Cái đoạn " trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp " cần được hiểu là khi xe đang đè vạch hoặc đã qua vạch mà đèn chuyển từ xanh sang vàng thì được đi tiếp. Đoạn này bổ sung cho đoạn trước đó " tín hiệu đèn màu vàng phải dừng trước vạch " chứ không hề có mâu thuẫn hay ngoại lệ gì cả.
Nếu đèn chuyển vàng trước khi xe đè vạch thì kể cả cãi rằng tôi đi theo dòng sau (xe đang đè vạch mà đèn vẫn còn đang vàng) thì cụ vẫn đã vi phạm dòng trước (đèn vàng phải dừng trước vạch) và csgt có quyền phạt. Việc cụ không phạm luật theo dòng sau không có nghĩa rằng cụ không bị phạt theo dòng trước.
Quy định đèn vàng trong luật cũ bản chất là dịch từ luật nước ngoài chứ không phải tự viết ra, khả năng cao là người dịch luật trước đây không hiểu rõ nên dịch mù mờ, không tường minh được ý nghĩa. Dẫn đến có thể hiểu theo 2 cách:
1. Phân chia thành 2 trường hợp là khi lái xe thấy đèn vàng khi xe chưa đến vạch và khi xe đã trên/qua vạch: đây là cách hiểu thông thường theo ngôn ngữ Việt Nam
2. Phân chia thành 2 trạng thái hợp lệ của xe khi đèn đang vàng: dừng trước vạch hoặc đè vạch đi tiếp: đây là cách hiểu đúng về mặt ý nghĩa đèn vàng, phù hợp với quốc tế.
Trong thực tế vận dụng trước đây, đã có nhiều tranh luận và phát sinh nhiều trường hợp xxx lợi dụng cách hiểu 1 để phạt tiền lái xe vượt đèn vàng, và quy chuẩn 2019 cũ đã đưa ra giải thích về trường hợp được vượt đèn vàng để hướng dẫn rõ hơn.
Đáng lẽ khi soạn luật TTATGTDB mới thì cần ghi rõ hơn về quy định đèn vàng này, tránh nhập nhèm và lợi dụng phạt vô lý người điều khiển phương tiện thì họ lại giữ nguyên, tiếp tục gây tranh cãi. Mặc dù đã được nêu trong tranh luận tại quốc hội nhưng không được sửa cho tường minh thì có thể có khả năng là họ muốn nhập nhèm, chứ không phải là không hiểu nên dịch sai như trong luật cũ