[Funland] Tổng hợp các vấn đề về Sông Tô Lịch

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,956
Động cơ
580,744 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
À.

Sông Tô hiện tại chỉ có nguồn nước thải là chủ yếu, thường xuyên liên tục.

Thế ngắt nguồn nước thải ra thì còn nguồn nào thay thế?
Thế mới cần bổ cập nước sông và có phương án cho nước thải qua xử lý quay lại sông Tô.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,541
Động cơ
693,581 Mã lực
Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm cũng khó nhỉ. Chi phí không biết lấy ở đâu. Chứ có chi phí đào hai cái đường hầm to như sông tô lịch chạy song song bên cạnh để thoát nước thải là xong, easy : )
Cái ống thoát nước thải đang xây rồi, gom được 1 nửa rồi. Giờ bắt đầu phải tính đến nước đâu để tạo dòng chảy.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,541
Động cơ
693,581 Mã lực
Em hỏi ngu phát: rất nhiều người cho rằng sông Tô bẩn là do nước thải sinh hoạt của dân HAI BÊN BỜ đổ vào. Vậy nước thải sinh hoạt của các hộ dân khác đổ đi đâu vậy?
HAI BÊN BỜ mà hiểu là mấy nhà sát sông thì sai hoàn toàn. Nó là cả thành phố gom nước thải qua hệ thống cống rồi chảy xuống sông Tô Lịch. Hệ thống cống này không đủ lớn nên thỉnh thoảng mưa to lại ngập 1 số nơi do thoát không kịp.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,541
Động cơ
693,581 Mã lực
Các chất thải/bùn bẩn/nước bẩn độc hại còn lại ở trong lòng sông một lượng rất lớn chưa được làm sạch mà lại đi bơm nước sạch vào thì ko hiểu phương pháp kiểu gì. Khi bơm nước vào thì chất bẩn đó sẽ được pha loãng ra rồi chảy xuống hạ lưu và cuối cùng là chảy ra biển, vậy là vẫn đổ chất bẩn từ chỗ này sang chỗ khác và tổng lượng chất bẩn là không thay đổi. Không hiểu ai để xuất phương án này.
Thì chảy hết rồi thì nó sẽ sạch. Bẩn hay không bẩn nó là nồng độ bao nhiêu chứ không phải sạch nghĩa là nước tinh khiết. Còn hiện tại khi chưa xử lý nước thải thì bẩn vẫn chảy ra biển đều đều. Sông chỉ sạch khi nước thải được gom hết.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
999
Động cơ
84,839 Mã lực
Tuổi
64
Các chất thải/bùn bẩn/nước bẩn độc hại còn lại ở trong lòng sông một lượng rất lớn chưa được làm sạch mà lại đi bơm nước sạch vào thì ko hiểu phương pháp kiểu gì. Khi bơm nước vào thì chất bẩn đó sẽ được pha loãng ra rồi chảy xuống hạ lưu và cuối cùng là chảy ra biển, vậy là vẫn đổ chất bẩn từ chỗ này sang chỗ khác và tổng lượng chất bẩn là không thay đổi. Không hiểu ai để xuất phương án này.
Thực tế thì tháng nào cũng có mưa to. Mà mưa thì sông Tô sẽ có dòng chảy. Chất bẩn vẫn xuống hạ lưu (khi nhà máy xử lý chưa vận hành).
Cho nên phương án bơm nước sông Hồng vào sông Tô không làm thay đổi bản chất việc hạ lưu bị ô nhiễm vài năm nữa.
Thế thì có gì mà cụ phản đối.
Về việc làm sống lại sông Tô. Chính quyền làm song song 3 giải pháp:
1. Xây nhà máy xử lý nước thải. Gom nước thải sinh hoạt chạy riêng vào cống 2 bên bờ. Đang làm.
2. Bơm nước sông Hồng tạo dòng chảy. Bây giờ coi như chốt phương án. Sắp có.
3. Xây đập tràn để tạo các bậc thang giữ nước sông Tô Lịch. Chính quyền tương lai cũng làm.
Tôi sẽ phân tích kỹ phương án 3.
Việc xây đập tràn để giữ nước nhằm biến sông Tô thành 1 cái hồ xử lý nước thải tự nhiên. Nguyên lý khi ta giữ mực nước khoảng 1,5m. Các vi sinh vật sẽ phân hủy chất hữu cơ. Giống bể phốt nhà các cụ.
Các hồ xử lý nước thải đều như vậy cả.
Sông Tô sẽ trở thành một dẫy các hồ xử lý tự nhiên theo kiểu bậc thang.
Việc này sẽ góp phần xử lý các chất thải hữu cơ tích tụ lâu ngày dưới lòng sông và chất thải từ nước ngầm thành phố. Tự nhiên mực nước ngầm của HN không ít và bẩn cực kỳ. Do hệ thống cống thải nứt vỡ và các hồ bị ô nhiễm lâu nay. Tất cả đổ xuống sông.
Không phải cứ gom nước thải vào cống là sông sạch ngay. Bao giờ cải tạo hết cống ngầm thì mới sạch được.
(Tất nhiên gom nước thải vào cống là nguồn ô nhiễm chính bị loại trừ)
Việc tạo hồ xử lý tự nhiên kiểu đập tràn còn có tác dụng giữ nước cho sông Tô. Tạo cảnh quan (sông phải có nước chứ).
Không tắm được thì ít ra chụp ảnh cũng tốt.
Việc giữ nước cũng góp phần ít phải bơm nước cấp bù từ sông Hồng (ít tiền điện chạy máy bơm PA2)
Hoàn thiện song song đủ 3 PA thì sông Tô sẽ trở nên long lanh ngay.
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,239
Động cơ
120,063 Mã lực
Em rất mê cái màu nước sông Đà, giá như sông Hồng đoạn chảy qua HN mà xanh ngọc như vậy thì chả khác gì sông Hương thơ mộng ở Huế
Khi nước xử lý xong 100% thì nó trong vắt thôi cụ, còn màu xanh như hồ sông đà là do độ sâu, nếu muốn xanh sông hương thì sau này thả rêu thôi.
E thì ko rành nhưng cái gốc vấn đề như cụ nói theo e cũng chưa chuẩn lắm. Tô lịch cái chính là nó ko có dòng chảy tự nhiên từ các nguồn nước sông hay hồ cấp vào liên tục dẫn đến hiện tượng tù đọng. Thay vào đó là hàng ngàn nguồn xả cống sinh hoạt mỗi ngày tạo nên sự ô nhiễm hiện nay. Phải tạo dòng chảy tự nhiên, cấp lại nguồn nước sạch liên tục song song với đó là thu gom nguồn xả thải.

Đọc thấy việc cấp nước từ sông Hồng nghe dễ dàng và hợp lý nhưng thực tế là chi phí cấp nước chạy hoàn toàn bằng máy bơm rất tốn kém.

có nghiên cứu của Hội gì đó e ko nhớ là tạo dòng từ sông Đà chảy qua vài con kênh và sông nhỏ bổ cập nước vào Tô Lịch. Tạo hệ sunh thái cả quãng đường nước chảy, lại tiết kiệm chi phí vận hành, chưa kể nước sông Đà ko có phù sa như sông Hồng tránh đc việc nạo vét mỗi năm.

nếu Hà Nội cập nước từ sông Hồng e nó chỉ nên là giải pháp ngắn hạn nhất thời dạng cấp cứu. Lâu dài nên bổ cập từ Sông Đà tạo cả hệ sinh thái.
Các chất thải/bùn bẩn/nước bẩn độc hại còn lại ở trong lòng sông một lượng rất lớn chưa được làm sạch mà lại đi bơm nước sạch vào thì ko hiểu phương pháp kiểu gì. Khi bơm nước vào thì chất bẩn đó sẽ được pha loãng ra rồi chảy xuống hạ lưu và cuối cùng là chảy ra biển, vậy là vẫn đổ chất bẩn từ chỗ này sang chỗ khác và tổng lượng chất bẩn là không thay đổi. Không hiểu ai để xuất phương án này.
Nếu cả nhà máy phú đô và nhà máy yên xá hoạt động thì nước sông sẽ sạch như các hồ hà nội bay giờ, nhưng tạo dòng chảy là không thể vì tổng lượng nước thải chỉ có 150.000m3/ngày, sau xử lý chỉ bơm lại đc có 100k m3/ngày cho sông tô còn lại cấp cho sông nhuệ. Lãnh đạo bảo tạo dòng chảy là gần như ko thể, Nhật Hàn chỉ xây có mỗi con mương nhỏ ở giữa. Hai bên lát đá đi dạo. Còn mình muốn cả con sông to có dòng chảy thì chấp nhận bơm nước thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top