Em lo cho ba mẹ ở quê nhà QN các cụ. Tỉnh e giờ dịch đang tăng mà ba mẹ e chưa có mũi vx lận lưng. Y tế quê em thì chả có gì nên lo lắm. Em trông SG hay HN để vx tiêm trẻ e đó tiêm cho người lớn tuổi các tỉnh yếu kém chứ giờ em sợ mà côvid hoá toàn quốc thế này thì đỡ sao nổi.
Em xin có thêm vài lời với các cụ mợ đang lo lắng cho người thân lớn tuổi.
- Nên quán triệt tư tưởng cho các ông bà lão đi tiêm ngay khi có cơ hội. Trừ khi bệnh nền quá nặng, hoặc dị ứng cao... Dưới quê em biết nhiều người lớn tuổi vẫn “sợ sốc vaccine” hơn sợ “bị Covid”. Mẹ em từng tin lời đồn về một người bà con xa của hàng xóm của mợ em hơn là tin tưởng em. Xong tới lúc chịu đi lại hồi hộp quá, huyết áp cao, tim đập nhanh, bị mời về hai lần. Chờ đợt vaccine sau mòn mỏi.
Phải thường xuyên nhắc các ông bà lão cẩn thận, hạn chế thăm nom hàng xóm hoặc cho hàng xóm qua chơi, rủ nhau đi đám tiệc giỗ quải các kiểu. Em biết điều này có thể phù hợp với một số vùng và gia đình, một số nơi khác lại không, mấy trang trước chuyện đi viếng đám tang cũng gây tranh cãi nội bộ các cụ trên này. Nhưng ít nhất trong vài tháng tới, trước khi tình hình được kiểm soát, hãy giữ thật kỹ người nhà lớn tuổi các cụ ạ.
- Nếu có thể, nên cho các bậc bô lão ăn riêng. Tuy có hơi buồn. Nhà có người trẻ đi làm thì bắt buộc phải cẩn thận, ra ngoài về xịt khuẩn, cởi áo khoác, đổi dép, thay đồ sạch sẽ ... trước khi tiếp xúc người già, người chưa tiêm vaccine. Nhắc lại là hãy giữ thật kỹ.
- Khi mua hàng online, hay đi chợ mua đồ ăn về cũng phải xịt khuẩn kỹ thùng hàng, bọc đồ ... trước khi mang vào nhà. Chuyện thú nuôi thì hơi nhạy cảm, em thì vẫn theo quan điểm hạn chế tiếp xúc, khử khuẩn... là được. Trong mùa dịch nên xích hoặc cho chó mèo vào lồng, nhốt riêng, xịt khuẩn thường xuyên. Không để chó mèo chạy rông, đi hoang, hoặc người trẻ chơi đùa xong lại cho sang chơi với người già.
- Nếu có điều kiện, nên sắm sẵn một vài kit test nhanh, một máy đo SpO2 sẵn trong nhà. Để kịp thời phát hiện và xử trí nếu lỡ có gì bất thường.
- Cẩn thận nhưng vẫn phải tạo tinh thần lạc quan, cho các bậc bô lão ăn uống bổ dưỡng, uống sữa, ăn trái cây, tập thể dục... nâng cao đề kháng. Kể cả khi lỡ nhiễm thì tinh thần và dinh dưỡng là những điều cực kỳ quan trọng.
Những F0 khỏi bệnh mà em biết đều có chung một điểm là khi bệnh “miệng lạt nhách, ăn không được”, mà bỏ ăn mất ngủ phát là người yếu hẳn đi ngay.