn cuốn sách toàn từ ngữ địa phương Bắc bộ, bác nói đa dạng vùng miền. Đa dạng mà chỉ thấy “nhá”, “tợp”, “chén”. Sao bác không để hốc, táp, mạp, tọng, dzọng đi!
Tiếng vùng miền mà bác giáo sư nói giáo viên sẽ hướng dẫn cho học sinh hiểu. Rồi ví dụ tiếng ngoài sông Đuống thì giáo viên miền U Minh sao hiểu?
Bác nói vì các cháu chưa học vần “iên” nên đổi con kiến thành con gà. Vì chưa học vần “ực” vần “ái” nên đổi ngựa đực, ngựa cái thành ngựa tía, ngựa ô. Trời đất ơi! Rồi nếu các cháu chưa học vần “ồ” chắc bác đổi bác Hồ sang bác ruột. Rồi ví dụ các cháu chưa học vần “ời” nên đổi ông trời sang ông Nhạ hay sao?
Rồi các cháu học vần “à” hồi nào mà con quạ nó “quà quà” từ đầu tới cuối sách vậy? Kiến, ngựa là nhân vật, bác cứ chằm hăm vào việc đánh vần nó làm chi cực vậy hè?
Việc “phỏng” của team bác, chính xác là sẽ tạo ra những dị bản xấu xí của các tác phẩm kinh điển tiêm vào đầu những đứa trẻ, rồi chúng lại truyền cho người khác.
Bác giáo sư cho lính xào chẻ truyện dân gian, ngụ ngôn xong bác kêu hiểu sao tuỳ tâm địa. Bác kỳ cục thiệt luôn á! Cái người ta bức xúc là những câu thoại nhạt thếch, nông choèn và vô duyên trong những câu chuyện đó. Chứ ai cầm kính chiếu yêu dí vô bác đâu mà bác nói chuyện thấy ghê!
Trẻ con không thể học được nếu không gợi mở, làm nó xao xuyến. Những câu chuyện cụt lủn, đốp chát vô duyên đó chỉ làm cho nó tìm cách chóng quên mà thôi, chẳng được thêm chút xi nhê EQ nào cả.
Cuốn sách tiếng Việt đầu tiên nó phải là một ký ức trọn đời của mỗi người. Không phải vô cớ mà ngày xưa dạy bằng thơ ca hò vè là chủ yếu. Chỉ cần thấy con gà trống đứng trên hàng rào là lòng dâng lên bao bồi hồi xốn xang. Còn cuốn sách của bác, cháu xin lỗi, thôi lếch đi cho mau giàu!
Bác làm sách đã dở, bác cãi nhau còn ẹc hơn. Chẳng thà im lặng để người ta không biết mình bị sao, còn hơn nói ra để không còn nghi ngờ gì nữa...
Nguyễn Tiến Tường
 

vitngoc

Xe điện
Biển số
OF-450042
Ngày cấp bằng
1/9/16
Số km
2,418
Động cơ
2,116,942 Mã lực
Bộ "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" ấy ạ? Bộ này em lướt qua thấy trình bày hơi xấu. Mà tình cờ thấy 2 trang này. Con em mà học sách này thì đến bài "Bẫy chuột" nó khóc hết cả nước mắt vì thương em chuột mất:




Mấy nhân vật này giống phim hoạt hình trên kênh thiếu nhi chúng xem nên chắc ko sốc như cụ đâu! Cụ mà rỗi ngồi xem cùng chúng nó mấy kênh Cartoon network hay Disney channel có khi kinh hơn. Bộ này e thấy viết dễ đọc, mấy lỗi cụ chỉ người dạy có khi lại thích.
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,606
Động cơ
245,805 Mã lực
Tuổi
51
Rất cảm ơn cụ qddt vì đã chia sẻ link đọc online các bộ sách. Với mục đích nhận xét từng bộ một cách rõ ràng nhất thì em đã bỏ thời gian đọc lướt các bộ và đọc lại cả bộ cũ đợt cải cách 2002, bộ giai đoạn 1990-2003 và bộ giai đoạn 1989-1990. Do mỗi bộ có cách chia bài khác nhau nên em chọn chung chung mốc là bài 28 (khoảng tuần 5-6) để để dễ so sánh phần bài đọc:

1. Bộ Cánh diều (http://sachcanhdieu.com/product/tieng-viet-1-tap-mot/#page/54)

Cảm quan em thấy bộ này minh họa không bắt mắt nếu như không muốn nói thẳng là minh họa khá xấu. Bộ này cũng là bộ có các phần tập đọc dài + nặng nhưng nội dung không hay và không gần gũi. Em đánh giá bộ này kém nhất do khó, nặng và hình ảnh không đẹp. Tuy nhiên cũng phải lưu ý là bộ này học phần vần trễ hơn so với các bộ khác, tận bài 36 mới bắt đầu học. Điểm này càng cho thấy sự không hợp lý của bộ này do bài đọc thì dài nhưng lại chậm học tới vần.
View attachment 5545558

2. Bộ Kết nối trí thức với cuộc sống (https://hanhtrangso.nxbgd.vn/ebook/read/tieng-viet-1-tap-mot-409)

Xem qua mạng thì em thấy bộ này màu sắc bắt mắt, hình vẽ sắc nét và rất dễ thương. Ý tưởng giới thiệu và sử dụng hai nhân vật chính là Hà và Nam để theo suốt các bạn nhỏ qua các bài học là một ý tưởng rất hay và tạo sự gần gũi. Phần tập đọc nhẹ nhàng, ngắn vừa sức và dễ hiểu. Bộ này cách trình bày tương tự như bộ 2002 và độ khó cũng chỉnh nhỉnh hơn một chút. Em đánh giá cao nhất là bộ này.
View attachment 5545545

3. Bộ Chân trời sáng tạo (https://hanhtrangso.nxbgd.vn/ebook/read/tieng-viet-1-tap-mot-418)

Hình ảnh minh họa bộ này tạm ổn nhưng không phải gọi là xuất sắc vì nét vẽ không đồng nhất, chỗ thì hình vẽ chỗ thì lại hình ảnh loạn hết. Màu sắc hơi nhợt nhạt so với bộ 2. Bộ này có phần tập đọc cũng khá đơn giản nhưng điểm trừ là không có hình minh họa dành riêng cho phần tập đọc. Điểm đặc biệt của bộ này là các bài học được gộp lại theo chủ đề, cứ bốn bài là thuộc một chủ đề nào đó gần gũi với trẻ con và cũng giúp liên kết các bài học. Bộ này em cho hạng 2.
View attachment 5545561

4. Bộ Cùng học để phát triển năng lực (https://hanhtrangso.nxbgd.vn/ebook/read/tieng-viet-1-tap-mot-556)

Bộ này màu sắc đẹp và tươi sáng. Phần tập đọc cũng khá nhiều, như ví dụ dưới đây thì tập đọc tận 2 phần là 2c. và 4. và đều đọc những câu dài thay vì 1 phần đọc các từ và 1 phần đọc đoạn văn ngắn như các bộ khác. Điểm khó của bộ này thì ngoài việc mới khoảng bài 28 đã học vần thì như phần 2c dưới đây đã yêu cầu các bạn điền âm vào ô trống. Bộ này với em hạng 4 do khó và nặng.
View attachment 5545559

5. Bộ Vì sự bình đẳng trong giáo dục (https://hanhtrangso.nxbgd.vn/ebook/read/tieng-viet-1-tap-mot-563)

Bộ này có cách chia bài khác hẳn so với 4 bộ còn lại dạy âm và vần xen kẽ. Bộ này màu sắc cũng đẹp nhưng hình vẽ không sắc nét như bộ 2 hoặc bộ 4. Bài đọc dài nhưng nội dung thật ra khá đơn giản và cũng dễ thương. Bộ này cũng bắt đầu học vần khá sớm do dạy kiểu xen kẽ. Em cho bộ này hạng 3.

View attachment 5545560

6. Bộ cải cách năm 2002 (https://downloadsachmienphi.com/story/sach-giao-khoa-tieng-viet-lop-1-tap-1-bai-29-ia)

Vì bài 28 là dạy về chữ in hoa nên em lấy bài 29 làm minh họa, bài 29 cũng là bài đầu tiên học vần. Bộ này thì hình vẽ không đẹp và không sắc nét do tuổi đời đã khá lâu rồi. Nội dung phần bài đọc ngắn gọn và dễ nhất so với các bộ mới và so cả với các bộ cũ hơn nó. Bộ này khác với các bộ khác là tuyệt nhiên tất cả các bài đọc trước bài chữ Hoa sẽ không in chữ in hoa. Việc này giúp các bạn nhỏ dễ nhận biết mặt chữ lúc đầu nhưng sau này đến khi học chữ hoa sẽ phải làm quen lại quy tắc.

View attachment 5545562
View attachment 5545563


7. Bộ sách giai đoạn 1990-2003 (http://thuongmaitruongxua.vn/sach/giai-doan-1990-2003/doc-sach/tieng-viet-1-tap-1-1990-1.html#page21)

Em chỉ nhận xét về nội dung bài đọc thì độ khó tương tự bộ 2 và 3, khó hơn bộ 6 và dễ hơn các bộ còn lại đặc biệt nếu so với bộ Cánh diều. Giai đoạn này ngoài sách Tập đọc này thì các bạn có thêm sách Truyện đọc với các mẩu truyện ngắn rất hay nữa. Cụ nào hôm trước còm về nhà nghỉ thì đây bộ này cũng có nhà nghỉ :))

View attachment 5545564

8. Bộ giai đoạn 1989-1990 (http://thuongmaitruongxua.vn/sach/giai-doan-1980-1989/doc-sach/hoc-van-lop-1-tap-1-1981.html#page23)

Bộ này không có số bài nên em lấy tượng trưng bài gần nhất trước khi học vần làm minh họa. Bài đọc nội dung gần gũi và đa số là các mẩu thơ chứ không phải văn xuôi. Nếu tính về độ khó thì thật ra cũng dài và khó ngang với các bộ 2020. Tuy nhiên do đa phần là thơ nên dễ đọc và dễ nhớ hơn.

View attachment 5545557

Sau khi lướt qua tất cả các bộ sách thì có vẻ khoảng tuần 5 hoặc tuần 6 (thời điểm hiện tại) thì đa số bộ nào cũng yêu cầu các bạn đã học xong các chữ hoặc vần dễ và tiến tới học vần hoặc học vần khó hơn. Các bài thơ và bài đọc đa số cũng sẽ tăng lên ít nhát 2-3 câu. Tức là thật ra nội dung chương trình mới cũng tương đương chương trình cũ chứ không phải quá khó như cư dân mạng lên tiếng. Tuy nhiên em cũng phải đồng ý với các cụ trên này là riêng phần tập đọc của các bộ sách mới năm nay khó hơn hai bộ tiền nhiệm (bộ 6 và 7) nhưng cũng ngang ngang với bộ 8 - bộ mà nhiều cụ có con tuổi lớp 1 hồi xưa đã được học. Nhận xét riêng giữa các bộ sách mới thì bộ Cánh diều nặng hơn hẳn, nội dung không hay và hình ảnh cũng không đẹp. Đúng là vớ vẩn khi nó lại trở thành bộ được nhiều trường/địa phương chọn nhất. Nếu nhận xét về phần minh hoạ thì các bộ mới đương nhiên hơn đứt các bộ cũ về khoản màu sắc và độ sắc nét. Bộ Cánh diều khoản minh hoạ kém hơn nhưng cũng ở tầm ngang ngửa các bộ cũ.

Em chỉ có thời gian tìm hiểu và đọc lướt tập 1 của các bộ sách nhưng em tin em tìm hiểu đã nhiều hơn một số cụ trên này. Em đã cố gắng so sánh một cách công tâm nhất, mong cụ nào có ý kiến thì cứ góp ý, chỉ cần các cụ đừng bới gà ra thóc thì em vẫn muốn bàn luận cùng. Em cũng nhận ra rằng đa số các bài chê trong topic này đều là về bộ Cánh diều nên em mong có thêm nhiều ý kiến nhặt sạn nữa của các cụ có con học các bộ khác cho nó đa dạng hơn ạ.
Nếu cuốn sách đang gây xôn xao dư luận là do một mình bác viết với ngân sách vài triệu đồng, rất có thể nó sẽ được đánh giá là thành công mặc dù còn nhiều vấn đề lớn. Khi đó mọi người sẽ giúp bác nhặt sạn.

Nhưng với ngân sách tính bằng nghìn tỉ và với học vị nào là thạc sĩ này tiến sĩ nọ của các tác giả, cuốn sách này bị đánh giá là rác rưởi là đúng rồi. Bác có biện bạch giúp họ thì cũng vô ích thôi, các báo lớn đã chửi thẳng mặt đích danh cả rồi.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Ok cụ. Nói vậy là ngụy biện.
Vậy còn trường hợp này thì thế nào?
" Phản đối ư? Họ biết gì mà phản đối, Tôi đây GS -TS viết sgk hơn 10 năm nay, đã viết không biết bao nhiêu đầu sách. Sách tôi viết ra như thế nào mà tôi lại không biết ư? Quý vị muốn phản biện, quý vị phải đọc kỹ , quý vị có trình độ để hiểu cái tôi viết đâu? Vậy quý vị phản đối cái gì? Quý vị đang bị mấy thằng đối thủ của tôi nó dắt mũi mà quý vị có biết đâu? Sách tôi viết là sách xịn, hội đồng thẩm định toàn giáo sư đầu ngành. Sai thế nào được ? Quý vị nên về đọc lại và bình tĩnh học cùng con quý vị đi. "
Đây là gì hở cụ?
Ờ thì nghe giống vụ Hồ Duy Hải, cũng thẩm định 3-4 lượt rồi vẫn ... tâm tư.
Khi không lấy các yếu tố vật chất, có thể định lượng rõ ràng thì xử án hay giáo dục đều thành ra cơm chấm cơm cả.
Sách viết ra chưa thử nghiệm xem nếu làm thế tăng giảm thời lượng trẻ cần để tiếp thu như thế nào, tại sao đã đưa vào đại trà.
Ở vế ngược lại, 20 năm thực nghiệm không kết luận được vẫn cho phổ biến sách.
Chả hiểu thế nào.
 

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,069
Động cơ
496,748 Mã lực
Những bài thơ đơn giản mộc mạc và ngôn ngữ thơ ngây như chính tuổi thơ ngây của các em vậy?
Nhưng lại có ý nghĩa giáo dục rất cao.

Mẹ Mẹ ơi cô day
Cãi nhau là không vui
Cái miệng nó xinh thế?

Chỉ nói diều hay thôi?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top